intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ở thai phụ phá thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện Nhân dân Gia định năm 2011

Chia sẻ: Tran Hanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

51
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung (PTBCTC) bất thường ở phụ nữ phá thai 3 tháng đầu tại bệnh viện Nhân dân Gia định. Nghiên cứu thực hiện từ 3/2011 đến tháng 7/2011 ở 826 phụ nữ có thai 3 tháng đầu đến phá thai tại bệnh viện Nhân dân Gia định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung bất thường ở thai phụ phá thai 3 tháng đầu tại Bệnh viện Nhân dân Gia định năm 2011

Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br /> <br /> TỶ LỆ PHẾT TẾ BÀO CỔ TỬ CUNG BẤT THƯỜNG Ở THAI PHỤ PHÁ THAI  <br /> 3 THÁNG ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH NĂM 2011 <br /> Lương Thanh Hà*, Lê Hồng Cẩm** <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mở đầu: Ung thư cổ tử cung là bệnh thường gặp đứng vị trí thứ hai trong các loại ung thư ở phụ nữ, là <br /> nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở những nước đang phát triển. Ung thư cổ tử cung không đột <br /> ngột xuất hiện mà thường được báo trước bởi các thay đổi tiền ung thư của cổ tử cung. Pap smear là một xét <br /> nghiệm tế bào học nhằm phát hiện sớm các thay đổi tiền ung thư của cổ tử cung để điều trị sớm nhằm phòng <br /> ngừa sự tiến triển của ung thư. Ngoài khám phụ khoa định kỳ, khám thai hay phá thai còn là các thời điểm thích <br /> hợp để người phụ nữ được làm Pap smear, nhất là với các phụ nữ không có điều kiện kiểm tra sức khỏe định kỳ.  <br /> Mục  tiêu  nghiên  cứu: Xác định tỷ lệ phết tế bào cổ tử cung (PTBCTC) bất thường ở phụ nữ phá thai 3 <br /> tháng đầu tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. <br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang từ 3/2011 đến tháng 7/2011 ở 826 phụ <br /> nữ có thai 3 tháng đầu đến phá thai tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định. PTBCTC được thực hiện bằng que Ayre. <br /> Kết quả được đọc theo hệ thống Bethesda. <br /> Kết quả: Tỷ lệ PTBCTC bất thường là 0,2% với 2 trường hợp được chẩn đoán là ASCUS. Tỷ lệ PTBCTC <br /> bị chảy máu chiếm 20,6% trong đó đa số là ra máu ít. <br /> Kết luận: Tỷ lệ PTBCTC bất thường ở thai phụ đến phá thai trong 3 tháng đầu thai kỳ thấp; do đó, nghiên <br /> cứu không thể tìm được các yếu tố liên quan. Tuy nhiên, tỷ lệ chảy máu cổ tử cung sau PTBCTC cao. <br /> Từ khóa: Pap smear, 3 tháng đầu thai kỳ, phá thai. <br /> <br /> ABSTRACT <br /> THE PREVALENCE OF ABNORMAL PAP SMEAR IN WOMEN HAVING ABORTION IN THE FIRST <br /> TRIMESTER OF PREGNANCY AT NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL IN 2011. <br /> Luong Thanh Ha, Le Hong Cam  <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 2 ‐ 2013: 22 - 27 <br /> Introduction: Cervical cancer is the second most common cancer in women and also the leading cause of <br /> cancer associated‐death in developing countries. Cervical cancer does not develop suddenly and  is  preceded  by <br /> precancerous changes of the cervix. Pap smear is a cytological screening test used to detect early precancerous <br /> changes of the cervix so that these conditions can be managed or treated to prevent disease progression due to <br /> invasive cancer. In addition to gynecological examinations, pregnancy examinations or abortions are also good <br /> opportunities for women to have pap smear done, especially in women who do not have routine health check‐ups.  <br /> Objective:  To  determine  the  prevalence  of  abnormal  pap  smear  in  women  having  abortions  in  the  first <br /> trimester of pregnancy at Nhan Dan Gia Dinh Hospital. <br />  Methods:  This  was  a  cross  –  sectional  study  conducted  on  826  women  having  abortions  in  the  first‐<br /> trimester of pregnancy at Nhan Dan Gia Dinh hospital from March to July 2011. Pap smears were performed by <br /> using the Ayre sticks to scrap the cells from the cervix and fix them to a  glass  slide.  Results  were  interpreted <br /> * Bệnh viện Nhân Dân Gia Định..   <br /> Tác giả liên lạc: ThS.BS. Lương Thanh Hà<br /> <br /> ** Bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Dược TP HCM <br /> ĐT:  0937865982  Email: thanhha_luong2000@yahoo.com  <br /> <br /> 22 Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> following the Bethesda system.  <br /> Results:  The  prevalence  of  abnormal  pap  smear  was  0.2%  with  only  2  cases  of  ASCUS  classification. <br /> Cervical bleeding due to pap smear taken occurred in 20.6% and most of them were mild. <br /> Conclusions: The prevalence of abnormal pap smear in women in the first trimester of pregnancy is low; <br /> therefore, it is not able to identify the associated factors. However, the cervical bleeding after pap test is high.  <br /> Key words: pap smear, first trimester of pregnancy, abortion <br /> gây chảy máu nhiều hơn(13,18). Có từ 15% ‐ 20% ở <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> phụ nữ sẩy thai, trong số đó phụ nữ bị sẩy thai <br /> Ung thư cổ tử cung là bệnh ác tính gặp hàng <br /> sau khi làm PTBCTC cùng ngày, tuy nhiên điều <br /> thứ 3 trên thế giới(17). Ung thư thường gặp ở phụ <br /> này không có nghĩa là PTBCTC gây sẩy thai(10,13) <br /> nữ chỉ sau ung thư vú, là nguyên nhân hàng đầu <br /> Trong hoàn cảnh thực tế hiện nay, không thể <br /> gây tử vong cho phụ nữ. Một phần ba ung thư <br /> làm  PTBCTC  trên  thai  phụ  dưỡng  thai  do  đó <br /> cổ  tử  cung  xảy  ra  ở  độ  tuổi  sinh  sản(6).  Khoảng <br /> chúng tôi thực hiện nghiên cứu này trên phụ nữ <br /> 1%  ung  thư  cổ  tử  cung  được  chẩn  đoán  trong <br /> đến phá thai, với mục tiêu là: Xác định tỷ lệ phết <br /> thai  kỳ(20).  Ung  thư  CTC  có  thể  được  phát  hiện <br /> tế  bào  cổ  tử  cung  bất  thường  ở  phụ  nữ  mang <br /> sớm  ở  giai  đoạn  tiền  ung  nhờ  xét  nghiệm  tầm <br /> thai  đến  phá  thai  3  tháng  đầu  tại  bệnh  viện <br /> soát  PTBCTC.  Tỷ  lệ  phết  tế  bào  cổ  tử  cung  bất <br /> Nhân Dân Gia Định. <br /> thường  khác  nhau  tùy  dân  số,  tuy  nhiên  có <br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> khoảng 1% ‐ 8% PTBCTC bất thường phát hiện <br /> (8,10,19)<br /> . <br /> trong thai kỳ<br /> <br /> Thiết kế nghiên cứu <br /> <br /> Triệu chứng của ung thư cổ tử cung trên thai <br /> phụ cũng giống  như  phụ  nữ  không  mang  thai. <br /> Xuất huyết âm đạo là triệu chứng phổ biến nhất <br /> chiếm  (43%  ‐54%),  trong  khi  đó  từ  30%  ‐  50% <br /> phụ nữ mang thai không có triệu chứng(12). <br /> Từ  năm  1943  tầm  soát  ung  thư  cổ  tử  cung <br /> được làm như một phần trong chăm sóc tiền sản <br /> ở Đan Mạch. Năm 1960 tầm soát ung thư cổ tử <br /> cung được làm cho phụ nữ mang thai đến khám <br /> thai  lần  đầu  nếu  trước  đó  họ  không  được  tầm <br /> soát ở Mỹ. Năm 2005 Hà Lan PTBCTC ở phụ nữ <br /> mang thai nếu 2 năm trước họ không được tầm <br /> soát ung thư cổ tử cung. Hiệp hội Sản Phụ Khoa <br /> Hoa Kỳ (ACOG): thai kỳ là thời điểm thích hợp <br /> cho  sàng  lọc  đặc  biệt  đối  với  những  phụ  nữ <br /> không  thường  xuyên  khám  sức  khỏe(3,5,11).  Theo <br /> Trung  Tâm  kiểm  soát  và  phòng  ngừa  bệnh  tật <br /> Hoa Kỳ (CDC) 2006 phết tế bào cổ tử cung nên <br /> được làm cho phụ nữ mang thai. <br /> Dụng cụ để lấy tế bào cổ tử cung là spatule <br /> d’Ayre vì bàn chải tế bào không được dùng sau <br /> tuổi  thai  10  tuần  theo  nhà  sản  xuất  bàn  chải  tế <br /> bào  (Medscand)(13).  Mặc  dù  bàn  chải  tế  bào  lấy <br /> đủ tế bào cổ trong hơn là spatula d’ Ayre nhưng <br /> <br /> Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh<br /> <br /> Nghiên  cứu  cắt  ngang  ở  826  thai  phụ  đến <br /> phá  thai  3  tháng  đầu  tại  Bệnh  Viện  Nhân  Dân <br /> Gia Định. Dân số mục tiêu: tất cả thai phụ. Dân <br /> số  nghiên  cứu:  Phụ  nữ  có  thai  đến  phá  thai  tại <br /> BV Nhân Dân Gia Định trong thời gian nghiên <br /> cứu từ tháng 3/2011 đến 7/2011. <br /> <br />  Tiêu chuẩn chọn mẫu <br /> Phụ nữ có thai muốn phá thai, tuổi thai ≤ 14 <br /> tuần vô kinh. Không quan hệ tình dục, thụt rửa <br /> âm đạo, đặt thuốc trong 24 giờ trước đó. Đồng ý <br /> tham gia nghiên cứu. Có địa chỉ và số điện thoại <br /> rõ ràng để liên lạc khi cần. <br />  Tiêu chuẩn loại trừ <br /> Viêm  nhiễm  âm  đạo  cấp  tính,  hoặc  khi  có <br /> tình trạng xuất huyết âm đạo, cổ tử cung. Phết tế <br /> bào cổ tử cung không đạt. <br /> Phương pháp tiến hành: Tại phòng khám kế <br /> hoạch  của  Bệnh  viện  Nhân  Dân  Gia  Định  thai <br /> phụ sẽ được giải thích mục tiêu nghiên cứu, nếu <br /> thai  phụ  đồng  ý  sẽ  ký  vào  bảng  đồng  thuận <br /> tham  gia  nghiên  cứu.  Thai  phụ  sẽ  được  tiến <br /> hành  phỏng  vấn  theo  bảng  câu  hỏi  nghiên  cứu <br /> soạn  sẳn,  khám  phụ  khoa,  PTBCTC  bằng  que <br /> <br /> 23<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br /> <br /> Ayre.  Lấy  mẫu  cổ  ngoài:  Dùng  đầu  ngắn  que <br /> Ayre cho vào lỗ cổ tử cung xoay 3600, phết mặt <br /> que cùng chiều xoay lên lam theo chiều dọc lam <br /> (đã  được  đánh  dấu  tên  tuổi  vị  trí  lấy  bệnh <br /> phẩm).  Lấy  mẫu  cổ  trong:  dùng  đầu  dài  que <br /> Ayre đưa vào lỗ cổ tử cung xoay 3600, phết lên <br /> lam đã được ghi CT. Cố định lam ngay bằng cồn <br /> 950.  Bệnh  phẩm  được  nhuộm  bằng  phương <br /> pháp Papanicolaou và đọc kết quả theo hệ thống <br /> Bethesda  2001.  Nếu  phát  hiện  PTBCTC  bất <br /> thường chúng tôi sẽ mời các đối tượng trở lại tái <br /> khám sau phá thai 1 tháng để được làm các xét <br /> nghiệm chẩn đoán và điều trị thích hợp. Các dữ <br /> kiện  thu  thập  được  mã  hóa  và  phân  tích  bằng <br /> phần mềm SPSS 16.0.  <br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br /> Bảng 1. Đặc điểm cá nhân xã hội của thai phụ <br /> <br /> Nhóm<br /> tuổi<br /> <br /> Tôn<br /> giáo<br /> Tình<br /> trạng<br /> hôn<br /> nhân<br /> <br /> Đặc điểm<br /> Tuổi trung bình<br /> - 18 -25<br /> - 26 -30<br /> - 31 - 35<br /> - 36-40<br /> - ≥ 41<br /> - Không tôn giáo<br /> - Phật giáo<br /> - Thiên chúa giáo<br /> - Chưa kết hôn<br /> - Kết hôn<br /> - Ly thân/ ly hôn/ góa<br /> - Mù chữ<br /> <br /> - Tiểu học<br /> - Trung học cơ sở<br /> - Trung học phổ thông/ nghề<br /> Trình<br /> - Đại học<br /> độ văn<br /> hóa<br /> - Sau đại học<br /> - Nghèo<br /> - Trung bình<br /> Kinh tế<br /> - Khá giả<br /> <br /> Tần suất<br /> (n=826) Tỷ lệ %<br /> 29,9<br /> 257<br /> 31,1<br /> 184<br /> 22,3<br /> 223<br /> 27<br /> 106<br /> 12,8<br /> 56<br /> 6,8<br /> 460<br /> 55,7<br /> 338<br /> 40,9<br /> 28<br /> 3,4<br /> 108<br /> 13,1<br /> 707<br /> 11<br /> <br /> 85,6<br /> 1,3<br /> <br /> 5<br /> <br /> 0,6<br /> <br /> 75<br /> 204<br /> 302<br /> 228<br /> 12<br /> 200<br /> 596<br /> 30<br /> <br /> 9,1<br /> 24,7<br /> 36,6<br /> 27,6<br /> 1,5<br /> 24,2<br /> 72,2<br /> 3,6<br /> <br /> Nhận xét: Trong đối tượng nghiên cứu tuổi <br /> trung bình nghiên cứu 29,9, tuổi thấp nhất là 18, <br /> cao nhất là  49.  Không  tôn  giáo  chiếm  gần  60%. <br /> Tỷ lệ thai phụ đã kết hôn là 85,6%, 36,6% trình <br /> độ  văn  hóa  là  THPT/  Trung  cấp  nghề,  kinh  tế <br /> trung bình chiếm 72%. <br /> <br /> Bảng 2. Tuổi giao hợp lần đầu <br /> Đặc điểm<br /> Tuổi giao hợp lần đầu trung bình<br /> < 16 tuổi<br /> 16 – 18 tuổi<br /> > 18 tuổi<br /> <br /> Tần suất<br /> (n=826)<br /> 20,7 ± 0,1<br /> 33<br /> 157<br /> 636<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 4<br /> 19<br /> 77<br /> <br /> Nhận xét: Tuổi giao hợp lần đầu trung bình <br /> là 20,7 tuổi. <br /> Bảng 3. Phân bố theo số bạn tình của vợ và chồng <br /> <br /> của vợ<br /> <br /> - 1 người<br /> - 2 người<br /> - 3 người<br /> <br /> Tần suất<br /> (n=826)<br /> 807<br /> 18<br /> 1<br /> <br /> của<br /> chồng<br /> <br /> - 1 người<br /> - 2 người<br /> - 3 người<br /> <br /> 798<br /> 18<br /> 10<br /> <br /> Số bạn tình<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 97,7<br /> 2,2<br /> 0,1<br /> 96,6<br /> 2,2<br /> 1,2<br /> <br /> Nhận xét: Tỷ lệ phụ nữ có một bạn tình khá <br /> cao 97,7%, tỷ lệ chồng có số bạn tình ≥ 2 là 3,4%. <br /> Bảng 4. Phân bố theo tiền căn khám phụ khoa  <br /> Khám phụ khoa<br /> Định kỳ 6-12 tháng<br /> > 2 năm<br /> Chưa bao giờ<br /> <br /> Tần suất<br /> (n=826)<br /> 50<br /> 36<br /> 740<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 6<br /> 4,4<br /> 89,6<br /> <br /> Nhận xét: Tỷ lệ khám phụ khoa định kỳ có <br /> PTBCTC ở phụ nữ lứa tuổi sinh sản còn thấp 6 <br /> %,  tỷ  lệ  phụ  nữ  chưa  từng  đi  khám  phụ  khoa <br /> còn rất cao 89,6%. <br /> Bảng 5. Tỷ lệ PTBCTC bị chảy máu, mức độ, than <br /> phiền. <br /> PTBCTC bị ra máu âm đạo Tần suất (n=826) Tỷ lệ %<br /> - Không có<br /> 656<br /> 79,4<br /> - Có<br /> 170<br /> 20,6<br /> Mức độ ra máu<br /> - Ít<br /> 166<br /> 20,1<br /> - Vừa<br /> 4<br /> 0,5<br /> Than phiền<br /> - Không có<br /> 804<br /> 97,3<br /> - Có<br /> 22<br /> 2,7<br /> <br /> Nhận  xét:  Tỷ  lệ  phết  tế  bào  cổ  tử  cung  bị <br /> chảy máu là 20,6%. Tỷ lệ ra máu ít chiếm đa số <br /> 20,1%,  kế  tiếp  là  ra  máu  mức  độ  vừa  0,5%, <br /> không  có  trường  hợp  nào  ra  máu  nhiều.  Thai <br /> <br /> 24 Hội Nghị Việt Pháp Châu Á Thái Bình Dương lần XII Ngày 16‐17 Tháng 5 Năm 2013 <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 <br /> phụ than phiền ra máu khi PTBCTC là 22 trường <br /> hợp, chiếm tỉ lệ 2,7%. <br /> Bảng 6. Kết quả phết tế bào cổ tử cung <br /> Tần số (n=826) Tỷ lệ %<br /> Bình thường, biến đổi tế bào<br /> lành tính<br /> ASCUS<br /> <br /> 824<br /> 2<br /> <br /> 99,8<br /> 0,2<br /> <br /> Nhận  xét:  Theo  phân  loại  của  Bethesda,  ở <br /> nghiên cứu trên 826 thai phụ đi phá thai 3 tháng <br /> đầu thì tỉ lệ tế bào cổ tử cung lành tính và biến <br /> đổi  viêm  là  99,8%.  Có  2  trường  hợp  ASCUS <br /> chiếm tỉ lệ 0,2%. <br /> <br /> BÀN LUẬN <br /> Tỷ  lệ  PTBCTC  bất  thường  ở  phụ  nữ  phá <br /> thai 3 tháng đầu <br /> Qua nghiên cứu cắt ngang trên 826 thai phụ <br /> đến phá thai tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định <br /> từ tháng 3/2011 đến tháng 7/2011, chúng tôi tìm <br /> ra tỷ lệ PTBCTC bất thường ở phụ nữ phá thai 3 <br /> tháng  đầu  chỉ  có  0,2%,  trong  đó  2  trường  hợp <br /> bất thường và đều là ASCUS. Theo nghiên cứu <br /> trong nước hiện tại chúng tôi chưa tìm thấy báo <br /> cáo nào về PTBCTC ở đối tượng phụ nữ có thai <br /> vì PTBCTC có thể làm chảy máu, làm bệnh nhân <br /> lo ngại nên bác sĩ không thực hiện. <br /> Theo  nghiên  cứu  tại  Thái  Lan  của <br /> Sueblinvong  T  và  cộng  sự(14)  năm  2005  tỷ  lệ <br /> PTBCTC  bất  thường  là  0,8%,  năm  2008 <br /> Ngaojaruwong(11)  là  0,4%,  tuy  cùng  phương <br /> pháp  lấy  bệnh  phẩm  và  tiêu  chuẩn  chẩn  đoán <br /> nhưng khác nhau về tuổi thai nên có thể làm tỷ <br /> lệ  PTBCTC  bất  thường  của  chúng  tôi  hơi  thấp <br /> hơn so với 2 tác giả trên. <br /> Theo  nghiên  cứu  Khaengkhor  P  cùng  cộng <br /> sự(7) tỷ lệ PTBCTC bất thường là 7% kết quả cao <br /> hơn  nhiều  so  với  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  do <br /> tác  giả  thực  hiện  PTBCTC  bằng  dung  dịch  nên <br /> làm  tăng  phát  hiện  được  tế  bào  bất  thường  do <br /> độ  nhạy  của  xét  nghiệm  cao.  Sự  khác  nhau  về <br /> kết  quả  nghiên  cứu  là  do  dân  số  nghiên  cứu, <br /> thời  gian  nghiên  cứu,  phương  pháp  phát  hiện <br /> bệnh. So với nghiên cứu của các tác giả gần đây <br /> tại  Việt  Nam  ở  phụ  nữ  từ  18‐  60  tuổi  tỷ  lệ <br /> <br /> Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Nhi Sơ Sinh<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> PTBCTC  bất  thường  cũng  không  cao  từ  0% <br /> (1263 phụ nữ từ 18‐60 tuổi) Bùi Thị Kiều Diễm(1) <br /> đến 0,6% Trần Ninh Bảo Thi(15). Nghiên cứu của <br /> chúng  tôi  có  kết  quả  bằng  với  nghiên  cứu  của <br /> Trần  Thị  Liên  Hương(16)  là  0,2%,  mặc  dù  tỷ  lệ <br /> PTBCTC  bất  thường  sẽ  có  kết  quả  cao  hơn  khi <br /> người phụ nữ lớn tuổi, do tuổi thường gặp của <br /> ung thư CTC là 45‐50 tuổi. Kết quả PTBCTC bất <br /> thường thấp có lẽ nhờ vào hiệu quả của chương <br /> trình tầm soát ung thư CTC ở nước ta đã được <br /> thực hiện từ nhiều năm qua. <br /> <br /> Bàn về đặc điểm dân số nghiên cứu <br /> Tuổi trung bình trong nghiên cứu chúng tôi <br /> là  29,9  cao  hơn  nghiên  cứu  của  tác  giả <br /> Khaengkhor  MD(7)  là  27  tuổi,  cao  hơn  nghiên <br /> cứu  của  tác  giả  là  Ngaojaruwong(11)  là  26  tuổi, <br /> kết quả này phù hợp với đặc điểm các thai phụ <br /> trong  lứa  tuổi  sinh  đẻ.  Trong  nghiên  cứu  của <br /> chúng  tôi  nhóm  tuổi  thai  phụ  hơn  30  tuổi  gần <br /> 50% nhưng kết quả PTBCTC bất thường không <br /> có.  Hai  ca  PTBCTC  là  ASCUS  xuất  hiện  ở  thai <br /> phụ 23 và 32 tuổi, chứng tỏ tổn thương CTC có <br /> thể xuất hiện sớm trước 35 tuổi. <br /> <br />  Về trình độ học vấn <br /> Đa  số  thai  phụ  có  học  vấn  tốt  (tốt  nghiệp <br /> trung  học  phổ  thông  và  đại  học  là  65%),  điều <br /> này  cho  thấy  dù  có  trình  độ  học  vấn  nhưng <br /> người phụ nữ không đủ kiến thức về ngừa thai <br /> nên  phụ  nữ  vẫn  bị  thai  ngoài  ý  muốn  và  buộc <br /> phải  chấm  dứt  thai  kỳ.  Do  đa  số  thai  phụ  có <br /> trình độ học vấn, nên việc thu thập số liệu theo <br /> bảng câu hỏi chúng tôi được dễ dàng. <br /> <br /> Kinh tế <br /> Đa  số  khách  hàng  đến  khám  và  được <br /> PTBCTC  ở  Bệnh  viện  Nhân  Dân  Gia  Định  đều <br /> có mức thu nhập trung bình và nghèo, điều này <br /> sẽ làm cho thai phụ ít có điều kiện tiếp cận các <br /> dịch  vụ  chăm  sóc  y  tế  trong  đó  có  khám  phụ <br /> khao định kỳ để tầm soát ung thư CTC. <br /> <br /> Hôn nhân <br /> Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  có  13,1% <br /> khách hàng chưa kết hôn, có thai ngoài ý muốn, <br /> tỷ lệ nạo phá thai chiếm 1 tỷ lệ không nhỏ ở phụ <br /> <br /> 25<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013<br /> <br /> nữ  chưa  lập  gia  đình  cho  thấy  tình  trạng  quan <br /> hệ trước hôn nhân rất phổ biến. Điều đáng lo là <br /> nhóm  phụ  nữ  chưa  kết  hôn  nhưng  có  quan  hệ <br /> tình dục sẽ ít có cơ hội khám phụ khoa và tầm <br /> soát phát hiện sớm ung thư CTC. <br /> <br /> Tôn giáo <br /> Trong  số  khách  hàng  của  chúng  tôi,  không <br /> tôn giáo chiếm tỷ lệ cao nhất (55,7%), tiếp theo là <br /> phật giáo (40,9%), cao hơn hẳn so với Thiên chúa <br /> giáo  (3,4%).  Điều  này  có  thể  là  do  đạo  Phật, <br /> không  có  đạo  chiếm  tỷ  lệ  cao  trong  cộng  đồng <br /> người  Việt,  đạo  Thiên  chúa  có  tỷ  lệ  thấp  hơn <br /> nhiều, do đạo Thiên chúa nghiêm cấm phá thai <br /> dưới mọi hình thức. Kết quả này cũng phù hợp <br /> với  nghiên  cứu  của  Khaengkhor  2011(7), <br /> Ngaojaruwong 2008(11), Yamazaki (2006)(20) là đạo <br /> Phật chiếm đa số. <br /> <br /> Tuổi quan hệ tình dục lần đầu, số bạn tình <br /> của vợ và chồng <br /> Theo nghiên cứu của chúng tôi, tuổi quan hệ <br /> tình dục nhỏ nhất là 14 tuổi, tuổi trung bình bắt <br /> đầu quan hệ tình dục là 20 tuổi, phụ nữ có tuổi <br /> giao hợp lần đầu 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2