intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng phần mềm iMindmap của Bbuzan trong dạy học Giáo dục học

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

132
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ứng dụng phần mềm iMindmap trong dạy học mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao năng lực cho người dạy và người học [2], đồng thời, đây cũng là một bước tiến trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng phần mềm iMindmap của Buzan trong dạy học môn Giáo dục học ở trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng phần mềm iMindmap của Bbuzan trong dạy học Giáo dục học

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM IMINDMAP CỦA BUZAN TRONG<br /> DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC<br /> NGUYỄN THANH HÙNG - PHẠM THỊ THUÝ HẰNG<br /> Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế<br /> Tóm tắt: iMindmap của Buzan, với tư cách là một phần mềm, cùng với máy<br /> tính sẽ hỗ trợ được nhiều mặt trong quá trình dạy học, nhất là tạo ra những<br /> điều kiện tốt để hoạt động nhận thức của sinh viên diễn ra một cách tích cực.<br /> Ứng dụng phần mềm iMindmap trong dạy học mang lại nhiều ý nghĩa quan<br /> trọng, góp phần nâng cao năng lực cho người dạy và người học [2], đồng<br /> thời, đây cũng là một bước tiến trong việc ứng dụng công nghệ thông tin<br /> trong dạy học. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng phần mềm<br /> iMindmap của Buzan trong dạy học môn Giáo dục học ở trường Đại học Sư<br /> phạm – Đại học Huế.<br /> Từ khóa: Phần mềm iMindmap, ứng dụng, dạy học, Giáo dục học<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trong dạy học, có thể nói mối quan tâm hàng đầu của người dạy chính là việc làm thế<br /> nào để thiết kế được nội dung dạy học một cách tốt nhất. Một mặt, thiết kế đó thể hiện<br /> được đầy đủ, chính xác những nội dung kiến thức, mặt khác vừa có thể giúp người học<br /> nhận biết và định hướng được các đơn vị kiến thức; và quan trọng hơn nữa, còn giúp<br /> các em hiểu chính xác mối quan hệ, sự liên kết giữa các đơn vị kiến thức một cách hứng<br /> thú, tích cực [1]. Mind map (Bản đồ tư duy - BĐTD) có nhiều ưu thế nổi trội, ngôn ngữ<br /> Mindmap có tính trực quan, khái quát nên Mindmap là một công cụ giúp giảng viên cụ<br /> thể hóa, mô hình hóa, khái quát hóa nội dung một bài học cũng như định ra được quá<br /> trình dạy học một cách hợp lí để đạt hiệu quả cao nhất [5]. Ứng dụng phần mềm<br /> iMindmap trong dạy học sẽ mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng trong hoạt động dạy –<br /> học. Buzan’s iMindMap là phần mềm thiết kế BĐTD được phát triển bởi ThinkBuzan<br /> Ltd. Buzan’s iMindMap là một công cụ sáng tạo mang lại sự linh hoạt, thân thiện cho<br /> thị giác và tư duy của não. Luyện tập với chương trình này, người sử dụng sẽ hình thành<br /> cách ghi chép và suy nghĩ tổng thể cũng như chi tiết. Chức năng chính mà iMindmap<br /> cung cấp giúp cho người sử dụng: lập BĐTD dễ dàng; trình chiếu sinh động nhờ hiệu<br /> ứng 3D, chèn hình ảnh, âm thanh, video…; xuất ra một số định dạng file thông dụng<br /> như: PowerPoint, dạng ảnh, video, PDF, dạng Web… [4] Có thể nói iMindMap là một<br /> chương trình rất được mong đợi của giới tin học bởi sự quy mô, giao diện đẹp. Đồng<br /> thời đây là phần mềm giúp ích rất nhiều trong việc giảng dạy bằng công nghệ thông tin<br /> (CNTT) của giáo viên, hỗ trợ tích cực cho giảng viên trong tổ chức dạy học bài lên lớp<br /> và tích cực hóa quá trình nhận thức của người học.<br /> Ở trường Sư pha ̣m, việc tim<br /> ̀ kiế m, vận dụng các phương pháp, phương tiện dạy học mới<br /> nhằm tạo dựng môi trường học tập tích cực cho sinh viên góp phần nâng cao chất lượng<br /> hiệu quả dạy học đang là hướng được các nhà khoa học giáo dục, giảng viên giảng dạy<br /> Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br /> ISSN 1859-1612, Số 02(38)/2016: tr. 63-72<br /> <br /> NGUYỄN THANH HÙNG – PHẠM THỊ THÚY HẰNG<br /> <br /> 64<br /> <br /> Giáo dục học (GDH) (môn học trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ năng và thái độ<br /> nghề nghiệp, môn dạy nghề cho sinh viên Sư phạm) hiện nay quan tâm nghiên cứu.<br /> Trong đó, hướng nghiên cứu ứng dụng các phần mềm thiết kế BĐTD, đặc biệt ứng dụng<br /> phần mềm iMindmap trong viê ̣c thiế t kế nội dung dạy học và tổ chức dạy học bài lên<br /> lớp môn GDH là hướng nghiên cứu mang nhiều ý nghĩa thiết thực trong công tác dạy và<br /> học của giảng viên và sinh viên.<br /> 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Thực trạng ứng dụng phần mềm thiết kế bản đồ tư duy iMindmap trong dạy<br /> học GDH ở trường ĐHSP, ĐH Huế<br /> 2.1.1. Nhận thức về mức độ cần thiết ứng dụng phần mềm iMindmap trong dạy học<br /> Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy phần lớn giảng viên và sinh viên được hỏi đều đánh<br /> giá cao mức độ cần thiết của việc ứng dụng phần mềm thiết kế BĐTD iMindmap trong<br /> dạy học GDH. Kết quả thể hiện qua hình 1.<br /> <br /> 100<br /> Giảng viên<br /> <br /> 50<br /> Sinh viên<br /> <br /> Sinh viên<br /> <br /> Giảng viên<br /> <br /> 0<br /> Rất cần thiết<br /> <br /> Cần thiết<br /> <br /> Có hay không<br /> cũng được<br /> <br /> Không cần<br /> thiết<br /> <br /> Hình 1. Biểu đồ nhận thức của giảng viên và sinh viên về sự cần thiết của việc ứng dụng<br /> phần mềm iMindmap trong dạy học GDH<br /> <br /> Về phía giảng viên, có 2/11 giảng viên đánh giá sự cần thiết của việc ứng dụng phần<br /> mềm thiết kế BĐTD trong dạy học ở mức độ rất cần thiết, 9/11 cho rằng cần thiết.<br /> Trong khi đó, có 74,2% tổng số sinh viên được điều tra cho rằng “rất cần thiết”, và “cần<br /> thiết” ứng dụng phần mềm vẽ BĐTD trong thiết kế nội dung dạy học môn GDH. Về<br /> phía sinh viên, dù chưa hiểu biết nhiều về các phần mềm vẽ BĐTD, sinh viên vẫn thấy<br /> được sự cần thiết của việc sử dụng phương tiện này trong dạy học GDH.<br /> Để tìm hiểu thêm vấn đề liên quan đến nhận thức của giảng viên và sinh viên chúng tôi<br /> đã tiếp tục khảo sát về lý do giảng viên và sinh viên đánh giá “rất cần thiết” và “cần<br /> thiết” của việc ứng dụng phần mềm vẽ BĐTD iMinmap trong dạy học GDH, kết quả chỉ<br /> ra rằng: giảng viên và sinh viên nhận thức tầm quan trọng và sự cần thiết của việc ứng<br /> dụng phần mềm thiết kế BĐTD trong dạy học bởi rất nhiều lý do khác nhau. Trong đó,<br /> ý kiến của giảng viên nổi bật lên với lý do: “Là công cụ hỗ trợ tích cực trong thiết kế<br /> giáo án dạy học” ( =1,89),“Ứng dụng CNTT trong dạy học và đổi mới PPDH” ( =<br /> 1,85)… Sinh viên giải thích sự đánh giá cao sự cần thiết với các lí do: “Hỗ trợ quá trình<br /> nhận thức tích cực của sinh viên” ( = 1,78); “Tạo hứng thú học tập đối với môn học,<br /> bài học” ( = 1,75)… Như vậy, với sự lựa chọn trên đây, có thể thấy được việc ứng<br /> <br /> ỨNG DỤNG PHÀN MỀM BUZAN’S IMINDMAP TRONG DẠY HỌC...<br /> <br /> 65<br /> <br /> dụng phần mềm vẽ BĐTD trong dạy học được giảng viên và sinh viên quan niệm là<br /> mang lại những lợi ích thiết thực cho chính quá trình dạy và học như: giúp sinh viên<br /> nhận biết và định hướng được các đơn vị kiến thức, hiểu chính xác mối quan hệ, sự liên<br /> kết giữa các đơn vị kiến thức ấy một cách hứng thú, tích cực...<br /> Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên được khảo sát thể hiện chưa nhận thức đầy<br /> đủ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc ứng dụng phần mềm vẽ BĐTD trong dạy học<br /> môn GDH, cụ thể, sinh viên đưa ra lí do“Chưa hiểu biết nhiều và rõ về vai trò của<br /> BĐTD” ( =1,79) và “E ngại thay đổi thói quen học tập truyền thống” ( = 1,93).<br /> Những ý kiến thu được qua khảo sát cho thấy thói quen thụ động trong học tập vẫn còn<br /> hiện hữu ở không ít sinh viên. Mặc dù có hứng thú với BĐTD, song nhiều sinh viên còn e<br /> ngại, chưa tự tin và đặc biệt còn lo lắng khi giảng viên ứng dụng BĐTD trong dạy học.<br /> 2.1.2. Mức độ, kĩ năng, cách thức ứng dụng phần mềm thiết kế BĐTD iMindmap<br /> trong dạy học GDH<br /> a. Mức độ, kĩ năng ứng dụng trong dạy học<br /> Kết quả khảo sát cho thấy, giảng viên ứng dụng phần mềm thiết kế BĐTD iMindmap<br /> trong thiết dạy học GDH không phổ biến, chỉ ở mức độ thỉnh thoảng ( =1,41). Mặt<br /> khác, hầu hết những giáo viên có ứng dụng các phần mềm thiết kế BĐTD trong dạy học<br /> có kĩ năng thực hiện ở mức độ tương đối thành thạo. Cụ thể, giảng viên có thể tiến hành<br /> “Trình chiếu BĐTD nội dung bài giảng được thiết kế” ( =1,38); giảng viên chủ động<br /> “Tự thiết kế BĐTD nội dung bài giảng môn học” ( = 1,20). Như vậy, trong thực tế,<br /> giảng viên chỉ thỉnh thoảng, thậm chí là không bao giờ ứng dụng phần mềm vẽ BĐTD<br /> trong thiết kế nội dung dạy học cho bài lên lớp môn GDH. Ngoài ra, kĩ năng là một vấn<br /> đề có tầm quan trọng đến sự thành công của tiết dạy học lên lớp có ứng dụng phần mềm<br /> hỗ trợ thiết kế BĐTD, vì vậy, rèn luyện và nâng cao kĩ năng sử dụng phần mềm thiết kế<br /> BĐTD cho giảng viên là vấn đề cần được quan tâm chú trọng.<br /> b. Cách thức ứng dụng trong dạy học<br /> Phần lớn giảng viên nhận định, BĐTD chỉ là phương tiện trực quan mang tính hỗ trợ để<br /> giải thích, minh hoạ cho nội dung bài học. Với hình thức sử dụng này, giảng viên chưa<br /> thực sự bồi dưỡng cho sinh viên khả năng tóm tắt, khái quát hoá, hệ thống hoá kiến<br /> thức; hơn nữa, giảng viên chủ yếu vẫn là truyền thụ kiến thức sinh viên, ít kích thích<br /> hoạt động nhận thức của sinh viên.<br /> Bảng 1. Cách thức ứng dụng phần mềm thiết kế BĐTD iMindmap<br /> trong tổ chức dạy học bài lên lớp<br /> Cách thức ứng dụng<br /> Giới thiệu BĐTD tổng quan trước khi giảng nội dung mới<br /> Triển khai BĐTD theo tiến trình bài giảng<br /> Sử dụng BĐTD hệ thống hóa kiến thức sau bài giảng<br /> Tổ chức, hướng dẫn người học thiết kế BĐTD và đánh giá sản phẩm<br /> * Ghi chú: 0 ≤<br /> <br /> ≤ 3;<br /> <br /> : Điểm trung bình; SD: Độ lệch chuẩn<br /> <br /> 0,93<br /> 1,07<br /> 1,05<br /> 1,10<br /> <br /> SD<br /> 0,77<br /> 0,79<br /> 0,78<br /> 0,83<br /> <br /> 66<br /> <br /> NGUYỄN THANH HÙNG – PHẠM THỊ THÚY HẰNG<br /> <br /> Kết quả trình bày ở bảng 1 cho thấy các hình thức ứng dụng phần mềm thiết kế BĐTD<br /> iMindmap trong dạy học GHD được giảng viên thực hiện với tần suất khá thấp, với mức<br /> độ thỉnh thoảng, thậm chí, một số giảng viên chưa bao giờ tiến hành các hình thức ứng<br /> dụng này, cụ thể: chỉ có 2/11 giảng viên thỉnh thoảng sử dụng; 7/11 giảng viên không<br /> bao giờ sử dụng. Quan sát quá trình thực hiện bài lên lớp cho thấy hoạt động chủ yếu<br /> của sinh viên trên lớp vẫn là thụ động ghi chép, việc gợi mở, đặt vấn đề để phát huy tính<br /> tích cực, sáng tạo trong nhận thức nội dung bài học còn hạn chế. Với lối dạy đó, mặc dù<br /> có sử dụng BĐTD trong dạy học nhưng sinh viên không có cơ hội cùng tích cực tham<br /> gia xây dựng bài học nên hiệu quả sử dụng BĐTD chưa cao.<br /> <br /> 2.1.3. Những khó khăn khi ứng dụng phần mềm thiết kế BĐTD iMindmap trong dạy học<br /> Thực tiễn khó khăn trong ứng dụng phần mềm vẽ BĐTD trong dạy học được các giảng<br /> viên nhận định do các nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Một số nguyên nhân<br /> khách quan có thể đề cập đến như: môi trường giảng dạy và học tập ít năng động; thiếu<br /> phương tiện kĩ thuật và điều kiện sư phạm; sinh viên e ngại thay đổi phương pháp dạy<br /> học truyền thống; mất nhiều thời gian, công sức hơn so với phương pháp soạn giáo án<br /> thông thường… Theo chúng tôi, những nguyên nhân này có thể tìm cách khắc phục vì<br /> chúng cũng chỉ tác động từ bên ngoài, gây ảnh hưởng, hạn chế đến mức độ ứng dụng.<br /> Nguyên nhân quan trọng và cốt yếu nhất vẫn là nguyên nhân chủ quan xuất phát từ<br /> chính giảng viên. Cụ thể, các giảng viên còn gặp một số khó khăn tiêu biểu như: quỹ<br /> thời gian hạn chế; thiếu kiến thức, kĩ năng xây dựng và sử dụng phần mềm; kĩ năng tin<br /> học, đồ hoạ còn hạn chế; bản thân giảng viên không có nhu cầu sử dụng; duy trì thói<br /> quen dạy học truyền thống…<br /> Như vậy, qua khảo sát thực trạng, chúng tôi nhận thấy, việc ứng dụng phần mềm thiết<br /> kế BĐTD trong dạy học GDH hiện nay ở ĐHSP Huế còn tồn tại mâu thuẫn giữa nhận<br /> thức về mức độ cần thiết của phần mềm và thực tế ứng dụng. Do vậy, cần có hướng<br /> nghiên cứu ứng dụng nhằm khai thác được hiệu quả của phần mềm iMindmap trong dạy<br /> học. Trong đó trọng tâm là xây dựng, đề xuất hệ thống quy trình sử dụng phần mềm<br /> thiết kế BĐTD iMindmap trong dạy học bài lên lớp, góp phần nâng cao hiệu quả, chất<br /> lượng dạy học môn GDH ở nhà trường.<br /> 2.2. Quy trình ứng dụng và thực nghiệm sư phạm ứng dụng phần mềm imindmap<br /> 6.2 trong dạy học môn giáo dục học ở trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br /> 2.2.1. Xây dựng quy trình ứng dụng phần mềm iMindmap trong dạy học môn GDH<br /> Chúng tôi xây dựng quy trình ứng dụng phần mềm thiết kế BĐTD iMindmap trong dạy<br /> học GDH từ khâu soạn giáo án, thiết kế BĐTD nội dung dạy học đến khâu tổ chức dạy<br /> học bài lên lớp có ứng dụng phần mềm BDTD trong trình chiếu, triển khai giáo án bài<br /> lên lớp. Quy trình xây dựng bao gồm 5 bước: Bước 1. Xác định mục tiêu bài học; Bước<br /> 2: Lựa chọn nội dung thiết kế BĐTD; Bước 3: Thiết kế BĐTD nội dung dạy học bằng<br /> phần mềm; Bước 4: Tổ chức bài lên lớp có ứng dụng phần mềm; Bước 5. Đánh giá hiệu<br /> quả ứng dụng. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu BĐTD nội dung dạy học học phần<br /> GDH1 được thiết kế bằng phần mềm iMindmap 6.2 của Buzan.<br /> <br /> ỨNG DỤNG PHÀN MỀM BUZAN’S IMINDMAP TRONG DẠY HỌC...<br /> <br /> 67<br /> <br /> Hình 2. Bản đồ tư duy về vai trò của yếu tố giáo dục đối với<br /> sự hình thành và phát triển Nhân cách<br /> <br /> 2.2.2. Thực nghiệm sư phạm<br /> + Giả thuyết thực nghiệm: Nếu trong quá trình dạy học môn GDH, giảng viên ứng<br /> dụng phần mềm iMindmap để thiết kế các BĐTD nội dung dạy học và sử dụng chúng<br /> một cách linh hoạt, kết hợp với các phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy<br /> học phù hợp sẽ tăng tính tích cực nhận thức, khả năng sáng tạo, nâng cao hứng thú học<br /> tập cho sinh viên, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn học.<br /> + Nội dung thực nghiệm: Thực nghiệm (TN) sử dụng quy trình và thiết kế BĐTD nội<br /> dung để tổ chức dạy học bài lên lớp học phần GDH1 ở trường ĐHSP, ĐH Huế. Cụ thể<br /> các tác động sư phạm ở lớp thực nghiệm được chúng tôi tiến hành như sau:<br /> Cách thức sử dụng BĐTD<br /> Nội dung thực nghiệm<br /> Giới thiệu BĐTD tổng quan trước khi giảng + Giới thiệu tổng quan về các yếu tố ảnh<br /> nội dung mới<br /> hưởng tới sự hình thành nhân cách<br /> Triển khai BĐTD theo tiến trình bài giảng<br /> + Vai trò của yếu tố Bẩm sinh – Di truyền và<br /> Giáo dục đối với sự hình thành Nhân cách.<br /> Sử dụng BĐTD hệ thống hóa kiến thức sau + Vai trò của yếu tố Môi trường đối với sự<br /> bài giảng<br /> hình thành và phát triển Nhân cách<br /> + Tổng kết về vai trò của các yếu tố ảnh<br /> hưởng tới sự hình thành và phát triển Nhân<br /> cách<br /> Tổ chức, hướng dẫn người học thiết kế + PPDH Vấn đáp; PPDH Thuyết trình; PPDH<br /> BĐTD nội dung kiến thức và đánh giá sản trình bày trực quan.<br /> phẩm<br /> <br /> + Quy trình thực nghiệm: Quy trình thực nghiệm được thực hiện qua các giai đoạn: I.<br /> Chuẩn bị thực nghiệm, bao gồm: 1. Biên soạn tài liệu thực nghiệm; 2. Xây dựng thang<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2