intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vài nét về tư tưởng lí luận văn học mới của Hoài Thanh

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

102
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoài Thanh là một trong những nhà lý luận – phê bình đi tiên phong trong việc chủ trương đổi mới, kêu gọi đổi mới lý luận văn học. Tuy nhiên, trước nay, nhắc tới Hoài Thanh người ta thường hay nhắc tới cuộc tranh luận giữa phái phê bình do ông đại diện với phái phê bình “nghệ thuật vị nhân sinh” do nhà lý luận phê bình Hải Triều đứng đầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vài nét về tư tưởng lí luận văn học mới của Hoài Thanh

Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br /> <br /> Khoa học Xã hội Nhân văn<br /> <br /> VÀI NÉT VỀ TƯ TƯỞNG LÝ LUẬN VĂN HỌC MỚI CỦA HOÀI THANH<br /> Trần Thị Ngọc Anh (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên)<br /> <br /> Hoài Thanh là một trong những nhà lý luận – phê bình đi tiên phong trong việc chủ<br /> trương đổi mới, kêu gọi đổi mới lý luận văn học. Tuy nhiên, trước nay, nhắc tới Hoài<br /> Thanh người ta thường hay nhắc tới cuộc tranh luận giữa phái phê bình do ông đại diện với<br /> phái phê bình “nghệ thuật vị nhân sinh” do nhà lý luận phê bình Hải Triều đứng đầu. Trong<br /> các công trình nghiên cứu, những bài viết về Hoài Thanh đa phần các tác giả đều tập trung<br /> tìm hiểu, nghiên cứu mảng phê bình của Hoài Thanh với những cách tân xuất sắc về mặt<br /> phương pháp phê bình, về mặt sử dụng ngôn ngữ… riêng về những đóng góp và vị trí của<br /> ông trong giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hóa nền lý luận phê bình văn học Việt Nam<br /> thì mới chỉ được đề cập một cách đúng mức và cũng chưa có một công trình nào nghiên<br /> cứu chuyên sâu.<br /> Vấn đề những cách tân, hiện đại trong lý luận văn học của Hoài Thanh đã được đề cập<br /> đến trong một số bài báo và công trình của các tác giả như: Trịnh Bá Đĩnh [1], Ngô Văn Giá [2],<br /> Trần Hạnh Mai [3], Mã Giang Lân [4], Trần Đình Sử [6], Trần Thị Việt Trung [7]…<br /> Ở các bài báo và những công trình này, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và khẳng định<br /> những đóng góp của Hoài Thanh trong việc hiện đại hóa lý luận văn học Việt Nam giai đoạn đầu<br /> thế kỉ XX đến năm 1945. Tuy nhiên, những ý kiến còn đơn lẻ và chưa thành một hệ thống. Song,<br /> qua những tài liệu này, chúng tôi cũng đã tiếp nhận được nhiều nhân tố hợp lý và quan trọng về<br /> tư tưởng lý luận văn học của Hoài Thanh.<br /> Quan niệm mới mẻ, hiện đại của Hoài Thanh về văn học xét trong bối cảnh cuộc tranh<br /> luận “nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh” đã gặp sự phản ứng quyết liệt không<br /> chỉ đến từ trường phái “nghệ thuật vị nhân sinh” của nhà lý luận Hải Triều mà còn vấp phải sự<br /> không đồng tình từ các trí thức Nho học. Điều này cũng cho thấy rằng, con đường hiện đại hóa<br /> mà văn học Việt Nam, lý luận văn học Việt Nam hướng tới là con đường đầy khó khăn, trắc trở.<br /> Trong một bối cảnh xã hội khi mà: ý thức hệ phong kiến vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng không<br /> nhỏ, ý thức hệ vô sản đang ngày càng được số đông quần chúng nhân dân lao động đồng tình thì những mong muốn cách tân văn học theo hướng nghệ thuật tự thân của Hoài Thanh quả là rất<br /> khó có được sự ủng hộ lớn. Đặc biệt, sau cuộc tranh luận với phái của Hải Triều thì quan niệm<br /> mới của Hoài Thanh càng khó được tiếp nhận rộng rãi.<br /> Tuy vậy, xét trong bối cảnh văn học Việt Nam đang tự vận động đổi mới, hay nói<br /> cách khác là trong bối cảnh của quá trình hiện đại hóa văn học đang diễn ra như một tất yếu<br /> không thể cưỡng lại được - thì quan niệm mới của Hoài Thanh về văn học lại đóng góp vai<br /> trò không nhỏ trên lộ trình hiện đại hóa thành công của văn học nước nhà. Ở phương diện<br /> này, nếu đánh giá một cách phiến diện quan điểm mới của Hoài Thanh thì e rằng khó có thể<br /> giải thích được một cách thấu đáo những cách tân đã diễn ra trong đời sống văn học nước<br /> nhà.<br /> Như đã biết, văn học muốn được đổi mới, thì cần phải có một quan niệm mới về văn<br /> học. Lẽ đương nhiên, mới chưa hẳn đã hiện đại mà vấn đề là giá trị của cái mới đối với thực tế<br /> phát triển của văn học. Điều đó cũng có nghĩa, khái niệm hiện đại của văn học không phải chỉ<br /> 1<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br /> <br /> Khoa học Xã hội Nhân văn<br /> <br /> được đánh giá từ góc độ thời gian mà quan trọng hơn là được đánh giá từ góc độ giá trị của cái<br /> mới đối với sự phát triển của văn học. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện đại hóa văn học. Lý luận<br /> văn học trước đây chủ yếu chỉ nói đến nhận thức, khái quát, cái chung, cái riêng, đến ý thức xã<br /> hội mà chưa xét đến thế giới tinh thần, khách thể tinh thần của nghệ thuật. Trong khi đó, thời<br /> điểm mà Hoài Thanh đưa ra quan niệm mới về văn học - thì lý luận văn học thế giới lại đang<br /> chuyển biến mạnh mẽ bằng một tư duy văn học mới với nội dung chủ yếu là phá bỏ những<br /> quan niệm cũ về văn học. Đó là quan niệm văn học có thiên hướng áp đặt đối với hoạt động<br /> sáng tác. Lý luận văn học bước đầu chuyển sang một hình thái hiện đại hơn và yêu cầu văn học<br /> phải được phát triển chủ yếu bằng quy luật bên trong - quy luật nghệ thuật tự thân. Theo đó,<br /> tác phẩm văn học sẽ được sáng tác mang đậm nét cá tính của nghệ sĩ và tôn trọng những biểu<br /> hiện nghệ thuật theo quy luật của cái đẹp và hình thức thể hiện. Vì thế, tính hiện đại trong văn<br /> học lúc này là sự khẳng định tính độc lập của văn học, khẳng định văn học là khu vực thể hiện<br /> và trình bày cái đẹp cũng như vai trò và sức mạnh của nó đối với nghệ thuật và cuộc sống con<br /> người.<br /> Hoài Thanh có lẽ là một trong những nhà lý luận văn học Việt Nam đi tiên phong trong<br /> việc đổi mới quan niệm về văn học, và đã góp phần định hướng thành công cho quá trình hiện<br /> đại hoá văn học nước nhà. Sự ra đời của thơ Mới, của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn trong giai<br /> đoạn nửa đầu thế kỉ XX nếu đánh giá dưới những quan điểm lý luận của Hoài Thanh sẽ cho thấy:<br /> tính đặc thù của nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu tạo dựng thành công<br /> cho một tác phẩm văn học đích thực. Bởi đúng như Hoài Thanh đã từng khẳng định trong cuộc<br /> bút chiến với Hải Triều, văn học không thể giống như một “thiên phóng sự” [5] mà nó là nghệ<br /> thuật. Đã là nghệ thuật thì phải xét sự đặc sắc của nó từ góc độ nghệ thuật. Theo chúng tôi, Hoài<br /> Thanh đã đúng khi cho rằng, Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan hấp dẫn người đọc không phải<br /> chỉ ở nội dung xã hội đã quá quen thuộc của nó mà quan trọng là ở tài viết văn của Nguyễn Công<br /> Hoan – yếu tố đã tạo ra “bình mới” đầy độc đáo và hấp dẫn!<br /> Mở đầu một quan niệm mới về văn học như vậy Hoài Thanh đã kiên trì bảo vệ nó<br /> bằng hàng loạt những bài nghiên cứu, phê bình tiểu luận sau này, mà nổi bật và thành công<br /> hơn cả là tác phẩm Văn chương và Hành động viết chung cùng Lưu Trọng Lư và Lê Tràng<br /> Kiều. Qua các bài viết và công trình này, ông đã trình bày một quan niệm về nghệ thuật của<br /> mình một cách hệ thống và hiện đại. Khi Hoài Thanh cho rằng văn học nghệ thuật cần phải<br /> được ý thức như một hình thái ý thức đặc thù, “văn chương muốn gì thì gì trước hết cũng phải là<br /> văn chương đã” [5] chính là ông yêu cầu đòi cho văn chương quyền được độc lập và đề nghị coi<br /> trọng hơn văn chương thẩm mỹ. Đồng thời coi trọng văn học trong một trạng thái độc lập, đặc<br /> thù. Đặc biệt là được quyền tự do hoạt động theo quy luật của nghệ thuật và cái đẹp.<br /> Độc lập cũng chính là sự khẳng định văn chương hoàn toàn có thể phát triển dựa vào quy<br /> luật nghệ thuật của chính nó. Vì vậy, cần phải tôn trọng sự tự do của nghệ thuật trong việc thúc<br /> đẩy sự phát triển của văn học. Văn học khi đã có được sự tự ý thức thì sự vận động nội sinh đòi<br /> hỏi cho quyền lợi này của văn học là một tất yếu. Hoài Thanh đã mạnh dạn để trở thành người<br /> phát ngôn chính thức đòi và bảo vệ quyền lợi này cho văn học. Văn học muốn hoàn thành công<br /> cuộc hiện đại không thể không thực hiện bằng việc đổi mới chính mình mà trước tiên là ý thức<br /> mới về chính mình. Yêu cầu đó còn đặt ra cho lý luận văn học với nguyên tắc tổng chỉ huy mới<br /> 2<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br /> <br /> Khoa học Xã hội Nhân văn<br /> <br /> cho văn học là phải hướng vào những yếu tố của bản thân văn học để hình thành những hiểu biết<br /> chính xác và những định hướng phù hợp cho tương lai của văn học.<br /> “Văn chương là văn chương” - điều có ý nghĩa đặc biệt trong quan niệm văn học của<br /> Hoài Thanh và đối với quá trình hiện đại hóa văn học. Hiện đại hóa lý luận văn học chính<br /> là qua tuyên ngôn này Hoài Thanh đã khẳng định về phẩm chất thẩm mỹ của văn học nghệ<br /> thuật. Nếu như văn học trung đại là sự thể hiện quan niệm mối quan hệ: Đạo - Đời - Người,<br /> yếu tố thẩm mỹ - cái đẹp trong văn học bị đẩy xuống hàng thứ yếu; Thì trong quan niệm<br /> của Hoài Thanh cái đẹp trong văn chương là yếu tố quyết định sự thành bại của một tác<br /> phẩm nghệ thuật. Bởi theo ông “Trong khi thưởng thức một tác phẩm của nghệ thuật, lẽ cố<br /> nhiên phải chú ý đến cái đẹp trước khi chú ý đến những tính cách phụ, những hình thức<br /> tạm thời của nó” [5]. Văn học theo quan niệm của Hoài Thanh không còn là địa hạt thống<br /> trị chủ yếu của “đạo” mà còn của tính thẩm mỹ, của cái đẹp nữa. Thơ Mới và tiểu thuyết Tự<br /> lực văn đoàn có thể nói, chính là những sự kiện văn học đầu tiên đánh dấu bước chuyển<br /> mình của văn học Việt Nam theo hướng hiện đại và xuất phát từ chính nhu cầu đổi mới tự<br /> thân của văn học, nhu cầu của sự thể hiện của bản thân nghệ thuật.<br /> Có thể nói, “Phân biệt tính cách văn chương và tác dụng thẩm mỹ của văn học là một<br /> ý tưởng lý luận quan trọng của Hoài Thanh trước 1945” [6]. Hoài Thanh đã trở thành một<br /> trong những người có công đầu trong việc phát triển một nền văn học mà sự tôn trọng tính<br /> thẩm mỹ, cái đẹp của hình thức nghệ thuật được đặt lên hàng đầu. “Cái đẹp tối thượng, chân<br /> lý tuyệt đối ở Hoài Thanh và các tác giả khác của Văn chương và hành động là tính tự nhiên.<br /> Tính tự nhiên còn đồng nghĩa với là tự do, tự hiển lộ, là dồi dào, linh hoạt vô bờ bến. Nó đối<br /> lập với sự thúc bách của công việc sinh nhai hàng ngày, sự kiềm tỏa của luật pháp và dư<br /> luận, đối lập với những khuôn sáo và cả những “khách sáo” trong biểu hiện. Tính nghệ thuật<br /> đồng nghĩa với tính tự nhiên [11] là triết lý thẩm mỹ của Hoài Thanh và những người cùng<br /> phái phê bình với ông. Đây cũng là một trong những lý do để “Không nên đồng nhất quan<br /> điểm của Hoài Thanh với quan điểm của phái nghệ thuật vị nghệ thuật là ông không tán<br /> thành quan điểm của Theophile Gautier xem những cái gì vô ích mới là đẹp” [6]. Với Hoài<br /> Thanh, ông luôn khẳng định cái đẹp là có ích đối với con người và cuộc sống của con người.<br /> Chính vì thế, việc đề cao văn chương thẩm mỹ của Hoài Thanh là hoàn toàn xác đáng và nội<br /> dung của nó không hề đi ngược với mục đích, ý nghĩa và vai trò quan trọng của văn chương<br /> nghệ thuật đối với đời sống con người.<br /> “Khẳng định quan niệm sâu sắc của Hoài Thanh về đặc trưng văn chương nghệ thuật,<br /> không có nghĩa là xóa bỏ những hạn chế, thậm chí là những sai lầm trong quan niệm văn học<br /> của ông” [6]. Quan điểm của ông trong một chừng mực nào đó là phiến diện và hơi ảo tưởng khi<br /> đặt vào tình hình thực tế của xã hội đương thời. Chính vì thế, văn chương ngoài tính nghệ thuật<br /> thuần túy làm đặc trưng cơ bản còn là những giá trị xã hội quan trọng không thể thay thế. Ngay<br /> cả trong ý nghĩa này, văn chương cũng mang một đặc trưng riêng không giống với bất cứ một<br /> hình thái ý thức xã hội nào khác. Hoài Thanh vì quá thiên vị cho yếu tố nghệ thuật và cái đẹp mà<br /> lãng quên hay hạ thấp vai trò của yếu tố nhân sinh xã hội trong văn học.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br /> <br /> Khoa học Xã hội Nhân văn<br /> <br /> Tuy vậy, Hoài Thanh vẫn được đánh giá cao ở góc độ đóng góp cho công cuộc hiện đại<br /> hóa văn học, hiện đại hóa lý luận văn học dân tộc những thập niên đầu thế kỉ XX - một thời điểm<br /> nhạy cảm cho bất cứ một động thái văn hóa xã hội nào. Quá trình hiện đại toàn diện văn học Việt<br /> Nam, “Ngót nửa thế kỉ, có sứ mệnh dứt bỏ mô hình trung đại để nhanh chóng chuyển sang kiểu<br /> tư duy hiện đại, trên tất cả mọi phương diện của sáng tạo văn chương, học thuật” về cơ bản đã<br /> hoàn tất và thành công tốt đẹp. Trong đó, riêng về mặt nhận thức lý luận văn học, Hoài Thanh là<br /> một gương mặt có những đóng góp mà theo chúng tôi là có ý nghĩa quan trọng để đưa văn học<br /> Việt Nam, lý luận văn học Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, tiên tiến mà tính dân tộc vẫn<br /> rất đậm đà <br /> Tóm tắt<br /> Đưa vào lý luận văn học một tư duy mới mẻ, phá bỏ lối định nghĩa theo kiểu thiên kiến<br /> những vấn đề thuộc về lý thuyết của văn học, Hoài Thanh đã trình bày những vấn đề mang tính<br /> chất lý luận của mình một cách có hệ thống. Từ vấn đề đặc trưng, đặc thù của văn học, đến quan<br /> niệm thẩm mỹ, quan niệm về nhà văn, đặc biệt là việc Hoài Thanh đã đưa ra một lý thuyết cho<br /> phê bình văn học - một thể loại mới được hình thành nhưng đã có những đóng góp rất xuất sắc<br /> với nhiều tác giả thuộc các trường phái nghệ thuật khác nhau, bồi đắp thêm cho công chúng độc<br /> giả những hứng thú thẩm mỹ văn học.<br /> Summary<br /> Adding to literature theory and critics a new way of thinking and eliminating prejudiced<br /> definition of concepts in literature theory, Hoai Thanh presented his critical issues in a<br /> systematic way. From literature specification to viewpoints of artistic literature and writers,<br /> especially, Hoai Thanh put forward a theory for literature critics, a newly developed subject<br /> which, however, made great contribution for other artists in different areas. All these<br /> developments provided audience with artistic literature interest.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1]. Trịnh Bá Đĩnh (2004), “Các hình thái tư duy phê bình đầu thế kỉ XX”, Nghiên cứu văn học,<br /> số 2.<br /> [2]. Ngô Văn Giá (1996), “Những vấn đề lý luận văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945”, Luận<br /> án Phó Tiến sĩ Ngữ văn.<br /> [3]. Trần Hạnh Mai (1999), “Sự nghiệp phê bình văn học của Hoài Thanh”, Luận án tiến sĩ Ngữ<br /> văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.<br /> [4]. Mã Giang Lân (chủ biên)(2000), Quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX đến<br /> 1945, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội.<br /> [5]. Từ Sơn (sưu tầm và biên soạn) (1999), Hoài Thanh toàn tập - Tập 1, Nhà xuất bản Văn học,<br /> Hà Nội, trang: 37, 35, 209, 208, 209, 209.<br /> [6]. Trần Đình Sử (2004), “Hoài Thanh trước 1945 – Từ nhà lý luận đến phê bình văn học”,<br /> Nghiên cứu văn học, số 2.<br /> <br /> 4<br /> <br /> Tạp chí Khoa học & Công nghệ - số 2(50)/năm 2009<br /> <br /> Khoa học Xã hội Nhân văn<br /> <br /> [7].Trần Thị Việt Trung (2002), Lịch sử phê bình văn học Việt Nam (giai đoạn từ đầu thế kỉ XX<br /> đến năm 1945), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> [8]. MB Khravchenko (2002), (Sách dịch - Trần Đình Sử tuyển chọn và biên soạn), Những vấn đề lý<br /> luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, trang:<br /> 251,220.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2