intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò và những thách thức từ các công trình thủy điện – thủy lợi ở miền Trung Việt Nam

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

63
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Do đặc điểm địa lý, thủy văn của hệ thống sông ở miền Trung - Tây Nguyên với lưu lượng mưa hằng năm rất lớn so với cả nước (từ 2.000 mm/năm trở lên) nên hệ thống sông suối ở khu vực này ẩn chứa một tiềm năng thủy điện rất lớn. Tuy nhiên, do sự phát triển tràn lan các công trình thủy điện, thủy lợi đã gây ra nhiều tác động không mong muốn đến cả môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò và những thách thức từ các công trình thủy điện – thủy lợi ở miền Trung Việt Nam

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 68, 2011<br /> VAI TRÒ VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TỪ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN –<br /> THỦY LỢI Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM<br /> Lê Thị Nguyện, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Việt Nam đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì thế một<br /> hiện tượng phổ biến cho việc điện khí hóa “đi trước một bước” là tình trạng phát triển rầm rộ<br /> các công trình thủy điện. Việt Nam đã được EIA (Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ) đánh giá<br /> là quốc gia đứng đầu Đông Nam Á về việc khai thác thủy điện.<br /> Do đặc điểm địa lý, thủy văn của hệ thống sông ở miền Trung - Tây Nguyên với lưu<br /> lượng mưa hằng năm rất lớn so với cả nước (từ 2.000 mm/năm trở lên) nên hệ thống sông suối<br /> ở khu vực này ẩn chứa một tiềm năng thủy điện rất lớn. Tuy nhiên, do sự phát triển tràn lan các<br /> công trình thủy điện, thủy lợi đã gây ra nhiều tác động không mong muốn đến cả môi trường tự<br /> nhiên và môi trường kinh tế - xã hội.<br /> <br /> 1. Đặt vấn đề<br /> Không ai phủ nhận những cái lợi từ việc đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện.<br /> Thủy điện có thể được coi là một nguồn năng lượng tái tạo như những nguồn năng<br /> lượng tái tạo khác như năng lượng gió, năng lượng bức xạ Mặt trời... Thủy năng thải rất<br /> ít khí thải nhà kính so với phương thức sản xuất điện khác. Lượng khí nhà kính mà thủy<br /> điện thải ra nhỏ hơn 10 lần so với các nhà máy tuocbin khí chu kì hỗn hợp và nhỏ hơn<br /> 25 lần so với các nhà máy nhiệt điện than. Về mặt kinh tế, việc đầu tư thủy điện thật sự<br /> có hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh. Thủy điện có công suất càng lớn, địa hình<br /> tốt thì suất đầu tư thấp, với suất đầu tư bình quân 25 tỉ đồng/ MW thì chỉ từ 8 – 10 năm<br /> sẽ thu hồi vốn. Chính vì thế, trong những năm gần đây, phong trào đầu tư các dự án<br /> thủy điện đang trở nên rất sôi động.<br /> Trong khi đất nước đang thiếu điện trầm trọng, trách nhiệm của các tỉnh miền<br /> Trung và Tây Nguyên vốn có lợi thế về thủy điện nên phải góp phần bảo đảm năng<br /> lượng cho đất nước phát triển. Có lẽ vì thế mà các tỉnh miền Trung đã, đang và sẽ xây<br /> dựng gần 150 nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Tuy nhiên, việc xây dựng tràn lan các nhà<br /> máy thủy điện đã để lại những hiểm họa khôn lường. Những cánh rừng bị phá hủy tan<br /> nát khiến lũ ngày càng hung hãn, hiện tượng “lũ chồng lũ” xuất hiện, môi trường sinh<br /> thái thay đổi làm biến mất nhiều loài động vật, thực vật, nguồn nước trên các sông bị<br /> suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân bị đảo lộn, nhiều vùng đất<br /> sản xuất bị biến mất... Đặc biệt cuộc sống của người dân ở nhiều khu tái định cư thủy<br /> 79<br /> <br /> điện hiện đang là những vấn đề bức xúc do quá trình thực hiện các chính sách tái định<br /> cư chưa được nghiêm túc, nhất là đối với dân tộc thiểu số, cuộc sống của họ càng khốn<br /> đốn hơn.<br /> 2. Nội dung<br /> 2.1. Khái quát hệ thống sông miền Trung và hiện trạng sử dụng nguồn nước<br /> Việt Nam có 9 hệ thống sông có diện tích lưu vực sông trên 10.000km2, nhưng<br /> riêng khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã chiếm hết 7 hệ thống sông, bao gồm hệ<br /> thống sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Sê San, sông Srêpok, sông Ba<br /> và hệ thống sông Đồng Nai, các yếu tố thủy văn liên quan đến các hệ thống sông như<br /> sau:<br /> Bảng 1. Các hệ thống sông lớn ở miền Trung<br /> <br /> STT<br /> <br /> Hệ thống<br /> sông<br /> <br /> Diện tích lưu<br /> vực (km2)<br /> <br /> Tổng lượng dòng chảy<br /> (tỷ m3)<br /> <br /> Nhu cầu nước<br /> (tỷ m3)<br /> <br /> 1<br /> <br /> Mả<br /> <br /> 28.400/ 17.600<br /> <br /> 18<br /> <br /> 4,5<br /> <br /> 7,807<br /> <br /> 36,478<br /> <br /> 2<br /> <br /> Cả<br /> <br /> 27.200/ 17.730<br /> <br /> 23,5<br /> <br /> 4,7<br /> <br /> 3,749<br /> <br /> 4,294<br /> <br /> 3<br /> <br /> Vu Gia<br /> Thu Bồn<br /> <br /> 10.350<br /> <br /> 19,9<br /> <br /> 5,78<br /> <br /> 2,473<br /> <br /> 3,522<br /> <br /> 4<br /> <br /> Sê San<br /> <br /> 11.450<br /> <br /> 12,9<br /> <br /> 4,63<br /> <br /> 1,327<br /> <br /> 1,625<br /> <br /> 5<br /> <br /> Srêpôk<br /> <br /> 18.480<br /> <br /> 15,04<br /> <br /> 2,83<br /> <br /> 1,37<br /> <br /> 2,002<br /> <br /> 6<br /> <br /> Ba<br /> <br /> 13.900<br /> <br /> 10,34<br /> <br /> 2,39<br /> <br /> 2,709<br /> <br /> 3,182<br /> <br /> 7<br /> <br /> Đồng Nai<br /> <br /> 38.600<br /> <br /> 33,64<br /> <br /> 9,603<br /> <br /> 8,061<br /> <br /> 9,635<br /> <br /> –<br /> <br /> Nguồn [2].<br /> <br /> Nếu tính đến các hệ thống sông có diện tích lưu vực trên 2.500km2 thì Việt Nam<br /> có 16 hệ thống sông và riêng khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã chiếm 12 hệ thống<br /> sông. Nghĩa là ngoài 7 hệ thống sông kể trên còn có hệ thống sông Gianh (Quảng Bình),<br /> sông Thạch Hãn (Quảng Trị), sông Hương (Thừa Thiên Huế), sông Trà Khúc (Quảng<br /> Ngãi) và sông Kone (Bình Định). Nhìn chung, khu vực miền Trung và Tây Nguyên Việt<br /> Nam có mật độ hệ thống sông dày đặc và rất đa dạng. Hầu hết, sông đều ngắn, dốc và<br /> được phân bố đồng đều khắp các tỉnh. Đại đa số các sông được bắt nguồn từ sườn Đông<br /> dải Trường Sơn, ngoại trừ sông Cả bắt nguồn từ Lào, sông Mã bắt nguồn từ phía Nam<br /> Điện Biên nhưng sau đó chảy qua Lào rồi vào Việt Nam ở tỉnh Thanh Hóa, còn sông<br /> Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, địa phận tỉnh Lâm Đồng, sau đó chảy qua<br /> tỉnh Đắk Nông trước khi chảy qua các tỉnh Đông Nam Bộ.<br /> Hệ thống sông của miền Trung đã đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển<br /> 80<br /> <br /> kinh tế của các tỉnh. Tuy nhiên do dòng chảy của các sông này thường tập trung nhanh,<br /> lưu lượng lớn nên thường gây ngập lụt ở vùng hạ lưu, nhất là vào mùa mưa lũ, làm thiệt<br /> hại đến đời sống của người dân vùng hạ lưu và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã<br /> hội của các tỉnh. Theo tài liệu điều tra của Bộ Tài nguyên – Môi trường, hiện trạng sử<br /> dụng tài nguyên nước ở các hệ thống sông miền Trung – Tây Nguyên được xác định<br /> như sau:<br /> <br /> Sử dụng nước theo ngành<br /> %<br /> <br /> 0<br /> <br /> 10<br /> <br /> 20<br /> <br /> Bằng Giang-Kỳ Cung<br /> Hồng-Thái Bình<br /> Mã<br /> Cả<br /> Gianh<br /> Thạch Hãn<br /> Hương<br /> Vu Gia-Thu Bồn<br /> Trà Khúc<br /> Kone<br /> Ba<br /> Đồng Nai<br /> Nhóm sông ĐNB<br /> Sê San<br /> Srê Pok<br /> CĐBSCL<br /> <br /> 30<br /> <br /> 40<br /> <br /> 50<br /> <br /> 60<br /> <br /> 70<br /> <br /> 84<br /> 83<br /> 88<br /> 81<br /> 67<br /> 71<br /> 88<br /> 82<br /> 94<br /> 93<br /> 96<br /> 72<br /> 58<br /> <br /> 11<br /> 84<br /> 87<br /> 81<br /> <br /> Tưới<br /> Tưới<br /> <br /> Công nghiệp<br /> nghiệp<br /> <br /> Cấp<br /> Cấp nước<br /> nướcsinh<br /> sinhhoạt<br /> hoạt<br /> <br /> 80<br /> <br /> 90<br /> <br /> 100<br /> <br /> 5 3<br /> 8<br /> 9<br /> 4 4<br /> 22 8<br /> 1 5<br /> 14<br /> 13<br /> 9<br /> 11<br /> 9<br /> 5<br /> 14<br /> 1 4<br /> 7<br /> 7<br /> 3<br /> 8<br /> 11 4<br /> 3 22<br /> 12 2<br /> 14<br /> 8<br /> 6<br /> 5<br /> 26<br /> 6<br /> 4 6<br /> 2 5<br /> 7<br /> 11<br /> 16<br /> <br /> Nuôi<br /> Nuôi trồng<br /> trồngthủy<br /> thủysản<br /> sản<br /> <br /> Hình 1. Cơ cấu sử dụng nguồn nước theo ngành<br /> 0<br /> <br /> %<br /> <br /> 20<br /> <br /> 40<br /> <br /> 60<br /> <br /> 80<br /> <br /> 0<br /> <br /> 10<br /> <br /> 20<br /> <br /> Bằng Giang – Kỳ…<br /> Red - Thai Binh<br /> Mã<br /> Cả<br /> Gianh<br /> Thạch Hãn<br /> Hương<br /> Thu Bồn & Vu Gia<br /> Tra Khuc<br /> Kone<br /> Ba<br /> Đồng Nai<br /> Nhóm sông ĐNB<br /> Sê San<br /> Srê Pok<br /> ĐBSCL<br /> <br /> Khu<br /> lýlý<br /> Khu vực<br /> vựcđô<br /> đô thị<br /> thịdo<br /> dotrung<br /> trungương<br /> ươnghoặc<br /> hoặctỉnh<br /> tỉnhquản<br /> quản<br /> <br /> Khu<br /> Khu vực<br /> vựchuyện<br /> huyệnlỵlỵ<br /> <br /> Hình 2. Tỉ lệ (%) dân đô thị được cấp nước sạch từ các hệ thống sông<br /> Nguồn [2].<br /> 81<br /> <br /> 30<br /> <br /> 2.2. Khả năng khai thác thủy điện từ các hệ thống sông miền Trung<br /> Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, một hiện tượng phổ<br /> biến cho việc điện khí hóa “đi trước một bước” ở Việt Nam là sự phát triển tràn lan các<br /> nhà máy thủy điện. Việt Nam được EIA (Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ) đánh giá là<br /> nước đứng đầu Đông Nam Á về việc khai thác thủy điện. Thật vậy, đối với các nước<br /> phát triển, thủy điện chỉ chiếm vai trò thứ yếu, như ở Nhật Bản thủy điện chỉ chiếm 3%<br /> nguồn cung cấp năng lượng trong năm (20% năng lượng than đá, 13% năng lượng<br /> nguyên tử...). Đối với khu vực Đông Nam Á, Malaysia, Indonesia thủy điện cũng chỉ<br /> chiếm 2%, Trung Quốc mặc dù thủy điện xây dựng khá rầm rộ nhưng cũng chỉ chiếm<br /> 6% so với tổng nguồn cung cấp năng lượng trong năm. Trong khi đối với Việt Nam,<br /> thủy điện chiếm đến 20% tổng nguồn cung cấp năng lượng trong năm.<br /> Với điều kiện tự nhiên của hệ thống sông ngòi ở miền Trung là bắt nguồn từ các<br /> núi cao nên sông có độ dốc lớn, có nhiều thác ghềnh và với khả năng hiện có của các<br /> tỉnh, nên trong thời gian qua UBND các tỉnh cùng với các Sở, Ban ngành đã tiến hành<br /> lập nhiều đề án, chiến lược trong việc xây dựng và khai thác thủy điện, thủy lợi. Đồng<br /> thời, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, như vốn ngân sách, vốn của một số tập đoàn<br /> kinh tế... đã đầu tư nhiều công trình thủy lợi, thủy điện khắp trên các sông. Có thể nói<br /> mật độ các dự án nhà máy thủy điện đã và đang được xây dựng dày đặc, cụ thể:<br /> - Quảng Nam có đến 62 dự án thủy điện được phê duyệt. Riêng hệ thống sông<br /> Vu Gia - Thu Bồn đã có 10 dự án hoạt động và 47 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã được<br /> địa phương cho phép lập kế hoạch nghiên cứu và đầu tư.<br /> - Thừa Thiên Huế cũng có một loạt nhà máy thủy điện nằm trên các nhánh của<br /> sông Hương đang được thi công ồ ạt. Hệ thống sông Hương là hợp lưu của 3 nhánh<br /> sông lớn, sông Bồ, sông Tả Trạch và Hữu Trạch. Tổng diện tích lưu vực khoảng<br /> 2.960km2.<br /> + Sông Bồ: Có diện tích lưu vực 780km2, nhập lưu với sông Hương ở ngã ba<br /> Sình. Chiều dài dòng chính sông Bồ đến ngã ba Sình là 94km. Hiện nay trên thượng<br /> nguồn sông Bồ đang được Công ty cổ phần Thủy điện Hương Điền đầu tư xây dựng hồ<br /> thủy điện Hương Điền để tạo nguồn phát điện cung cấp cho lưới điện quốc gia phục vụ<br /> miền Trung và miền Nam với công suất 81MW, điện lượng trung bình năm là<br /> 197,7.106kwh. Công trình thủy điện Hương Điền còn đón thêm lưu lượng xã từ nhà máy<br /> thủy điện A Lưới và các thủy điện nhỏ khác trên sông Bồ để tăng thêm công suất.<br /> + Sông Hữu Trạch: Bắt nguồn từ vùng rừng núi huyện A Lưới và Nam Đông,<br /> nhập lưu với sông Tả Trạch tại ngã ba Tuần, có diện tích tính đến của nhập lưu là<br /> 729km2, chiều dài sông chính 51km. Hiện trên sông Hữu Trạch đã được đầu tư xây<br /> dựng công trình thủy điện Bình Điền với công suất 44MW.<br /> + Sông Tả Trạch: Sông Tả Trạch được coi là dòng chính phía thượng nguồn của<br /> 82<br /> <br /> sông Hương. Sông bắt nguồn từ vùng rừng núi huyện Nam Đông và nhập lưu cùng sông<br /> Tả Trạch tại ngã ba Tuần. Diện tích lưu vực đến ngã ba Tuần là 821km2. Từ năm 2005 ở<br /> Dương Hòa đã khởi công xây dựng công trình hồ chứa nước Tả Trạch, đây được coi là<br /> công trình đập lớn nhất Việt Nam, dự kiến công trình sẽ hoàn thành vào năm 2011. Hồ<br /> chứa nước Tả Trạch ngoài nhiệm vụ cắt lũ cho hạ lưu, cung cấp nước tưới, cải tạo môi<br /> trường, công trình còn có nhiệm vụ phát điện với công suất 19,5MW.<br /> - Sông A Sáp: Sông bắt nguồn từ nước Lào và chảy vào địa phận tỉnh Thừa<br /> Thiên Huế. Ngày 26/04/2008, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chính<br /> thức phát lệnh chặn dòng sông A Sáp tại huyện A Lưới để xây dựng công trình Thủy<br /> điện A Lưới với công suất 170MW, công trình này do Công ty cổ phần Thủy điện miền<br /> Trung làm chủ đầu tư, điện lượng bình quân năm là 686,5.106kwh và nhiều công trình<br /> thủy điện nhỏ khác (dưới 10MW).<br /> - Đối với khu vực Tây Nguyên, riêng 3 tỉnh Gia Lai, Đắk Nông và Kon Tum đã<br /> có 11 nhà máy thủy điện lớn đang vận hành, với tổng công suất trên 5.000 MW, chiếm<br /> 25% tổng công suất nguồn thủy điện của cả nước. Theo quy hoạch của 3 tỉnh này thì có<br /> đến 257 dự án xây dựng nhà máy thủy điện vừa và nhỏ. Trong đó Gia Lai có đến 113<br /> nhà máy với tổng công suất 549,78MW, Đắk Nông 70 nhà máy với tổng công suất<br /> 241,07MW, Đắk Lắk 104 nhà máy... Trên sông Đắk Mi dài chưa đến 100km đã có 4 nhà<br /> máy thủy điện bậc thang, gồm Đắk Mi 1 (58MW, Kon Tum), Đắk Mi 2 (90MW), Đắk<br /> Mi 3 (45MW) và Đắk Mi 4 (210MW). Như vậy, “1 giọt nước” chảy từ nguồn ra biển<br /> phải qua 4 cửa tuốc bin.<br /> <br /> Hình 3. Các nhà máy thủy điện đã, đang và sẽ xây dựng ở tỉnh Quảng Nam<br /> 83<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0