intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư tưởng và thẩm mỹ trong hệ thống cấu trúc hình tượng Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Hồng Hồng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

71
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhật ký trong tù là một tác phẩm văn học quí giá, là bảo vật (1) quốc gia của Việt Nam. Tính tư tưởng và thẩm mỹ trong cấu trúc hình tượng Nhật ký trong tù là một phương diện quan trọng và độc đáo góp phần làm nên ý nghĩa và giá trị của tập thơ. Đó là cấu trúc của một thế giới nghệ thuật đa dạng, phong phú nhưng luôn thống nhất, thể hiện ở sự phối kết các mảng, khối, các bình diện trong sự vận hành với sự chỉ đạo của cái nhìn nghệ thuật và cách mạng của người nghệ sĩ bậc thầy theo xu hướng vượt lên thực tại gian nan, khó khăn, hướng về niềm vui, ánh sáng và tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư tưởng và thẩm mỹ trong hệ thống cấu trúc hình tượng Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh

48<br /> <br /> CHUYÊN MỤC<br /> <br /> VĂN HỌC - NGÔN NGỮ HỌC - NGHIÊN CỨU VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT<br /> <br /> TƯ TƯỞNG VÀ THẨM MỸ TRONG HỆ THỐNG CẤU TRÚC<br /> HÌNH TƯỢNG NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH<br /> HOÀNG TRỌNG QUYỀN<br /> <br /> Nhật ký trong tù là một tác phẩm văn học quí giá, là bảo vật(1) quốc gia của Việt Nam.<br /> Tính tư tưởng và thẩm mỹ trong cấu trúc hình tượng Nhật ký trong tù là một phương<br /> diện quan trọng và độc đáo góp phần làm nên ý nghĩa và giá trị của tập thơ. Đó là cấu<br /> trúc của một thế giới nghệ thuật đa dạng, phong phú nhưng luôn thống nhất, thể hiện<br /> ở sự phối kết các mảng, khối, các bình diện trong sự vận hành với sự chỉ đạo của cái<br /> nhìn nghệ thuật và cách mạng của người nghệ sĩ bậc thầy theo xu hướng vượt lên<br /> thực tại gian nan, khó khăn, hướng về niềm vui, ánh sáng và tương lai. Những đặc<br /> điểm và giá trị đó có ý nghĩa và tác dụng lớn đối với nhận thức của người đọc ở nhiều<br /> phương diện, đặc biệt là trong việc học tập tấm gương đạo đức và tư tưởng Hồ Chí<br /> Minh.<br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Tìm hiểu, nghiên cứu sâu thêm về tư<br /> tưởng Hồ Chí Minh qua di sản văn<br /> chương của Người là một góc tiếp cận<br /> khác về Hồ Chí Minh. Với Nhật ký trong<br /> tù, tác phẩm gồm 134 thi phẩm, vừa có<br /> tính chất ký, vừa có tính chất thơ, lại<br /> được viết trong cảnh ngộ lao tù (dưới<br /> chế độ Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc,<br /> từ tháng 8/1942 đến tháng 9/1943), lại<br /> càng có ý nghĩa bởi hoàn cảnh đặc biệt<br /> của nó. Tác phẩm này đã thể hiện con<br /> Hoàng Trọng Quyền. Tiến sĩ. Trường Đại học<br /> Thủ Dầu Một.<br /> <br /> người Hồ Chí Minh khá đầy đủ, đa dạng,<br /> toàn vẹn, cụ thể và xác thực hơn bất cứ<br /> tác phẩm nào của Người, cả về lý tưởng<br /> và đời thường, trí tuệ và tâm hồn, tư<br /> tưởng và nghị lực, nhân cách và ứng xử,<br /> đau khổ và hạnh phúc… Ở đây, tấm<br /> gương Hồ Chí Minh hiển hiện vô cùng<br /> sinh động và thuyết phục. Soi vào đấy,<br /> chúng ta không chỉ thương nhớ, khâm<br /> phục, trân trọng Hồ Chí Minh nhiều hơn,<br /> mà còn học tập và làm theo Người được<br /> tốt hơn, như Thủ tướng Phạm Văn Đồng<br /> từng nói: “Tập thơ Nhật ký trong tù của<br /> Hồ Chí Minh là một kho tàng về biết bao<br /> khía cạnh của cuộc đời, con người và<br /> <br /> HOÀNG TRỌNG QUYỀN – TƯ TƯỞNG VÀ THẨM MỸ TRONG HỆ THỐNG…<br /> <br /> nghệ thuật mà sự phong phú còn cần<br /> được nghiên cứu” (Nhiều tác giả, 1997,<br /> tr. 11). Bài viết này của chúng tôi hướng<br /> đến mục tiêu tìm hiểu thêm về sự “phong<br /> phú” đó.<br /> 2. CẤU TRÚC THẨM MỸ ĐA THANH, ĐA<br /> TRỊ CỦA NHẬT KÝ TRONG TÙ<br /> 2.1. Thế giới nghệ thuật đa dạng - thống<br /> nhất<br /> Toàn bộ tác phẩm Nhật ký trong tù là<br /> một thế giới nghệ thuật thống nhất. Các<br /> bài thơ có những cấu trúc thẩm mỹ riêng,<br /> nhưng tất cả đều thống nhất với nhau<br /> trong một hệ thống thẩm mỹ của cả tập<br /> thơ. Cái làm nên sự gắn kết, hài hòa; sự<br /> liên kết chặt chẽ giữa những thi phẩm<br /> ghi lại những sự vật, tâm trạng, cảm nghĩ<br /> ở những thời khắc, không gian, địa điểm,<br /> cảnh ngộ…, hoàn toàn khác nhau chính<br /> là sự đa dạng, phong phú nhưng toàn<br /> vẹn và thống nhất trong tư tưởng, tâm<br /> hồn, nhân cách Hồ Chí Minh. Nhờ vậy<br /> mà mỗi thi phẩm không phải là những lát<br /> cắt đơn lẻ, tách rời, biệt lập với những thi<br /> phẩm khác mà là một tiểu hệ, phân hệ<br /> nằm trong hệ thống lớn của cả tập thơ.<br /> Tính đa dạng, phong phú nhưng thống<br /> nhất còn thể hiện ở chỗ tập thơ như một<br /> sinh thể sống động. Cấu trúc tác phẩm<br /> không phải là một đường tuyến tính đơn<br /> nhất, đơn điệu, mà phức điệu, đa chiều<br /> kích và tầng bậc. Trong đó, cấu trúc trục<br /> dọc bất biến là tư tưởng, ý chí, nghị lực<br /> Kiên trì và nhẫn nại/ Không chịu lùi một<br /> phân/ Vật chất tuy đau khổ/ Không nao<br /> núng tinh thần(1); là tâm hồn thanh cao,<br /> giàu lòng nhân ái; phong thái ung dung,<br /> trí tuệ siêu việt và độ mẫn cảm tinh tế,<br /> sâu sắc của Hồ Chí Minh. Trục dọc này<br /> hiển lộ qua các trục ngang là những thi<br /> <br /> 49<br /> <br /> phẩm cụ thể, mỗi thi phẩm có đặc trưng<br /> riêng, sức hấp dẫn riêng. Hệ quả là trong<br /> thi pháp cấu trúc của hệ thống thẩm mỹ<br /> Nhật ký trong tù, sự vận động nội tại của<br /> các yếu tố ở từng thi phẩm có sự lặp lại<br /> trong tính đặc thù, biến hóa, phát triển; là<br /> một phân hệ quan trọng tạo cho tác<br /> phẩm những chiều kích sâu rộng mới<br /> của tư tưởng và nghệ thuật. Sự lặp lại<br /> trước hết được thể hiện ở các mô típ đề<br /> tài: những cuộc chuyển lao, cảnh trên<br /> đường bị giải đi, chuyện ăn uống, ngủ,<br /> bóng tối và ánh sáng, hiện tại và tương<br /> lai, khao khát tự do, sự bất bình, chất<br /> trào lộng, thiên nhiên và con người…<br /> Các mô típ được đan cài, có yếu tố lặp<br /> lại, có yếu tố phát triển và thay đổi, vừa<br /> tạo nên sự đa dạng, phong phú, linh hoạt<br /> và uyển chuyển, vừa khẳng định tính<br /> thống nhất biện chứng của sự vững chãi,<br /> chắc chắn, bất biến. Cái lõi xuyên suốt,<br /> kết dính tạo tính thống nhất là tư tưởng,<br /> phương châm và tâm thế “dĩ bất biến<br /> ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh.<br /> Do vậy, các đề tài và bút pháp của các<br /> thi phẩm trong Nhật ký trong tù phong<br /> phú, đa dạng và rất khác nhau, chẳng<br /> hạn như lời đề từ có tính chất tuyên<br /> ngôn với giọng điệu khảng khái, rắn rỏi,<br /> kiên định ở trang bìa bài thơ: Thân thể ở<br /> trong lao,/ Tinh thần ở ngoài lao; lời miêu<br /> tả thực trạng phòng giam Rệp bò lổm<br /> ngổm như xe cóc; lời thuật cảnh cơm tù<br /> Xót lòng mỗi bữa lưng cơm đỏ, cái nhìn<br /> vũ trụ Phương Đông màu trắng chuyển<br /> sang hồng trong đêm bị chuyển lao khi<br /> Gà gáy một lần đêm chửa tan… Nếu<br /> nhìn qua thì dường như chúng chẳng có<br /> mối liên kết nào cả, thế nhưng, tất cả<br /> chúng đều có sự gắn kết mật thiết mà<br /> <br /> 50<br /> <br /> TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 2 (198) 2015<br /> <br /> nguồn cội của góc nhìn, lời thuật, điệu tả<br /> chính là ý chí cách mạng và tâm hồn sâu<br /> sắc, nhạy cảm và nhân ái của Hồ Chí<br /> Minh. Đại thi hào Nguyễn Du viết Kiến thi<br /> như kiến nhân (Thấy thơ như thấy người<br /> – Đề Vi, Lư tập hậu (Trung tâm Nghiên<br /> cứu Quốc học, 1996, tr. 366). Lưu Hiệp<br /> (1999, tr. 274) cũng khẳng định: Đời xa<br /> không ai thấy mặt nhà văn nhưng xem<br /> văn liền thấy lòng của họ. Nhật ký trong<br /> tù của Hồ Chí Minh cũng phản ánh chân<br /> thật chân dung của Người.<br /> <br /> phần lớn tập thơ, rõ nhất là ở các bài:<br /> Vào nhà ngục huyện Tĩnh Tây, Buổi sớm,<br /> Quá trưa, Chiều tối, Mới đến nhà lao<br /> Thiên Bảo, Giải đi sớm…<br /> <br /> 2.2. Mạch vận hành động của kết cấu<br /> hình tượng<br /> Hình tượng thơ ở từng thi phẩm và ở cả<br /> tập thơ động chứ không tĩnh, chuyển<br /> chứ không tụ. Mạch vận hành trong cấu<br /> trúc nội tại là sự tương tác, đấu tranh<br /> giữa ánh sáng và bóng tối, giữa ngục tù<br /> và tự do, giữa cam chịu và vượt thoát,<br /> giữa hiện tại và tương lai mà chiến thắng<br /> bao giờ cũng thuộc về ngày mai, tự do<br /> và ánh sáng. Trong khi ở thơ cổ không<br /> có sự vận hành này, kết cấu bài thơ cổ<br /> thường tĩnh chứ không động, điểm chứ<br /> không phải quá trình. Mạch vận hành<br /> của hình tượng thơ Nhật ký trong tù thể<br /> hiện trong không gian - thời gian nghệ<br /> thuật vận động và phát triển. Không gian<br /> - thời gian lưỡng trị và vận hành theo<br /> hướng (từ… đến): từ chật hẹp, tù túng<br /> đến rộng rãi, khoáng đạt; từ xiềng xích<br /> đến tự do; từ không đến có; từ tăm tối<br /> đến ánh sáng; từ lạnh giá sang ấm nóng;<br /> từ hiện tại đến tương lai. Nhìn chung,<br /> không gian - thời gian nghệ thuật của<br /> Nhật ký trong tù là không gian - thời gian<br /> vượt thoát chứ không phải là không gian<br /> tĩnh lặng hay hồi cố như trong phần lớn<br /> các bài Đường cổ thi. Điều đó thể hiện ở<br /> <br /> 2.3. Con người chủ thể trong thiên nhiên<br /> và ngoại cảnh<br /> Nhật ký trong tù cũng có thiên nhiên mỹ<br /> như trong cổ thi chữ Hán của Trung<br /> Quốc và Việt Nam. Thế nhưng, vị thế<br /> con người, quan hệ giữa con người và<br /> thiên nhiên ở Nhật ký trong tù và cổ thi<br /> khác nhau. Đó là, con người trong cổ thi<br /> thường là con người vũ trụ, con người<br /> hài hòa với thiên nhiên nhưng bị động và<br /> tan thấm trong thiên nhiên mỹ; nhiều khi<br /> con người do bất đắc chí với thời cuộc,<br /> chính sự, nên trốn chạy vào thiên nhiên,<br /> ẩn mình trong thiên nhiên hoặc nhằm<br /> lánh xa cõi tục hoặc để lãng quên thế sự.<br /> Còn con người chủ thể trữ tình mang<br /> tính quan niệm, tinh thần và tư tưởng ở<br /> Nhật ký trong tù là con người chủ động,<br /> con người hài kết với thiên nhiên, yêu<br /> thiên nhiên, trân trọng và nâng niu thiên<br /> nhiên nhưng không thụ động trước thiên<br /> nhiên; không bị tan thấm, mất hút trong<br /> thiên nhiên.<br /> Trong văn học trung đại, con người trong<br /> thơ trữ tình thường buồn vui theo thế<br /> thái nhân tình, và chủ yếu những người<br /> sáng tác thơ là các nho sĩ, quan chức<br /> nên sự buồn vui luôn gắn với thế sự,<br /> triều chính và mệnh quan của mình. Do<br /> vậy mà lúc gặp vận tốt thì tiếng thơ vui,<br /> khi gặp vận xấu thì giọng thơ buồn và<br /> nhà thơ tìm đến thiên nhiên để giãi bày<br /> nỗi niềm cùng trăng hoa cây cỏ. Đỗ Phủ<br /> buồn thế cuộc và thân phận thì Đăng cao,<br /> thả nỗi sầu vào vũ trụ. Bạch Cư Dị thất<br /> thế thì bộc lộ sầu đau trong tiếng đàn tì<br /> <br /> HOÀNG TRỌNG QUYỀN – TƯ TƯỞNG VÀ THẨM MỸ TRONG HỆ THỐNG…<br /> <br /> bà âm vang trường hận. Thi Tiên(2) Lý<br /> Bạch đắm say trăng, từng uống rượu chỉ<br /> với bóng của mình và trăng: Cử bôi yêu<br /> minh nguyệt,/ Đối ảnh thành tam nhân<br /> (Nâng chén mời trăng sáng; Trước bóng<br /> ta nữa thành ra ba người) (Lê Nguyên<br /> Lưu, 1997, tr. 412). Khi Thi tiên chán<br /> cảnh tù túng và phàm tục nơi cung điện<br /> thì giã biệt triều đình không chút luyến<br /> tiếc để ra đi ngao du sơn thủy, luyện đan<br /> múa kiếm và thả hồn vào thiên nhiên vũ<br /> trụ trong tâm trạng của một vị Trích tiên(3)<br /> (vị tiên bị đày xuống trần gian)... Nguyễn<br /> Trãi bị bọn xấu gièm pha, mưu hại thì<br /> Giũ bụi lầm để đến với tùng lâm. Nguyễn<br /> Bỉnh Khiêm sau khi dâng sớ chém bọn<br /> lộng thần nhưng không được vua nhà<br /> Mạc chuẩn tấu, đã lặng lẽ cáo quan về<br /> với mai, cuốc, cần câu, vui trong cuộc<br /> sống đạm bạc nơi vắng vẻ mà lánh xa<br /> chốn lao xao: Một mai, một cuốc, một<br /> cần câu/ Thơ thẩn dầu ai vui thú nào/ Ta<br /> dại, ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn,<br /> người đến chốn lao xao (Nhàn). Nguyễn<br /> Khuyến trong giai đoạn bất đắc chí cũng<br /> cáo quan về ở ẩn và tìm đến với thiên<br /> nhiên, chìm đắm với những hoa năm<br /> ngoái, ngõ trúc quanh co, ao thu lạnh lẽo,<br /> ngõ tối đêm sâu...<br /> Nhưng với Nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh<br /> đã thể hiện một vị thế mới của con người<br /> trong quan hệ với thiên nhiên. Đó là con<br /> người chủ thể và trung tâm. Ở đó, con<br /> người không còn thuần toàn, nhất phiến<br /> và luôn là hệ quả của hoàn cảnh nữa,<br /> mà đã có sự đan xen của tinh thần và<br /> thể xác, cơ thể và tư tưởng, tình cảm,<br /> hành động và tâm lý... Đặc biệt, quan<br /> niệm và cái nhìn nghệ thuật của tác giả<br /> tập thơ được thể hiện không phải trong<br /> <br /> 51<br /> <br /> những triết luận thiên về lý thuyết mà là<br /> trong những cảnh ngộ xác thực. Do vậy,<br /> sức thuyết phục của từng bài thơ và cả<br /> tập thơ rất cao. Bài thơ đề từ là ví dụ tiêu<br /> biểu và có ý nghĩa chủ đạo cho cả tập<br /> thơ. Ở đây, con người tư tưởng đã vượt<br /> thoát lên con người thân thể để hoàn<br /> toàn chủ động và sáng suốt mổ xẻ, phân<br /> tích trạng huống của chính mình trong<br /> cái nhìn đối lập thân thể - tinh thần, trong<br /> lao - ngoài lao và khẳng định Muốn nên<br /> sự nghiệp lớn thì Tinh thần càng phải<br /> cao.<br /> Con người là chủ thể không chỉ được thể<br /> hiện trong mối quan hệ giữa con người<br /> với thiên nhiên, vũ trụ, ngoại cảnh mà<br /> còn trong mối quan hệ với chính mình.<br /> Con người là chủ thể khi phần người<br /> vượt qua, vượt lên phần con trong việc<br /> quên nỗi đau riêng mà hướng đến tha<br /> nhân để thương xót, cảm thông, sẻ chia<br /> và an ủi. Điều đó được thể hiện ở nhiều<br /> bài thơ, tiêu biểu như các bài Chiều tối,<br /> Ốm nặng, Bốn tháng rồi, Một người tù cờ<br /> bạc vừa chết, Vợ người bạn tù đến thăm<br /> chồng...<br /> Con người chủ thể đã vượt qua cảnh<br /> ngộ thực bi thảm của bản thân để hướng<br /> đến vạn vật, tìm trong đó những ý nghĩa<br /> triết học, nhân sinh mới mẻ và tích cực.<br /> Ngay trong cảnh ngộ bị trói treo ngược<br /> và giải đi bằng thuyền, Hồ Chí Minh vẫn<br /> vẽ nên bức tranh lãng mạn và trữ tình:<br /> Làng xóm ven sông đông đúc thế,/<br /> Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh<br /> (Đáp thuyền đi huyện Ung Ninh); Người<br /> rút ra bài học giáo dục sâu sắc từ việc<br /> giã gạo vốn quá đỗi thường tình; nhìn cột<br /> cây số, nghe tiếng gà gáy, cảm nhận về<br /> cái răng rụng hay chiếc gậy bị lính ngục<br /> <br /> 52<br /> <br /> TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI soá 2 (198) 2015<br /> <br /> lấy cắp với những chiêm nghiệm và triết<br /> luận đầy tính nhân văn. Người nghe thấy<br /> và cảm nhận niềm vui từ tiếng chim oanh<br /> hót xóm gần như là tín hiệu vui, là ánh<br /> sáng ấm áp giữa bối cảnh đen tối vì bị<br /> giải đi suốt ngày, đói khát và đêm về thì<br /> bị xiềng gông với rét, rệp xông vào đánh.<br /> <br /> nghệ sĩ ở trong người chiến sĩ chứ<br /> không phải người chiến sĩ ở trong người<br /> nghệ sĩ. Con người trong Nhật ký trong<br /> tù là trung tâm của mọi bức tranh, con<br /> người cô độc nhưng không cô đơn, lấy<br /> tương lai vượt lên thực tại; vì tha nhân,<br /> vì Tổ quốc mà chiến thắng chính mình;<br /> tìm thấy niềm vui ngay trong đau khổ, lấy<br /> nước mắt đau tạo lửa nụ cười.<br /> <br /> Đặc biệt là con người chủ thể luôn<br /> hướng đến tự do, ánh sáng và tương lai<br /> thông qua nhiều hình thức và bút pháp<br /> nghệ thuật khác nhau. Một mặt, thể hiện<br /> qua các từ tự do, ánh sáng, ngày mai,<br /> tương lai, màu hồng, ngày xuân..., được<br /> nhắc đến trực tiếp. Mặt khác, thể hiện<br /> trong chiều hướng vận hành của cấu trúc<br /> thẩm mỹ các bài thơ từ buồn sang vui, từ<br /> tối sang sáng, từ lạnh sang ấm nóng. Bài<br /> Chiều tối là một minh chứng. Trong bài<br /> thơ này, con người làm chủ bản thân,<br /> con người tư tưởng hội xung phong<br /> không bị ngoại cảnh thực u tối, thê lương<br /> nào đó kéo mình vào, tác động theo<br /> chiều hướng yếm thế, hay bị thất thế bởi<br /> những xúc cảm của thân thể, mà vượt<br /> lên và chủ động chuyển cái nhìn từ ngoại<br /> cảnh tối sang sáng, lạnh sang ấm nóng:<br /> chuyển từ quyện điểu (chim mỏi mệt), cô<br /> vân (đám mây cô độc) sang sơn thôn<br /> thiếu nữ (thiếu nữ xóm núi); chuyển từ<br /> tầm túc thụ (tìm cây ngủ) chậm buồn<br /> sang ma bao túc (đang xay ngô) năng<br /> động; chuyển từ mộ (chiều tối u ám)<br /> sang lô dĩ hồng (lò than đã đỏ) ấm áp,<br /> nồng đượm và rực sáng.<br /> Với Hồ Chí Minh, trăng, hoa là bạn<br /> nhưng con người luôn ở vị trí trung tâm<br /> của hình tượng, chủ thể của thiên nhiên<br /> và mọi trạng huống của cuộc sống;<br /> người nghệ sĩ và người chiến sĩ cùng có<br /> mặt trong hình tượng thơ, nhưng người<br /> <br /> 2.4. Cấu trúc thẩm mỹ mở của bài thơ,<br /> câu thơ<br /> Phần lớn thi phẩm của Nhật ký trong tù<br /> là thơ tứ tuyệt, một thể thơ Đường luật<br /> cổ tiêu biểu. Cùng với đặc điểm ấy là<br /> những hình ảnh khá quen thuộc trong<br /> Đường thi như áng mây chiều, trăng,<br /> cánh chim, rặng núi, dòng sông…, thể<br /> hiện qua bút pháp gợi, chấm phá đan<br /> xen với miêu tả tạo nên được thần thái<br /> bức tranh. Đây chính là một trong những<br /> lý do làm cho Nhật ký trong tù có chất<br /> Đường thi, nhất là những bài trữ tình,<br /> vịnh cảnh. Tuy nhiên, sự khác biệt trong<br /> kết cấu của các thi phẩm trong Nhật ký<br /> trong tù so với Đường thi là kết cấu mở<br /> chứ không đóng qua câu kết thường<br /> biến đổi bất ngờ; hướng về tự do, niềm<br /> vui, ánh sáng. Các hình ảnh trong một<br /> bài thơ Đường thường có chung tín hiệu<br /> thẩm mỹ và tình điệu, nhưng trong Nhật<br /> ký trong tù, nhiều khi tương phản, khác<br /> biệt.<br /> Ví dụ: Bài Hoàng hôn của Hồ Chí Minh<br /> trong đối sánh với bài Cảnh chiều hôm<br /> của Bà Huyện Thanh Quan:<br /> - Bài Cảnh chiều hôm của Bà Huyện<br /> Thanh Quan có cấu trúc đồng tâm, tình<br /> điệu chung của các câu thơ là buồn, tối,<br /> chia ly, cô lẻ, sầu thương: Trời chiều<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2