intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng phản hồi đồng cấp vào việc cải thiện năng lực viết tiếng Anh của sinh viên năm thứ tư trường Đại học Đồng Tháp

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

42
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bài kết quả nghiên cứu về việc ứng dụng phản hồi đồng cấp (peer-response) vào việc cải thiện năng lực viết tiếng Anh của sinh viên (SV) năm thứ tư Trường Đại học Đồng Tháp thông qua phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp SV.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng phản hồi đồng cấp vào việc cải thiện năng lực viết tiếng Anh của sinh viên năm thứ tư trường Đại học Đồng Tháp

  1. 300 ỨNG DỤNG PHẢN HỒI ĐỒNG CẤP VÀO VIỆC CẢI THIỆN NĂNG LỰC VIẾT TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ TƯ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP SV. Nguyễn Thị Hằng ThS. Nguyễn Văn Tám Tóm tắt. Bài viết trình bài kết quả nghiên cứu về việc ứng dụng phản hồi đồng cấp (peer-response) vào việc cải thiện năng lực viết tiếng Anh của sinh viên (SV) năm thứ tư Trường Đại học Đồng Tháp thông qua phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp SV. Kết quả cho thấy, hầu hết SV nhận thức được những lợi ích của việc trao đổi bài viết với các bạn của mình để nhận được những nhận xét, đánh giá và góp ý cho hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, vì tâm lý ngại bị phê bình, việc sửa bài cho nhau mất nhiều thời gian và sự không tin tưởng vào kiến thức của bạn học nên ít SV áp dụng phương pháp này để cải thiện kĩ năng viết. Từ những trở ngại đó, bài viết đưa ra một vài giải pháp để khắc phục những hạn chế và phát huy hiệu quả của hoạt động này vào việc nâng cao năng lực viết tiếng Anh cho SV. 1. Mở đầu Phản hồi đồng cấp là hình thức người học trao đổi bài viết với nhau để sửa và đóng góp ý kiến cho nhau, giúp hoàn thiện bài viết trước khi nộp cho giáo viên đánh giá. Phản hồi đồng cấp được thực hiện dưới các hình thức sau: trao đổi bằng lời nói; bình luận bằng cách viết lên bài viết trên giấy; phản hồi bằng chữ viết và sau đó thảo luận bằng lời nói; phản hồi qua mạng. Phản hồi đồng cấp có rất nhiều ưu điểm. Thứ nhất là SV có thể nhận ra những ưu và khuyết điểm trong bài viết của mình.Thứ hai SV có thể trau dồi kiến thức thông qua việc tương tác và chia sẻ với nhau. Thứ ba là SVcó thể đóng góp ý kiến giúp bạn mình phát hiện những lỗi trong bài viết của họ đồng thờigiúp họ xem xét lại bài viết của mình ở một góc độ khác, sau đó điều chỉnh để hoàn thiện. Thứ tư là SVcảm thấy thoải mái, ít lo lắng và tự tin khi thảo luận với bạn của mình. Thứ năm là phản hồi đồng cấp giúp SV phát triển kỹ năng tự sửa lỗi cho bài viết của mình. Để có thể viết tiếng Anh đúng và đủ sức thuyết phục người đọc không phải là một việc dễ làm đối với nhiều SV. Nó đòi hỏi không những kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực mà còn sự thành thạo về ngôn ngữ. Năng lực tiếng Anh của SV về ngữ pháp, từ vựng và khả năng lập luận cùng với những hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống sẽ được thể hiện qua bài viết của họ. Vì vậy mà rấtnhiều SV cảm thấy áp lực, lo âu và căng thẳng mỗi khi nộp bài viết cho giáo viên (GV) đánh giá hoặc khi GV sửa bài viết của họ ngay trước lớp. Mặt khác, GV thường không đủ thời gian để đọc và phản hồi một cách chi tiết, đầy đủ cho tất cả SV. Do đó, nhiều SV không thể hiểu rõ hết về điểm yếu và điểm mạnh của mình để có phương pháp học tốt nhất. Từ đó cho thấy việc đưa bài viết cho bạn học đọc và góp ý trước khi nộp cho GV đánh giá là một phương pháp hiệu quảđể khắc phục những hạn chế của thực trạng trên. Sinh viên có thể học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau sửa chữa các bài viết và cùng nhau tiến bộ. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều SV vẫn còn e ngại khi đưa bài viết cho bạn đọc vì sợ bị bạn chê cười, một số SV thì lười biếng giúp người khác tìm ra những điểm tốt và điểm cần cải thiện của họ. Từ những vấn đề được nêu ra ở trên chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này để tìm hiểu thêm về những lợi ích, hạn chế và từ đó đề ra biện pháp để phát huy hiệu quả của phương pháp này, mong muốn sẽ có những đóng góp thiết thực vào việc dạy và học viết tiếng Anh ở trường đại học.
  2. 301 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu - Có 2 phương pháp nghiên cứu chính được áp dụng trong đề tài: + Nghiên cứu thông qua phiếu khảo sát gồm 23 câu hỏi được phát cho 60 SV chuyên ngành Tiếng Anh, năm thứ tư, Khoa SP. Ngoại ngữ, Trường ĐH Đồng Tháp để tìm hiểu về thực trạng, thái độ và ý kiến của SV về việc ứng dụng hoạt động phản hồi đồng cấp (Peer response) vào việc nâng cao năng lực viết tiếng Anh cho SV. + Nghiên cứu thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 20 SV (trong 60 SV nêu trên) để thu thập thêm thông tin về những lợi ích, hạn chế va biện pháp khắc phục. Ngoài ra chúng tôi còn so sánh điểm môn viết của SV khi có áp dụng và khi không áp dụng hoạt động trên. Chúng tôi còn thu thập lại những bài viết mà SV đã sửa cho nhau để tìm hiểu xem họ đã cho phản hồi bằng cách nào và về những khía cạnh nào. 2.2. Kết quả nghiên cứu 2.2.1. Thực trạng ứng dụng phản hồi đồng cấp vào kỹ năng viết Tất cả các SV tham gia khảo sát đều đã từng được học môn viết có ứng dụng phản hồi đồng cấp, nhưng mức độ sử dụng thì khác nhau ở mỗi học kì. Có học kì ứng dụng nhiều, có học kì ứng dụng ít. Biểu đố 1: Số lượng SV đã được áp dụng phản hồi đồng cấp Khi sửa bài cho bạn, GV không viết ra cụ thể những những nội dung cần phải sửa để SV dựa vào đó sửa bài. SV sửa bài cho bạn bằng ba hình thức chính là viết thẳng vào bài của bạn, viết rồi sau đó thảo luận với bạn và qua mạng Internet. Khi sửa bài, họ thường sửa ngữ pháp, cấu trúc câu và lỗi chính tả, thỉnh thoảng họ đưa ra đề xuất và rất hiếm khi khen những điểm tốt trong bài viết của bạn. Sau khi nhờ bạn sửa bài xong, hầu hết SV cân nhắc cẩn thẩn những phản hồi của SV khác và làm theo những gì họ cho là đúng. Ngoài ra, 61.67 % SV thích nhận phản hồi cho bài viết của họ từ bạn của họ vì họ có thể học được một vài điều mới và phát hiện ra lỗi của mình nhờ bạn. Một vài SV không thích đưa bài cho bạn sửa vì họ thường phải làmviệc với những bạn thiếu trách nhiệm hay không có tinh thần hợp tác. Cũng có SV cảm thấy mắc cở về những lỗi trong bài viết của mình và thất vọng khi bài của mình bị bạn chỉ ra rất nhiều lỗi.
  3. 302 Biểu đố 2: Mức độ thích nhận phản hồi từ SV khác Có đến 70 % SV thích bình luận bài của người khác vì họ có thể rèn luyện được kĩ năng tự sửa bài của mình, học được nhiều điều mới từ bài viết của bạn bè và họ có thể điều chỉnh lại kiến thức của mình khi nhận lại phản hồi ngược từ những người bạn khác. Biểu đố 2: Mức độ thích phản hồi/sửa bài cho SV khác 100% 90% 80% 70% 70% 60% 50% 40% 30% 16.67% 20% 13.33% 10% 0% 0% 0% Strongly agree Agree No opinion Disagree Strongly disagree Những SV không thích sửa bài cho người khác vì việc đó mất nhiều thời gian, một số vì bạn của họ không tôn trọng ý kiến của họ và có SV vì khả năng hạn chế nên không thể bình luận. Khi có mâu thuẫn xảy ra, nhìn chung SV biết cách giải quyết bằng cách giải thích, lắng nghe và tham khảo ý kiến GV. Hầu hết SV khẳng định họ viết tốt hơn nhờ áp dụng phản hồi đồng cấp. 2.2.2. Những lợi ích và hạn chế của việc ứng dụng phản hồi đồng cấp (1) Lợi ích SV viết tốt hơn, ít mắc lỗi hơn. Thêm vào đó, SV cải thiện được kĩ năng làm việc nhóm, phân tích bài viết, nhận ra ưu và khuyết điểm của mình. Họ rèn được kĩ năng tự sửa bài cho mình và thu nhặt được nhiều kiến thức thông qua tương tác với nhiều người. Một vài SV cho rằng họ cảm thấy thoải mái khi thảo luận với bạn bè hơn là với GV. Họ cũng sử dụng máy tính tốt hơn nhờ sử dụng hình thức sửa bài qua mạng. (2) Hạn chế Vì thời gian trong lớp hạn chế, SV không có nhiều thời gian để sửa bài cho nhau. Một số SV thiếu trách nhiệm và không có tinh thần hợp tác. Ngoài ra, vì học cùng một lớp, trình độ cũng gần bằng nhau nên nhiều SV không tin tưởng vào những ý kiến của bạn học, do đó họ thích những phản hồi của GV hơn. Một lý do khác là có những SV không có máy tính hoặc máy tính không thể kết nối Internet nên họ gặp khó khăn khi áp dụng phản hồi đồng cấp.
  4. 303 2.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đồng cấp - Đề xuất với GV Hiện nay, hoạt động này vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi, vì vậy mà nhiều SV vẫn chưa nhận thức rõ được tác dụng của nó cũng như cách ứng dụng nó sao cho hiệu quả. Do đó, GV nên giải thích cho SV hiểu được tầm quan trọng cũng như hướng dẫn SV về cách áp dụng hoạt động này. Bên cạnh đó, ngoài việc sửa lỗi, GV nên nhắc nhở SV nêu ra những điểm mạnh hoặc những điểm đã làm tốt trong bài viết của SV khác để cổ vũ tinh thần cũng như giúp làm giảm nhẹ cảm giác thất vọng và e ngại khi nêu ra những phần cần điều chỉnh. Ngoài ra, GV nên tuyên dương những SV nhiệt tình và nhắc nhở những SV lơ là, thiếu trách nhiệm để tất cả SV đều hết lòng làm việc vì lợi ích của chung. GV cũng nên đa dạng hóa hoạt động này vì mỗi loại có một lợi ích riêng và tránh nhàm chán. Cũng cần phải kết hợp với sự hướng dẫn và phản hồi của GV mới phát huy được hiệu quả. Vì vậy, GV nên sửa những lỗi mà SV thường mắc trước lớp và sẵn sàng giải đáp những thắc mắc liên quan. - Đề xuất với SV SV nên mở lòng, chia sẻ kinh nghiệm kiến thức của mình với bạn học cũng như sẵn sàng chấp nhận lỗi của mình để khắc phục chúng. Mặt khác, đây là là một hình thức làm việc nhóm, vậy nên SV cần phải rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm. Ví dụ như có trách nhiệm và tôn trọng ý kiến của nhau. Khi bình luận bài viết cho nhau, SV nên sử dụng từ ngữ khiêm tốn và phù hợp, tránh làm mất lòng nhau vì mục đích của hoạt động phản hồi đồng cấp là nhận xét và góp ý để bài viết hoàn thiện hơn, không phải là đánh giá con người và tìm ra lỗi của người đó. Vì thời gian trong lớp hạn chế, SV có thể áp dụng ngoài giờ học để có nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, sau khi đưa bài viết cho bạn sửa, SV nên cân nhắc những đề xuất của bạn bè cẩn thận và có thể trao đổi với nhau khi có sự bất đồng ý kiến kết hợp với tham khảo ý kiến GV hoàn chỉnh bài viết. 3. Kết luận Hoạt đồng viết không phải là một kĩ năng bẩm sinh mà nó cần phải trải qua sự học tập rèn luyện mới trở nên thành thạo. Theo phương pháp truyền thống, SV rèn luyện và viết một mình nên đôi khi rất nhàm chán và khó khăn. Phản hồi đồng cấp là một phương pháp giúp SV có thể khai thác kiến thức và học hỏi từ bạn học để hoàn thiện kĩ năng viết của mình, việc học viết không còn khô khan nữa mà trở nên thú vị hơn. Thật vậy, qua quá trình nghiên cứu chúng tôi tìm ra được những lợi ích của hoạt động này (nhưng nó ít được áp dụng trong thực tế), cũng như là những trở ngại về thời gian và tâm lý làm cho nhiều SV và GV không tích cực áp dụng nó. Đây thật sự là một phương pháp dễ áp dụng và mang lại hiệu quả cao nếu SV có thể mở lòng hơn và có tinh thần hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau vươn lên trong quá trình chinh phục kĩ năng viết. Tài liệu tham khảo [1]. Brown, H. D. (1994).Teaching by principles. [2]. Kitchakarn, O. (2014).Incorporating peer response to writing process. [3]. Nunan, D. (1998).The Process of Composition. [4]. Rollinson, P. (2005).Using peer feedback in the ESL writing class, Pollinson. [5]. Scrivener, J. (2005).Learning Teaching.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2