intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ung thư và nguy cơ ung thư

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

62
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hai chữ “ung thư” thường gieo vào công chúng một nỗi sợ hãi, bởi vì trong cách hiểu của nhiều người, đó là một căn bệnh kinh tởm. Ngay cả trong giới bác sĩ cũng sợ hãi ung thư. Tôi còn nhớ trong một seminar bàn về các bệnh nan y, diễn giả trình bày vấn đề bệnh tim mạch, loãng xương, đái tháo đường bằng những hình hoạt họa nhằm mục đích khuyến khích quần chúng thường xuyên tập thể dục, ăn uống điều độ, giảm lượng chất béo trong cơ thể để giảm nguy cơ bị bệnh tim....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ung thư và nguy cơ ung thư

  1. Ung thư và nguy cơ ung thư Hai chữ “ung thư” thường gieo vào công chúng một nỗi sợ hãi, bởi vì trong cách hiểu của nhiều người, đó là một căn bệnh kinh tởm. Ngay cả trong giới bác sĩ cũng sợ hãi ung thư. Tôi còn nhớ trong một seminar bàn về các bệnh nan y, diễn giả trình bày vấn đề bệnh tim mạch, loãng xương, đái tháo đường bằng những hình hoạt họa nhằm mục đích khuyến khích quần chúng thường xuyên tập thể dục, ăn uống điều độ, giảm lượng chất béo trong cơ thể để giảm nguy cơ bị bệnh tim. Có nhiều hình hoạt họa làm cho cử tọa cười thoải mái, và buổi giảng làm nhiều người hài lòng. Nhưng khi qua đến phần ung thư thì phòng họp im phăng phắc, chẳng thấy ai cười; ai cũng tỏ vẻ rất quan tâm. Trong chúng ta, ai cũng nghe qua bệnh ung thư hay biết một người nào đó bị ung thư. Một người dượng tôi qua đời vì bệnh ung thư phổi. Ba tôi bị ung thư tiền liệt tuyến nhưng ông qua đời vì bệnh tim mạch. Một người bạn tôi quen
  2. biết bị ung thư vú. Nhìn qua nhìn lại, chúng ta thấy có khá nhiều người là nạn nhân của ung thư, và có lẽ vì thế hai chữ “Ung thư” có một lực ngầm nào đó rất đặc biệt làm cho người ta phải ngán sợ. Đó là một bệnh có độ cảm tính rất cao. Người ta cho rằng đó không phải là một bệnh đáng đùa như bệnh tim được. Vì thế, cũng là tự nhiên thôi, khi chúng ta tìm mọi cách để tránh nó. Nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” rất phù hợp với bệnh ung thư. Ung thư là bệnh có nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp. Nguyên nhân trực tiếp là qui trình sản xuất và tái sản xuất của tế bào bị rối loạn, dẫn đến một cơ phận trong cơ thể bị hư hỏng một cách tuyệt vọng. Tế bào phát triển nhanh nhưng “mất trật tự”, và lan sang các cơ phận khác trong cơ thể, và cuối cùng “ăn sống” cơ thể làm cho cơ thể phải chết. Hoạt động sản xuất và tái sản xuất của tế bào chịu sự điều khiển của gien. Cho đến nay, ngoài vài trường hợp ung thư vú và ung thư phổi, những bệnh mà giới khoa học đã tìm ra vài gien (như gien BRCA1,
  3. BRCA2 và vài gien mới phát hiện trong tháng qua), phần còn lại chúng ta vẫn không biết các gien này là gì và ở đâu. Một cách để “đo lường” mức độ ảnh hưởng của gien hay biết được tín hiệu của gien là xem xét trong gia đình có thân nhân nào từng bị ung thư hay không (giới y khoa gọi là “tiền sử gia đình”). Nhưng gien không hoạt động một mình, mà chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường và hormone. Nói cách khác, gien chỉ kích hoạt gây ung thư khi bị phơi nhiễm với một yếu tố môi trường nguy hiểm nào đó. Yếu tố môi trường ở đây bao gồm thói quen ăn uống, thuốc lá, bia rượu, vận động cơ thể, môi trường làm việc, mức độ phơi nhiễm với các hóa chất trong cuộc sống, v.v… Do đó, các nguyên nhân gián tiếp gây ra ung thư là các yếu tố môi trường và hormone. Có nghiên cứu ước tính rằng khoảng 95% các trường hợp ung thư mà bác sĩ điều trị là do các yếu tố môi trường gây ra, và gien là nguyên nhân gây ra khoảng 5% các trường hợp ung thư.
  4. Thật ra, ước tính như thế cũng quá đơn giản, vì khó mà qui bao nhiêu trường hợp ung thư do gien và bao nhiêu do môi trường, trong khi chúng ta chưa biết gien nào là “thủ phạm”. Tại sao những người có tiền sử gia đình ung thư nhưng lại không bao giờ mắc bệnh ung thư? Tại sao một số người không bao giờ hút thuốc lá lại bị ung thư? Chúng ta không có câu trả lời dứt khoát, mà chỉ có thể đặt giả thiết để giải thích vấn đề. Giả thiết đặt ra là do sự tương tác giữa gien và môi trường. Theo giả thiết này, người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư (tức có khả năng người đó mang trong người gien có hại) nhưng vì môi trường sống có lợi, cho nên người đó không mắc ung thư. Một người không bao giờ hút thuốc lá có thể bị ung thư vì người đó mang trong người gien nguy hại hay bị phơi nhiễm một yếu tố nguy cơ khác. Theo giả thiết tương tác này, phần lớn ung thư chỉ xảy ra khi đối tượng hội đủ hai điều kiện có nhiều gien (không chỉ một gien) nguy hại và sống trong một môi trường với nhiều yếu tố (không phải chỉ một yếu tố) nguy hiểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2