intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tuổi bắt đầu học chữ

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

76
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuổi bắt đầu học chữ Những năm gần đây do áp lực từ xã hội, nhà trường, những người xung quanh và từ chính kỳ vọng của bản thân nên nhiều bậc cha mẹ cho con học chữ sớm từ 3-4 tuổi, hoặc chỉ cho trẻ học chữ ở nhà cô giáo mà không đến trường mẫu giáo. Điều này có thể dẫn đến các khó khăn trong học tập cũng như sự phát triển tâm lý không cân bằng nơi trẻ, vì việc học tập đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau như hứng thú, khả năng quan sát,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tuổi bắt đầu học chữ

  1. Tuổi bắt đầu học chữ Những năm gần đây do áp lực từ xã hội, nhà trường, những người xung quanh và từ chính kỳ vọng của bản thân nên nhiều bậc cha mẹ cho con học chữ sớm từ 3-4 tuổi, hoặc chỉ cho trẻ học chữ ở nhà cô giáo mà không đến trường mẫu giáo. Điều này có thể dẫn đến các khó khăn trong học tập cũng như sự phát triển tâm lý không cân bằng nơi trẻ, vì việc học tập đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau như hứng thú, khả năng quan sát, chú ý, suy luận, trí nhớ... Chúng tôi gặp không ít trường hợp cha mẹ than phiền về khả năng học chữ của các em, ví dụ trẻ không nhớ mặt chữ, viết không đúng đường nét hay ô li, không đúng trật tự chữ cái, nhiều từ đơn giản nhưng các em vẫn phải đánh vần... Những trở ngại này có thể do các em chưa chín muồi trong sự phát triển, chưa sẵn
  2. sàng tâm lý cho việc học hoặc các em có những khó khăn chuyên biệt vì bị tổn thương ở một vài trung khu thần kinh điều khiển hoạt động đó trong não bộ. Khi tiếp xúc với các em, chúng tôi nhận thấy nhiều em nói chưa lưu loát, phát âm ngọng nghịu, vốn từ nghèo nàn, khả năng lập luận hay kể chuyện còn rất hạn chế. Cha mẹ các em cho biết họ chưa chú trọng việc phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ, cụ thể như ít có thời gian để trò chuyện, đọc truyện cho các em nghe. Họ không nghĩ rằng khả năng về ngôn ngữ nói và vốn từ trong những năm đầu đời có ảnh hưởng lớn đến khả năng nắm bắt ngôn ngữ viết của trẻ về sau. Nghe - nói - đọc - viết Trẻ em đã tiếp nhận ngôn ngữ từ trong bụng mẹ. Từ tháng thứ tư trẻ có thể nghe được âm thanh bên ngoài. Ngay từ khi mới chào đời, trẻ đã phân biệt được tiếng người nói và tiếng động khác. Vài ngày
  3. sau, trẻ phân biệt được tiếng mẹ đẻ với các thứ tiếng khác. Tiếp theo đó, trẻ tiếp nhận ngôn ngữ và thông tin về thế giới bên ngoài thông qua hai kênh chính: thính giác và thị giác hình ảnh. Trước khi biết nói, trẻ đã có vô số hình ảnh và âm vị trong đầu. Qua tương tác với cha mẹ, mọi người xung quanh, kho từ vựng của trẻ ngày càng phong phú. Nhờ sự hỗ trợ của người lớn cũng như sự phát triển tâm lý theo thời gian, trẻ bắt đầu nói những từ đầu tiên, tập phát âm đúng từ, đúng ngữ pháp, từng bước diễn đạt nhu cầu và suy nghĩ của mình cho phù hợp với tình huống. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho thấy việc đọc truyện và rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói hằng ngày ở nhà và ở trường mẫu giáo sẽ giúp trẻ thuận lợi hơn trong việc học chữ, sớm biết đọc hơn các trẻ khác. Trẻ càng tiếp xúc nhiều với sách truyện thì càng phát triển ngôn ngữ.
  4. Riêng hoạt động học viết trẻ mất nhiều năng lượng hơn, đòi hỏi nhiều kỹ năng phối hợp như khả năng chú ý, phối hợp tay-mắt, nhớ mặt chữ, các đường nét cấu tạo chữ và trật tự của nó (khởi đầu và kết thúc như thế nào). Vì vậy phải ngồi đồ từ chữ này sang chữ khác, trang này đến trang kia, đối với những trẻ có ít nhiều khó khăn đây là công việc đau khổ, nhiều em xem đó như một cực hình. 5 tuổi là vừa Để giúp trẻ viết tốt, trước tiên cha mẹ hãy cho trẻ tham gia các hoạt động sinh hoạt hằng ngày (tự xúc cơm, mặc quần áo, quét nhà, lặt rau…) cũng như chơi các trò chơi phát triển tay-mắt và sự chú ý như ném bóng, xếp hình, vẽ, tô màu, đồ hình, đồ chữ… Hơn nữa, muốn trẻ làm tốt một hoạt động nào đó phải hình thành nơi trẻ hứng thú cũng như giúp chúng cảm nhận được ý nghĩa của hoạt động đó, tức là trẻ cảm
  5. thấy học viết không phải bị bắt buộc mà trẻ muốn tham gia luyện tập để có thể viết được tên mình, tên cha mẹ, các từ trẻ thích..., hoặc trẻ thấy được sự cần thiết của hoạt động ngôn ngữ này thông qua những tình huống phải sử dụng việc đọc-viết. Chính từ những yếu tố này, người ta thấy cho trẻ bắt đầu học chữ khi chúng được 5-6 tuổi là tốt nhất, vì lúc này trẻ đã nói thành thạo và có sự chín muồi trong quá trình phát triển tâm-sinh lý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2