intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng bảng kiểm Subjective Global Assessment (SGA) trong thực hành lâm sàng đánh giá dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận

Chia sẻ: ViAchilles2711 ViAchilles2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

162
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng theo chủ quan (Subjective Global Assessment - SGA) được ứng dụng rộng rãi trong đánh giá dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn (BTM). Mục Tiêu: (1) Ứng dụng bảng kiểm SGA 3 thang điểm và 7 thang điểm trong đánh giá dinh dưỡng ở bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận. (2) Phân tích khả năng rút gọn và lược giản bảng kiểm SGA - 3 thang điểm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng bảng kiểm Subjective Global Assessment (SGA) trong thực hành lâm sàng đánh giá dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận

Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016<br /> <br /> <br /> ỨNG DỤNG BẢNG KIỂM SUBJECTIVE GLOBAL ASSESSMENT (SGA)<br /> TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG ĐÁNH GIÁ DINH DƯỠNG<br /> Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN CHƯA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ THẬN<br /> Trần Văn Vũ*, Trần Thị Bích Hương**, Đặng Vạn Phước***<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Đặt vấn đề & mục tiêu: Phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng theo chủ quan (Subjective<br /> Global Assessment - SGA) được ứng dụng rộng rãi trong đánh giá dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn<br /> (BTM). Mục Tiêu: (1) Ứng dụng bảng kiểm SGA 3 thang điểm và 7 thang điểm trong đánh giá dinh dưỡng ở<br /> bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận. (2) Phân tích khả năng rút gọn và lược giản bảng kiểm SGA - 3<br /> thang điểm.<br /> Đối tượng & phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu và mô tả cắt ngang thực hiện tại khoa Thận - bệnh viện<br /> Chợ Rẫy từ năm 2009 đến năm 2011.<br /> Kết quả: Trong 467 bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận, với 230 nữ (49,3%) và 237 nam (50,7%),<br /> tuổi trung vị 46 tuổi. Tỷ lệ SDD xác định bằng SGA_3 thang điểm, SGA_7 thang điểm tương ứng là 36,2% và<br /> 42,6%. Qua phân tích hệ số tương quan và hệ số hồi quy của từng phần SGA, chúng tôi nhận thấy phần “hoạt<br /> động chức năng” và phần “bệnh lý và nhu cầu dinh dưỡng liên quan” không có đóng góp có ý nghĩa trong kết<br /> quả đánh giá cuối cùng của SGA_3 thang điểm. Chúng tôi lược bỏ 2 phần này để thành 1 phiên bản đánh giá<br /> dinh dưỡng mới gọi là SGA rút gọn viết tắt Mini_SGA. Áp dụng Mini_SGA đánh giá dinh dưỡng trong nghiên<br /> cứu: tỷ lệ SDD là 39,2%.<br /> Kết luận: Tỷ lệ SDD xác định bằng SGA_3 thang điểm, SGA_7 thang điểm, Mini - SGA trong dân số<br /> nghiên cứu tương ứng là 36,2%, 42,6% và 39,2%. Việc kiểm định ngoài là cần thiết trước khi sử dụng bảng kiểm<br /> Mini – SGA ở bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận.<br /> Từ khóa: suy dinh dưỡng, bệnh thận mạn, SGA _3 thang điểm, SGA _7 thang điểm.<br /> ABSTRACT<br /> CLINICAL APPLICATION OF SUBJECTIVE GLOBAL ASSESSMENT (SGA) IN NUTRITIONAL<br /> ASSESSMENT OF NON - DIALYSIS CHRONIC KIDNEY DISEASE PATIENTS<br /> Tran Van Vu, Tran Thi Bich Huong, Dang Van Phuoc<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 4 - 2016: 154 - 161<br /> <br /> Introduction & objective: Nutritional assessment is the first steps of strategy for treating malnutrition.<br /> AIMS: (1) To apply SGA_3 point scale and 7 point scale in assessing the nutritional status of non-dialysis<br /> chronic kidney disease. (2) To analyse and simplify the SGA_3 point scale.<br /> Patients & methods: This was a cross-sectional study conducted at Nephrology Department of Cho Ray<br /> Hospital from 2009 to 2011.<br /> Results: Of the 467 predialysis CKD patients, 230 females (49.3%) and 237 males (50.7%), median age: 46.<br /> <br /> <br /> * Khoa Thận – Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh<br /> ** Bộ môn Nội – Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh *** Đại học Quốc Gia – TP Hồ Chí Minh<br /> Tác giả: liên lạc: TS.BS Trần Văn Vũ, ĐT: 0918151010, Email: drvutran@gmail.com<br /> <br /> <br /> <br /> 154 Chuyên Đề Niệu - Thận<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> The prevalence of malnutrition according to SGA_3 point scale, SGA_7 point scale were 36.2%, 42.6%,<br /> respectively. Through analyzing the correlation and regression coefficients of each component SGA_3 point scale,<br /> we find that the component such as "functional capacity" and the "disease and its relation to nutritional<br /> requirements" had no significant contribution in the final assessment of SGA_3 point scale. We removed two<br /> components to create a new version, called Mini_SGA. We recorded prevalence rate for malnutrition of 39.2%<br /> using Mini_SGA.<br /> Conclusion: The prevalence of malnutrition according to SGA_3 point scale, SGA_7 point scale, Mini_SGA<br /> in this study population were 36.2%, 42.6%, 39.2%, respectively. To establish the applicability of Mini_SGA for<br /> assessing malnutrition in non_dialysis chronic kidney disease patients, we suggest the need for more research of<br /> large study in this population.<br /> Keywords: Malnutrion, CKD (Chronic Kidney Disease), SGA_3 point scale, SGA_7 point scale.<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ dinh dưỡng ở bệnh nhân BTM chưa điều trị thay<br /> thế thận. (2) Phân tích từng thành phần đánh giá<br /> Suy dinh dưỡng là 1 trong những yếu tố tiên của 2 bảng kiểm này SGA. Qua đó, đề nghị bảng<br /> lượng tử vong ở bệnh nhân BTM trước và sau<br /> kiểm đánh giá rút gọn (Mini - SGA) nhằm giảm<br /> điều trị thay thế thận. Đánh giá dinh dưỡng ở thời gian, giảm biến số và giảm sai số khi thực<br /> mọi bệnh nhân BTM giúp phát hiện SDD và hiện.<br /> hướng dẫn điều trị một cách kịp thời, cải thiện<br /> kết quả lâm sàng cho bệnh nhân(2). Tuy có nhiều ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN<br /> biện pháp đánh giá dinh dưỡng ở bệnh nhân CỨU<br /> BTM như sinh hóa, đo các chỉ số nhân trắc, Đối tượng nghiên cứu<br /> phỏng vấn chế độ ăn, thang điểm SGA nhưng<br /> Tiêu chí chọn bệnh<br /> chưa có biện pháp nào đơn độc được chứng<br /> minh có hiệu quả trong đánh giá toàn diện dinh Những bệnh nhân được chẩn đoán BTM ở cả<br /> dưỡng(11). 5 giai đoạn theo phân loại của KDOQI (2002),<br /> chưa điều trị thay thế thận và đồng ý tham gia<br /> SGA (SGA _3 thang điểm) khởi đầu được<br /> nghiên cứu, tại khoa và phòng khám Nội Thận<br /> Detsky và cộng sự (năm 1987) nghiên cứu đánh<br /> bệnh viện Chợ Rẫy.<br /> giá dinh dưỡng ở bệnh nhân sau phẫu thuật dạ<br /> dày - ruột và sau đó, SGA được mở rộng cho Tiêu chí loại trừ<br /> những bệnh lý khác như ung thư, bệnh thận, tim Phù, cổ chướng phát hiện được trên lâm<br /> mạch, v.v.(6). Trong nghiên cứu NECOSAD sàng. Tiểu đạm 24 giờ > 3g, C reactive Protein<br /> (Netherlands Cooperative Study on the huyết thanh (CRP HT) > 10 mg/L, bệnh nhân<br /> Adequacy of Dialysis) năm 1997-2002, SGA của đang dùng thuốc hoặc mắc bệnh lý ảnh hưởng<br /> Detsky (gồm 7 phần đánh giá) đã được cải tiến đến kết quả xét nghiệm. Bệnh nhân và gia đình<br /> thành SGA _7 thang điểm (4 phần đánh giá theo không đồng ý tham gia.<br /> thang điểm từ 1 – 7) để sử dụng cho bệnh nhân Phương pháp nghiên cứu.<br /> BTM lọc máu. Hầu hết các nghiên cứu và<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> khuyến cáo của KDOQI 2000, sử dụng SGA _7<br /> thang điểm ở bệnh nhân BTM lọc máu. Chúng Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang.<br /> tôi chưa tìm thấy phiên bản cải tiến của SGA ở Thu thập số liệu<br /> đối tượng bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế Các xét nghiệm sinh hóa được thực hiện tại<br /> thận. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này bệnh viện Chợ Rẫy.<br /> nhằm mục tiêu: (1) Ứng dụng 2 bảng kiểm SGA<br /> Protein niệu 24 giờ<br /> 3 thang điểm và 7 thang điểm trong đánh giá<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Niệu - Thận 155<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016<br /> <br /> Kết quả protein niệu 24 giờ được tính bằng 2 MDRD). Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử<br /> cách: Xét nghiệm tính trực tiếp dựa vào nước dụng eClcr tính bằng công thức Cockcroft Gault<br /> tiểu 24 giờ hoặc dựa vào tỷ lệ protein niệu có hiệu chỉnh theo 1,73 m2da. Phân loại BTM<br /> (mg/dL)/creatinin nước tiểu (mg/dL) trong xét thành 5 giai đoạn với giai đoạn 1 (eClcr ≥ 90<br /> nghiệm nước tiểu một thời điểm. mL/phút/1,73m2da); giai đoạn 2 (eClcr = 60 – 89<br /> Đánh giá phân loại BTM mL/phút/1,73m2da); giai đoạn 3 (eClcr = 30 – 59<br /> mL/phút/1,73m2da); giai đoạn 4 (eClcr = 15 – 29<br /> Theo KDOQI năm 2002, chức năng thận<br /> mL/phút/1,73m2da); giai đoạn 5 (eClcr < 15<br /> được đánh giá dựa vào độ thanh lọc créatinine<br /> mL/phút/1,73m2da).<br /> ước đoán (eClcr) tính bằng công thức Cockcroft<br /> Gault hoặc dựa vào bằng eGFR (theo công thức<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1 Hình 2<br /> Phương pháp thực hiện và đánh giá tình trạng Trước khi tiến hành, người thực hiện nghiên<br /> dinh dưỡng bằng SGA cứu được chuyên gia dinh dưỡng của Bệnh viện<br /> Chợ Rẫy tập huấn, hướng dẫn cách thức tiến<br /> <br /> <br /> <br /> 156 Chuyên Đề Niệu - Thận<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> hành theo qui trình chuẩn. Người thực hiện trực định lượng không phân phối chuẩn chúng tôi<br /> nghiên cứu trực tiếp phỏng vấn điều tra và thu dùng phép kiểm Kruskal Wallis. Để so sánh sự<br /> thập số liệu dưới sự giám sát của nhân viên khoa khác biệt giữa các biến định tính, chúng tôi dùng<br /> dinh dưỡng bệnh viện Chợ Rẫy. Thực hiện các phép kiểm chi bình phương và hiệu chỉnh theo<br /> việc đánh giá vào buổi sáng sớm ngay khi bệnh kiểm định chính xác Fisher khi vọng trị nhỏ. Giá<br /> nhân đến khám tại phòng khám Thận hoặc khoa trị p < 0,05 được xem là có ý nghĩa thống kê.<br /> Thận trong vòng 24 giờ đầu tiên khi bệnh nhân KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.<br /> nhập viện.<br /> Chúng tôi có 467 bệnh nhân BTM chưa điều<br /> SGA_3 thang điểm(6)<br /> trị thay thế thận, với 230 BN nữ (49,3%) và 237<br /> SGA phân loại dinh dưỡng theo 3 mức độ A, BN nam (50,7%), tuổi trung vị và khoảng tứ vị:<br /> B và C. Xác định SDD khi phân loại SGA ghi 46 (32 – 60). Dùng phép kiểm Kolmogorov –<br /> nhận đa số là B hoặc C. Để phân tích thống kê, Smirnov để khảo sát tính chuẩn của các biến số<br /> chúng tôi tiến hành mã hóa phân loại SGA theo cho thấy tất cả các biến số đều không có phân<br /> nguyên tắc như sau: A = 1; B = 2; C = 3. phối chuẩn nên các số liệu được trình bày dưới<br /> SGA_7 thang điểm(11, 12) dạng trung vị và khoảng tứ phân vị.<br /> Đánh giá gồm 4 phần theo thang điểm từ 1 – Đặc điểm chung của dân số<br /> 7 và phân loại tình trạng dinh dưỡng theo các BN được phân bố đều ở cả 5 giai đoạn BTM<br /> mức độ khi đa số ghi nhận: 1-2 điểm là SDD (bảng 1). Mọi bệnh nhân đều có protein niệu 24<br /> nặng; 3 – 5 điểm: SDD nhẹ - trung bình; 6 – 7 giờ < 3g và CRP HT < 10 mg/L, thỏa tiêu chí loại<br /> điểm: dinh dưỡng bình thường. trừ SDD không do tình trạng mất protein qua<br /> Xử lý số liệu nước tiểu và không do viêm làm giảm tổng hợp<br /> Số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê bằng protein.<br /> phần mềm SPSS 16.0. Để so sánh giữa hai biến<br /> Bảng 1: Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu<br /> Chung (n = 467) Nam (n = 237) Nữ (n = 230) p<br /> Tuổi (trung vị - khoảng tứ vị) 46 (32 - 60) 47 (32 – 59) 45 (32 - 61) 0,959<br /> Protein niệu 24giờ (g/24 giờ) (trung vị - khoảng tứ vị) 0,25 (0 - 1,3) 0,28 (0 - 1,4) 0,23 (0- 1,2) 0,594<br /> Số trường hợp có protein niệu (n, %) 283 (60,6) 147 (60,0) 136 (59,1)<br /> < 1g/24 giờ 138 (29,6) 71 (29,9) 67 (29,1)<br /> 0,884<br /> 1g - < 2g/24 giờ 79 (16,9) 40 (16,8) 39 (16,9)<br /> 2 g - < 3g/24 giờ 66 (14,1) 36 (15,2) 30 (13,1)<br /> CRP huyết thanh (mg/dL) |(trung vị - khoảng tứ vị) 1 (1,0 - 2,7) 1 (1,0 - 3,0) 1 (0,8- 2,2) 0,542<br /> Creatinin huyết thanh (mg/dL) (trung vị - khoảng tứ vị) 1,6 (0,9 - 3,8) 1,7 (1,0 - 4,3) 1,45 (0,8 - 3,4) 0,001<br /> eClcr theo công thức Cockroft Gault 40,76 40,18 41,46<br /> 2 0,993<br /> (mL/phút/1,73 m da) (17,39 - 81,28) (18,14 - 80,44) (17,20 - 82,11)<br /> Số trường hợp BTM theo giai đoạn (n, %):<br /> Giai đoạn 1 89 (19,1) 44 (18,5) 45 (19,5)<br /> Giai đoạn 2 96 (20,6) 49 (20,7) 47 (20,4)<br /> Giai đoạn 3 94 (20,1) 49 (20,7) 45 (19,5) 0,994<br /> Giai đoạn 4 93 (19,9) 46 (19,4) 47 (20,4)<br /> Giai đoạn 5 95 (20,3) 49 (20,7) 46 (20,0)<br /> Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nữ. Tỷ lệ SDD là 36,2% với SGA 3_thang điểm,<br /> SGA_3 thang điểm và SGA_7 thang điểm 42,6% với SGA _7 thang điểm, chủ yếu là SDD<br /> nhẹ- trung bình. Tỷ lệ SDD đánh giá bằng SGA<br /> Tỷ lệ SDD đánh giá bằng số điểm SGA<br /> gia tăng theo giai đoạn của BTM (bảng 2).<br /> không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Niệu - Thận 157<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016<br /> <br /> <br /> Bảng 2: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo các bảng kiểm SGA<br /> Tồng số bệnh nhân nghiên cứu (n = 467) SGA_ 3 thang điểm SGA_ 7 thang điểm Mini-SGA<br /> Số trường hợp dinh dưỡng bình thường (n, %) 298 (63,8) 268 (57,4) 284 (60,8)<br /> Số trường hợp SDD (n, %) 169 (36,2) 199 (42,6) 183 (39,2)<br /> SDD nhẹ - trung bình (n, %) 161 (34,5) 180 (38,5) 112 (24)<br /> SDD nặng (n, %) 8 (1,7) 19 (4,1) 71 (15,2)<br /> Tỷ lệ SDD theo giai BTM giai đoạn 1 (n, %) 10 (5,9) 12 (6,0) 12 (6,6)<br /> đoạn của BTM BTM giai đoạn 2 (n, %) 17 (10,1) 25 (12,6) 21 (11,5)<br /> BTM giai đoạn 3 (n, %) 26 (15,4) 36 (18,1) 36 (19,7)<br /> BTM giai đoạn 4 (n, %) 50 (29,6) 60 (30,2) 52 (28,5)<br /> BTM giai đoạn 5 (n, %) 66 (39,1) 66 (33,2) 62 (33,9)<br /> <br /> Phân tích và cải tiến SGA (SGA_3 thang điểm) trong đánh giá dinh dưỡng<br /> Giá trị của từng phần đánh giá SGA có sự khác biệt tương ứng với kết quả đánh giá tổng thể (bảng<br /> 3).<br /> Bảng 3: Giá trị kết quả đánh giá từng phần SGA dựa theo phân loại đánh giá tổng thể<br /> Bình thường SDD nhẹ - trung bình (Trung SDD nặng (Trung<br /> SGA p<br /> (Trung vị, khoảng tứ vị) vị, khoảng tứ vị) vị, khoảng tứ vị)<br /> SGA phần 1 1 (1 – 1) 2 (1 – 2) 3 (3 – 3) < 0,001<br /> SGA phần 2 1 (1 – 1) 2 (1 – 2) 2 (1 – 3) < 0,001<br /> SGA phần 3 1 (1 – 1) 2 (1 – 2) 2 (1 – 3) < 0,001<br /> SGA phần 4 1 (1 – 1) 1 (1 – 1) 1 (1 – 2) < 0,001<br /> SGA phần 5 1 (1 – 2) 2 (2 – 2) 3 (3 – 3) < 0,001<br /> SGA phần 6 1 (1 – 2) 2 (2 – 2) 2,5 (2 – 3) < 0,001<br /> SGA phần 7 2 (2 – 2) 2 (2 – 2) 2 (2 – 2) < 0,04<br /> SGA phần 5 0,115 0,013 10,184 0,082<br /> Phân tích vai trò đánh giá của từng phần<br /> SGA phần 6 0,543 < 0,001 4,387 < 0,001<br /> SGA so với kết quả SGA tổng thể SGA phần 7 0,534 < 0,001 5,490 < 0,001<br /> Chúng tôi phân tích hệ số tương quan và hệ Kết quả SGA phần 4 (hoạt động chức năng)<br /> số hồi quy của từng phần SGA nhằm tìm ra và SGA phần 5 (bệnh lý và nhu cầu dinh dưỡng<br /> những phần không có ảnh hưởng trên kết quả liên quan) tương quan kém với kết quả đánh giá<br /> đánh giá SGA tổng thể. tổng thể so với các phần khác. Ngoài ra, SGA<br /> Bảng 4: Phân tích hệ số tương quan và hệ số hồi quy phần 4 và SGA phần 5 không có đóng góp có ý<br /> của từng phần SGA nghĩa trong kết quả đánh giá cuối cùng của<br /> SGA<br /> Hệ số<br /> p<br /> Hệ số<br /> p<br /> phương pháp SGA. Chúng tôi loại bỏ 2 phần<br /> tương quan hồi quy đánh giá này để tạo nên phiên bản đánh giá dinh<br /> SGA phần 1 0,601 < 0,001 5,515 < 0,001<br /> dưỡng mới gọi là SGA rút gọn viết tắt Mini_SGA<br /> SGA phần 2 0,689 < 0,001 7,128 < 0,001<br /> SGA phần 3 0,661 < 0,001 7,004 < 0,001<br /> (bảng 4).<br /> SGA phần 4 0,272 < 0,001 23,771 0,998<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 158 Chuyên Đề Niệu - Thận<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Biểu đồ 1: Sự thay đổi độ nhạy và (1– độ đặc hiệu) Biểu đồ 2: Sự thay đổi độ nhạy và (1–độ đặc hiệu) ứng<br /> ứng với những giá trị khác nhau của Mini_SGA trong với những giá trị khác nhau của Mini_SGA trong chẩn<br /> chẩn đoán SDD nhẹ - trung bình đoán SDD nặng<br /> Xác định điểm cắt trong chẩn đoán SDD<br /> nhẹ - trung bình của Mini_SGA<br /> Vẽ đường cong ROC lấy chuẩn là kết quả<br /> đánh giá của SGA_3 thang điểm với chẩn đoán<br /> SDD mức độ nhẹ - trung bình, chúng tôi thu<br /> được kết quả AUC = 0,98 với khoảng tin cậy<br /> 95%: 0,937 – 0,975. Điểm cắt Mini_SGA ≥ 8 mang<br /> lại kết quả chẩn đoán SDD mức độ nhẹ - trung<br /> bình với độ nhạy là 97%, độ đặc hiệu là 93,6%.<br /> Xác định điểm cắt trong chẩn đoán SDD<br /> nặng của Mini_SGA<br /> Vẽ đường cong ROC lấy chuẩn là kết quả<br /> đánh giá của SGA_3 thang điểm với chẩn đoán<br /> SDD mức độ nặng, chúng tôi thu được kết quả<br /> AUC = 0,98 với khoảng tin cậy 95%: 0,95 – 0,98.<br /> Điểm cắt Mini_SGA ≥ 10 mang lại kết quả chẩn<br /> đoán SDD mức độ nặng với độ nhạy 100%, độ<br /> đặc hiệu là 86,3%.<br /> Tóm lại, Mini_SGA có cấu trúc gồm 5 phần<br /> đánh giá: thay đổi cân nặng; thay đổi ăn uống;<br /> triệu chứng dạ dày – ruột; mất lớp mỡ dưới da;<br /> teo cơ, mỗi phần đánh giá theo 3 mức điểm (1<br /> điểm: dinh dưỡng bình thường; 2 điểm: SDD<br /> nhẹ - trung bình; 3 điểm: SDD nặng). Tính điểm<br /> bằng cách cộng điểm của 5 phần đánh giá và<br /> phân loại như sau: tổng điểm < 8 điểm: dinh<br /> dưỡng bình thường; 8 – 9 điểm: SDD nhẹ - trung<br /> bình; ≥ 10 điểm: SDD nặng.<br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Niệu - Thận 159<br /> Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016<br /> <br /> Áp dụng bảng kiểm Mini_SGA đánh giá và tính chính xác khi đánh giá. Kết quả chủ yếu<br /> dinh dưỡng lên mẫu nghiên cứu dựa trên quan điểm và tính chủ quan của người<br /> Tỷ lệ SDD đánh giá bằng Mini_SGA không thực hiện. Nghiên cứu của Jones CH(8) thấy sự<br /> có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ. chồng chéo giữa các điểm đánh giá SGA_7 thang<br /> Chúng tôi ghi nhận tỷ lệ SDD là 39,2% và có sự điểm có thể dẫn đến phân loại sai tình trạng<br /> gia tăng tỷ lệ SDD theo tiến triển của BTM (bảng dinh dưỡng.<br /> 2). Bàn luận về từng thành phần của bảng<br /> kiểm SGA và bảng kiểm lược giản Mini-<br /> BÀN LUẬN SGA<br /> Tuy SGA cung cấp cái nhìn tổng thể về tình<br /> Bàn luận về tỷ lệ suy dinh dưỡng khi dùng trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Song SGA<br /> 2 bảng kiểm SGA-3 thang điểm và SGA-7 cũng có nhược điểm là đánh giá chỉ tập trung<br /> thang điểm ở bệnh nhân BTM vào thành phần cơ thể, dinh dưỡng được cung<br /> Tỷ lệ SDD ghi nhận được từ nghiên cứu của cấp và còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, kỹ<br /> chúng tôi là 36,2 % đối với SGA_3 thang điểm và năng của người đánh giá. Vấn đề là làm sao<br /> 42,6% đối với SGA_7 thang điểm thấp hơn so với giảm tính chủ quan của SGA và hạn chế chồng<br /> các nghiên cứu sử dụng 2 bảng này ở bệnh nhân lấp khi đánh giá giữa các phần. Chúng tôi<br /> BTM giai đoạn cuối đang lọc máu hay thẩm nghiên cứu đến việc lược giản các phần đánh giá<br /> phân phúc mạc định kỳ. Tỷ lệ SDD xác định của SGA và số hóa việc đánh giá. Trong bảng<br /> bằng SGA trong nhiều nghiên cứu dao động từ kiểm SGA gồm 7 thành phần, phần 4 và phần 5<br /> 47% - 76% cho thấy nguy cơ mắc SDD ở đối có hệ số tương quan thấp nhất so với các phần<br /> tượng bệnh nhân BTM giai đoạn cuối, BTM đang khác và qua phân tích hồi quy tuyến tính, 2 phần<br /> lọc máu hay thẩm phân phúc mạc(1, 4, 5, 7, 9, 13). này cũng không khác biệt có ý nghĩa thống kê<br /> Chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ SDD gia tăng theo giai (bảng 4). Điều này cho phép chúng tôi kết luận<br /> đoạn của BTM và cao nhất là nhóm BTM giai có thể lược giản 2 thành phần 4 và 5, mà không<br /> đoạn cuối (BTM giai đoạn 5) chiếm 39,1% đối với ảnh hưởng lên kết quả đánh giá tổng thể của<br /> SGA_3 thang điểm và 33,2% đối với SGA_7 SGA (bảng 4). Bảng kiểm lược giản được gọi là<br /> thang điểm thấp hơn so với các nghiên cứu nước Mini-SGA, gồm 5 phần đánh giá: thay đổi cân<br /> ngoài khi sử dụng 2 bảng này ở bệnh nhân BTM nặng; thay đổi ăn uống; triệu chứng dạ dày –<br /> giai đoạn cuối (tỷ lệ SDD xác định bằng SGA dao ruột; mất lớp mỡ dưới da; teo cơ). Ngoài<br /> động từ 48% - 55%)(4, 5, 13). ra,chúng tôi chuyển đánh giá định tính (A/B/C)<br /> Katrina LC(3) so sánh đánh giá SDD của sang định lượng bằng cách tính điểm cộng của<br /> SGA_3 thang điểm và SGA_7 thang điểm trên các phần đánh giá và chọn điểm cắt thích hợp để<br /> đối tượng bệnh nhân BTM trước lọc máu, cho phân loại SDD. Mini_SGA có cách phân loại đơn<br /> thấy hệ thống đánh giá SGA_7 thang điểm phân giản, giúp giảm thời gian và giảm tính chủ quan<br /> đôi tình trạng dinh dưỡng là bình thường (nếu của người thực hiện trong kết quả đánh giá cuối<br /> điểm > 5) và SDD nếu điểm ≤ 5 có thể dẫn đến cùng.<br /> sai số là đánh giá quá cao tỷ lệ SDD khi thang Trong thực tế nghiên cứu, khó khăn khi thực<br /> điểm 5 được sử dụng thang điểm 5 của SGA_7 hiện SGA_7 thang điểm được Steiber AL ghi<br /> thang điểm có sự chồng chéo giữa phân loại A nhận: cách phân loại theo 7 thang điểm khá phức<br /> và B trong phiên bản SGA_3 thang điểm. Theo tạp, cách đánh giá không có điểm cắt mà xếp loại<br /> Kamyar Kalantar Zedeh(10) SGA_3 thang điểm là theo điểm nào xuất hiện nhiều góp phần làm<br /> phép đo bán định lượng, làm giới hạn độ tin cậy tăng tính chủ quan của người đánh giá vào kết<br /> <br /> <br /> <br /> 160 Chuyên Đề Niệu - Thận<br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học<br /> <br /> quả phân loại dinh dưỡng(14). Chúng tôi cho rằng 6. Detsky AS, mclaughlin JR, Baker JP, Johnston N, Whittaker S,<br /> Mendelson RA, Jeejeebhoy KN (1987), “What is subjective<br /> bảng Mini-SGA này sẽ giúp việc đánh giá tình global assessment of nutritional status”, Journal of Parenteral<br /> trạng dinh dưỡng bằng SGA dễ dàng và nhanh and Enteral Nutrition, 11(1), pp. 8 – 13.<br /> 7. Jones CH, Newstead CG et al (1997), “Assessment of<br /> chóng hơn. Tuy nhiên, Mini_SGA có hạn chế là<br /> nutritional status in CAPD patients: serum albumin is not a<br /> chưa kiểm định trên dân số bên ngoài với mẫu useful measure”, Nephrol Dial Transplant, 12(7), pp. 1406 -<br /> lớn hơn. 1413.<br /> 8. Jones CH, Wolfenden RC et al (2004), “Is subjective global<br /> KẾT LUẬN assessment a reliable measure of nutritional status in<br /> hemodialysis?”, J Ren Nutr, 14(1), pp. 26 - 30.<br /> Tỷ lệ SDD xác định bằng SGA_3 thang điểm, 9. Julien JP, Combe C, Lasseur C (2001), “Subjective global<br /> SGA_7 thang điểm, Mini - SGA trong dân số assessment of nutrition a useful diagnostic tool for nurses?”,<br /> EDTNA ERCA J, 27(4), pp. 193 - 196.<br /> nghiên cứu tương ứng là 36,2%, 42,6% và 39%. 10. K Kalantar-Zadeh, M Kleiner et al (1999), “A modified<br /> Sử dụng Mini_SGA sẽ giúp giảm thời gian, giảm quantitative subjective global assessment of nutrition for<br /> sai số so với SGA_3 thang điểm, với độ nhạy và dialysis patients”, Nephrol Dial Transplant, 14 (7), pp. 1732 -<br /> 1738.<br /> độ đặc hiệu tương tự trong đánh giá dinh 11. National Kidney Foundation Kidney Disease Outcomes<br /> dưỡng. Chúng tôi gợi ý áp dụng bảng kiểm Mini Quality Initiative (NKF KDOQI) (2000), “Clinical practice<br /> guidelines for nutrition in chronic renal failure”, Am J Kidney<br /> - SGA trong đánh giá dinh dưỡng cho đối tượng<br /> Dis, 35, pp. 1- 140.<br /> bệnh nhân BTM chưa điều trị thay thế thận. 12. Rene´e de Mutsert, Diana C Grootendorst et al (2009),<br /> “Subjective global assessment of nutritional status is strongly<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO associated with mortality in chronic dialysis patients”, Am J<br /> 1. Abdu A, Ladeira N et al (2011), “The nutritional status of Clin Nutr, 89, pp. 787 – 793.<br /> continuous ambulatory peritoneal dialysis patients at a 13. Shruti Tapiawala, H Vora et al (2006), “Subjective Global<br /> Johannesburg hospital”, S Afr J Clin Nutr, 24(3), pp.150 - 153. Assessment of Nutritional Status of Patients with Chronic<br /> 2. Blackburn GL, Bistrian BR et al (1977), “Nutritional and Renal Insufficiency and End Stage Renal Disease on Dialysis”,<br /> metabolic assessment of the hospitalized patient”, JPEN J JAPI, 54, pp. 923 – 926.<br /> Parenter Enteral Nut, 1(1), pp.11 - 22. 14. Steiber AL, Kalantar-Zadeh K et al (2004), “Subjective global<br /> 3. Campbell KL, Ash S et al (2007), “Evaluation of nutrition assessment in chronic kidney disease: a review”, J Ren Nutr,<br /> assessment tools compared with body cell mass for the 14, pp. 191 – 200.<br /> assessment of malnutrition in chronic kidney disease”, J Ren<br /> Nutr, 17(3), pp. 189 - 195.<br /> 4. Chan M, Kelly J et al (2012), “Malnutrition (subjective global<br /> assessment) scores and serum albumin levels, but not body Ngày nhận bài báo: 16/5/2016<br /> mass index values, at initiation of dialysis are independent Ngày phản biện nhận xét bài báo: 23/5/2016<br /> predictors of mortality: a 10-year clinical cohort study”, J Ren<br /> Nutr, 22(6), pp. 547 - 557. Ngày bài báo được đăng: 30/06/2016<br /> 5. Churchill DN, Taylor DW et al (1996), “Adequacy of Dialysis<br /> and Nutrition in Continuous Peritoneal Dialysis: Association<br /> with Clinical Outcomes”, J Am Soc Nephrol, 7, pp. 198 - 207.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Chuyên Đề Niệu - Thận 161<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.100:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.100:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2