intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề an ninh mạng trong phát triển bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

11
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vấn đề an ninh mạng trong phát triển bền vững" trình bày về an ninh mạng là vấn đề an ninh phi truyền thống, ngày càng được thế giới quan tâm và trên thực tế đã có hàng loạt luật An ninh mạng được các nước thông qua, cả châu Âu, Mỹ, Á,... Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua Luật An ninh mạng. Bên cạnh sự đồng thuận của đông đảo người dân, dư luận mạng vẫn có một số quan ngại về tự do internet do chưa hiểu đúng, đầy dủ về Luật mới ban hành này…?! Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề an ninh mạng trong phát triển bền vững

  1. VẤN ĐỀ AN NINH MẠNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Nguyễn Trần Minh Trí1 TÓM TẮT: An ninh mạng là vấn đề an ninh phi truyền thống, ngày càng được thế giới quan tâm và trênthực tế đã có hàng loạt luật An ninh mạng được các nước thông qua, cả châu Âu, Mỹ, Á... Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua Luật An ninh mạng. Bên cạnh sự đồng thuận của đông đảo người dân, dư luận mạng vẫn có một số quan ngại về tự do internet do chưa hiểu đúng, đầy dủ về Luật mới ban hành này…?! Từ khóa: An Ninh mạng, kiểm soát an ninh, phát triển công nghệ 1. TỪ THỰC TIỄN KIỂM SOÁT AN NINH MẠNG TRÊN THẾ GIỚI An ninh mạng là vấn đề an ninh phi truyền thống, khá mới mẻ nhưng ngày càng được thế giới quan tâm cả cấp vĩ mô và vi mô.Năm 2013, chỉ một vụ xâm nhập tài khoản Twitter của bộ phận truyền thông Nhà Trắng và đăng tin giả về vụ nổ tại Nhà Trắng cũng đã khiến chỉ số S&P 500 giảm 0,9%, làm thị trường thiệt hại 130 tỷ USD. Sự kiện này cho thấy tầm quan trọng của việc bảo mật đối với các cơ quan truyền thông trước nguy cơ tộiphạm mạng có thể lợi dụng uy tín của những tổ chức này để thao túng thị trường, dù chỉ trong ngắn hạn Xuất hiện hồi tháng 5-2017, mã độc WannaCry đã lây nhiễm hơn 300.000 máy tính tại hơn 90 nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Khi các vụ tấn công mã độc tống tiền WannaCry chưa kết thúc, vào cuối tháng 6-2017, mã độc mới xuất hiện Petya được nhận định còn nguy hiểm hơn WannaCry do mã hóa toàn bộ ổ cứng và có khả năng lây lan rộng trong mạng nội bộ. Petya đã làm tê liệt hàng loạt ngân hàng, sân bay, máy ATM và một số doanh nghiệp lớn tại châu Âu.Đến tháng 9-2017, 1 trong 3 hãng đánh giá tín dụng lớn nhất của Mỹ, Equifax, xác nhận đã bị tin tặc “hỏi thăm” và làm rò rỉ thông tin của 143 triệu khách hàng. Bên cạnh các số an sinh xã hội, ngày tháng - năm sinh, những thông tin cá nhân khác của khách hàng cũng đã bị xâm nhập như họ tên, địa chỉ... Không chỉ vậy, số thẻ tín dụng của 209.000 khách hàng Mỹ cũng đã bị thao túng. Ngoài khách hàng Mỹ còn có một số lượng chưa xác định khách hàng người Anh và Canada cũng bị ảnh hưởng trong vụ việc. Cùng với sự phát triển công nghệ và tự do hóa, những đe dọa an ninh trên không gian mạng, với những thiệt hại mà tội phạm mạng gây ra là vô cùng lớn. Tại châu Âu, châu Á và Mỹ, nhiều nước đã có hàng loạt đạo luật An ninh mạng và thường xuyên bổ sung những quy định mới để đảm bảo triển khai các biện pháp an ninh phù hợp bảo vệ cơ sở dữ liệu có giá trị. Mỹ có hệ thống bảo mật thông tin sớm, và có hiệu quả nhất trên thế giới, với một loạt đạo luật của chính quyền các tiểu bang và liên bang, như: Đạo luật Chia sẻ thông tin an ninh mạng (CISA) đưa ra các * Viện Kinh tế& Chính trị thế giới,Viện HLKHXH Việt Nam, Tác giả nhận phản hồi: . Tel.: 01682997992 E-mail address:minhphong2004@hotmail.com.
  2. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1215 quy định cho phép chia sẻ thông tin trên Internet giữa Chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất công nghệ; Đạo luật Tăng cường an ninh mạng quy định mối quan hệ giữa Nhà nước và tư nhân trong việc tăng cường nghiên cứu, phát triển an ninh mạng, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng đối với vấn đề an ninh mạng; Đạo luật Thông báo vi phạm dữ liệu trao đổi liên bang yêu cầu trao đổi bảo hiểm y tế để thông báo ngay khi có thể cho từng cá nhân biết khi thông tin cá nhân của họ đã bị thu thập hoặc tiếp cận bởi một hành vi xâm phạm an ninh, trong thời hạn chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi xâm phạm; Đạo luật Tăng cường bảo vệ an ninh mạng quốc gia năm 2015 sửa đổi Đạo luật An ninh nội địa năm 2002 nhằm cho phép Trung tâm tích hợp truyền thông và An ninh không gian mạng quốc gia của Bộ An ninh nội địa Mỹ kiểm soát thêm các đại diện không thuộc liên bang như các trung tâm phân tích, chia sẻ thông tin và tư nhân. Đức thông qua Luật An ninh mạng ngày 17/12/2014 và trở thành nước đi đầu châu Âu trong xây dựng luật ở lĩnh vực này và đưa hạ tầng mạng quốc gia vào nhóm an toàn nhất thế giới, giúp Đức cải thiện tình hình an ninh thông tin, bảo vệ tốt hơn cho các doanh nghiệp, cơ quan công quyền và người dân Đức trên môi trường mạng in-tơ-nét. Trong Luật An ninh mạngđịnh nghĩa và ghi rõ ràng những khái niệm và những điều đuợc phép, điều bị cấm chia sẻ hoặc viết trên mạng xã hội,căn cứ vào Luật An ninh quốc phòng, Luật Hình sự, Luật Dân sự Đức, bao gồm:Phát tán tài liệu của các tổ chức phi chính phủ; Sử dụng phù hiệu hoặc biểu tượng các tổ chức trái với Hiến pháp; Âm mưu sử dụng bạo lực lật đổ an ninh quốc gia; Hướng dẫn người khác sử dụng bạo lực đe dọa an ninh quốc gia; Giả mạo thông tin gây ảnh hưởng đến an ninh đối ngoại; Công khai xúi giục hành vi phạm tội; Gây rối trật tự công cộng bằng đe dọa sử dụng hành vi phạm pháp; Hình thành các tổ chức tội phạm, khủng bố ở trong và ngoài nước; sưu tập về các tổ chức này; Xúi giục (bạo lực, hận thù); Diễn tả bạo lực (gồm các hành vi phân tán các văn hóa phẩm có nội dung bạo lực tàn bạo); Phân phối, mua lại và sở hữu nội dung khiêu dâm của giới trẻ và tạo nội dung khiêu dâm có sẵn bằng ra-di-o hoặc phương tiện truyền thông; Truy xuất nội dung khiêu dâm trẻ em và thanh thiếu niên qua phương tiện truyền thông; Các hành vi hình thànhTội xúc phạm, Tội Phỉbáng, Tội Vu khống,Tội Đe dọa,Tội trả tiền và đồng thuận cho một tội danh hình sự; Tội Nhục mạ tín ngưỡng, tôn giáo, cũng như thế giới quan (tư tưởng); Tội Tạo bằng chứng giả và Xâm phạm các khu vực sinh sống cá nhân bằng cách chụp ảnh; … Quy định chung về bảo vệ dữ liệu của EU (GDPR) đã có hiệu lực vào ngày 25-5-2018, nhằm thống nhất một tiêu chuẩn duy nhất áp dụng cho các tổ chức hoạt động trong EU và cho các tổ chức xử lý dữ liệu của bất kỳ cư dân nào của EU để bảo vệ dữ liệu giữa tất cả các nước thành viên trong EU.. Tiền phạt cũng trở nên nặng hơn và tổng cộng có thể lên tới 20 triệu euro hay 4% doanh thu hàng năm. Australia có Luật Tội phạm mạng; Luật Thư điện tử rác; Luật Viễn thông và Luật Bảo mật. Năm 2018, Singapore và Thái Lan cũng đang nỗ lực nâng cấpLuật An ninh mạng và kiện toànCơ quan An ninh mạng quốc gia trong việc quản lý và đối phó với mối đe dọa mạng. Ủy ban An ninh mạng quốc gia Thái Lan còn buộc các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải gỡ bỏ, chặn các nội dung và trang mạng nhạy cảm khi được yêu cầu (theo đó, khoảng 300 tài khoản Facebook đăng tải bình luận, tài liệu phỉ báng Hoàng gia và chính quyền đã bị chặn)… Đặc biệt, theo báo cáo năm 2017 của S. Bradshaw và P. Howard từ Đại học Oxford, chính phủ các nước đang tập trung vào các nền tảng Internet để tác động đến ý kiến ​​ công chúng và “Các đội quân mạng sẽ còn phát triển và nhiều khả năng nó vẫn sẽ tiếp tục là hiện tượng toàn cầu”.Đội quân mạng sử dụng một loạt các chiến lược, công cụ và kỹ thuật trên mạng xã hội, như viết blog, làm video trên Youtube, viết những tin tức giả, chế ảnh, sử dụng các tài khoản ảo (có thể là các “bot” - mã được thiết kế để tương tác và bắt chước người dùng) và thường xuyên tương tác và đưa ra các thông điệp với người dùng qua các bình luận nhằm các mục tiêu khác nhau như: Tuyên truyền chính trị để củng cố lập trường của chính phủ; đả kích những
  3. 1216 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION người bất đồng chính kiến; quấy rối một cá nhân, tổ chức cụ thể là đối thủ trong cuộc bầu cử hay người có ý kiến đối lập.. .Theo báo cáo của Oxford, các nước Argentina, Azerbaijan, Iran, Mexico, Philippines, Hàn Quốc... đều dùng những bot này để tăng lượng like và chia sẻ, tạo ra cảm giác rằng quần chúng rất ủng hộ các quan điểm được tuyên truyền.Đội quân mạng cũng có thể tự xây dựng nội dung để truyền bá thông điệp. Đội ngũ tuyên truyền viên có thể là đơn vị chính thức do chính phủ thành lập, nhưng cũng có thể được thuê ngoài hoặc là tình nguyện viên.Tại một số nước, đội ngũ này được tổ chức theo hệ thống phân cấp cụ thể như một công ty hay chính phủ. Cấp trên sẽ giám sát, phê duyệt nội dung đăng tải và cấp dưới được giao nội dung hàng ngày.Tuyên truyền viên Argentina và Ecuador có liên kết với văn phòng tổng thống còn lực lượng ở Venezuela nằm dưới sự quản lý của Bộ Thông tin. Các tổ chức thanh niên như IRELI ở Azerbaijan, Nashi ở Nga thường không được trả tiền, nhưng có thể được trao phần thưởng, bằng khen hay học bổng. Ở Azerbaijan, công việc tình nguyện trong IRELI được coi là bước đệm cho các vai trò cao cấp trong quản lý hành chính.Ấn Độ chọn và trả thù lao cho những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội không liên quan trực tiếp đến chính phủ hoặc đảng phái chính trị, “tiếng nói độc lập” của họ dễ được công chúng đồng cảm hơn.Tuyên truyền viên Trung Quốc và Nga được trao danh sách các ý kiến hoặc chủ đề để thảo luận hàng ngày, thường liên quan đến một vấn đề chính trị cụ thể đang diễn ra. Ở Serbia, cấp trên theo dõi rất sát sao hoạt động của cấp dưới. Arab Saudi tổ chức này lỏng lẻo và ít bị kiểm soát hơn. Quy mô và kinh phí cho đội quân mạng ở các nước có sự chênh lệch khá lớn, từ các nhóm 20 người ở Cộng hòa Czech cho đến mạng lưới trên 2 triệu người ở Trung Quốc.Ecuador chi trung bình 200.000 USD cho mỗi hợp đồng với các công ty tư. EGHNA, bên làm việc cho chính phủ Syria, cho biết chi phí dự án thông thường là khoảng 4.000 USD.Chính quyền cũng tổ chức các khóa đào tạo chiến binh mạng. Họ mở lớp học hoặc thậm chí trại hè. Chiến binh mạng Nga được học tiếng Anh. Thanh niên Azerbaijan được đào tạo kỹ năng viết blog. Triều Tiên chọn những thanh thiếu niên giỏi máy tính để chính phủ đào tạo và những người giỏi nhất được chọn vào đại học quân sự. Mỹ thường thuê một công ty quan hệ công chúng để phát triển công cụ quản lý tài khoản mạng xã hội.Năm 2010, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng của Mỹ tài trợ cho một dự án 8,9 triệu USD để nghiên cứu cách dùng mạng xã hội nhằm định hướng hành vi và theo dõi cách người dùng phản ứng với nội dung trên mạng. Tháng 1/2015, quân đội Anh thành lập Lữ đoàn 77 để “tập trung vào các hoạt động tâm lý không gây sát thương bằng cách sử dụng mạng xã hội như Facebook và Twitter để chống lại kẻ thù”. Nhiệm vụ chính của đơn vị này là định hướng hành vi công chúng chống lại việc tuyên truyền của khủng bố.Lữ đoàn 77 đã làm các video trên YouTube để thuyết phục người Hồi giáo ở Anh không đến Syria. Israel có hơn 350 tài khoản chính thức bằng ba thứ tiếng: tiếng Hebrew, tiếng Arab và tiếng Anh.Israel yêu cầu những người nắm giữ vị trí quan trọng trong chính phủ luôn phải bình luận nhã nhặn. Ukraine thành lập “đội quân của sự thật”, điều hành một trang web mà người dân và tình nguyện viên có thể truy cập và chia sẻ những thông tin được coi là trung thực. Ecuador mở trang web có tên là Somos + để theo dõi những người dùng mạng để chỉ trích. Tổ chức thanh niên IRELI có liên hệ với chính phủ Azerbaijan thường đăng những bình luận gay gắt. Các nhà báo Mexico tố cáo họ bị quấy rối qua mạng xã hội bởi đội quân mạng. Đội quân mạng Cộng hòa Czech thường không đăng bình luận mang cảm tính, mà chỉ đăng những thông tin chứng thực.  “Đảng 5 hào” - tên gọi đội quân mạng Trung Quốc - thì thường tập trung vào việc làm sao lãng hoặc chuyển hướng chú ý khỏi vấn đề đang được thảo luận.
  4. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1217 Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc đã phát động một loạt chiến dịch chống lại đảng đối lập trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Cơ quan Nghiên cứu Internet là công ty tư đã điều phối một số chiến dịch mạng xã hội cho Điện Kremlin.Một chiến binh mạng Nga còn điều hành một blog tiên tri về sức khỏe và các mối quan hệ, với mục tiêu là ngầm truyền bá chính trị vào những khía cạnh tưởng chừng như phi chính trị của đời sống. 2. THỰC TẾ VÀ LUẬT AN NINH MẠNG Ở VIỆT NAM Hiện Việt Nam có trên 55% dân số đang sử dụng điện thoại di động, trên 52% dân số và đứng thứ 4 trên thế giới về thời gian sử dụng Internet, đứng thứ 22 trên thế giới tính theo dân số về số người sử dụng mạng xã hội. Hàng năm, Việt Nam phải chịu hàng ngàn cuộc tấn công mạng và Việt Nam đứng thứ 20 trên thế giới về xếp hạng các quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất, chịu thiệt hại lên tới 10.400 tỉ đồng riêng năm 2016 so với mức 8.700 tỉ đồng năm 2015. Riêng quý 1/2017, cả nước có khoảng 7.700 trang/cổng thông tin điện tử bị tấn công mạng dưới các hình thức như lừa đảo, cài mã độc, thay đổi giao diện…Trong nửa đầu năm 2017, cả nước có hơn 4600 trang thông tin có tên miền quốc gia bị tin tặc tấn công hoặc chiếm quyền điều khiển, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2016. Trong số này, có 148 trang web thuộc quản lý của các cơ quan nhà nước, nơi tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, mà tin tặc có thể khai thác và chiếm đoạt. Nhiều thông tin, tài liệu bí mật Nhà nước, ngành hàng không, ngân hàng, viễn thông có nguy cơ bị rò rỉ và phá hoại nghiêm trọng. Thực tế trong nước và thế giới cho thấy, một tin đồn thất thiệt về tình trạng tài chính, nhân sự cấp cao, giám đốc ngân hàng bỏ trốn hay bị bắt, đặc biệt, tin đồn về đổi tiền hay đại loại như vậy…đều trực tiếp và gián tiếp gây tác động xấu tới sự ổn định của các tổ chức tài chính-tín dụng có liên quan và có thể gây hiệu ứng lan tỏa tới toàn bộ nền kinh tế. Hệ quả càng lớn khi thông tin mập mờ, suy luận thiếu căn cứ, nguồn tin không rõ ràng và khó xác minh cụ thể, còn bản thân đơn vị, cơ quan chức năng chậmphản ứng xử lý chính thức, không minh bạch thông tin, chủ động công bố thông tin cần thiết. Sự nhạy cảm, tốc độ và quy mô lan truyền, do đó, an toàn thông tin càng trở nên cấp thiết hơn trong bối cảnh bùng nổ cách mạng công nghệ truyền thông, internet vạn vật và mạng xã hội gia tăng kết nối toàn cầu, hệ thống máy tính kết nối tự động ngày càng can thiệp sâu hơn vào các hoạt động tài chính – đầu tư thế giới; đồng thời có sự gia tăng yêu cầu công khai, minh bạch hóa và dân chủ hóa về thông tin trong xã hội cởi mở và văn minh. Không chỉ những thông tin bộc phát, xuất phát từ những hiểu lầm, nhiều thông tin tiêu cực được ngụy tạo và tung ra vào thời điểm nhạy cảm, đã gây hoang mang và mài mòn sự tự tin trong xã hội, đẩy người dân và nhà đầu tư triển khai các phương án an toàn cho tài sản của mình, mà vô tình không biết mình đang tiếp tay cho những kẻ tung tin trục lợi. Thực tế truyền thông thời gian gần đây cho thấy, việc rút tít và diễn đạt thiếu cẩn thận có thể gây hiểu lầm Bitcoin là tiền và Việt Nam đã cho phép dùng nó như ngoại tệ, kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm. Bởi vậy, trong thời kỳ cách mạng công nghệ nghệ phát triển, chúng ta phải khai thác tối đa ưu thế của cách mạng công nghệ, nhưng mặt khác cũng đòi hỏi phải quản lý, phòng tránh lợi dụng nhằm bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng và bảo vệ quyền công dân. Đây phải là trách nhiệm chung của các cơ quan chức năng, tổ chức, cơ quan truyền thông, cộng đồng xã hội và cá nhân có liên quan. Để bảo đảm an ninh mạng,Việt Nam đã thành lập cơ quan chuyên trách về an ninh mạng (Lực lượng 47) gồm 10.000 người chuyên trách đấu tranh trên không gian mạng và Việt Nam không phải là nước duy nhất có đội quân trên mạng. Đặc biệt,ngày 12-6-2018, Quốc hội đã thông qua Luật An ninh mạng, với số phiếu tán thành đạt 86,86% trong tổng số 95,69% đại biểu tham gia bỏ phiếu.
  5. 1218 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION TrongLuật An ninh mạng,những hành vi bị cấm cũng đã được quy định trong các luật và bộ luật khác, như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự… của Việt Nam; Cụ thể, các Điều 8, Điều 16, Điều 17 quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng không gian mạng gồmsoạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung: Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (bao gồm: Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chia rẽ, gây thù hận giữa các dân tộc, tôn giáo và nhân dân các nước; Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân, anh hùng dân tộc); Kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng (bao gồm: Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân; Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự); Làm nhục, vu khống (bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác); Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (bao gồm:Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu, công trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác;Thông tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp, chứng khoán); Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; Luật cũng nghiêm cấm các hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân trên không gian mạng (bao gồm:Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác; bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng; Cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư; Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình, đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật;Cố ý nghe, ghi âm trái phép các cuộc đàm thoại;Hành vi khác cố ý xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư).Các hành vi khác (bao gồm: Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng;Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng các phương tiện thanh toán trái phép;Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; Hành vi khác sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
  6. PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 1219 Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng;Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi… Đồng thời, Luật An ninh mạng cũng quy định rõ trách nhiệm và thẩm quyền củaChủ quản hệ thống thông tin, Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và Cơ quan có thẩm quyền, cùng với Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet và các dịch vụ gia tăng, các Tổ chức, Cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng trong quản lý, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ chỉ những thông tin trên mạng có nội dung bị cấmnhư trên… Như vậy, về tổng thể, những quy định trong nội dung Luật An ninh mạng của Việt Nam là cần thiết và bám sát xu hướng chung trên thế giới về quy đinh pháp lý bảo đảm an ninh mạng; đáp ứng yêu cầu thực tiễn chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng, bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đặc biệt, không cản trở tự do internets và tự do ngôn luận lành mạnh và được pháp luật bảo hộ của người dân ở Việt Nam như ai đó quan ngai. Tuy nhiên, để ngăn chặn sự xuyên tạc và ngộ nhận, làm méo mó ý nghĩa tích cực của Luật an ninh mạng, để tránh lạm dụng và giúp nhận thức, tuân thủ tốt hơncác quy định trong Luật an ninh mạng, các cơ quan chức năngcần cụ thể hóa thêm, làm rõ một số định nghĩa và mức độ chế tài, quy trình và cơ chế phối hợp xử lý những hành vi bị cấm trong sản xuất, lưu hành, tàng trữ và sử dụng thông tin trên không gian mạng; Đặc biệt, cần minh bạch và cụ thể hóa một số khái niệm, tiêu chí vi phạm mới, nhạy cảm, như: “Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ; Thông tin xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng;, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc…” Đồng thời, theo chức năng và phân cấp quản lý, các cơ quan thuộc Chính phủ cần chủ động tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến bảo đảm an ninh thông tin; nâng cao năng lực, hiệu lực, trách nhiệm và sự phối hợp thông tin và quản lý thông tin; thực hiện tốt quy chế phát ngôn và người phát ngôn, cung cấp định kỳ, công khai đầy đủ và cập nhật hệ thống các thông tin chính thức theo quy định nhà nước và yêu cầu hội nhập; bảo đảm trách nhiệm giải trình của người đứng đầu theo luật định; Đẩy mạnh các hoạt động xây dựng và thực thi, kiểm tra, đánh giá toàn diệncác chuẩn quốc gia và chứng nhận hợp chuẩn về bảo đảm an ninh, hệ thống các quy định, quy trình bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng và truyền thông quốc gia; phát hiện, phòng ngừa sự cố, khắc phục điểm yếu, lỗ hổng bảo mật của hệ thống thông tin quốc gia và công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin tại các cơ quan, tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ, đầu tư;Tổ chức nghiên cứu khoa học, giải pháp, công nghệ, thử nghiệm, ứng dụng, sản xuất, cung cấp hệ thống bảo đảm an ninh không gian mạng quốc gia;Thu hút, giáo dục, bồi dưỡng, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin, chuyên gia an ninh mạng thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh không gian mạng quốc gia.
  7. 1220 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Các doanh nghiệp kinh doanh, tổ chức cần coi trọng công tác truyền thông, chủ động cung cấp thông tin trên các cổng thông tin nội bộ và cho báo chí, không chỉ các thông tin tốt, mà các thông tin bất lợi cũng cần được minh bạch và công khai theo các mức độ khác nhau, tránh sự đồn đoán gây ra những hiểu lầm hoặc những cách hiểu ngược trong truyền thông xã hội và công chúng. chủ động nắm bắt, thích nghi và thay đổi kịp thời với xu thế công nghệ mới, định hình lại mô hình kinh doanh và quản trị; nâng cấp trung tâm dữ liệu dự phòng, cải thiện năng lực xử lý các thách thức về vấn đề bảo mật thông tin và an ninh mạng, đối phó hiệu quả với các loại tội phạm công nghệ cao.... Các cơ quan báo chí và quản lý truyền thông cần đề cao trách nhiệm xã hội trong các hoạt động truyền thông; tuân thủ luật báo chí và các luật định liên quan đến thông tin và bí mật thông tin quốc gia; chủ động và kịp thời thông tin chính xác, minh bạch, chọn lọc và có cân nhắc, vừa đáp ứng nhu cầu thị trường và chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, vừa có tính định hướng đúng đắn và tạo sự đồng thuận, thống nhất trong dư luận xã hội.Đồng thời, cần tăng cường trách nhiệm chủ động phối hợp nhận diện và loại bỏ thông tin có nội dung sai lệch, độc hại, gây nhiễu nhận thức và thông tin lành mạnh, chống nhà nước trên không gian mạng; Nâng cao trình độ chuyên môn và thận trọng trong sử dụng thuật ngữ chuyên ngành và rút tít bài báo, tránh bình luận dễ dãi, ham rút tít giật gân, sử dụng ngôn từ mạnh để thu hút độc giả, mà coi nhẹ chất lượng thông tin (nhất là thông tin chưa, thiếu kiểm chứng) và chuyên môn, vô tình hay cố ý làm sai lệch thông tin và trục lợi cá nhân. Đẩy mạnh tuyên truyền rộng rãi và tăng cường xử phạt đối với những hành vi cung cấp, lưu trữ, sử dụng thông tin nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín và làm tổn hại danh dự, nhân phẩm và những lợi ích chính đáng của nhà nước, tổ chức, người khác…Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ truyền thông và tăng cường công tác bảo đảm an ninh và an toàn thông tin mạng nội bộ; chủ động xây dựng các kịch bản đối phó với khủng hoảng truyền thông và sự cố kỹ thuật, chủ động các giải pháp phòng ngừa và khắc phục nguy cơ mất an ninh, an toàn, bảo vệ bí mật nhà nước và cơ quan, nâng cấp các “tường lửa” và cập nhật, hiện đại hóa các thiết bị bảo mật, phần mềm, công cụ kỹ thuật để ngăn chặn, hạn chế truy cập tới các vùng thông tin do Nhà nước quản lý khi có yêu cầu; Bảo đảm trang bị hiện đại cho cơ quan chuyên trách bảo đảm an ninh không gian mạng quốc gia và tăng cường năng lực thanh tra, kiểm tra, đánh giá công tác bảo đảm an ninh hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc giavì sự phát triển bền vững chung của đất nước …/. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của luật An ninh mạnghttp://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe/ 2. Muốn trở thành cường quốc kinh tế, Việt Nam phải là cường quốc an ninh mạnghttp://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/ chinh-tri/
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2