intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của chính sách nhà nước trong việc phát triển thị trường dược liệu quý tự nhiên - nghiên cứu tại Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

30
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này trình bày thực trạng một số nguồn dược liệu tự nhiên quý tại địa phương, các chính sách của địa phương hiện có. Từ đó, kết hợp với những bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển dược liệu ở một số quốc gia, đề xuất một số giải pháp về chính sách góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững và tăng giá trị sản phẩm dược liệu quý của địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của chính sách nhà nước trong việc phát triển thị trường dược liệu quý tự nhiên - nghiên cứu tại Kon Tum

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DƯỢC LIỆU QUÝ TỰ NHIÊN - NGHIÊN CỨU TẠI KON TUM ROLE OF STATE POLICIES IN DEVELOPING NATURAL PRECIOUS MEDICINAL SUBSTANCES MARKET- RESEARCH IN KON TUM Bùi Thị Thu Vĩ, Lê Thị Thu Trang Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum Email: bttvi@kontum.udn.vn; ltttrang@kontum.udn.vn Tóm tắt Dược liệu tự nhiên là một tài sản của quốc gia và địa phương, đặc biệt là những loại dược liệu quý, hiếm có tác dụng trong y học, thực phẩm và các ngành khoa học khác. Tại Tây Nguyên nói chung, tỉnh Kon Tum nói riêng, việc bảo tồn, khai thác, phát triển thị trường bền vững cho những loại dược liệu này hiện nay chưa được quan tâm thích đáng. Việc khai thác và tiêu thụ dược liệu còn mang tính tự phát theo hình thức hộ gia đình, kinh doanh nhỏ lẻ,…Đồng thời, các chính sách cụ thể cho sự phát triển hệ sinh thái dược liệu của địa phương vẫn còn hạn chế. Bài viết này trình bày thực trạng một số nguồn dược liệu tự nhiên quý tại địa phương, các chính sách của địa phương hiện có. Từ đó, kết hợp với những bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển dược liệu ở một số quốc gia, đề xuất một số giải pháp về chính sách góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững và tăng giá trị sản phẩm dược liệu quý của địa phương. Từ khóa: Dược liệu, thị trường, chính sách, phát triển dược liệu, quản lý nhà nước Abtracts Natural medicinal substances are national and local properties, especially rare and precious medicinal substances that are effective in medicine, food and other sciences. In the Central Highlands in general and Kon Tum province in particular, the conservation, exploitation and development of sustainable markets for these pharmaceutical materials have not been paid adequate attention. The exploitation and consumption of medicinal substances are still spontaneous in the form of households, small businesses, etc. Besides, specific policies for the development of the medicinal ecosystem in Kon Tum are still limited. This article presents the current situation of a number of precious local natural medicinal sources and local policies. Base on that and combine with lessons learned in the policy of medicinal development in some countries, this study propose a number of policy solutions that contribute to the promotion of sustainable agricultural economic development and increase the value of precious local medicinal products. Keywords: medicinal substances, market, policies, medicinal development, state management 1. Đặt vấn đề Dược liệu được xem là một tài sản của quốc gia và địa phương, nó có tiềm năng, lợi thế đặc biệt đã và đang góp phần đáng kể vào quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, bảo tồn đa dạng sinh học và môi trường sinh thái của từng địa phương, trong đó có Kon Tum. Các huyện địa phương của Kon Tum như Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đắk Glei, Đắk Tô… với mật độ rừng che phủ khá cao, khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình (từ địa hình cao nguyên, vùng núi cao, núi thấp, thung lũng…) thuận lợi cho nhiều cây dược liệu tự nhiên sinh sống và phát triển các vùng dược liệu trọng điểm có quy mô lớn phục vụ nhu cầu thị trường như Đẳng sâm (sâm dây), sâm đương quy, Sâm Ngọc Linh, Sa nhân, Ngũ vị tử, Tiêu rừng, Mắc kén, Lan kim tuyến, Nhân trần… có giá trị cao trong y học, chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là giá trị kinh tế cho người dân địa phương (Hình 1). Trong những năm gần đây, các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đắk Glei, Đắk Tô…cũng đã có nhiều hành động về công tác phát triển dược liệu như: Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu, đánh giá tiềm năng, lợi thế của địa phương, thông qua Nghị quyết về phát triển dược liệu để phát triển kinh tế địa phương... Nhờ đó, đã tạo ra được nhiều sản phẩm dược liệu phục vụ nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, thực tiễn phát triển trong thời gian qua cho thấy, giá trị tạo ra cho người dân địa phương thực 791
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 chưa tương xứng với tiềm năng, nhiều loại dược liệu tự nhiên quý chưa được quy hoạch rõ ràng, chuỗi giá trị cho dược liệu địa phương thấp. Hơn nữa, việc khai thác dược liệu tự nhiên (tự mọc) lâu nay được người dân địa phương thực hiện tự do và chưa có kế hoạch bảo tồn, vì vậy, một số loại dược liệu tự nhiên quý đang bị thu hẹp và cạn kiệt. Hình 1: Một số lược diệu tự nhiên quý tại Kon Tum Nguồn https://www.kontum.gov.vn/pages/detail/1715/Kon-Tum-ap-dung-nhieu-chinh-sach-thu-hut-bao-ton- phat-trien-Sam-Ngoc-Linh-va-cac-duoc-lieu.html Mặt khác, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển dược liệu còn hạn chế (Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Sài Gòn (SMI) ra mắt Phân viện Tây Nguyên tại Khu du lịch sinh thái Măng Đen, xã Đắk Long, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, 2018); phát triển dược liệu chưa có sự quản lý và quy hoạch; chưa có sự liên kết chặt chẽ trong quá trình thu mua, sản xuất và tiêu thụ dược liệu cũng như công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu dược liệu của địa phương. Vì vậy, để trở thành vùng trọng điểm về ngành dược liệu theo định hướng của Chính phủ trong phát triển kinh tế - xã hội của Tây Nguyên (Quyết định số 220/TT-VPCP, ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng chính phủ về “Kết luận của Thủ tướng chính phủ tại Hội nghị toàn quốc về phát triển dược liệu Việt Nam” và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum (Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 2 tháng 3 năm 2018 tại kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa XI phê duyệt “Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”) thì cần có những chính sách cụ thể, phù hợp cho từng địa phương, từng đối tượng trong việc bảo tồn, khai thác, phát triển thị trường nhằm từng bước hình thành một hệ sinh thái dược liệu góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế xã hội bền vững và tăng giá trị sản phẩm dược liệu quý của địa phương. 2. Tổng quan nghiên cứu Theo Cục Quản lý Dược-Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50-60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược. Tuy nhiên, nguồn dược liệu trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 25%, 75% còn lại phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, nhưng theo đánh giá của các nhà kiểm nghiệm dược thì trên thị trường, nguyên liệu thô chỉ là hàng trung phẩm hay thứ phẩm được bán sáng Việt Nam nên chất lượng kém. Bên cạnh đó, xu hướng của con người trong chăm sóc bảo vệ sức khỏe hướng đến các thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, thảo mộc như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, 792
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Nga, Úc, Pháp, Mỹ…với 80% dân số (các nước đang phát triển), 1/4 số thuốc thống kê trong các đơn đều có chứa hoạt chất thảo mộc (các nước phát triển). Bên cạnh đó, Việt Nam có tiềm năng dược liệu vô cùng phong phú, hơn 5,000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc, quý hiếm trên thế giới. Thêm vào đó, nền Y học cổ truyền (YHCT) Việt Nam gắn liền với nhiều danh y nổi tiếng: Hải Thượng Lãn Ông, Lê Hữu Trác, Thiền sư Tuệ Tĩnh… là một kho tàng tri thức khổng lồ mang bản sắc riêng theo từng dân tộc, từng vùng miền... Chính vì vậy, dược liệu đã được Đảng và Nhà nước đánh giá trở thành thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thúc đẩy ngành công nghiệp dược liệu trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn. Đặc biệt và quan trọng nhất đó là làm cho nhân dân ta có đủ thuốc tốt, khỏe mạnh và giàu có, tạo nên hình ảnh Việt Nam - một cường quốc về dược liệu đó là ý nguyện của Dân tộc (Nguyễn Văn Huy, 2017). Vì vậy, nhiều văn bản và chính sách của Đảng và Nhà nước được ban hành như: Luật Dược đã ra đời năm 2005, năm 2013, Quyết định số 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể dược liệu đến năn 2020 và định hướng đến năm 2030” vào ngày 30 tháng 10. Nghị định 65/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ về “Hỗ Chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu”, Quyết định 787 QĐ/TTg, ngày 5 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng chính phú về việc Phê duyệt bổ sung danh mục sản phẩm quốc gia thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 trong đó có Sâm Việt Nam (Thông báo số 369/TB-VPCP ngày 24/9/2018 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị đầu tư, phát triển Sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác tỉnh Kon Tum) để thúc đẩy sự phát triển dược liệu của Việt Nam nói chung, Tây Nguyên nói riêng, bao gồm cả Kon Tum với nhiều loại dược liệu quý hiếm có giá trị: Đảng sâm (Sâm dây), lan Kim tuyến, Đương quy, Ngũ vị tử, Sa nhân tím, Đinh lăng… Tiêu rừng, đặc biệt là sản phẩm quốc gia Sâm Ngọc Linh. Mặt khác, để đánh thức tiềm năng và tăng giá trị dược liệu của địa phương, Kon Tum cũng ban hành nhiều văn bản quan trọng: Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 02/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Nghị quyết số 09/2018/NQ- HĐND ngày 19/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 1466/QĐ-UBND, ngày 28 tháng 12 năm 2018 về việc “Ban hành đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” và Hội Nghị đầu tư và phát triển Sâm Ngọc Linh Kon Tum và các loại dược liệu khác (2018) để đưa ra các chính sách để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân địa phương… đồng thời quảng bá các sản phẩm dược liệu cũng như đẩy mạnh phát triển thị trường dược liệu tại Kon Tum bền vững. Bên cạnh đó, đã có một số tác giả nghiên cứu gần đây nhất về phát triển dược liệu tại Việt Nam, trong đó, tác giả Nguyễn Văn Huy (2017) đã đưa ra mô hình (“4 Nhà”) được áp dụng thực tế từ tập đoàn Traphaco để phát triển dược liệu và sản phẩm từ dược liệu tại Việt Nam: Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà Doanh nghiệp - Nhà nông trong bốn khâu của công nghiệp dược (Nghiên cứu - Phát triển - Sản xuất - Thị trường). Tương tự, tác giả Nguyễn Thượng Dong (2017) đã đề xuất mô hình phát triễn dược liệu cho Việt Nam: Quy hoạch nguồn lực chuyên gia có kinh nghiệm, đặc biệt có đủ thông tin về kinh nghiệm phát triển dược liệu của các nước có điều kiện tương tự Việt Nam, Quy hoạch Hệ thống sản xuất thuốc dược liệu, Quy hoạch hệ thống đào tạo nguồn nhân lực và hệ thống khám chữa bệnh (KCB) bằng YHCT, Nhà nước cần đầu tư các chương trình nâng cao hàm lượng khoa học trong các sản phẩm dược liệu, hiện đại hóa sản xuất công nghiệp. Trong nghiên cứu này, với cách tiếp cận là kế thừa những nghiên cứu đã có, kết hợp thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, tham vấn ý kiến đánh giá từ các nhà quản lý, người dân, doanh nghiệp và thực trạng thực tế của địa phương. 3. Thực trạng phát triển thị trường dược liệu tự nhiên tại Kon Tum Theo kết quả điều tra năm 2016, cả nước có khoảng 5.000 loài thực vật có khả năng sử dụng 793
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 làm thuốc [1], Tây Nguyên có hơn 1.657 loài cây thuốc, riêng phía Đông dãy Trường Sơn tỉnh Kon Tum, các huyện Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đắk Glei,… là nơi chứa đựng nguồn dược liệu tự nhiên phong phú, đa dạng về chủng loại và có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh với khoảng 853 loài cây thuốc và nấm làm thuốc, thuộc 549 chi, 191 họ của 6 ngành thực vật khác nhau, đặc biệt có Sâm Ngọc Linh là loài dược liệu rất quý, hiếm, đặc hữu; trong đó có 35 loài, thuộc 27 họ thực vật quý hiếm cần được bảo tồn như Sâm Ngọc Linh, Sâm dây, Sâm đương quy, Lan Kim tuyến, Nhân trần, Cu ly, Ngũ vị tử, Sa nhân tím, Đinh lăng, Nghệ đỏ, Tiêu rừng, Giảo cổ lam, chè dây, Chuối rừng, Sim rừng, Cốt toái bổ, Sơn tra (Táo mèo)… Và Báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kon Tum về tình hình phát triển dược liệu trên đại bàn tỉnh năm 2016 (Hình 2), ngoài các dược liệu vẫn đang được người dân khai thác tự nhiên trong rừng (Tiêu rừng, Cu ly, Sơn tra, Giảo cổ lam, Cốt toát bổ…) thì các huyện cũng đã có có hơn 1.074 ha dược liệu tự nhiên quý đã được nhân trồng nhưng chủ yếu là sâm Ngọc Linh (trên 500 ha), còn lại là Sâm đương quy, Hồng đẳng sâm, Ý dĩ,..đã mang lại giá trị kinh tế cho người dân ở địa phương Tu Mơ Rông, Đắk Glei. Hiện trạng dược liệu Kon Tum năm 2016 Sâm Ngọc Linh Đảng sâm Sa nhân tím Ý dĩ (Bo bo) Nghệ vàng Đinh lăng Đương quy Các loài dược liệu khác 2% 1% 1% 7% 47% 37% 0% 5% Hình 2: Hiện trạng dược liệu của Kon Tum năm 2016 Bên cạnh đó, với sự ưu ái của thiên nhiên về địa hình, khí hậu, Kon Tum được Chính phủ xác định là một trong 13 tỉnh trọng điểm về dược liệu của Việt Nam: Quảng Ninh, Hà Giang, Kon Tum, Quảng Nam, Lâm Đồng, An Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Long An, Đăk Nông (Thông báo số 220/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ, ngày 12 tháng 5 năm 2017). Đồng thời, để đánh thức tiềm năng, lợi thế đặc biệt, gắn kết bức phá về nguồn dược liệu đã và đang góp phần đáng kể vào quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, Kon Tum đã đặt ra nhiều mục tiêu chiến lược quan trọng trong phát triển sản lượng và chất lượng của nguồn dược liệu, phấn đấu đến năm 2030, trở thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia với sản lượng nguyên liệu dược liệu ước đạt trên 8.000 tấn vào năm 2020, đạt 131.750 tấn năm 2030, đóng góp khoảng 10% tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp của tỉnh (Hình 3, Quyết định số 1466/QĐ-UBND, ngày 28 tháng 12 năm 2018). Như vậy, dược liệu Kon Tum tập trung chính vào Sâm Ngọc Linh, một sản phẩm đặc hữu, đặc biệt có giá trị của vùng núi Ngọc Linh, là tiềm năng to lớn để phát triển ngành công nghiệp trồng và chế biến dược liệu, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, cũng bảo tồn và phát triển các loại dược liệu tự nhiên khác như Ngũ vị tử, Lan kim tuyến, Sa nhân tím, Nấm dược liệu, Tiêu 794
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 rừng… các loại dược liệu khác có giá trị trong y học, hương liệu (các loại dược liệu khác từ 8.0 ha năm 2016, tăng lên 10 ha năm 2020, 1380 ha vào năm 2030). Định hướng phát triển dược liệu đến năm 2020 0% 1% 1% 8% Sâm Ngọc Linh 5% Đảng sâm Ngũ vị tử Sa nhân tím Lan Kim Tuyến 20% 50% Ý dĩ (Bo bo) Nghệ vàng Đinh lăng 0% Đương quy -1% Nấm dược liệu -1% 15% Các loài dược liệu khác Định hướng phát triển dược liệu Kon Tum đến năm 2030 0% 4% 5% Sâm Ngọc Linh Đảng sâm 6% Ngũ vị tử Sa nhân tím 40% 12% Lan Kim Tuyến Ý dĩ (Bo bo) Nghệ vàng 2% Đinh lăng 2% 7% Đương quy Nấm dược liệu 2% 20% Các loài dược liệu khác Hình 3: Định hướng phát triển dược liệu Kon Tum năm 2020 và đến 2030 Song song với việc phát triển về số lượng dược liệu, Kon Tum cũng định hướng đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất giống gốc, giống thương phẩm đối với các loài dược liệu địa phương như (02 cơ sở: Tu Mơ Rông, Kon Plông, năm 2018 - 2020). Ngoài ra, còn định hướng thu hút đầu tư ít nhất 10 cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu quy mô từ nhỏ đến lớn, từ sơ chế, chế biến truyền thống đến ứng dụng công nghệ cao chế biến sâu để cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ các sản phẩm dược liệu địa phương theo chuỗi liên kết đạt tiêu chuẩn, phục vụ nhu cầu sử dụng trong nước và hướng đến xuất khẩu vào năm 2030. 795
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Hơn nữa, ngoài việc cam kết thực thi chính sách đặc thù của Chính phủ về “Hỗ Chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu tại Nghị định 65/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ về “Hỗ Chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu”, Hội đồng Nhân dân tỉnh cũng ban hành nhiều chính sách về hỗ trợ giống phát triển một số loài dược liệu chủ lực như: Sâm Ngọc Linh Kon Tum, Đảng sâm Kon Tum và Đương quy Kon Tum: Đối với Sâm Ngọc Linh Kon Tum: Hỗ trợ một phần chi phí cho Nhà đầu tư (có vườn giống gốc được tỉnh công nhận) sản xuất giống sâm Ngọc Linh để hỗ trợ lại giống cho hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng dân cư tham gia liên kết với trồng sâm Ngọc Linh với Nhà đầu tư. Ưu tiên hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số tham gia nhóm hộ, cộng đồng dân cư được giao khoán quản lý bảo vệ rừng trong vùng quy hoạch theo thứ tự. Đối với Đảng sâm Kon Tum, Đương quy Kon Tum: Hỗ trợ một lần 50% chi phí mua cây giống cho hộ gia đình, cá nhân; đối với hộ nghèo hỗ trợ một lần 100% chi phí mua cây giống, chi phí mua phân bón hữu cơ vi sinh theo định mức cho chu kỳ đầu. Mặt khác, tại Hội Nghị đầu tư và phát triển Sâm Ngọc Linh Kon Tum và các loại dược liệu khác năm 2018, một số sản phẩm từ dược liệu tự nhiên có giá trị kinh tế được giới thiệu: Rượu sim Thiên Hương, Nước ép sim Thiên Hương, Nước sâm dây KoVa, Rượm sâm Ngọc Linh, Sâm dây (dạng đặc, dạng lỏng); kẹo viên Đảng Sâm, Keo viên Đảng Sâm- Mật ong rừng Măng Bút, Gói hoà tan từ Đảng Sâm; Gói hoà tan Đảng Sâm phối vị với Mật ong rừng Măng Búk, Bột gạo đỏ Măng Búk – GABA và các loại dược liệu khô, tươi như: Chuối rừng, giảo cổ lam, chè dây, đương quy, Tinh dầu tiêu rừng (Hợp tác xã Tuyết sơn, Công ty TNHH Công nghệ và kinh doanh nông nghiệp D-Delta) và một số doanh nghiệp khác bên ngoài tỉnh. Qua đây cho thấy rằng, Kon Tum bên cạnh sự ưu ái của thiên nhiên thì Nhà nước Việt Nam nói chung và Kon Tum nói riêng cũng đã ban hành nhiều chính sách thuận lợi nhằm phát triển giá trị của các loại dược liệu tự nhiên trên địa phương, đặc biệt của Sâm Ngọc Linh từng bước đáp ứng nhu cầu đa dạng từ thấp đến cao trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua Việt Nam nói chung bao gồm cả Kon Tum, ngành dược liệu chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có. Hiện cả nước mới có 226 cơ sở sản xuất dược liệu, thuốc cổ truyền, hơn 1,400 cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng với nhu cầu khoảng 20,000 tấn/năm, 80% nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, riêng Kon Tum cũng chỉ có 14 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và hộ gia đình trên địa bàn thực hiện chế biến sản phẩm từ dược liệu điều này chứng tỏ rằng vẫn chưa có nhiều chính sách và môi trường đầu tư tốt để thu hút các nhà đầu tư (Hình 4). Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất dược liệu,thực phẩm chức năng 2000 1500 1000 500 0 Việt Nam Kon Tum Hình 4: Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất dược liệu Ngoài ra, quy mô và trình độ sản xuất còn manh mún, lạc hậu, thiếu tính liên kết. Đồng thời, chất lượng các sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu trong nước còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, tình trạng “chảy máu” dược liệu thô đang có chiều hướng gia tăng, khiến cho nhiều loài bị cạn kiệt, tuyệt chủng, chưa có sự kết nối, hỗ trợ từ người khai thác, người thu mua và đơn vị sản xuất. Chính điều này 796
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 cũng làm biến động to lớn về thị trường dược liệu nhất là dược liệu thô khi có lượng nhu cầu lớn từ bên ngoài địa phương như thị trường Trung Quốc (Cao ly bị thương lái Trung Quốc thu mua đến cạn nguồn tự nhiên, mua rễ cây Mật nhân…) hoặc Tiêu rừng có giá trị rất cao về y học, hương liệu nhưng vẫn khai thác trong tự nhiên chưa có biện pháp bảo tồn và nhân vùng trồng. Hơn nữa, khâu chế biến sản xuất và sử dụng cây dược liệu quý trong tự nhiên chủ yếu là xuất thô, rất ít các sản phẩm tinh về dược liệu mang thương hiệu của Kon Tum, thương hiệu quốc gia, cũng như thương hiệu quốc tế phản ánh qua Triển lãm Sâm ngọc Linh năm 2018 mặc dù có nhiều thành tựu ấn tượng trong lòng du khách với rất nhiều loại dược diệu phong phú gồm 21 gian hàng nhưng có trên 200 mặt hàng dược liệu thô và sản phẩm từ dược liệu và sự góp mặt của “quốc bảo” Sâm Ngọc Linh. Trong đó, huyện Kon Plông mang đến Hội triển lãm sâm Ngọc Linh năm 2018, 32 loại dược liệu chế biến, 21 loại dược liệu khô, 12 loại dược liệu tươi. Như vậy, với những thuận lợi và hạn chế đã trình bày, ta nhận thấy rằng, thị trường phát triển dược liệu của Kon Tum bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: (1) Nhận thức của người dân về giá trị kinh tế của các loại dược liệu tự nhiên. (2) Thiếu chiến lược bảo tồn, quy hoạch phát triển rõ ràng và buông lỏng quản lý nên nhiều loại dược liệu tự nhiên đã bị khai thác cạn kiệt. (3) Công tác quản lý nhà nước về dược liệu từ cấp thôn, làng, xã đến huyện đến tỉnh còn hạn chế và chưa sâu sắc về kết nối và chuyên môn. (4) Chưa có chính sách riêng hỗ trợ cho các doanh nghiệp/ doanh nghiệp địa phương sản xuất dược liệu như xây dựng nhà xưởng sơ chế, chế biến dược liệu, quy trình bảo quản, chế biến sau thu hoạch nên doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư theo chiều sâu và chưa đẩy mạnh xây dựng quảng bá thương hiệu dược liệu của địa phương. (5) Chưa có sự thúc đẩy về khởi nghiệp về khởi nghiếp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu tại địa phương. (6) Chưa có sự gắn kết giữa sản xuất dược liệu với Y học cổ truyền tại địa phương. (7) Thiếu các hoạt động tổ chức đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp, các hộ nông dân về kỹ thuật trồng, thu hái, chế biến bảo quản nhằm bảo đảm chất lượng dược liệu vùng trồng và dược liệu tự mọc. (8) Chưa có cơ chế, chính sách phù hợp về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra đánh giá nguồn gốc, chất lượng dược liệu của các đơn vị sản xuất và chế biến dược liệu (9) Thiếu công nghệ, kỹ thuật chế biến để tăng giá trị của sản phẩm dược liệu đáp ứng nhu cầu thị trường thay vì xuất thô và quy trình bảo quản dược liệu an toàn sau thu hoạch tránh ẩm, mốc… (10) Thiếu các chính sách thu hút các nhà nghiên cứu, đơn vị nghiên cứu, chuyên gia về dược liệu đến địa phương để phát triển và tăng giá trị dược liệu. (11) Thị trường dược liệu đang thiếu cầu nối giữa người sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm dược liệu tại địa phương, giữa các vùng trong nước và quốc tế (Hệ sinh thái về dược liệu). Các yếu tố này cho thấy, mặc dù có tiềm năng thế mạnh rất lớn về tài nguyên dược liệu nhưng hiện nay, dược liệu tại Kon Tum chỉ mới dừng lại ở mức khai thác, thu mua và chế biến thô là chính chưa đủ điều kiện để nâng tầm giá trị thực của các loại dược liệu tự nhiên cả về mặt kinh tế của dược liệu cũng như về mặt chế biến trong y dược. Đồng thời, chưa có các biện pháp bảo tồn đối với các loại dược đang còn khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, cũng như chưa có sự kết nối thị trường bền vững về dược liệu tại địa phương, các vùng trong nước và quốc tế để hình thành một hệ sinh thái dược liệu (Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà nghiên cứu và cộng đồng trong chuổi: Nghiên cứu 797
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 - Phát triển - Sản xuất - Thị trường). Do đó, tỉnh Kon Tum cần có nhiều chính sách cụ thể, rõ ràng, để phát triển cây dược liệu cả về chiều rộng và chiều sâu đừng để tình trạng “mất mùa lên giá và ngược lại” như các loại cây chủ lực khác của tỉnh (cao su, cà phê, hồ tiêu…) và quan trọng là ứng dụng khoa học công nghệ trong bảo quản, chế biến sản xuất nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt là tạo ra các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng…phục vụ chăm sóc sức khỏe của người dân tại địa phương và cả Việt Nam. Đồng thời, đưa con đường dược liệu Kon Tum thành thế mạnh của tỉnh nâng tầm giá trị của cây dược liệu trong phát triển kinh tế xã hội và nâng cao mức sống, thu nhập, sức khỏe của người dân địa phương để hình thành nên hệ sinh thái dược liệu bền vững, góp phần quan trọng đảm bảo nguồn cung chất lượng cho ngành y tế tại địa phương nói riêng và cả nước nói chung với mục tiêu đến 2020 bảo tồn được 50% và năm 2030 là 70% tổng số loài dược liệu của Việt Nam, đồng thời đáp ứng được 50% (năm 2020) và 70% (năm 2030) tổng nhu cầu dược liệu sử dụng trong nước. 4. Một số giải pháp chính sách phát triển thị trường dược liệu tự nhiên quý tại Kon Tum 4.1. Bài học kinh nghiệm về chính sách phát triển thị trường dược liệu ở một số quốc gia Việt Nam là một quốc gia có nền dược liệu và nền YHCT từ rất lâu, tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của ngành y tế nói chung và chăm sóc sức khỏe người dân nói riêng. Tuy nhà nước và các địa phương đã có những quy hoạch phát triển dược liệu, nhưng thực sự chưa hiệu quả trong thực tế, vì còn thiếu các căn cứ khoa học. Chính vì vậy, để có cái nhìn tổng hợp từ nhiều quốc gia, tác giả Nguyễn Thượng Dong (2017), đã trình bày một số chính sách phát triển dược của các nước trong khu vực có nền y học cổ truyền và dược liệu lâu đời. Đầu tiên là Trung Quốc, với các chính sách phát triển dược của Trung Quốc (bảng 1) cho thấy, khi xây dựng quy hoạch đã nhìn nhận tổng thể toàn bộ các lĩnh vực có liên quan để phát triển dược liệu kể cả dược liệu tự mọc (tự nhiên) và vùng trồng (bảo tồn và nhân giống trồng quy hoạch theo vùng), đặc biệt là các chính sách và quyết sách phát triển ngành y học cổ truyền. Đồng thời, Trung Quốc cũng hình thành các tập đoàn dược của YHCT để nghiên cứu và sản suất các sản phẩm tinh hoa từ dược diệu của mình. Song song là việc phát triển hình thành mạng lưới các nhà nghiên cứu, nhà khoa học chuyên gia hàng đầu từu nhiều lĩnh vực (công nghệ, thông tin, kinh tế, dược, Bác sỹ YHCT…) các nhà khoa học trong và ngoài nước trong hệ thống phát triển dược liệu. Bảng 1: Chính sách phát triển dược liệu của Trung Quốc Chính sách phát triển dược liệu của Trung Quốc Qui hoạch hệ thống kinh Quy hoạch hệ Qui hoạch NCKH doanh và Hợp tác quốc tế (xây Quy hoạch thống sản xuất và phát triển công dựng các trung tâm thương phát triển Trung Dược (ưu nghệ (TQ xác định mại lớn hướng tới xuất khẩu, Qui hoạch đào nguồn tiên phát triển các 4 mục tiêu phải đạt Qui hoạch hệ thống cửa hàng tạo nguồn nhân nguyên tập đoàn công là (1) phát triển trong bệnh viện YHCTHTQT lực và phát triển liệu gồm: nghiệp Trung dược trung dược (2) đổi tập trung giới thiệu luật hệ thống khám Nguyên qui mô lớn, các tập mới công nghệ (3) YHCT-TQ, chính sách, tiêu chữa bệnh bằng liệu mọc tự đoàn mũi nhọn có hiện đại hóa Trung chuẩn, công tác điều phối, Y học cổ truyền nhiên và doanh số lớn và các dược ở một số lĩnh chuyển giao công nghệ, xuất vùng trồng. tập đoàn đạt doanh vực và (4) mở rộng khảu Trung dược, hợp tác về số trung bình) HTQT) hiện đại hóa Trung dược, trao đổi thông tin và đào tạo) Tiếp theo là Hàn Quốc (Hình 5), với chính sách phát triển dược liệu của mình, Hàn Quốc cũng tập trung nguồn lực vào phát triển hệ thống y học cổ truyền, hình thánh các bệnh viện các trường đại học chuyên sâu về dược liệu và YHCT. Hơn nữa, trong chính sách của mình, Hàn Quốc quy hoạch cụ thể và kiểm soát chặt chẽ các trung tâm, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, phòng khám, bệnh viện (BV)… về dược liệu, thảo dược, YHCT về số lượng cũng như chất lượng, tránh phát triển lang mang 798
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 và kém chất lượng, nhằm tăng giá trị, uy tín, đảm bảo chất lượng về các sản phẩm nội địa sản xuất từ dược liệu. Hàn Quốc (HQ) thành lập cục phát triển Thành lập Hiệp hội y học Phương đông YHCT-HQ, cục có 2 bộ phận: Đội chính Chosun Hàn Quốc(AKOM) thành lập năm sách và đội phát triển thuốc Phương đông 1945 HQ (năm 1996) Chính sách phát triển dược liệu của Hàn Quốc Thành lập các trường đại học Phương đông (1947) và đưa vào luật y tế năm 1951 Hàn Quốc xây dựng quy hoạch các trung (AKOM). tâm kinh doanh lớn dược liệu và thảo dược, Luật y tế quốc gia công nhận BV-YHCT (1973). cửa hàng kinh doanh, cơ sở XNK dược liệu Thành lập Hiệp hội các BV-YHCT và thảo dược, quy hoạch phòng khám, nhà (KOMHA, 1988). thuốc dược và thảo dược Hình 5: Chính sách phát triển dược liệu của Hàn Quốc Bên cạnh đó, đất nước có truyền thống về thảo dược và dược liệu là Ấn Độ, quốc gia này cũng có nhiều chính sách phát triển dược liệu (Hình 6). Hình 6: Chính sách phát triển dược liệu của Ấn Độ Qua đây ta thấy được, Ấn Độ ở mỗi bang đều thành lập các ban cập bang liên quan đến dược liệu, đầy đủ các chuyên gia từ thực vật học dân tộc đến thương mại, trong đó bao gồm cả người đại diện cho Hiệp hội hợp tác phát triển cây thuốc và viện nghiên cứu với các nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng: 799
  10. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 (1) Khuyến khích trồng một số cây thuốc là thế mạnh. (2) Hỗ trợ các bang về chất lượng và an toàn, hiệu quả của thảo dược. (3) Xây dựng các chính sách đảm bảo hiệu quả trong sử dụng bao gồm cả thu hoạch, chế biến, vận chuyển và bảo quản. (4) Lựa chọn 32 cây thuốc để phát triển dựa trên nhu cầu trong nước và xuất khẩu, các cây này có thể thay đổi hàng năm. Cuối cùng là Nhật Bản, đất nước với chủ trương của Nhà nước là khuyến khích sử dụng các sản phẩm thiên nhiên nhưng rất quan tâm đến chất lượng, đặc biệt quan tâm đến điều kiện sản xuất của hệ thống doanh nghiệp, nơi cung cấp ra thị trường các sản phẩm tự nhiên cho người dùng từ nền YHCT có tên là Y học Kampo. Rất nhiều bài thuốc Kampo đã được Bộ Y tế cho phép nghiên cứu hiện đại hóa. Gần đây các nhà khoa học trường Đại học Toyama đã nghiên cứu thành công thuốc chống di căn ung thư gan, dạ dày và phổi từ curcumin. Bộ y tế đã cho phép nghiên cứu chuyển toàn bộ các vị thuốc Kampo sang dạng cao tiêu chuẩn giúp bệnh nhân không phải sắc thuốc, mà chỉ cần hòa các loại cao tiêu chuẩn đã được chứng minh có tác dụng tương tự, trong một ly nước ấm là uống được và quan tâm đến thực phẩm chức năng để chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, giảm thiểu tác dụng của độc tố và phóng xạ (Hình 7). Chính sách phát triển dược liệu của Nhật Bản Ban hành các tiêu chuẩn khắt khe kiểm Gắn kết chặt chẽ giữa Chủ trương của Nhà Bộ Y tế cho phép soát về chất lượng, đặc các nhà khoa học, công nước là khuyến khích nghiên cứu hiện đại hóa biệt quan tâm đến điều nghệ đại với phát triên sử dụng các sản phẩm các sản phẩm dược với kiện sản xuất của hệ các sản phẩm YHCT và thiên nhiên (Thuốc nhiều hình thức thuận thống doanh nghiệp, thực phẩm chức năng YHCT và Thực phẩm tiện nhất cho việc sử nơi cung cấp ra thị từ dược liệu thiên chức năng) dụng trường các sản phẩm tự nhiên. nhiên cho người dùng. Hình 7: Chính sách phát triển dược liệu của Nhật bản 4.2. Một số chính sách trong việc phát triển thị trường dược liệu tại Kon Tum Từ thực trạng phát triển thị trường dược liệu của Kon Tum hiện tại và mục tiêu phát triển giai đoạn 2020 đến 2030, ngoài các nhiệm vụ và giải pháp được đề ra trong Quyết định số 1466/QĐ- UBND, ngày 28 tháng 12 năm 2018 về việc Ban hành đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, chúng tôi bổ sung thêm một số chính sách sau đây: (1) Tỉnh có chủ trương khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thiên nhiên (thuốc YHCT, khám YHCT và thực phẩm chức năng) để chăm sóc sức khỏe. (2) Có chính sách ưu tiên riêng để thu hút nguồn lực, chuyên gia, nhà khoa học về địa phương để thành lập Ban hoặc Trung tâm hoặc Viện nghiên cứu dược liệu tại KonTum gồm các chuyên gia 800
  11. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 thực vật học dân tộc, công nghiệp dược, thương mại, phát minh sáng chế thuộc lĩnh vực y tế, trồng cây thuốc và công nghiệp dược, hiểu biết về sinh thái của dược liệu, khả năng ứng dụng Công nghệ sinh học (CNSH) trong phát triển cây thuốc, dược lý dân tộc học, công tác phát triển và bảo tồn cây thuốc, hóa thực vật cây thuốc, dược học)...đặc biệt có đủ thông tin về kinh nghiệm phát triển các loại dược liệu gần tương tự của Kon Tum (Sâm Ngọc Linh, Sâm Dây, Sâm Đương Quy, Ngũ vị tử, Sa nhân tím, Lan Kim Tuyến, Nghệ vàng, Đinh Lăng, Nhân trần, Ý dĩ (Bo Bo), Sơn Tra, Cu ly, Nấm dược liệu, Chè dây… (3) Quy hoạch vùng trồng nên dựa vào các vùng trồng truyền thống và bảo tồn các dược liệu mọc tự nhiên (Ngũ vị tử, Tiêu rừng, Cu ly, Giả cổ lam…) ở 3 huyện trọng điểm Kon Plông, Tu Mơ Rông, Đắk Glei,… để phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển, chất lượng và sinh trưởng của từng loại. (4) Quy hoạch Hệ thống kinh doanh và Hợp tác quốc tế nhằm hình thành chuỗi thị trường bền vững theo mô hình: Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà nghiên cứu và cộng đồng với nhiệm vụ: Nghiên cứu - Phát triển - Sản xuất - Thị trường (như xây dựng Trung tâm thương mại lớn hướng tới xuất khẩu về các loại Sâm, các doanh nghiệp kinh doanh lớn về dược liệu, cửa hàng kinh doanh, cơ sở xuất nhập khẩu (XNK) dược liệu và thảo dược) tránh tình trạng phát triển tự phát, mất kiểm soát về nguồn gốc, khai thác cạn kiệt, gắn trách nhiệm tiêu thụ thường xuyên số lượng nguyên liệu do các vùng trồng tạo ra và tránh sản xuất chồng chéo. (5) Ban hành chính sách các tiêu chuẩn kiểm soát về chất lượng, chủng loại sản phẩm, giá bán, sự độc quyền về sản phẩm để đảm bảo người dân tại địa phương Kon Tum và toàn dân Việt Nam đều có thể sử dụng các sản phẩm từ dược liệu, thảo mộc để chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh nhằm phát huy thị trường nội địa, một thị trường đầy tiềm năng và thực hiện mục tiêu chung phát triển kinh tế - xã hội. (6) Quy hoạch Nghiên cứu khoa học và Phát triển công nghệ: Hiện đại hóa công nghệ chế biến và sản xuất, chiết xuất dược liệu, nên tập trung đầu tư cho các cơ sở đã có kinh nghiệm bên ngoài hoặc của tỉnh, đặc biệt, cần có chính sách riêng khuyến khích các công ty của địa phương đầu tư các công nghệ cao và chiết xuất, sản xuất để tăng giá trị của dược liệu và xây dựng thương hiệu địa phương, thương hiệu quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh bền vững. (8) Quy hoạch hệ thống đào tạo nguồn nhân lực và hệ thống Khám chữa bệnh bằng YHCT, có các chính sách về đào tạo, thu hút nguồn lực tiến sỹ, cao học từ các bác sỹ YHCT của địa phương (Bệnh viện Y học cổ truyền Kon Tum, Khoa Đông Y – Bệnh viên Đa Khoa tỉnh Kon Tum). (9) Có chính sách mạnh mẽ, thúc đẩy trong việc kết nối để hình thành hệ sinh thái dược liệu của tỉnh, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân thực hiện khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu của địa phương. 5. Kết luận Để đánh thức tiềm năng lớn mạnh về tài nguyên dược liệu và phát triển bền vững cho tương lai cũng như thực hiện thành công “Đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, Kon Tum cần có những biện pháp phù hợp để kiểm tra, giám sát, đánh giá kịp thời, đúng thực trạng, kết quả thực tế. Đặc biệt, cần có những chính sách cụ thể, rõ ràng phù hợp cho từng địa phương, từng loại dược liệu quý (dược liệu vùng trồng, dược liệu mọc tự nhiên) để hình thành và phát triển thị trường dược liệu bền vững và ngày càng làm tăng giá trị của các loại dược liệu bởi các chính sách đồng bộ từ Nghiên cứu - Phát triển - Sản xuất - Thị trường và quan trọng nhất là thu hút sự chung tay của cả hệ thống: Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà nghiên cứu và cả cộng đồng trong việc gìn giữ và phát triển nguồn nguyên liệu quý từ dược liệu của đất nước. 801
  12. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo thực trạng tình hình phát triển dược liệu tỉnh Kon Tum năm 2016. 2. Nguyễn Thượng Dong (2017), “Mô hình phát triễn dược liệu và thuốc thảo dược từ kinh nghiệm mọt số nước trong khu vực”. 3. Hội Nghị đầu tư và phát triển Sâm Ngọc Linh Kon Tum và các loại dược liệu khác năm 2018. 4. Nguyễn Văn Huy (2017), “Một số giải pháp phát triển dược liệu và sản phẩm từ dược liệu tại Việt Nam”. 5. Quyết định 787 QĐ/TTg, ngày 5 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng chính phú về việc Phê duyệt bổ sung danh mục sản phẩm quốc giá thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020. 6. Quyết định số 1466/QĐ-UBND, ngày 28 tháng 12 năm 2018 về việc Ban hành đề án đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 7. Nghị định 65/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2017 của Chính phủ về “Hỗ Chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu”. 8. Thông báo số 220/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ, ngày 12 tháng 5 năm 2017: Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc về phát triển dược liệu Việt Nam. 9. https://www.kontum.gov.vn/pages/detail/1715/Kon-Tum-ap-dung-nhieu-chinh-sach-thu-hut-bao-ton-phat- trien-Sam-Ngoc-Linh-va-cac-duoc-lieu.html 10. https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/suc-khoe-24h/con-duong-dua-duoc-lieu-thanh-the-manh-cua-viet-nam- 496359.html. 11. https://dantocmiennui.vn/xa-hoi/phat-trien-duoc-lieu-viet-nam-bai-1/120406.html 12. https://www.kontum.gov.vn/dac-san/tin-tuc/detail/77/Tap-trung-nguon-luc-phat-trien-duoc-lieu-cua-tinh- Kon-Tum-thanh-vung-duoc-lieu-trong-diem-quoc-gia.html 13. https://www.nhandan.com.vn/y-te/tieu-diem/item/41675802-%C3%B0anh-thuc-tiem-nang-duoc-lieu-vung- nam-trung-bo-tay-nguyen-tiep-theo-va-het.html 14. https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/940222/phat-trien-duoc-lieu---can-su-chung-tay-cua-nhieu- nganh. . 802
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0