intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư tưởng sư phạm tích hợp: Từ ngữ nghĩa và triết lý

Chia sẻ: Sở Trí Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết bàn luận sự đồng tình về “tích hợp – thành phần quen thuộc trong triết lý về phương pháp giáo dục và dạy học ở Việt Nam”, sau đây là những thông tin bước đầu từ góc nhìn lịch sử và ngữ nghĩa về tích hợp, góp phần nâng hiệu quả giới thiệu “tích hợp – dưới dạng phương pháp”. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư tưởng sư phạm tích hợp: Từ ngữ nghĩa và triết lý

  1. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 Tư tưởng sư phạm tích hợp: Từ ngữ nghĩa và triết lý ThS. Hoàng Ngọc Hùng* Từ một quy luật, triết lý, tư tưởng tích hợp được cụ thể hóa thành phương pháp, giải pháp, kỹ thuật, kỹ năng trong giáo dục, giảng dạy; vì vậy, cách giới thiệu về tích hợp là một trong các nguyên nhân làm cho nhà giáo thấy mông lung, nặng nề hay thấy nó quen đến mức không cần hiểu thêm để nâng hiệu quả hoạt động sư phạm. Từ sự đồng tình về “tích hợp – thành phần quen thuộc trong triết lý về phương pháp giáo dục và dạy học ở Việt Nam”, sau đây là những thông tin bước đầu từ góc nhìn lịch sử và ngữ nghĩa về tích hợp, góp phần nâng hiệu quả giới thiệu “tích hợp – dưới dạng phương pháp”. 1. Lịch sử 1.1. Triết lý Ở Việt Nam, từ thời Pháp thuộc, tư tưởng sư phạm tích hợp (về nội dung tri thức) đã được thể hiện rõ nhất ở môn Cách trí (dạy về cấu tạo cơ thể người + Vệ sinh cơ thể người + Môi trường và thiên nhiên); tên môn học là “Cách trí” xuất phát từ cụm từ “cách vật trí tri”. Việc nói gọn “cách vật trí tri” thành “cách trí” không chỉ là sự rút gọn ngôn từ mà còn thể hiện tư tưởng dạy (và) học, triết lý giáo dục, bấy giờ qua việc “phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy – tích hợp”. Trong Triết sử Trung Hoa, cụm từ “cách vật trí tri” xuất hiện đầu tiên trong sách Đại học, thuộc Tứ Thư (Trung Dung, Đại Học, Luận Ngữ, Mạnh Tử) của phái Nho gia. Sách Đại học được Tăng Tử, cháu nội Khổng Tử trích từ bộ Lễ Ký, gồm 2 phần: phần I là những lời do Khổng Tử truyền cho Tăng Tử để dạy người phép tu tề; phần II là giảng giải của Tăng Tử về phần I. Trong “8 điều mục” thuộc phần I, sách dạy: “Trí tri tại cách vật, vật cách nhi hậu tri chí” (trí thức biết được do tiếp xúc với sự vật, vật được tiếp xúc rồi sau đó tri thức mới đến). - Trịnh Huyền đời Đông Hán giải: “Cách là đến cùng, vật như là sự vật”. - Phái Trình – Chu đời Tống nhấn mạnh: Tri thức vốn có ở người, nhưng ảnh hưởng của vật dụng làm cho mất đi, cần phải “cách vật” hoặc “tức vật cùng lí” để lấy lại. Trình Di giải: “Cách như là xét đến cùng, vật như là lí. Như vậy là xét đến cùng lí vậy” * Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng 26
  2. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 (“Nhị Trình di thư”, Cuốn 18). Chu Hy giải: “Nói muốn đạt đến cái biết của ta thì căn cứ vào vật và xét đến cùng cái lí của nó” (“Tứ Thư”, chương cuối, tập chú). - Trình Hạo và Lục Tượng Sơn (siêu hình): Vũ trụ chưa hề cách ly con người, nhưng con người tự cách ly vũ trụ. Việc học là nhằm bỏ che lấp ấy để trở về bản thể. Cái cần biết, cần đạt tới là cái tâm. - Cách vật là khảo sát cái tâm. Cái thể của tâm rất lớn. Nếu có thể phát huy được cùng cực của tâm ta, thì sẽ hòa hợp với Trời. - Vương Dương Minh kế thừa tư tưởng trên đây và đưa ra một số kiến giải khiến hệ tư tưởng siêu hình trở nên mạch lạc. Khi có người hỏi ông: “nếu bảo trong trời đất không có vật gì ở ngoài tâm, vậy hoa kia trong núi sâu, tự nở tự tàn, thì có liên quan gì tới tâm?” Vương Dương Minh giải thích: “Khi ngươi chưa xem hoa, hoa kia và tâm ngươi cùng là tĩnh mịch. Khi ngươi đến xem hoa, thì sắc hoa kia phút chốc trở thành rõ ràng. Mới biết hoa kia không phải ở ngoài tâm ngươi (Truyền Tập Lục, Quyển 3). Một đoạn khác của sách này chép lời Vương Dương Minh: “Minh linh (tâm) ta là chủ tể của Trời Đất, quỷ thần, muôn vật… Trời Đất, quỷ thần, muôn vật mà tách khỏi minh linh ta thì không còn có Trời Đất, quỷ thần, muôn vật nữa” (Quyển 3). - Vũ trụ là một toàn thể tâm linh, trong đó chỉ có một thế giới là thế giới thực tại và hữu hình mà ta kinh nghiệm lấy. Vì thế, không có chỗ cho thế giới trừu tượng – như kiến giải về “lý” của Chu Hi (xét đến cùng cái lý của sự vật). Với Vương Dương Minh, “tâm” và “lý” là một) - Theo Vương Dương Minh, “cách” (trong “cách vật”, “cải cách”) có nghĩa là sửa, hay chính (sửa cho đúng); vật có nghĩa là sự vật, và cũng có nghĩa là sự việc; sự việc không chỉ gọn trong sự kiện, mà còn bao hàm ý nghĩa đạo đức, luân lý; như hướng vào hiếu kính cha mẹ, thì hiếu kính cha mẹ là một “vật”. Như thế, “vật” có ý nghĩa trọn toàn bộ các khía cạnh liên quan và thuộc về đời sống con người. - Theo nghĩa này, “cách vật” không có nghĩa là “tìm hiểu sự vật”, mà có nghĩa là “chính việc”, tức làm cho ngay chính sự vật, sự việc. Điều này đồng nghĩa với việc ta đạt tới cùng lương tri của tâm ta đối với sự vật; lúc đó, ở mỗi sự vật ta đều đạt được cái lý của nó. - Cách vật là sự triển khai ý niệm “làm sáng đức sáng” (tại minh minh đức) nói đến trong sách Đại học. Tuy nhiên, phải dựa vào đâu để “cách vật - chính việc”? Theo Vương Dương Minh: “Bản thể của minh đức (tâm) là lương tri; cho nên làm sáng đức sáng và thân dân chính là trí lương tri (thực hành những gì lương tri dạy bảo); theo ông: ta tốt hay xấu, đều có cùng một tâm trong căn bản, nó không bị che bởi tư ý (ý riêng) và tự nó biểu hiện qua phản ứng mau chóng của ta đối với sự vật. Ví dụ, khi thấy đứa bé sắp rơi xuống giếng, phản ứng trực nhiên đầu tiên của ta là nỗi lo sợ cho nó. Chính cái ánh sáng bên trong tâm ta đó mách bảo ta phải cứu đứa bé; và cái ánh sáng đó là cái nhất thể của vũ trụ. - Mặt khác, cách vật như thế do kinh nghiệm quan sát và giải quyết vấn đề hằng ngày. 27
  3. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 - Lương tri thuộc về “biết - tri”, còn “trí lương tri” thuộc về “hành - làm”. Muốn đạt cái trí lương tri, không chỉ chiêm nghiệm và trầm tư (theo lối Phật, Lão), mà phải làm, phải chấp nhận thực tại của sự vật. - Tóm lại: khi đối diện với những vấn đề cần giải quyết, lương tri sẽ định cho ta biết tính chất của “vật” đó là tốt hay xấu, phải hay trái; khi biết “vật” là tốt, thì phải thi hành với lòng thành; khi lương tri biết đó là xấu, thì cũng phải đừng thi hành với lòng thành. Như gặp bé rơi giếng, nếu ta tìm cớ không theo lương tri do nghĩ tư thù hay phần thưởng, thì ta đã để cho tư ý (tư dục) che mờ bản tâm (cũng là bản thể của Trời); còn khi thuận theo lương tri là ta đã “chính việc” và đã “trí lương tri” - “lương tri” thuộc về “biết”, còn “trí lương tri” thuộc về “hành - làm”. - Lương tri chỉ giúp nhận biết lẽ phải trái, nhưng cái biết ở trong ta là chưa hoàn thành – vì chưa tạo thành quả ở ngoài ta; chỉ khi thực hành lương tri (có sáng kiến kinh nghiệm về lương tri) thì cái biết của lương tri mới hoàn thành. Đây là lý do gộp 2 mục thành một: “cách vật + trí tri”, để giải thích cho câu nguyên văn trong Đại học: “cách vật ở tại trí tri.” - Lương tri chỉ cho biết phải làm (hoặc không làm) điều gì, nhưng không chỉ dẫn cách làm thế nào (thiếu “kỹ năng chuyên môn”); muốn biết thì phải học những phương pháp thiết thực để hành động hợp hoàn cảnh. - Nếu kiên trì tu dưỡng “cách vật trí tri”, thì dần xóa được các chướng ngại ngăn trở bản thể của tâm; đến lúc nào đó sẽ đạt tận cùng của bản tâm, tức là trở về tình trạng thiên uyên - nhất thể với trời đất vạn vật. 1.2. Môn học - Tiểu học, môn Tự nhiên Xã hội (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau Cách mạng Tháng 8, có xuất xứ từ môn Cách trí trước CM tháng 8. - Môn Vạn vật (ban A, Khoa học thực nghiệm - giáo dục miền Nam trước năm 1975) có dạy thêm Thổ nhưỡng, đất đá, hành tinh, thiên hà,…chứ không chỉ về dạy chất sống như môn Sinh học. Cụm từ “khoa học thực nghiệm” cũng góp phần nói lên mục tiêu giáo dục theo định hướng “học những phương pháp thiết thực để hành động hợp hoàn cảnh” - Từ năm 1987, nước ta xây dựng môn “Tìm hiểu Tự nhiên và xã hội” theo quan điểm tích hợp - từ lớp 1 đến lớp 5. - Chương trình năm 2000 được hoàn chỉnh thêm một bước, tuy nhiên khái niệm tích hợp vẫn còn xa lạ với không ít giáo viên; một số đã có nhận thức ban đầu nhưng còn hạn chế về kĩ năng vận dụng. Nói một số giáo viên đã có “nhận thức ban đầu” vì các vị ấy vẫn hiểu “tích hợp chỉ dùng trong dạy học” mà chưa thấy nó “được sử dụng trong nhiều lĩnh vực” mặc dù đã được giới thiệu về tích hợp:  Qua các kiến thức lịch sử giáo dục: Thời kì Khai sáng - chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện; thành lập một loại hình nhà trường có các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có. 28
  4. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015  Qua lý luận dạy học các bộ môn: Tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào các nội dung vốn có của môn học (như: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, môi trường, an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội… xây dựng môn học tích hợp từ các môn truyền thống. - Có thể thấy, lương tri về sư phạm tích hợp chỉ có thể cho nhà giáo biết phải làm (hoặc không làm) điều gì để tích hợp, nhưng chưa chỉ rõ cách làm thế nào để tích hợp trong dạy học (thiếu “kỹ năng chuyên môn về dạy học tích hợp”); vì vậy, cần phải học những phương pháp tích hợp thiết thực để hành động hợp hoàn cảnh. - Đưa tư tưởng sư phạm tích hợp vào trong quá trình dạy học là cần thiết. dạy học tích hợp là một xu hướng của lí luận dạy học và được nhiều nước trên thế giới thực hiện. 2. Một số từ ngữ liên quan 2.1. Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học (năm 2006) Stt Chữ Giải nghĩa gộp chung (cùng loại nhưng lớn hơn – hai con sông hợp động từ thành một dòng sông) hợp 1) tập hợp mọi phần tử của các tập hợp khác, trong quan hệ (tr 465) danh từ giữa chúng; tính từ không mâu thuẫn; đúng với đòi hỏi tích danh từ kết quả của phép nhân 2) (tr 981) động từ dồn góp từng ít cho thành số lượng đáng kể Tích hợp (tr.981): lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ 2.2. Theo Thiều Chửu: Hán Việt tự điển, TP Hồ Chí Minh, 1993. 2.2.1. Tích: có ít nhất 27 chữ (tích) viết khác (khác nghĩa), trong đó có 12 chữ đáng chú ý: Stt Trang Giải nghĩa Những gì không do các vị chính đính (ngay thẳng, đứng đắng) báo cho 3) 34 biết. Ví dụ: quái tích là kiểu văn chương dùng điển tích ít người biết 4) 270 Xưa, lâu ngày 5) 274 Sáng, rõ 6) 288 (tách), chẻ. VD: Tích nghi là nói tách bạch mối nghi ngờ 7) 357 Nhỏ giọt (còn đọc là “trích” 8) 361 Đất mặn, đất có muối – 1 chữ “tích” khác (đất xấu, hại) 9) 495 Tích lũy đến thành công (công tích); khảo tích: xét khen thưởng 10) 606 Xắn tay, cởi áo (sẵn sàng chịu khổ nhọc) 11) 661 Phải khó nhọc lê chân mới bước được 1 bước ngắn 12) 675 Vua (duy tích tác phúc: chỉ vua mới tạo được phúc); tam chưng thất 29
  5. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 tích: 3 lần cầu, 7 lần mời; phép; sáng tỏ; 13) 680 Dấu vết; theo dấu; 14) 715 Tặng phẩm từ triều đình; cây trượng của cao tăng nhà Phật 2.2.2. Hợp Stt Trang Giải nghĩa - Chữ “hợp” trong “đồng tâm hợp lực”. 1. 81 - Góp lại, đúng (hợp pháp = phải phép); - “hợp” trong “lục hợp”: 6 cõi = 4 phương + bên trên trời + bên dưới đất; - phù hợp: dùng tre khắc chữ lên, rồi chẻ đôi, mỗi bên giữ một nữa; 2. 442 khi có việc liên quan thì mỗi bên lấy nửa thẻ tre của mình để khớp lại, nếu đúng khớp (phù hợp) thì cùng làm theo; - tế hợp (“hợp” ở đây viết khác với chữ “hợp” nói trên): việc cúng (tế) chung (hợp) một ông tổ ở miếu thủy tổ. 2.3. Phương Tây Tích hợp là một trong các quan điểm xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông, xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước. Tiếng Latinh: integer là “toàn bộ, toàn thể” Tiếng Anh: - Integration: sự phối hợp các hoạt động khác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục tiêu hoạt động của hệ thống ấy - Integrated: tập hợp, tích cóp, một hoặc nhiều phần tử riêng lẻ vào cùng một diện tích - Integrate: (từ điển Anh -Anh (Oxford Advanced Learner’s): kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể - chúng có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau. 3. Kết luận Sẽ đầy đủ hơn nếu bổ sung việc tiếp cận tích hợp từ góc độ từ nguyên, tuy vậy, với ít nhiều thông tin trên đây có thể rút ra đôi điều suy gẫm: 3.1. Việc du nhập các tư tưởng sư phạm trong xu thế toàn cầu hóa, khi sự kết nối thế giới phẳng càng rộng sâu, giúp giáo giới Việt Nam tiếp nhận nhiều tư tưởng sư phạm và tích hợp là một trong số đó. 3.2. Tích hợp là tư tưởng, triết lý, nguyên tắc, quan điểm giáo dục; 3.3. Tích hợp mang những nghĩa ý thâm thúy cổ truyền; 3.4. Từ góc nhìn không gian cho thấy tích hợp cũng là sự kết nối, tương tác mọi “nguyên liệu” từ thế giới phẳng, từ các địa điểm trong một nước, một tỉnh, huyện, trường, khu lớp học, dãy phòng học, tầng, …đến các vị trí trong một phòng học để tạo thành “sản phẩm” phù hợp cho các mục tiêu dạy học và giáo dục. 30
  6. DHTH & DHPH ở trường trung học đáp ứng yêu cầu đổi mới CT và SGK sau năm 2015 3.5. Từ góc nhìn thời gian cho thấy tích hợp đòi hỏi nhà giáo những kỹ năng cần thiết để huy động những tri thức, kinh nghiệm nhân loại từ quá khứ, hiện tại để phục vụ cho việc hình thành và phát triển nguồn nhân lực phù hợp cho tương lai. 3.6. Từ góc nhìn quá trình cho thấy, quá trình dạy học nói chung và quá trình tích hợp nói riêng cũng là quá trình xã hội. Quá trình tích hợp cũng gồm các nhân tố: mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện, người phục vụ, người thụ hưởng, kết quả,… 3.7. Hiểu và làm (tri hành) theo triết lý tích hợp (cách vật trí tri) luôn đem lại những hiệu quả cụ thể cho hoạt động dạy học và giáo dục; 3.8. Dạy học tích hợp không chỉ để người học đạt cái biết (tri) mà phải giúp học phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề (hành), qua đó phát triển sức sáng tạo – nhiệm vụ phát triển nhận thức, phát triển cấp độ tư duy cho người học. 31
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2