intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn bản pháp luật về tài chính thực hiện chính sách ưu đãi người có công: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:192

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn bản pháp luật về tài chính thực hiện chính sách ưu đãi người có công: Phần 1 trình bày các nội dung về Lệnh của Chủ tịch nước, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết của Chính phủ về chính sách đối với người có công với cách mạng; Nghị định của Chính phủ về chính sách đối với người có công với cách mạng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn bản pháp luật về tài chính thực hiện chính sách ưu đãi người có công: Phần 1

  1. LỜI NÓI ĐẦU Ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách đặc biệt thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, sự tôn vinh và tri ân, đãi ngộ của Đảng, Nhà nước đối với những cống hiến của người có công với cách mạng. Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước được thể chế hóa đầy đủ, kịp thời qua những chính sách ưu đãi người có công, đảm bảo công khai, công bằng, hợp lý, hài hoà giữa các đối tượng người có công, phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của đất nước; đồng thời tạo sự đồng thuận cao của xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện chế độ đối với người có công và thân nhân của họ. Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, ban, ngành trung ương và địa phương trong thực hiện công tác chăm sóc người có công với cách mạng, Nhà xuất bản Tài chính phối hợp cùng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp - Bộ Tài chính xuất bản cuốn sách “Văn bản pháp luật về tài chính thực hiện chính sách ưu đãi người có công”. Cuốn sách gồm những nội dung sau: Phần I. Lệnh của Chủ tịch nước, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết của Chính phủ về chính sách đối với người có công với cách mạng Phần II. Nghị định của Chính phủ về chính sách đối với người có công với cách mạng Phần III. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có công với cách mạng 3
  2. Phần IV. Hướng dẫn cụ thể của các Bộ, ngành liên quan đến chính sách đối với người có công với cách mạng Hy vọng cuốn sách góp phần tuyên truyền, đẩy mạnh việc huy động sự tham gia đóng góp tích cực của xã hội, tổ chức, cá nhân để cùng với Nhà nước chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho người có công với cách mạng và thân nhân của họ, qua đó khuyến khích, động viên họ vươn lên phát triển kinh tế, gìn giữ và phát huy truyền thống cách mạng, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà xuất bản Tài chính trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH 4
  3. MỤC LỤC Trang PHẦN I - LỆNH CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC, PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI, NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1. Lệnh số 36-L/CTN ngày 10/09/1994 của Chủ tịch nước công bố Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" 13 2. Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20/10/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” 16 3. Pháp lệnh số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng 18 4. Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 40 5. Nghị quyết số 494/NQ-UBTVQH13 ngày 18/5/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng 60 6. Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ 63 5
  4. Trang PHẦN II - NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1. Nghị định số 23/1999/NĐ-CP ngày 15/4/1999 của Chính phủ về chế độ đối với quân nhân, cán bộ đi chiến trường B,C, K trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước không có thân nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng và quân nhân, cán bộ được Đảng cử ở lại miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 69 2. Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý và sử dụng quỹ đền ơn đáp nghĩa 72 3. Nghị định 23/2012/NĐ-CP ngày 03/04/2012 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, công an đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc 83 4. Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 91 5. Nghị định số 112/2017/NĐ-CP ngày 6/10/2017 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975 137 6. Nghị định số 58/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng 183 PHẦN III - QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG I. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NHÀ Ở ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 1. Quyết định số 118/TTg ngày 27/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở 197 6
  5. Trang 2. Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở 202 3. Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg ngày 25/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTg ngày 27/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở và Điều 3 Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 cải thiện nhà ở 208 4. Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở 213 II. CÁC CHÍNH SÁCH KHÁC 1. Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước 219 2. Quyết định số 188/2007/QĐ-TTg ngày 06/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước 223 3. Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương 225 7
  6. Trang 4. Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/05/2010 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương 229 5. Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng đối với Thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp 231 6. Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương 233 7. Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến 239 8. Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc 243 PHẦN IV HƯỚNG DẪN CỤ THỂ CỦA CÁC BỘ, NGÀNH LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG I. THÔNG TƯ LIÊN TỊCH 1. Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH- BTC ngày 07/12/2005 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước 255 8
  7. Trang 2. Thông tư liên tịch số 21/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 26/02/2008 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 191/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 07/12/2005 của liên Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước 317 3. Thông tư liên tịch số 144/2008/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương 339 4. Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV- BTC ngày 16/04/2012 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến theo Quyết định 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ 382 5. Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/06/2014 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ 402 9
  8. Trang II. THÔNG TƯ, CÔNG VĂN HƯỚNG DẪN 1. Công văn số 30-HD/BTCTW ngày 12/8/2009 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn về điều kiện, căn cứ và quy trình xét, công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 đã hy sinh, từ trần 453 2. Thông tư số 29/2009/TT-BLĐTBXH ngày 04/9/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 và người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 478 3. Thông tư số 101/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chinh quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý 493 10
  9. PHẦN I LỆNH CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC, PHÁP LỆNH, NGHỊ QUYẾT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI, NGHỊ QUYẾT CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG 11
  10. 12
  11. UỶ BAN THƯỜNG VỤ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUỐC HỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 36-L/CTN Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 1994 LỆNH CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC CÔNG BỐ PHÁP LỆNH QUY ĐỊNH DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC “BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG” CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Căn cứ vào Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Căn cứ vào Điều 78 của Luật Tổ chức Quốc hội, NAY CÔNG BỐ: Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 29 tháng 8 năm 1994. CHỦ TỊCH NƯỚC CHXHCNVN (Đã ký) Lê Đức Anh 13
  12. PHÁP LỆNH QUY ĐỊNH DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC "BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG" Để ghi nhớ công lao to lớn của các Bà mẹ Việt Nam đã có nhiều cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc; Để phát huy và giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước và đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta; Căn cứ vào các Điều 67, 84, 91 và 103 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá IX tại kỳ họp thứ 5 về chương trình xây dựng pháp luật 6 tháng cuối năm 1994; Pháp lệnh này quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Điều 1 Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" để tặng hoặc truy tặng những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Điều 2 Những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng": 1- Có 2 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ; 2- Có 2 con mà cả 2 con là liệt sĩ hoặc chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ; 3- Có từ 3 con trở lên là liệt sĩ; 4- Có 1 con là liệt sĩ, chồng và bản thân là liệt sĩ. Điều 3 Những bà mẹ đã được tuyên dương danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" mà thuộc một trong các trường hợp quy 14
  13. định tại Điều 2 của Pháp lệnh này thì vẫn được tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Điều 4 Người được tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" được cấp Bằng kèm theo Huy chương, được hưởng một khoản tiền một lần và được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật. Điều 5 Việc tặng hoặc truy tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" do Chủ tịch nước quyết định theo đề nghị của Chính phủ. Điều 6 Những người đã được tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" nếu tỏ ra không còn xứng đáng với danh hiệu ấy nữa, thì Chính phủ xem xét, đề nghị Chủ tịch nước quyết định xoá bỏ danh hiệu đã được tặng, thu hồi Bằng và Huy chương. Điều 7 Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 12 năm 1994. Điều 8 Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này. TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHỦ TỊCH (Đã ký) Nông Đức Mạnh 15
  14. ỦY BAN THƯỜNG VỤ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUỐC HỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 05/2012/UBTVQH13 Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2012 PHÁP LỆNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH QUY ĐỊNH DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC “BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG” Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Căn cứ Nghị quyết số 23/2012/QH13 ngày 12 tháng 6 năm 2012 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII; Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”: 1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 2 Những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”: 1. Có 2 con trở lên là liệt sĩ; 2. Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sĩ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; 16
  15. 3. Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ; 4. Có 1 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ; 5. Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.” 2. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 4 Người được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được tặng Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây: 1. Được tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng; 2. Được hưởng khoản tiền một lần và được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; 3. Khi từ trần được tổ chức lễ tang trang trọng; 4. Kinh phí tổ chức lễ tặng hoặc truy tặng, tổ chức lễ tang do Nhà nước bảo đảm.” Điều 2. Thay cụm từ “Bằng và Huy chương” tại Điều 6 của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” bằng cụm từ “Bằng, Huy hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Điều 3. 1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. 2. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này. TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHỦ TỊCH (Đã ký) Nguyễn Sinh Hùng 17
  16. ỦY BAN THƯỜNG VỤ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QUỐC HỘI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 26/2005/PL- Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2005 UBTVQH11 PHÁP LỆNH ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Pháp lệnh này quy định về ưu đãi người có công với cách mạng. Chương 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Pháp lệnh này quy định về đối tượng, phạm vi, điều kiện, tiêu chuẩn, các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ. Điều 2 Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Pháp lệnh này bao gồm: 1. Người có công với cách mạng: a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; 18
  17. b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; c) Liệt sĩ; d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng; đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; e) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; g) Bệnh binh; h) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học; i) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; k) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; l) Người có công giúp đỡ cách mạng; 2. Thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 1 Điều này. Điều 3 1. Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. 2. Hàng năm Nhà nước dành phần ngân sách bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ. Điều 4 Người có công với cách mạng và thân nhân của họ được Nhà nước, cộng đồng quan tâm chăm sóc, giúp đỡ và tùy từng đối tượng được hưởng các chế độ ưu đãi sau đây: 1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần. Chính phủ quy định mức trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ bảo đảm tương ứng với mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội; 19
  18. 2. Các chế độ ưu đãi khác. Điều 5 1. Cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân có trách nhiệm vận động, chăm sóc, giúp đỡ người có công với cách mạng và thân nhân của họ bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực. 2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên giám sát việc thực hiện và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện tốt chính sách, chế độ ưu đãi quy định trong Pháp lệnh này. Điều 6 1. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được xây dựng ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn bằng sự đóng góp theo trách nhiệm và tình cảm của tổ chức, cá nhân. 2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì vận động xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa. 3. Chính phủ quy định chế độ quản lý, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa. Điều 7 1. Người thuộc hai đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 trở lên được hưởng trợ cấp, phụ cấp đối với từng đối tượng, các chế độ khác được hưởng mức ưu đãi của một đối tượng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 10 và khoản 5 Điều 33 của Pháp lệnh này. 2. Người có công với cách mạng tham gia bảo hiểm xã hội khi chết thì thân nhân của họ được hưởng chế độ do Bảo hiểm xã hội chi trả, nếu tiền tuất theo chế độ bảo hiểm xã hội thấp hơn tiền tuất 20
  19. theo chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thì còn được hưởng khoản chênh lệch do ngân sách nhà nước chi trả. Điều 8 Nghiêm cấm các hành vi sau đây: 1. Khai man, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; 2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng; 3. Vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; 4. Lợi dụng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng để vi phạm pháp luật. Chương 2 ĐIỀU KIỆN, TIÊU CHUẨN VÀ CÁC CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI Mục 1 NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TRƯỚC NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1945 Điều 9 1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. 2. Các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 bao gồm: a) Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng; b) Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết; 21
  20. c) Cấp báo Nhân dân; sinh hoạt văn hoá, tinh thần phù hợp; d) Được Nhà nước hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao và hoàn cảnh của từng người. 3. Khi người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí; cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo quy định của Chính phủ. 4. Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo. Mục 2 NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 1945 ĐẾN TRƯỚC TỔNG KHỞI NGHĨA 19 THÁNG TÁM NĂM 1945 Điều 10 1. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945. 2. Các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 bao gồm: a) Trợ cấp hàng tháng; b) Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết; c) Cấp báo Nhân dân; sinh hoạt văn hóa, tinh thần phù hợp; 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2