intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của trường Đại học Sư phạm trong phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ

Chia sẻ: Comam1902 Comam1902 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

51
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết xuất phát từ thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên trẻ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay để đưa ra các biện pháp phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ ngay từ khi họ còn ở trong giảng đường đại học đến những năm đầu của nghề dạy học ở trường phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của trường Đại học Sư phạm trong phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 23-31<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0024<br /> <br /> VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM<br /> TRONG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN TRẺ<br /> Trương Thị Bích<br /> <br /> Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Tóm tắt. Nhiệm vụ của trường sư phạm trong việc trang bị tri thức chuyên môn và nghiệp<br /> vụ sư phạm cho giáo viên tương lai không chỉ kết thúc sau 4 năm học mà còn cần phải<br /> được tiếp tục sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường, hành nghề dạy học ở trường phổ thông,<br /> nhất là đối với đội ngũ giáo viên trẻ. Bài viết xuất phát từ thực trạng năng lực nghề nghiệp<br /> của giáo viên trẻ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay để đưa ra các biện pháp phát<br /> triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ ngay từ khi họ còn ở trong giảng đường đại học đến<br /> những năm đầu của nghề dạy học ở trường phổ thông. Qua đó khẳng định: với quy trình<br /> “bảo hành”, “bảo trì” trong đào tạo giáo viên như thế, cùng với việc xây dựng được chương<br /> trình đào tạo chất lượng, nội dung, cách thức đào tạo hiệu quả và gắn kết với phổ thông sẽ<br /> đào tạo được những thế hệ giáo viên giỏi về chuyên môn, bản lĩnh, năng động về nghiệp<br /> vụ sư phạm, hoàn thiện về nhân cách, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo nói<br /> chung và giáo dục phổ thông nói riêng.<br /> Từ khóa: Năng lực sư phạm, phát triển nghề nghiệp, giáo viên trẻ, biện pháp, vai trò của<br /> trường sư phạm.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Nhiệm vụ trọng tâm của các cơ sở đào tạo giáo viên là đào tạo và cung cấp cho xã hội một<br /> bộ phận nhân lực đặc biệt: những người thực hiện quá trình dạy học, quá trình giáo dục nhằm hình<br /> thành nhân cách học sinh; giáo dục thế hệ trẻ đủ phẩm chất và năng lực, đủ bản lĩnh để xây dựng<br /> đất nước. Nhiệm vụ của trường sư phạm trong việc trang bị tri thức chuyên môn và nghiệp vụ sư<br /> phạm cho giáo viên tương lai không chỉ kết thúc sau 4 năm học mà còn cần phải được tiếp tục sau<br /> khi sinh viên tốt nghiệp ra trường, hành nghề dạy học ở trường phổ thông, nhất là đối với đội ngũ<br /> giáo viên trẻ. Giáo viên trẻ là những giáo viên mới bước vào nghề sư phạm, họ có lòng nhiệt tình,<br /> tận tâm với công việc, muốn khẳng định mình từ những bước đi đầu tiên. Hầu hết họ là những<br /> người năng động, yêu nghề, thể hiện lòng yêu quý học trò, có trách nhiệm và niềm tin vào nghề<br /> nghiệp. Tuy nhiên, do mới bước vào nghề, nên họ phải đối mặt với những thay đổi các mối quan hệ<br /> xã hội, từ quan hệ bạn bè đơn giản sang các mối quan hệ phức tạp với nhiều đối tượng khác nhau.<br /> Có thể nói rằng trong khoảng 3 - 5 năm đầu sau khi tốt nghiệp đại học, tham gia dạy học tại các<br /> trường phổ thông, giáo viên trẻ gặp nhiều khó khăn, bỡ ngỡ và cần được trợ giúp trong dạy học ở<br /> môi trường thực tiễn với nhiều tình huống phức tạp; trong giao tiếp với đồng nghiệp, học sinh, cha<br /> Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018<br /> Liên hệ: Trương Thị Bích, e-mail: bichnxbgd@gmail.com<br /> <br /> 23<br /> <br /> Trương Thị Bích<br /> <br /> mẹ học sinh và hơn hết là chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục học sinh, đáp ứng yêu cầu thực<br /> tiễn của giáo dục [4,5,8]. Nói tóm lại, giáo viên trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc thích ứng với<br /> hoạt động giảng dạy và giáo dục thực tiễn ở nhà trường phổ thông.<br /> Với kinh nghiệm các nước có nền giáo dục phát triển, các cơ sở đào tạo giáo viên luôn quan<br /> tâm và xây dựng chiến lược bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ [10]. Đứng trước<br /> bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện<br /> nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, coi phát triển đội ngũ nhà giáo là<br /> khâu then chốt, các trường đại học sư phạm phải coi việc phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ<br /> là nhiệm vụ quan trọng và được xây dựng trong lộ trình chiến lược phát triển nhà trường.<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Một số vấn đề về thực trạng năng lực sư phạm của giáo viên trẻ trong bối<br /> cảnh đổi mới giáo dục hiện nay<br /> <br /> 2.1.1. Thực trạng năng lực sư phạm của giáo viên trẻ<br /> a) Khả năng đáp ứng tốt về kiến thức chuyên môn, tư cách đạo đức và năng lực tự học, tự<br /> bồi dưỡng<br /> Theo kết quả của các công trình nghiên cứu [4, 5, 8], có thể thấy giáo viên trẻ có kiến thức<br /> chuyên môn tốt, cập nhật được những vấn đề đổi mới của giáo dục phổ thông Việt Nam và trên thế<br /> giới. Điều đó chứng tỏ, trường sư phạm đã làm rất tốt việc trang bị cho giáo sinh hệ thống tri thức<br /> chuyên ngành cũng như trang bị kĩ năng cần có để có thể hành nghề giáo viên trong bối cảnh giáo<br /> dục luôn đổi mới và phát triển. Đây là điểm mạnh nổi trội nhất được tất cả các giáo viên cũng như<br /> ban giám hiệu nhà trường đánh giá, nhận xét. Hơn nữa họ còn nhận xét giáo viên trẻ là những giáo<br /> viên với tư cách đạo đức tốt, tác phong mẫu mực, chững chạc, nhiệt tình và say mê với công việc.<br /> Đa số ý kiến của giáo viên và ban giám hiệu cho rằng họ còn có năng lực tự học, tự bồi dưỡng<br /> nhân cách và nâng cao năng lực chuyên môn [5].<br /> b) Khó khăn, hạn chế của giáo viên trẻ ở trường phổ thông<br /> Kết quả nghiên cứu của các công trình [1, 5, 8] khẳng định giáo viên trẻ trong dạy học ở<br /> trường phổ thông gặp rất nhiều khó khăn: Khó khăn trong giải quyết các tình huống sư phạm;<br /> trong tìm hiểu đối tượng giáo dục; trong quản lí, giáo dục học sinh; trong công tác chủ nhiệm lớp;<br /> trong cách trình bày bài giảng; trong giao tiếp với học sinh; trong sử dụng các phương tiện dạy<br /> học; trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; trong xây dựng và quản lí hồ sơ giáo<br /> án; trong kĩ năng tìm hiểu đặc điểm tâm lí và phân loại học sinh; trong kĩ năng tổ chức giờ sinh<br /> hoạt lớp, kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt, kĩ<br /> năng tư vấn, kĩ năng dạy học tích hợp, dạy học phân hóa, kĩ năng xây dựng và quản lí hồ sơ dạy<br /> học, giáo dục. Trong đó, những kĩ năng đạt mức độ thấp nhất là kĩ năng giáo dục học sinh cá biệt,<br /> kĩ năng tư vấn, tham vấn, kĩ năng dạy học phân hóa và tích hợp.<br /> c) Nhu cầu rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của giáo viên trẻ<br /> Kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Thị Oanh [8] trên một mẫu khách thể gồm 195 giáo<br /> viên có thâm niên đứng lớp dưới 5 năm, đã tốt nghiệp đại học sư phạm và hiện đang công tác tại<br /> một số trường tiểu học và THPT thuộc 7 tỉnh, thành (Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Nội,<br /> Nam Định, Hòa Bình, Đà Nẵng) và 69 cán bộ quản lí đã cho thấy hầu hết giáo viên trẻ đều thấy<br /> thiếu hụt và có nhu cầu được trang bị các kĩ năng:<br /> - Kĩ năng giải quyết tình huống sư phạm.<br /> 24<br /> <br /> Vai trò của trường đại học sư phạm trong phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ<br /> <br /> - Kĩ năng hiểu biết về nhà trường phổ thông và công việc cụ thể của một người giáo viên.<br /> - Kĩ năng làm công tác chủ nhiệm.<br /> - Kĩ năng tìm hiểu đối tượng học sinh.<br /> - Kĩ năng thuyết trình trước đám đông.<br /> - Kĩ năng sử dụng phương pháp dạy học hiện đại.<br /> - Kĩ năng giao tiếp với phụ huynh học sinh.<br /> - Kĩ năng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.<br /> Những khó khăn cũng như đề xuất về nhu cầu, mong muốn của giáo viên trẻ về bồi dưỡng<br /> kĩ năng sư phạm còn thiếu hụt luôn là vấn đề đặt ra trong các công trình nghiên cứu. Có thể nhận<br /> thấy, giáo viên trẻ đã ý thức được nguyên nhân của những thiếu hụt đó và đặt ra kế hoạch cần phải<br /> lấp đầy, bổ sung những kiến thức cũng như kĩ năng sư phạm cần thiết so với yêu cầu thực tế nghề<br /> nghiệp của mình.<br /> <br /> 2.1.2. Thực trạng rèn nghề và phát triển nghề cho giáo viên trẻ<br /> Phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên phổ thông, đặc biệt cho giáo viên trẻ trong<br /> thực tế đã được các cấp quản lí nhìn nhận như một hoạt động quan trọng trong chiến lược đào tạo<br /> và bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên, hoạt động này được triển khai chưa đạt được hiệu quả như kì<br /> vọng của giáo viên, của ngành giáo dục và xã hội. Các hình thức bồi dưỡng chưa đa dạng, phong<br /> phú. Nội dung bồi dưỡng chưa thực sự sát với thực trạng và nhu cầu, mong muốn của giáo viên.<br /> Hình thức bồi dưỡng cho giáo viên nói chung và giáo viên trẻ nói riêng thường dưới hai dạng [6]:<br /> - Các đợt bồi dưỡng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức với hình<br /> thức thường là tập trung tại một địa điểm, bồi dưỡng cho giáo viên cốt cán. Sau đó giáo viên cốt<br /> cán có trách nhiệm về các địa phương và tập huấn lại cho giáo viên của địa phương.<br /> - Bồi dưỡng tại chỗ: Các trường phổ thông tự lên kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất lượng<br /> chuyên môn cho giáo viên. Thường có các hình thức sau: a) Tổ chức cho giáo viên trẻ dự giờ của<br /> các giáo viên có kinh nghiệm dạy học trong trường; khuyến khích, lên kế hoạch cho giáo viên trẻ<br /> dạy để tổ chuyên môn dự giờ, góp ý; b) Bồi dưỡng tại chỗ cho giáo viên trẻ thông qua online; c)<br /> Phân công giáo viên có kinh nghiệm kèm cặp, tư vấn, giúp đỡ giáo viên trẻ.<br /> Có thể khẳng định rằng, giáo viên trẻ chỉ được đi tập huấn bồi dưỡng giống như giáo viên<br /> đã công tác lâu năm và có một thực tế, hiện nay trường sư phạm - cơ sở đào tạo giáo viên, đơn vị<br /> chịu trách nhiệm về chất lượng giáo viên một cách toàn diện chưa có kế hoạch “bảo hành” cho sản<br /> phẩm của mình. Đã đến lúc, trường sư phạm cần có kế hoạch nâng cấp chương trình đào tạo, gắn<br /> với giáo dục phổ thông, tích cực góp phần hỗ trợ phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên sản phẩm đào tạo của mình để đáp ứng yêu cầu giáo dục luôn thay đổi và phát triển.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Một số biện pháp của trường đại học sư phạm trong phát triển năng lực<br /> nghề nghiệp cho giáo viên trẻ<br /> <br /> 2.2.1. Đào tạo giáo viên luôn thích ứng với sự đổi mới của giáo dục; trang bị tri thức và<br /> năng lực nghề nghiệp để họ giải quyết những khó khăn, hạn chế và đáp ứng được<br /> nhu cầu rèn luyện nghiệp vụ sư phạm mà giáo viên trẻ đang phải đối mặt trong<br /> những năm đầu bước vào nghề dạy học<br /> a) Phát triển chương trình đào tạo giáo viên theo hướng gắn kết với chương trình giáo dục<br /> phổ thông, đào tạo ra giáo viên có đủ trình độ và năng lực vận hành hiệu quả chương trình phổ<br /> 25<br /> <br /> Trương Thị Bích<br /> <br /> thông mới<br /> Nhiệm vụ của trường sư phạm vô cùng quan trọng khi đặt viên gạch đầu tiên cho tri thức<br /> nghề nghiệp dạy học ở sinh viên; trang bị cho các thế hệ giáo viên tương lai trở thành những công<br /> dân có tầm nhìn hướng ra thế giới, có bản lĩnh và hoài bão, tâm huyết với nghề dạy học. Chương<br /> trình đào tạo giáo viên cần gắn bó chặt chẽ với chương trình giáo dục ở trường phổ thông. Một<br /> trong những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là phát huy<br /> năng lực của người học, vận dụng có hiệu quả kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng công cuộc công<br /> nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy chương trình đào tạo giáo viên ở trường sư phạm<br /> cần phải được hiệu chỉnh cho phù hợp nhằm cung cấp sản phầm đầu ra cho ngành giáo dục - đào<br /> tạo những người thầy có đủ trình độ và năng lực vận hành hiệu quả chương trình giáo dục phổ<br /> thông mới. Các trường sư phạm nói riêng, các cơ sở đào tạo giáo viên nói chung cần xác định bốn<br /> định hướng cho chương trình giáo dục đào tạo giáo viên trong bối cảnh thay đổi: Giáo dục tập<br /> trung phát triển năng lực; học tập tích hợp; mở cửa trường đại học ra xã hội; đánh giá thúc đẩy quá<br /> trình học tập. Đào tạo giáo viên trong bối cảnh hội nhập hiện nay là một trong những nhiệm vụ<br /> cấp bách và sống còn, quyết định tới chất lượng giáo dục, tới công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện<br /> giáo dục Việt Nam. Để có thể thực hiện được những nhiệm vụ đó, các cơ sở đào tạo giáo viên khi<br /> phát triển chương trình giáo dục cần hướng vào những phẩm chất, năng lực để đáp ứng yêu cầu<br /> của một nền giáo dục luôn thay đổi. Với hệ thống những năng lực cơ bản, người giáo viên sẽ có<br /> đủ khả năng đào tạo những lớp học sinh phổ thông Việt Nam trở thành những công dân của thế kỉ<br /> XXI, sẵn sàng đi vào cuộc sống lao động hoặc học cao hơn trong một thế giới không ngừng biến<br /> động. Đó sẽ là nơi cung cấp nguồn nhân lực có năng lực cạnh tranh trong thời kì hội nhập và toàn<br /> cầu hóa, góp phần nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế.<br /> Theo như tinh thần trên, chương trình đào tạo giáo viên tại các trường sư phạm cần thay<br /> đổi, hiệu chỉnh theo hướng tăng cường tính thực hành; phát triển năng lực chuyên môn, năng lực<br /> sư phạm, năng lực ứng phó với các tình huống phát sinh. Cần kết hợp mô hình đào tạo nối tiếp và<br /> song song bởi mỗi loại mô hình đều có những ưu điểm và nhược diểm, đều có những bất cập và<br /> vượt trội; kiểm soát chuẩn tốt nghiệp đầu ra; xây dựng chuẩn hệ thống kiểm định chất lượng; tăng<br /> cường cho sinh viên nghiên cứu khoa học,. . .<br /> b) Phát triển nghề nghiệp cho sinh viên tại môi trường thực địa<br /> Việc phát triển nghề nghiệp cho sinh viên phải gắn bó chặt chẽ với môi trường giáo dục<br /> phổ thông. Bốn năm học trong trường sư phạm, sinh viên được học rất nhiều kiến thức từ Tâm lí<br /> học, Giáo dục học, Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất, Logic học đến các môn học chuyên<br /> ngành, các môn học về Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn. Tuy nhiên nội dung lí thuyết đang<br /> nhiều mà nội dung thực hành đang thiếu. Vậy cần phải xây dựng chương trình đào tạo cân đối, hợp<br /> lí giữa các môn học cơ bản với các môn học về rèn nghề, phát triển kĩ năng sư phạm. Cần giảm<br /> tính lí thuyết, hàn lâm trong các môn học để tăng cường tính thực tiễn, phải bám sát hơn nữa với<br /> chương trình dạy học ở trường phổ thông. Phần lớn sinh viên khi xuống trường phổ thông thực tập<br /> mới nhận ra rằng các môn Tâm lí học, Giáo dục học được đào tạo ở trường sư phạm chưa giúp họ<br /> được nhiều trong việc nắm bắt tâm lí học sinh, trong việc xử lí các tình huống dạy học và giáo dục,<br /> trong công tác chủ nhiệm, trong việc tổ chức các hoạt động tập thể, trong việc lập một kế hoạch<br /> công tác,. . .<br /> Đa số sinh viên cho rằng khi về phổ thông học mới bắt đầu có những hình dung đầy đủ và<br /> rõ nét về người giáo viên. Thời gian thực tập sư phạm 5 tuần mới đủ để các em “bắt chước” và<br /> “làm theo” chứ chưa đủ tự tin để chủ động thực hiện một cách sáng tạo, linh hoạt các nhiệm vụ<br /> dạy và học ở trường phổ thông. Sinh viên phải được hình dung sớm hơn chức năng, nhiệm vụ của<br /> người giáo viên phổ thông trong thực tiễn để sớm có sự định hướng rèn luyện ngay từ khi bước<br /> 26<br /> <br /> Vai trò của trường đại học sư phạm trong phát triển nghề nghiệp cho giáo viên trẻ<br /> <br /> chân vào trường sư phạm. Và để đến khi ra trường, các em mới có thể nhanh chóng tác nghiệp<br /> ngay từ những ngày đầu làm nghề dạy học. Vậy muốn phát triển nghề nghiệp cho sinh viên tại môi<br /> trường thực địa phải:<br /> * Tổ chức cho sinh viên về trường phổ thông ngay từ năm học thứ nhất<br /> Dạy học là một nghề, vì vậy, quá trình học nghề không thể thoát li thực tế dạy học. Ngay từ<br /> năm thứ nhất, nên bố trí cho sinh viên có từ 1 đến 2 tuần tiếp xúc với nhà trường phổ thông. Mục<br /> đích là để sinh viên làm quen với giáo dục phổ thông với tư cách người giáo viên. Những tuần đầu<br /> này, sinh viên chỉ nghe các báo cáo về giáo dục ở địa phương. Sinh viên sẽ từng bước hiểu về vị<br /> trí, vai trò của người giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm. Từ những<br /> quan sát ban đầu, sinh viên sẽ xác định cho mình những yêu cầu rèn luyện để trở thành một giáo<br /> viên thực thụ. Sang năm thứ hai, vẫn tiếp tục cho sinh viên xuống trường phổ thông nhưng nội<br /> dung thay đổi đó là họ dự giờ để nắm được yêu cầu và cách thức tiến hành một bài dạy. Sinh viên<br /> tham gia làm công tác chủ nhiệm để nắm được các nội dung cần phải thực hiện và cách thức thực<br /> hiện các nội dung đó. Tham gia tìm hiểu tâm lí đối tượng học sinh, tham gia tìm các biện pháp để<br /> giáo dục học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng. Với các nội dung này, sinh viên bước<br /> đầu đã rèn được một số phẩm chất, năng lực cần thiết của người giáo viên: tự tin trước học sinh,<br /> ý thức được vị trí, vai trò của mình trong nhà trường, trong việc giúp đỡ, giáo dục học sinh. Bước<br /> đầu nắm được yêu cầu, nội dung và cách thức thực hiện các thao tác nghề nghiệp. Sang năm thứ<br /> ba, sinh viên xuống trường phổ thông để làm công tác chủ nhiệm, dự giờ và chuẩn bị soạn bài để<br /> dạy thử một số tiết. ở năm thứ ba này, SV đã cơ bản nắm được các hoạt động dạy học, giáo dục<br /> trong nhà trường PT, hình dung được những nhiệm vụ, những công việc mà người giáo viên phổ<br /> thông phải đảm nhiệm. Và đến năm thứ tư, năm cuối cùng, sinh viên xuống trường phổ thông để<br /> thực tập lần cuối. Thời gian này, sinh viên đã tích luỹ cho mình bản lĩnh nghề nghiệp, các thao<br /> tác nghề nghiệp, các kĩ năng dạy học - giáo dục,. . . từ các đợt xuống phổ thông trước đó. Vì vậy,<br /> chắc chắn kết quả lần xuống trường phổ thông này sẽ đạt kết quả cao. Cách thức tổ chức cho sinh<br /> viên về trường phổ thông ngay từ năm đầu chắc chắn góp phần đào tạo những giáo viên có trình<br /> độ chuyên môn vững vàng, có năng lực sư phạm, có bản lĩnh nghề nghiệp, yêu nghề,. . . đáp ứng<br /> yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.<br /> * Mời giáo viên phổ thông giàu kinh nghiệm lên lớp, dạy mẫu cho sinh viên trong quá trình<br /> rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên<br /> Là những người trực tiếp gắn bó với giáo dục phổ thông, hơn ai hết, giáo viên phổ thông<br /> là người truyền đạt tốt nhất kiến thức từ sách giáo khoa tới học sinh. Và chắc chắn cũng là người<br /> xử lí tốt nhất các tình huống sư phạm xảy ra trong quá trình giáo dục. Trước khi đưa sinh viên<br /> xuống các trường phổ thông để thực tập sư phạm, trường sư phạm nên có kế hoạch mời giáo viên<br /> phổ thông về nói chuyện, trao đổi với sinh viên về các hoạt động dạy học - giáo dục ở trường phổ<br /> thông, về kinh nghiệm lên lớp, kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp,...<br /> * Trường sư phạm cử giảng viên về trường phổ thông giám sát hoạt động thực hành của<br /> sinh viên<br /> Là người trực tiếp xây dựng chương trình, tổ chức dạy học - dạy nghề cho giáo viên tương<br /> lai, giảng viên sư phạm cần phải am hiểu môi trường phổ thông, nắm bắt chính xác và khách quan<br /> những ưu điểm cũng như nhược điểm của sinh viên trong những lần cọ xát với thực tế môi trường<br /> ấy để có hướng điều chỉnh, bổ sung trong kế hoạch dạy học và giáo dục của mình.<br /> * Tổ chức các buổi hội thảo khoa học về đào tạo giáo viên có sự tham gia của giáo viên phổ<br /> thông<br /> Các buổi hội thảo khoa học là cơ hội rất tốt để trường sư phạm và trường phổ thông gắn<br /> 27<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2