intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng duoderm điều trị bỏng nông và các tổn thương giống bỏng nông tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng vương

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

32
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đưa ra nhận xét tác dụng của duoderm trên quá trình lành thương trong tổn thương bỏng nông và các tổn thương giống bỏng nông. Nhận xét kết quả sau 3 tháng điều trị bằng duoderm trên tổn thương bỏng nông và các tổn thương giống bỏng nông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng duoderm điều trị bỏng nông và các tổn thương giống bỏng nông tại Bệnh viện Cấp cứu Trưng vương

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ỨNG DỤNG DUODERM ĐIỀU TRỊ BỎNG NÔNG  <br /> VÀ CÁC TỔN THƯƠNG GIỐNG BỎNG NÔNG  <br /> TẠI BỆNH VIỆN CẤP CỨU TRƯNG VƯƠNG <br /> Phạm Trịnh Quốc Khanh*, Đặng Xuân Quang*, Trần Lê Hồng Ngọc*, Nguyễn Thị Phương Trang* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Đặt vấn đề: Bỏng là một bệnh lý thường gặp, trong đó 80% bệnh nhân bị bỏng nông. Bên cạnh đó, các tổn <br /> thương giống bỏng nông trong Tạo Hình Thẩm Mỹ ngày càng nhiều do cà da, laser điều trị các bệnh lý da cũng <br /> như tái tạo da ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Hiện nay băng dán Duoderm thể hiện nhiều ưu điểm trong <br /> quá trình điều trị tổn thương bỏng nông và tổn thương giống bỏng nông đã được sử dụng nhiều trên thế giới; <br /> tuy nhiên hiện tại ở Việt Nam, Duoderm chưa được ứng dụng rộng rãi. <br /> Mục tiêu: Nhận xét tác dụng của Duoderm trên quá trình lành thương trong tổn thương bỏng nông và các <br /> tổn thương giống bỏng nông. Nhận xét kết quả sau 3 tháng điều trị bằng Duoderm trên tổn thương bỏng nông <br /> và các tổn thương giống bỏng nông. <br /> Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca. <br /> Kết quả: Qua khảo sát 40 bệnh nhân (30 bệnh nhân bỏng, 10 bệnh nhân có tổn thương giống bỏng) với 48 <br /> tổn thương, kết quả cho thấy băng dán Duoderm giúp rút ngắn thời gian lành thương trung bình còn 8,2 ngày, <br /> không thấy tình trạng nhiễm trùng bỏng xuất hiện, băng dán Duoderm không gây kích ứng vùng da lành xung <br /> quanh, số lần thay băng trung bình chỉ 3 lần cho quá trình lành thương; bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, ít đau khi <br /> thay băng. Sau ba tháng theo dõi cho thấy, phần lớn tổn thương có da đều màu với vùng da xung quanh, bề mặt <br /> bằng phẳng. Không ghi nhân trường hợp nào giảm sắc tố da, ít trường hợp tăng sắc tố, bệnh nhân cảm thấy hài <br /> lòng về mặt thẩm mỹ với băng dán Duoderm. <br /> Kết luận: Duoderm là một loại băng dán có tác dụng tốt đối với quá trình lành thương và hiệu quả thẩm <br /> mỹ cao trong điều trị các tổn thương bỏng và giống bỏng. <br /> Từ khóa: Duoderm, bỏng nông, tổn thương giống bỏng. <br /> <br /> ABSTRACT <br /> PRACTISING DUODERM FOR TREATMENT OF SUPERFICIAL BURNS  <br /> AND SIMILAR SUPERFICIAL BURN INJURIES AT TRUNG VUONG EMERGENCY HOSPITAL <br /> Pham Trinh Quoc Khanh, Dang Xuan Quang, Tran Le Hong Ngoc, Nguyen Thi Phuong Trang <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 4 ‐ 2013: 81 ‐ 90 <br /> Background: Burns are a common disease, in which 80% of patients have superficial burns. In addition, the <br /> similar superficial burn injuries which are created by dermabration, laser therapy are more frequently in aesthetic <br /> field. Duoderm shows several advantages in the treatment of superficial burn injuries and similar burn injuries, <br /> It were used widely in the world, but now in Vietnam, Duoderm still be applied limited.  <br /> Objectives: Reviews the effects of Duoderm on the healing wound process of superficial burns and similar <br /> superficial burn injuries. Reviews the results after 3 months of treatment with Duoderm on superficial burns and <br /> similar superficial burn injuries. <br /> Method: Prospective study, describing case series. <br /> *<br /> <br />  Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương <br /> Tác giả liên lạc: Ts.Bs. Phạm Trịnh Quốc Khanh <br /> <br /> ĐT: 0918394362 <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 <br /> <br /> Email: ptqkhanh@yahoo.com <br /> <br /> 81<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br /> <br /> Resultants: Survey on 40 patients (30 superficial burn patients, 10 similar superficial burn injuries) with <br /> 48 lesions, the results showed that Duoderm bandages shorten healing wound time, it was 8.2 days on average, <br /> no recorded infections, they didn’t irritate normal skin around the lesions, average of dressing changes is just 3 <br /> times for the healing wound process. Patients feel comfortable, less painful with dressing changes. After a three‐<br /> month follow‐up, the majority of skin lesions had the same color with surrounding skin and flat surface. There <br /> isn’t any hypopigmentation, few cases have light hyperpigmentation, and patients feel aesthetically satisfied with <br /> Duoderm. <br /> Conclusion: Duoderm has good effects for the healing wound process and aesthetic effects in the treatment <br /> of superficial burns and similar superficial burn injuries. <br /> Keywords: Duoderm, superficial burn, similar superficial burn injuries <br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> Bỏng là một bệnh lý thường gặp trong cuộc <br /> sống  và  ở  mọi  lứa  tuổi  do  nhiều  nguyên  nhân <br /> khác nhau gây ra. Hằng năm tại Hoa Kỳ có trên <br /> 2  triệu  người  bị  bỏng  và  khoảng  100,000  người <br /> phải nhập viện điều trị. Ở Châu Âu có khoảng 1 <br /> triệu người bị bỏng hằng năm và số người phải <br /> nhập viện điều trị là 40,000 – 50,000 người(17). Ở <br /> Việt Nam số bệnh nhân bỏng hằng năm hiện tại <br /> chưa có số liệu thống kê chính xác nhưng được <br /> ước  tính  lên  đến  hằng  trăm  ngàn  người,  trong <br /> đó  80%  bệnh  nhân  bị  bỏng  thường  là  bỏng <br /> nông(17). Bên cạnh đó các tổn thương giống bỏng <br /> nông  trong  chuyên  ngành  Tạo  Hình  Thẩm  Mỹ <br /> ngày càng nhiều do những phương pháp như cà <br /> da, laser điều trị các bệnh lý da cũng như tái tạo <br /> da ngày càng được ứng dụng rộng rãi.  <br /> Hiện nay băng dán hydrocolloid (mà nổi bật <br /> là Duoderm) chứa đựng nhiều yếu tố giúp thúc <br /> đẩy  nhanh  quá  trình  lành  thương,  thể  hiện <br /> nhiều  ưu  điểm  trong  quá  trình  điều  trị  tổn <br /> thương  bỏng  nông  và  tổn  thương  giống  bỏng <br /> nông.  Băng  dán  hydrocolloid  đã  được  sử  dụng <br /> nhiều  trên  thế  giới,  với  nhiều  nghiên  cứu  đã <br /> được  thực  hiện  của  Patricia  M.  Mertz  (1985)(14), <br /> Perrot  J.,  H.  Carsin,  J.  Gilbaud  (1986)(15).  Tuy <br /> nhiên hiện tại ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu <br /> nào  được  tiến  hành  cũng  như  chưa  được  ứng <br /> dụng  rộng  rãi  băng  dán  hydrocolliod.  Do  vậy, <br /> chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu:  “Ứng  dụng <br /> Duoderm  điều  trị  tổn  thương  bỏng  nông  và  các <br /> tổn  thương  giống  bỏng  nông  tại  bệnh  viện  cấp <br /> cứu Trưng Vương”. Với các mục tiêu sau: <br /> <br /> 82<br /> <br />  Nhận  xét  tác  dụng  của  Duoderm  trên  quá <br /> trình lành thương trong tổn thương bỏng  nông <br /> và các tổn thương giống bỏng nông. <br /> Nhận xét kết  quả  sau  3  tháng  điều  trị  bằng <br /> Duoderm trên tổn thương bỏng nông và các tổn <br /> thương giống bỏng nông. <br /> <br /> TỔNG QUAN TÀI LIỆU <br /> Giải phẫu & sinh lý da bình thường <br /> Sơ lược cấu trúc giải phẫu của da(5,9,17). <br /> <br /> Cấu trúc mô học <br /> Da  chiếm  khoảng  16%  trọng  lượng  cơ  thể, <br /> bao bọc toàn bộ diện tích cơ thể, gồm có 3 tầng: <br /> biểu  bì,  trung  bì  và  hạ  bì.  Ngoài  ra  còn  có  các <br /> thành  phần  phụ  thuộc  da  như:  lông,  tuyến  bã, <br /> tuyến mồ hôi, móng.  <br /> Phân  bố  thần  kinh:  có  hai  mạng  lưới  thần <br /> kinh, lớp nông: tận cùng thần kinh trần đến tiếp <br /> xúc  với  các  tế  bào  biểu  mô  và  các  tuyến  phụ <br /> thuộc da. Mạng lưới sâu gồm các thụ giác quan <br /> tập trung ở trung bì và hạ bì. Các thụ cảm này <br /> gồm xúc giác, thống giác, nhiệt độ, ngứa và kích <br /> thích cơ học.  <br /> <br /> Vi cấu trúc <br /> Sợi  tạo  keo  (STK)  chiếm  75%  trọng  lượng <br /> trung bì, có 15 loại STK được ở người, trong đó <br /> có 7 loại tập trung chủ yếu ở da (loại I, III, IV, <br /> V,  VI,  VII,  VIII),  liên  quan  chặt  chẽ  với  khả <br /> năng chun giãn của da. Sợi chun (elastine‐SC) là <br /> proteine dạng sợi, nhiều thứ hai ở mô liên kết, <br /> chứa 80% acid amin ái nước, các SC quấn xung <br /> quanh STK để tạo thành hệ thống sợi thứ hai; <br /> khi da bị tổn thương, SC bị mất đi và được tái <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br /> tạo  với  số  lượng  ít.  Sợi  lưới  (recticuline)  tập <br /> trung ít trong da, gần giống với STK. Chất nền <br /> (ground substance) là dung dịch rất quánh, chứa <br /> các  thành  phần  cấu  trúc  của  tổ  chức  liên  kết; <br /> gồm <br /> mucopolysaccharide, <br /> proteine, <br /> glycoproteine  và  muối  khoáng,  đóng  vai  trò <br /> quan  trọng  trong  việc  trao  đổi  các  phân  tử <br /> bằng hiện tượng khuếch tán. <br /> <br /> Quá trình lành vết thương(5,9,17) <br /> Giai đoạn xung huyết và viêm <br /> Giai đoạn viêm gồm đáp ứng mạch máu và <br /> đáp ứng tế bào, đặc trưng bỏi sự đông cầm máu <br /> và đáp ứng tế bào với tẩm nhuận bạch cầu. Đáp <br /> ứng viêm cấp thường trong vòng 24 đến 48 giờ <br /> khi bạch cầu đa nhân di chuyển vào vết thương <br /> và “dọn dẹp” các mảnh vụn, vật lạ cũng như vi <br /> khuẩn nhờ hiện tượng thực bào. Đại thực bào sẽ <br /> tiếp tục công việc trên đồng thời tiết ra các yếu <br /> tố  tăng  trưởng  có  vai  trò  quan  trọng  trong  sự <br /> liền vết thương. <br /> Giai đoạn biểu mô hoá <br /> Hình  thành  biểu  mô  phủ  lên  bề  mặt  vết <br /> thương,  bảo  vệ  vết  thương  chống  lại  sự  xâm <br /> nhập của vi trùng.  <br /> Giai đoạn tăng sinh <br /> Bao gồm giai đoạn tạo collagen và phát triển <br /> mô  hạt.  Nguyên  bào  sợi  bám  vào  sợi  Fibrin  và <br /> bắt  đầu  tăng  sinh  trong  vòng  3–4  ngày  sau  khi <br /> có  vết  thương,  chúng  sản  xuất  Glycoprotein  và <br /> Mucopolysaccharide  là  các  chất  nền  tạo  tiền  đề <br /> cho  quá  trình  sản  xuất  Collagen.  Quá  trình  tạo <br /> mô hạt bao gồm sự lắng đọng Collagen và phát <br /> triển các mạch máu mới. <br /> Giai đoạn tái tạo <br /> Bắt  đầu  ngay  khi  hình  thành  mô  mới  bên <br /> trong  vết  thương,  khôi  phục  lại  chức  năng  và <br /> tính toàn vẹn của mô. Quá trình tái cấu trúc của <br /> mô thông qua sự cân đối giữa thoái hoá và sản <br /> sinh collagen. Nếu sự sản sinh vượt trội hơn sự <br /> thoái  hoá  sẽ  hình  thành  mô  sẹo  quá  phát  (hay <br /> sẹo phì đại, sẹo lồi). Đây là giai đoạn cuối cùng <br /> để vết thương lành hoàn toàn. <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Phân loại độ sâu bỏng <br /> Lê  Thế  Trung  phân  chia  thành  5  độ.  Trong <br /> đó,  bỏng  nông  bao  gồm  bỏng  độ  I,  II,  IIIn  và <br /> bỏng sâu bao gồm độ IIIs, VI, V(9,17). <br /> Bỏng độ I: viêm da cấp sau bỏng, biểu hiện <br /> ban  đỏ,  nề,  đau  rát,  sau  2  –  3  ngày  tổn  thương <br /> khỏi, không để lại rối loạn về màu sắc. <br /> Bỏng  độ  II:  bỏng  biểu  bì,  đặc  trưng  là  nốt <br /> phổng  vòm  mỏng,  chứa  dịch  trong  hoặc  vàng <br /> nhạt, đáy màu hồng ướt, chứa dịch xuất tiết, đau <br /> nhiều. tổn thương tự lành sau 8 ‐13 ngày, không <br /> để lại sẹo. <br /> Bỏng độ III: bỏng trung bì, được chia làm hai <br /> nhóm: <br /> Bỏng trung bì nông (IIIn):  lớp  biểu  bì  bị  hoại <br /> tử toàn bộ, lớp nhú trung bì bị tổn thương, vẫn <br /> còn nguyên các phần phụ của da. <br /> Bỏng trung bì sâu (IIIs): tổn thương phần lớn <br /> trung  bì,  chỉ  còn  một  phần  sâu  của  tuyến  mồ <br /> hôi. <br /> Bỏng  sâu  độ  IV:  bỏng  toàn  bộ  lớp  da  hoặc <br /> bỏng sâu tới các tổ chức dưới da.  <br /> Bỏng độ V: tổn thương dến lớp cân, gân, cơ, <br /> xương,  khớp,  thần  kinh,  mạch  máu,  hoặc  các <br /> tạng. Bỏng độ V hay gặp trong bỏng điện, bỏng <br /> do kim loại nóng, bỏng lửa, người mất tri giác bị <br /> bỏng. <br /> <br /> Cách tính diện tích bỏng <br /> Phương pháp Blokhin <br /> Phương  pháp  ướm  do  bằng  bàn  tay  bệnh <br /> nhân. Một gan tay hoặc một mu tay bệnh nhân <br /> tương  ứng  với  diện  tích  1%  ‐  1,25%.  Phương <br /> pháp  này  hay  dùng  khi  bỏng  rải  rác,  nhỏ. <br /> Phương  pháp  con  số  9  của  Pulasky  E.  J., <br /> Tennison C. W. (1949) và Wallace A. (1951): đầu <br /> mặt  cổ  9%;  1  chi  trên  9%;  thân  trước  (ngực  và <br /> bụng)  9x2=18%;  thân  sau  (lưng  và  mông) <br /> 9x2=18%; 1 chi dưới 9x2=18%; bộ phận sinh dục <br /> và tầng sinh môn 1%. <br /> Phương pháp con số 1‐3‐6‐9 của Lê Thế Trung <br /> Diện tích 1%:   Cổ  ‐  Gáy  ‐  Một  gang  tay  ‐ <br /> Một mu tay ‐ Tầng sinh môn. <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 <br /> <br /> 83<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013<br /> <br /> Diện tích 3%:   Da  đầu  có  tóc  ‐  Mặt  ‐  Một <br /> cánh tay ‐ Một cẳng tay ‐ Một bàn chân. <br /> Diện tích 6%:   Hai mông ‐ Một cẳng chân. <br /> Diện tích 9%:   Đầu  mặt  cổ  ‐  Một  chi  trên  ‐ <br /> Một đùi. <br /> Diện tích 18%:   Thân trước ‐ Thân sau ‐ Một <br /> chi dưới. <br /> Sơ  lược  về  cà  da  (dermabrasion)  và  laser <br /> <br /> CO2 <br /> Cà  da:  được  người  Ai  Cập  thực  hiện  1,500 <br /> năm  trước  công  nguyên;  nhưng  cà  da  hiện  đại <br /> chỉ  mới  được  thực  hiện  từ  năm  1905  do <br /> Kromeyer  thực  hiện,  nhằm  giải  quyết  các  sẹo <br /> mụn.  Từ  thập  niên  1950,  kỹ  thuật  cà  da  phát <br /> triển  và  được  ứng  dụng  rộng  rãi  trong  thẩm <br /> mỹ(16).  Các  chỉ  định  cà  da  mặt  gồm  có:  ‐  Mụn <br /> đang  tiến  triển  ‐  Sẹo  do  mụn  ‐  Sẹo  do  chấn <br /> thương  ‐  Sẹo  do  phẫu  thuật  ‐  Da  bị  lão  hóa  do <br /> ánh nắng mặt trời ‐ Điều trị các nếp nhăn ở mặt ‐ <br /> Rối loạn sắc tố ‐ Bệnh mũi bị biến dạng, sần sùi <br /> giống mũi lân (Rhinophyma). <br /> Laser  CO2:  bước  sóng  10600nm.  Sóng  laser <br /> CO2  được  hấp  thu  bởi  nước  trong  mô  mềm(11). <br /> Laser  CO2  có  chỉ  định  giống  như  phương  pháp <br /> cà  da(16).  Độ  sâu  tổn  thương  tùy  thuộc  vào  loại <br /> xung, tần số, năng lượng xung. Có tác dụng cầm <br /> máu, điều chỉnh chính xác độ sâu tổn thương da <br /> hơn so với cà da. <br /> <br /> Duoderm CGF <br /> Duoderm CGF là một loại băng dán kín hơi <br /> được  cấu  tạo  nên  bởi  3  loại  hydrocolloid  và <br /> polyisobutylene  ở  lớp  bên  trong  và  lớp  xốp <br /> polyurethane ở lớp ngoài. <br /> Lớp trong: với 3 loại hydrocolloid, Duoderm <br /> CGF tạo một môi trường lý tưởng cho quá trình <br /> lành  thương(12).  Những  loại  gel  hỗ  trợ  lành <br /> thương: 3 loại hydrocolloid hấp thu dịch tiết sẽ <br /> sinh ra 3 loại gel hỗ trợ lành thương khác nhau. <br /> (1)  gelatin  (2)  pectin  (3)  Sodium <br /> Carbonxymethylcellulose  (CMC).  Những  loại <br /> gel  này  giúp  hấp  thu  dịch  tiết,  tạo  môi  trường <br /> ẩm cũng như giúp cố định những cấu trúc thành <br /> phần  của  hydrocolloid  với  nhau,  không  dễ  bị <br /> <br /> 84<br /> <br /> phá vỡ ‐  Thúc đẩy phân huỷ fibrin  và  mô  hoại <br /> tử:  duoderm  tạo  điều  kiện  để  tăng  hoạt  động <br /> của  bạch  cầu  đa  nhân  trung  tính  và  đại  thực. <br /> Tính chất này của Duoderm không có ở những <br /> loại băng hydrocolloid khác hiện nay ‐ Cung cấp <br /> môi trường ẩm có tính acid: giúp nguyên bào sợi <br /> tổng hợp collagen và tế bào nội mô hình thành <br /> mạch máu.  <br /> Lớp ngoài polyurethane tạo một môi trường <br /> kín giúp hạn chế thoát hơi ẩm, giúp đại thực bào <br /> hoạt  động,  từ  đó  tăng  nhanh  quá  trình  hình <br /> thành  mạch  và  tổng  hợp  collagen(3,12,4)  ‐ <br /> Duoderm qua nhiều nghiên cứu đã chứng minh <br /> được khả năng giúp lành thương nhanh hơn so <br /> với  gạc  thông  thường(7)  ‐  Duoderm  giúp  bệnh <br /> nhân  cảm  giác  thoải  mái  hơn  cũng  như  giúp <br /> giảm  thời  gian  thay  băng  vết  thương  do <br /> Duoderm  có  thể  kéo  dài  tối  đa  trong  vòng  7 <br /> ngày cho một lần thay băng. <br /> Chỉ định: Loét tĩnh mạch, loét tì đè, vùng lấy <br /> da ghép, bỏng nông và những tổn thương nhỏ. <br /> Chống  chỉ  định:  Không sử dụng ở vùng lộ <br /> cơ,  gân  hay  xương;  Không  sử  dụng  với  bệnh <br /> nhân có biết dị ứng với bất kỳ thành phần nào <br /> của duoderm; Không sử dụng trong tổn thương <br /> bỏng sâu. <br /> Một  số  chú  ý  khi  sử  dụng  Duoderm:  luôn <br /> phải  chăm  sóc  bệnh  nhân  toàn  diện.  Dịch  vết <br /> thương khi được giữ trong thời gian dài, có thể <br /> gây  kích  ứng,  đỏ  da  lành  xung  quanh  vết <br /> thương. Đôi khi có mùi hôi khó chịu, mùi này sẽ <br /> mất  khi  làm  sạch  vết  thương.  Khi  dịch  tiết  vết <br /> thương  tràn  ra  rìa  mép  băng  dán,  phải  thay <br /> ngay để đảm bảo khả năng ngăn vi khuẩn. Tháo <br /> Duoderm trước khi bệnh nhân có điều trị tia bức <br /> xạ kéo dài (tia x, siêu âm, nhiệt hay vi sóng). <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP <br /> Đối tượng nghiên cứu <br /> 40 bệnh nhân có tổn thương bỏng nông độ 2, <br /> độ 3a và các tổn thương giống bỏng nông độ 2, <br /> độ  3a  điều  trị  tại  khoa  Bỏng‐THTM  từ  01‐12‐<br /> 2012 đến 30‐09‐2012. <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013  <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 4 * 2013 <br /> Thiết kế nghiên cứu <br /> Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca <br /> <br /> Tiến hành nghiên cứu <br /> Bệnh  nhân  được  tiến  hành  thay  băng  lần <br /> đầu  và  các  lần  tiếp  theo  bằng  Duoderm.  Việc <br /> thay băng được phụ trách bởi điều dưỡng.  <br /> Đánh  giá  quá  trình  lành  thương,  hình  thái <br /> tổn  thương  bởi  bác  sĩ  trong  nhóm  nghiên  cứu <br /> dựa theo bảng thu thập số liệu. <br /> Đánh  giá  về  mức  độ  thoải  mái,  tính  thẩm <br /> mỹ, mức độ  đau  do  bệnh  nhân  đánh  giá.  Theo <br /> mức độ từ 1 đến 5.  <br /> Khám  cảm  giác  đau  vùng  tổn  thương  khi <br /> thay băng, cảm giác đau được đánh giá qua cảm <br /> giác chủ quan của người bệnh, theo thang điểm <br /> 5 bậc của Frank A.J.M. và CS (1982)(6) kết hợp với <br /> phương pháp quan sát nét mặt người bệnh của <br /> Lê Thế Trung (1995): <br /> Không  đau:  không  kêu  đau  +  nét  mặt  bình <br /> thường. <br /> Đau nhe: kêu đau ít + nhăn mặt. <br /> Đau vừa: kêu đau vừa + nhăn mặt + rên khẽ. <br /> Đau  nhiều:  kêu  đau  nhiều  +  nhăm  mặt  + <br /> khóc.  <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Thu  thập  dữ  liệu  ‐  xử  lý  và  phân  tích  số <br /> liệu <br /> Chụp hình, đánh giá tiến triển lành của tổn <br /> thương bỏng và tổn thương giống bỏng trước –<br /> trong ‐  sau  khi  điều  trị  được  3  tháng,  ghi  nhận <br /> các  đánh  giá  của  bệnh  nhân  dựa  vào  bảng  thu <br /> thập số liệu.  <br /> Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y <br /> học với phần mềm SPSS 15.0  <br /> <br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br /> Đặc điểm chung mẫu nghiên cứu:  <br /> Tuổi <br /> Trung bình:  <br /> <br /> 39,08 ± 12,32 tuổi <br /> <br /> Nhỏ nhất: <br /> <br /> 16 <br /> <br /> Lớn nhất: <br /> <br /> 77 <br /> <br /> Giới <br /> Trong lô nghiên cứu tỉ lệ nữ : nam = 17 : 8 = <br /> 2,125: 1. Như vậy, nữ gấp đôi nam. <br /> <br /> Đặc điểm tổn thương <br /> Dạng tổn thương <br /> Trong 40 bệnh nhân, có 30 bệnh nhân bỏng <br /> và 10 bệnh nhân tổn thương giống bỏng. <br /> <br /> Đau rất nhiều: la hét + nhăn mặt + giãy giụa. <br /> <br /> Quy trình thay băng <br /> Vùng tổn thương được làm sạch bằng nước <br /> muối sinh lý NaCl 0,9%. <br /> Vùng da lành xung quanh tổn thương được <br /> làm sạch rộng cách rìa tổn thương ít nhất # 3cm <br /> bằng betadine, sau đó lau sạch bằng nước muối <br /> sinh lý NaCl 0,9%. Lau khô. <br /> Băng  Duoderm  CGF  che  phủ  tổn  thương, <br /> bảo đảm che phủ kín tổn thương. <br /> Băng  Duoderm  được  thay  khi  tổn  thương <br /> tiết  dịch  nhiều  làm  bong  băng  dán,  hoặc  khi <br /> băng dán không còn độ bám dính tốt. <br /> Thời  gian  sử  dụng  tối  da  của  băng  dán <br /> Duoderm là 7 ngày cho mỗi lần thay băng. <br /> <br />  <br /> Hình 1: BN Lê thị Anh Đ., 25t, bỏng acid, SHS: <br /> 32185/2012, BVCC Trưng Vương <br /> <br /> Diện tích tổn thương <br /> Trung bình: <br /> 3 ± 1,35 % <br /> Ít nhất:   <br /> <br /> 0,25 % <br /> <br /> Nhiều nhất:  <br /> <br /> 10 % <br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Cấp Cứu Trưng Vương 2013 <br /> <br /> 85<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2