intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của thảo dược trong phòng, trị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, tăng trọng, giảm tỷ lệ tử vong ở gà

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Vai trò của thảo dược trong phòng, trị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, tăng trọng, giảm tỷ lệ tử vong ở gà" được thực hiện với mục tiêu nhằm ứng dụng thảo dược trong chăn nuôi là một xu thế mới giúp cải thiện các tác hại mà kháng sinh tổng hợp mang đến. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của thảo dược trong phòng, trị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, tăng trọng, giảm tỷ lệ tử vong ở gà

  1. VAI TRÒ CỦA THẢO DƯỢC TRONG PHÒNG, TRỊ BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT, TĂNG TRỌNG, GIẢM TỶ LỆ TỬ VONG Ở GÀ Lâm Thư Linh*, Nguyễn Phạm Cát Tường, Trương Thị Thanh Xuân, Lê Bảo Khanh, Trịnh Quý Chiến Khoa Thú y - Chăn nuôi, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Vũ Thụy Hồng Loan, TS. Trịnh Thị Lan Anh TÓM TẮT Tình hình đề kháng kháng sinh (ĐKKS) của các chủng vi khuẩn gây bệnh luôn là vấn đề được quan tâm, vì nó gây hậu quả nghiêm trọng. Sự ĐKKS thường gặp trên gà tại Việt Nam chủ yếu do Salmonella, E. coli và Campylobacter spp.,… Các chủng này đều đề kháng với hầu hết các loại kháng sinh sử dụng trong chữa bệnh cho người như: nhóm β-lactams, Tetracyclin, Chloramphenicol, Streptomycin, và Sulfamethoxazol/Trimethoprim,… gây thất bại kết quả điều trị bệnh và ảnh hưởng đến sức khỏe. Để tăng hiệu quả điều trị vi khuẩn kháng kháng sinh (KKS) và đạt năng suất cao trong chăn nuôi, các thực vật như Tỏi, Gừng, Sả chanh được sử dụng để thay thế kháng sinh tổng hợp. Với các hoạt chất chính như Allicin, Zingerone, Citral,... 3 loại thảo dược này có vai trò phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn đường ruột, kể cả ký sinh trùng thông qua nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Ứng dụng thảo dược trong chăn nuôi là một xu thế mới giúp cải thiện các tác hại mà kháng sinh tổng hợp mang đến. Từ khóa: Chăn nuôi, điều trị nhiễm khuẩn, gà, kháng sinh thảo dược, phòng bệnh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, gia cầm là loại thịt được tiêu thụ nhiều thứ hai và được dự đoán sẽ tăng nhanh nhất. Gia cầm sống, trứng, thịt hoặc các sản phẩm từ thịt được công nhận là một trong những nguồn chính lây nhiễm Salmonella ở người (Wessels et al., 2021). Theo Trương Huỳnh Anh Vũ và cộng sự (2021), tỷ lệ nhiễm Salmonella trên 380 mẫu thịt (bò, heo, gà) tại Tp. HCM thì thịt gà chiếm 49,62%. Xét về nguồn gốc thì các chủng Salmonella phân lập từ thịt gà có tỷ lệ kháng với từng loại kháng sinh cao hơn các nguồn khác. Đối với Tetracycline thì các chủng Salmonella phân lập từ thịt gà có tỷ lệ kháng là 35,38%, cao hơn từ thịt lợn (33,30%). Tương ứng, mức độ ĐKKS của Salmonella từ thịt gà so với thịt lợn như sau: nhóm Sulfamethoxazol có tỷ lệ 30,77% so với 19,05%, Streptomycin 30,77% so với 14,29%, Chloramphenicol có tỷ lệ 33,85% so với 19,05%, Ampicillin có tỷ lệ 29,23% so với 22,22%. Điều này cho thấy đáng báo động về tình trạng nhiễm Salmonella trong thực phẩm và sự lưu hành các chủng KKS ở Tp. HCM. Một nghiên cứu khác của Nguyễn Nam Thắng và cộng sự (2023) tại Thái Bình cho thấy sự hiện diện của trực khuẩn gram âm kháng colistin trong mẫu thịt gà và thịt lợn. Tỷ lệ nhiễm khuẩn trong mẫu thịt gà bán lẻ tại Thái Bình khá cao: 86,7% trong khi ở mẫu thịt lợn là 73,3%. 662
  2. Ở mức độ này, khi người tiêu dùng ăn phải những mẫu thịt bị nhiễm khuẩn chưa được nấu chín hoặc nấu không đúng cách sẽ dễ bị ngộ độc và ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc tồn dư kháng sinh trong cơ thể vật nuôi và các sản phẩm chăn nuôi có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và sự ĐKKS sẽ dẫn đến việc điều trị các bệnh truyền nhiễm thường không hiệu quả, gây tốn kém chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của người chăn nuôi. Vì vậy, hiểu biết về sử dụng thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn vào chăn nuôi, trong đó chăn nuôi gà thay thế kháng sinh – là một giải pháp xanh thân thiện với môi trường và sức khỏe con người, đang được Thế giới và Việt Nam quan tâm. 2. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH DO VI KHUẨN GÂY RA TRÊN GÀ Ngành chăn nuôi phải đối mặt với các khó khăn như chi phí sản xuất tăng cao, thị trường biến động mạnh. Đặc biệt dịch bệnh trên đàn gia cầm diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn. Các mầm bệnh liên quan đến KKS gồm: Salmonella enterica, Escherichia coli, Campylobacter spp.,... Salmonella enterica: vi khuẩn Salmonella enterica gây bệnh đường ruột ở người khi dùng phải thực phẩm có nhiễm mầm bệnh. Theo Raquel và cộng sự (2023) đã đề cập trong một nghiên cứu mới nhất, đây là mầm bệnh lây truyền từ động vật sang người phổ biến thứ hai được báo cáo ở EU và có tới 25% các đợt bùng phát, bệnh tật và nhập viện do Salmonella ở người có liên quan đến nguồn gia cầm. Salmonella là vi khuẩn kỵ khí gram âm thuộc họ Enterobacteriaceae. S. enterica bao gồm 2650 serovar, trong đó một số đã được mô tả trước đây là nguyên nhân gây ô nhiễm thịt và trứng gia cầm, gây lo ngại nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng (Raquel et al., 2023). Phần lớn gà con khi bị nhiễm từ trong trứng khi sinh ra đều ốm yếu, ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao, tiêu chảy loãng vàng lúc đầu về sau tiêu chảy trắng bạch. Phân bết dính làm tắc hậu môn, không đi tiêu được, bụng to dần rồi chết (thường chết vào ngày tuổi thứ 4 – 5) và giảm dần tỷ lệ chết sau ngày thứ 8. Ở ngày tuổi thứ 15 – 20 gà nhiễm thường có một số triệu chứng thần kinh, viêm khớp. Escherichia coli: là một loài vi khuẩn quan trọng trong bộ ba con người-động vật-môi trường, vì nó sống hội sinh trong đường tiêu hóa của động vật, bao gồm cả chim, được phát tán rộng rãi qua phân. Loài này thường được nghiên cứu như một dấu hiệu KKS, chủ yếu là do sự phân bố rộng rãi của nó và khả năng chứa một số gen trong các yếu tố di truyền, đóng vai trò là nguồn quyết định tính KKS đối với các vi khuẩn khác. E. coli phân lập từ gia cầm có thể đề kháng với Aminoglycoside, nhóm β- lactam (Penicillin và Cephalosporin) và Fluoroquinolones (Raquel et al., 2023). E. coli là một trực khuẩn gram âm, họ Enterobacteriaceae. Hầu hết E. coli không gây bệnh, chỉ có một vài huyết thanh gây bệnh mới có khả năng gây bệnh. Có thể chia thành E. coli gây bệnh tiêu chảy (Diarrheagenic E. coli, viết tắt là DEC), E. coli gây bại huyết (STEC), E. coli gây bệnh ngoài đường tiêu hóa (ExPEC) và E. coli sản sinh độc tố Shigatoxin (STEC). Vi khuẩn E. coli gây bệnh cho gia cầm (APEC) gây nên nhiều bệnh khác nhau như viêm đường tiêu hóa (Colibacillosis), nhiễm trùng huyết (Colisepticemia), viêm tích tụ tế bào bạch cầu (Coligranuloma), nhiễm trùng đường hô hấp và viêm túi khí, viêm màng bụng (Peritonitis), viêm ống dẫn trứng (Salpingitis), viêm màng hoạt dịch, viêm khớp (Synovitis), bệnh u hạt (Granulomes), viêm da,… Campylobacter spp.: có thể được tìm thấy ở các môi trường khác nhau như đất, nước và là phần phụ của đường tiêu hóa gia cầm. Chó con, mèo con, các vật nuôi cảnh, động vật gặm nhấm, chim, heo, cừu đều có thể là nguồn lây bệnh cho con người. Theo Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) và 663
  3. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Châu Âu (ECDC), tỷ lệ nhiễm Campylobacter cao nhất được quan sát thấy ở thịt tươi từ gà thịt (37,5%). Đặc tính cộng sinh ở các loài gia cầm cùng với sự xuất hiện cao đã hạn chế việc sử dụng kháng sinh để loại bỏ Campylobacter spp.. (Các nghiên cứu về khả năng kháng thuốc được phân lập từ gà thịt, gà đẻ, xác gà và thịt gà cho thấy tần suất kháng cao với Acid nalidixic, Ampicillin, Cephalexin, Ciprofloxacin, Erythromycin, Gentamycin và Tetracycline (Raquel et al., 2023). Ở gia cầm Campylobacter chủ yếu xâm nhập vào đường ruột dưới (manh tràng, ruột kết và lỗ huyệt). Campylobacter không bám trực tiếp vào các tế bào biểu mô mà chủ yếu nằm ở lớp nhầy của các nang. Khi gà thịt bị nhiễm bệnh, một số lượng lớn Campylobacter có thể được phát hiện trong đường ruột và bài tiết qua phân trong ít nhất 12 tuần. Hầu hết gà mang vi khuẩn mà không có triệu chứng lâm sàng. Campylobacter xâm nhập vào đường ruột cho đến khi giết mổ, dẫn đến ô nhiễm thân thịt tại nhà máy chế biến. Có khi 100% gà thịt ở tuổi giết mổ có thể chứa vi sinh vật này. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm do chưa nấu chín. 3. MỘT SỐ THẢO DƯỢC CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN Việt Nam có trữ lượng lớn các thảo dược quý giá đã được sử dụng theo dân gian để chữa bệnh, hoặc sử dụng kèm trong các bữa ăn để phòng bệnh. Lê Thị Tài và cộng sự (2004) đã nghiên cứu sử dụng cây thuốc nam để bào chế thành thuốc trị bệnh thường gặp cho động vật. Các loài thảo dược thường được sử dụng là: Gừng (Zingiber officinale), Cần tây (Apium graveolens), Rau mùi (Coriandrum sativum), Đinh hương (Syzygium aromaticum), Sả chanh (Cymbopogon citratus), Húng quế (Ocimum basilicum), Tỏi (Allium sativum), ... Bảng 1: Công dụng của một số loài thực vật sử dụng trong chăn nuôi và thú y Thực vật Tên khoa học Phần sử Hoạt chất Tác dụng dụng chính Gừng Zingiber officinale Củ Zingerone Kích thích dịch dạ dày Tỏi Allium sativum Tép Allicin Kích thích tiêu hóa, sát trùng Cymbopogon Citral Sả chanh Toàn cây Kích thích tiêu hóa, sát trùng citratus Cần tây Apium graveolens Lá và hạt Phtalua Kích thích tiêu hóa Rau mùi Coriandrum Lá và hạt Linalol Kích thích tiêu hóa sativum Húng quế Ocimum basilicum Toàn cây Linalol Kháng virus, kháng khuẩn Đinh hương Syzygium Tép Eugenol Kích thích tiêu hóa, sát trùng aromaticum (Nguồn: Mirzaei-Aghsaghali et al., 2012; Lê Thị Tài và cộng sự, 2004) Các loài thực vật trên cùng với một số thực vật: Nhục đậu khấu (Myristica fragrans), Thảo quả (Amomum subulatum), Tiêu (Piper nigrum),… đã được đánh giá là nguồn phụ gia thức ăn chứa kháng 664
  4. sinh tự nhiên có thể giúp động vật tăng khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng, cải thiện năng suất chăn nuôi và sức đề kháng (Kumar et al., 2014). 4. THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ CƠ CHẾ KHÁNG KHUẨN CỦA THẢO DƯỢC Tỏi (Allium sativum) từ lâu đã được sử dụng để chữa nhiều bệnh cho con người như cảm cúm, ho, đầy hơi chướng bụng,... Tỏi có hàm lượng kháng sinh cao với 3 hoạt chất chính là allicin, diallyl sulfide và ajoene (Chen et al., 2021). Allicin không nằm trong tỏi nguyên tép, mà chỉ được hình thành từ allin khi tỏi được giã nhuyễn và tiếp xúc với alliinase. Quá trình chuyển hóa này diễn ra rất nhanh trong vòng 2 phút và hoạt tính kháng khuẩn của tỏi chủ yếu đến từ hoạt chất allicin này. Cấu trúc thiosulfinate trong allicin giữ một vai trò quan trọng bởi sự khử allicin xuống thành diallyl disulfide làm cho tác dụng kháng khuẩn giảm đi đáng kể (Nguyễn Thị Thương, 2014). Sau 24 giờ, các đặc tính kháng sinh trong tỏi nghiền mất hết nhưng các hợp chất chuyển thành các hợp chất chứa sulfur có lợi khác. Sulfur trong tỏi có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và hoạt động trong máu như một chất chống oxy hóa (Nguyễn Thị Thương, 2014). Allicin có tác dụng ức chế sinh trưởng vi khuẩn, ngoài ra nó còn có tác dụng trị sán, lải, giun kim, các bệnh nấm,… Trong nhiều nghiên cứu, tỏi được chứng minh là có tác dụng cải thiện tăng trọng, tỷ lệ tiêu hóa và phẩm chất thịt (Kongmun et al., 2011) do nó có thể duy trì hệ sinh thái vi sinh vật trong đường dạ dày-ruột, nhất là ở vùng nhiệt đới (Kim et al., 2004). Gừng (Zingiber officinale): cũng là loại thảo dược được sử dụng nhiều bởi có tính ấm, vị cay, chữa được chứng hư nhiệt, phong hàn, đau bụng, các chứng thất huyết, đặc biệt là tiêu chảy do lạnh, tiêu chảy nhiễm khuẩn, lỵ ra máu cùng nhiều vấn đề đường tiêu hóa khác. Gừng có các thành phần hoạt tính như: phenolic và terpene, với tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa, chống ung thư,... Các hợp chất phenolic trong gừng chủ yếu là gingerols, shogaols và paradols. Theo Wang và cộng sự (2020) đã chứng minh thành phần chính trong tinh dầu gừng là zingiberene và α-curcumene có tác dụng kháng khuẩn Staphylococcus aureus và Escherichia coli. Sả chanh (Cymbopogon citratus): là một cây thuốc lâu năm thuộc họ Poaceae. Trong y học cổ truyền, Sả chanh có vị the, cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, thông tiểu, hạ khí, tiêu đờm (Đỗ Tất Lợi, 2004). Ngoài đặc tính kháng khuẩn, sả còn có thể kháng nấm và kháng virus. Các hợp chất α-citral và β-citral trong tinh dầu sả chịu trách nhiệm ngăn chặn vi khuẩn phổ rộng (Shah et al., 2011). Tinh dầu sả thường được dùng để diệt vi khuẩn Salmonella và cả E. coli mà không gây ra nhiều tác dụng phụ nhờ có sự hiện diện của các hoạt chất citral, phenol, terpene và aldoketone (Mosquera, 2016; Tatiana et al., 2017). Theo Mmereole (2010) và Mukhtar và cộng sự (2012), sả có thể được sử dụng thay thế cho kháng sinh. Loài thảo dược này ngoài việc phòng và trị bệnh cho gà, còn có thể giúp chúng nâng cao tỷ lệ sinh sản và tăng trọng. 5. VAI TRÒ CỦA THẢO DƯỢC TRONG PHÒNG, TRỊ BỆNH, TĂNG TRỌNG, GIẢM TỶ LỆ TỬ VONG Ở GÀ 5.1. Trên thế giới Để hạn chế việc sử dụng các chất kích thích tăng trưởng kháng sinh (AGP) các nhà nghiên cứu đã chứng minh các thành phần trong tỏi có hiệu quả trong việc thay thế AGP mà không làm giảm năng suất chăn nuôi. Khi áp dụng cho gà thịt thì giúp tăng trọng, giảm tỷ lệ chuyển đổi thức ăn và số lượng 665
  5. E. coli trong manh tràng gà thịt. Việc bổ sung tỏi vào khẩu phần của gà mái còn làm tăng trọng lượng lòng đỏ, màu sắc lòng đỏ và đơn vị Haugh (HU) (Chen et al., 2021). Trong một nghiên cứu khác, thêm tỏi vào thức ăn khoảng 3% trong 8 tuần gà tăng trưởng mạnh hơn. Tác dụng của tỏi có liên quan đến việc giảm thiểu các vi sinh vật gây bệnh đường ruột (Stanaćev et al., 2011). Thêm 2 – 5% tỏi vào thức ăn giúp phòng tránh được các bệnh cho gà, vịt và các loài gia cầm khác. Nghiên cứu của Zhang và cộng sự (2010) cho thấy việc bổ sung bột gừng trong khẩu phần ăn giúp tăng khả năng sinh trưởng và chống oxy hóa của gà thịt. Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng 5 g/kg bột gừng trong khẩu phần ăn của gà làm tăng tốc độ tăng trưởng ngày và năng suất thân thịt so với đối chứng. Ngoài ra, bột gừng còn làm tăng khả năng chống các gốc oxy hóa của enzyme dismutase và glutathione peroxidase, làm giảm nồng độ malondialdehyde và cholesterol trong huyết thanh ở gà 21 và 42 ngày tuổi. Kích thước hạt gừng càng giảm thì khả năng chống oxy hóa của gà càng tăng. Thí nghiệm của Herawati và cộng sự (2011) cũng cho ra kết quả tương tự là khẩu phần ăn có bổ sung bột gừng đều làm tăng khối lượng giết thịt, tỷ lệ thân thịt của gà và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, khối lượng mỡ và tỷ lệ mỡ của thân thịt. Tác giả này kết luận bột gừng làm tăng năng suất sản xuất và chất lượng thân thịt của gà. Nghiên cứu của Onu (2010) có bổ sung 0,25% tỏi, 0,25% gừng vào khẩu phần ăn của gà thịt cũng cho kết quả tương tự. Tác giả này đề xuất sử dụng kết hợp bột gừng và tỏi như một liệu pháp thay thế kháng sinh mà không ảnh hưởng nhiều tới khả năng sản xuất của gà thịt. Một số nghiên cứu cho thấy rằng việc kết hợp tinh dầu sả trong chế độ ăn của gà thịt như một chất bổ sung sẽ kích thích năng suất tăng trưởng của gà thịt (Cross et al., 2002). Thí nghiệm của Tiwari và cộng sự (2018) cũng đã chứng minh sử dụng Sả thay thế cho chất kích thích tăng trưởng kháng sinh ở gà thịt để nâng cao năng suất sản xuất. 5.2. Tại Việt Nam Nghiên cứu của Bùi Thị Lê Minh và cộng sự (2015) cho kết quả là đối với gà 10 tuần tuổi ở các nghiệm thức bổ sung 2%, 3%, 4% tỏi tươi đều khoẻ mạnh, không bị tiêu chảy cũng như các triệu chứng về hô hấp. Từ kết quả này và kết quả xác định nồng độ ức chế tối thiểu của tỏi đối với E. coli, cho thấy có thể bổ sung tỏi tươi vào thức ăn để phòng bệnh tiêu chảy do E. coli. Đặc biệt, trong quá trình nuôi, không phát hiện trứng giun sán trong phân gà ở các nghiệm thức bổ sung tỏi, ngoại trừ nghiệm thức bổ sung 1% tỏi phát hiện 20% (3/15) gà chết với các triệu chứng và bệnh tích: gà đi phân sáp có máu, manh tràng xuất huyết, có sự hiện diện noãn nang cầu trùng trong phân. Phân tích mẫu bệnh phầm gà chết cho kết quả có sự hiện diện của E. coli. Điều này có thể giải thích do tỏi có tác dụng như một chất bổ trợ miễn dịch và làm tăng hoạt tính của các tế bào tạo lympho B và T nên gà ở các nghiệm thức bổ sung tỏi tươi ở 2%, 3% và 4% vào thức ăn trong suốt quá trình nuôi có sức đề kháng với mầm bệnh tốt hơn. Nghiên cứu của Phạm Diệu Thuỳ và cộng sự (2019) khảo sát bệnh cầu trùng trên gà và dùng dịch chiết tỏi để điều trị cũng đưa ra kết quả khả quan và an toàn. Cụ thể, sau điều trị cho gà bị nhiễm bệnh cầu trùng bằng dịch chiết tỏi 5% kết quả tỷ lệ khỏi bệnh 84,44% (gà không còn Oocyst trong phân). Như vậy, sử dụng dịch chiết tỏi với nồng độ 5% để điều trị bệnh cầu trùng gà đạt hiệu quả tương đối cao và an toàn. Cả ba loại thảo dược Sả, Gừng và Tỏi đều là các loại dược liệu để phòng và trị bệnh cho gà trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vân (2022) cùng với Bồ kết, Nghệ, Trầu không, Cộng sản, Cây thị. 666
  6. Tác giả sử dụng các loại thảo dược trên để phòng bệnh CRD, bệnh tiêu chảy do E. coli, bệnh đậu gà và bệnh sán dây, thu được kết quả: bệnh đậu gà tỷ lệ khỏi bệnh là 93,34%; bệnh tiêu chảy do E. coli tỷ lệ khỏi bệnh đạt 90%; thấp nhất là bệnh CRD, tỷ lệ khỏi bệnh cũng đạt 89,34%. Tuy nhiên, tác giả đã đưa ra kết luận, tỷ lệ nuôi sống của đàn gà được sử dụng thảo dược là 96%. Đây là một kết quả cao, do đó sử dụng thảo dược như Tỏi, Gừng và Sả cho gà là an toàn để phòng và trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hoá cũng như có tác dụng tốt trong điều trị bệnh cầu trùng. 6. KẾT LUẬN Từ các phân tích trên cho thấy tình hình nhiễm bệnh do vi khuẩn trên gà diễn biến phức tạp và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, việc lạm dụng kháng sinh trong phòng và trị bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và gia tăng tình trạng KKS. Các nghiên cứu trong và ngoài nước đều khẳng định hoạt tính kháng khuẩn mạnh mẽ của Gừng, Tỏi và Sả chanh trong việc điều trị các bệnh đường tiêu hóa do Salmonella enterica, Escherichia coli, Campylobacter spp,… Đồng thời việc bổ sung 3 loại thảo dược này vào khẩu phần ăn của gà đều cho kết quả tăng trọng lượng giết mổ, tỷ lệ thân thịt, tăng sức đề kháng và năng suất, giảm tiêu tốn thức ăn, giảm các chi phí cho việc điều trị bệnh bằng kháng sinh. Việt Nam có ưu thế về nông nghiệp, sự đa dạng của các loài thực vật là tiềm năng khai thác và phát triển thảo dược trong chăn nuôi gà. Vì thế, hiểu biết về thảo dược, nhất là nhóm thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn, kháng viêm, kháng virus, sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ sức khỏe động vật và người tiêu dùng sản phẩm từ động vật (thịt, trứng). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abreu R, Semedo-Lemsaddek T, Cunha E, Tavares L, Oliveira M. Antimicrobial Drug Resistance in Poultry Production: Current Status and Innovative Strategies for Bacterial Control. Microorganisms. 2023; 11(4):953. https://doi.org/10.3390/microorganisms11040953 2. Chen, J., Wang, F., Yin, Y., & Ma, X. (2021). The nutritional applications of garlic (Allium sativum) as natural feed additives in animals. PeerJ, 9, e11934. doi:10.7717/peerj.11934 3. Cross, D., Acamovic, T., Deans, S. G., & McDevitt, R. M. (2002). The effects of dietary inclusion of herbs and their volatile oils on the performance of growing chickens. British Poultry Science, 43, S33-S35. 4. Đỗ T.,L. (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học - Hà Nội. 5. Herawati, & Marjuki. (2011). The Effect of Feeding Red Ginger (Zingiber officinale Rosc) as Phytobiotic on Broiler Slaughter Weight and Meat Quality. International Journal of Poultry Science, 10(12), 983-986. 6. Kim, S.-K., & Kim, M.-K. (2004). Effect of dried powders or ethanol extracts of onion flesh and peel on lipid metabolism, antioxidative and antithrombogenic capacities in 16-month-old rats. The Korean Journal of Nutrition, 623-632. 7. Kongmun, P., Wanapat, M., Pakdee, P., Navanukraw, C., & Yu, Z. (2011). Manipulation of rumen fermentation and ecology of swamp buffalo by coconut oil and garlic powder supplementation. Livestock Science, 135(1), 84-92. doi:https://doi.org/10.1016/j.livsci.2010.06.131 667
  7. 8. Kumar, M., Kumar, V., Roy, D., Kushwaha, R., & Vaiswani, S. (2014). Application of herbal feed additives in animal nutrition-a review. International Journal of Livestock Research, 4(9), 1-8. 9. Lê T.,T., Đoàn T.,K.,D., Phương S.,L. (2004). Phòng trị một số bệnh thường gặp trong thú y bằng thuốc nam. NXB Nông Nghiệp - Hà Nội. 10. Minh, B. T. L., Duy, V. N., & Trân, H. T. B. (2015). Khảo sát tác dụng kháng khuẩn của tỏi (Allium sativum) trên Escherichia coli và ảnh hưởng của tỏi lên sự tăng trưởng của gà. Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ, (40), 1-6. Retrieved from https://ctujsvn.ctu.edu.vn/index.php/ctujsvn/article/view/2165 11. Mirzaei-Aghsaghali, A. (2012). Importance of medical herbs in animal feeding: A review. Annals of Biological Research, 3, 918-923. 12. Mmereole, F. (2010). Effects of lemon grass (Cymbopogoncitratus) leaf meal feed supplement on growth performance of broiler chicks. International Journal of Poultry Science, 9, 1107-1111. 13. Mosquera, T. D. L. A. (2016). Biological activity of Cymbopogon citratus (DC) Stapf and its Potential Cosmetic Activities. 3(1), 7-7. doi:10.15171/ijpni.2016.07 14. Mukhtar, A., Mohamed, K., Amal, O., & Ahlam, A. (2012). Effect of different levels of lemon grass oil as anatural growth promoter on the performance, carcass yields and serum chemistry of broiler chicks. Egyptian Poultry Science, 33, 1-7. 15. Nguyễn T.,H.,V. (2022). Nghiên cứu sử dụng một số loại thảo dược để phòng và trị bệnh cho gà ri lai nuôi thịt thả vườn tại xã Trung Môn, Huyện Yên Sơn, Tỉnh Tuyên Quang. Retrieved from Tạp chí Khoa học Đại học Tân Trào. Doi: 10.51453/2354-1431/2022/807. 16. Nguyễn T.,T. (2014). Ảnh hưởng của bổ sung tỏi khô và tỏi tươi lên khả năng tăng trưởng của gà thả vườn giai đoạn 04 tuần tuổi đến 13 tuần tuổi. Retrieved from Báo cáo tổng kết Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Trường Đại học Trà Vinh. 17. Nguyễn, N. T., Lê, V. H., Trần, T. H., & Phan, N. Q. (2023). Phát hiện và phân tích định lượng trực khuẩn gram âm kháng colistin trong mẫu thịt gà, thịt lợn bán lẻ tại Thái Bình. Tạp Chí Y học Việt Nam, 522(1). https://doi.org/10.51298/vmj.v522i1.4264 18. Onu, P. N. (2010). Evaluation of two herbal spices as feed additives for finisher broilers. Biotechnology in Animal Husbandry, 26(5-6), 383-392. doi:10.2298/BAH1006383O 19. Shah, G., Shri, R., Panchal, V., Sharma, N., Singh, B., & Mann, A. S. (2011). Scientific basis for the therapeutic use of Cymbopogon citratus, stapf (Lemon grass). J Adv Pharm Technol Res, 2(1), 3-8. doi:10.4103/2231-4040.79796 20. Silva, K. C. d., Knobel, T., & Moreno, A. M. (2013). Antimicrobial resistance in veterinary medicine: mechanisms and bacterial agents with the greatest impact on human health. Brazilian Journal of Veterinary Research and Animal Science, 50(3), 171-183. doi:10.11606/issn.1678- 4456.v50i3p171-183 21. Stanaćev, V., Glamocic, D., Milošević, N., Puvača, N., Stanaćev, V., & Plavsa, N. (2011). 668
  8. Effect of garlic (Allium sativum L.) in fattening chicks nutrition. African Journal of Agricultural Research, 6, 943-948. 22. Tiwari, M. R., Jha, P. K., Sah, B., Kunwar, G., & Jha, A. K. (2018). Performance of lemongrass (Cymbopogon citrates) oil as growth promoter in broiler: Lemongrass oil in broiler diet. Bangladesh Journal of Animal Science, 47(2), 85-91. doi:10.3329/bjas.v47i2.40251 23. Thùy, P. D., & Duyên, D. T. H. (2019). Một số đặc điểm dịch tễ bệnh cầu trùng ở gà nuôi tại Thành phố Thái Nguyên và dùng dịch chiết tỏi điều trị. TNU Journal of Science and Technology, 197(04), 53-58. 24. Trương, H.,A.,V.,*, Chu V.,H., Huỳnh Y.,H. & Nguyễn H.,K.,T. (2021). Thực trạng và đặc điểm kháng kháng sinh của Salmonella spp. phân lập từ sản phẩm thịt tươi sống tại TP Hồ Chí Minh. Bản B của Tạp Chí Khoa học Và Công nghệ Việt Nam, 63(8). https://doi.org/10.31276/VJST.63(8).55-59 25. Wang, X., Shen, Y., Thakur, K., Han, J., Zhang, J.-G., Hu, F., & Wei, Z.-J. (2020). Antibacterial Activity and Mechanism of Ginger Essential Oil against Escherichia coli and Staphylococcus aureus. Molecules, 25(17). doi:10.3390/molecules25173955 26. Wessels, K., Rip, D., & Gouws, P. (2021). Salmonella in Chicken Meat: Consumption, Outbreaks, Characteristics, Current Control Methods and the Potential of Bacteriophage Use. Foods, 10(8). doi:10.3390/foods10081742 27. Zhang, B.-B., Dai, Y., Liao, Z.-X., & Ding, L.-S. (2010). Three new antibacterial active diarylheptanoids from Alpinia officinarum. Fitoterapia, 81(7), 948-952. doi:https://doi.org/10.1016/j.fitote.2010.06.015 669
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0