intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề khảo sát, thăm dò trong xây dựng công trình ngầm thành phố nhằm giảm thiểu tai biến địa chất - Nguyễn Quang Phích

Chia sẻ: Nhân Sinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

108
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mặc dù mới xây dựng không nhiều công trình ngầm tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, nhưng đã xảy ra nhiều sự cố nghiêm trọng, gây thiệt hại nhiều về kinh tế. Nguyên nhân cơ bản là do sự phức tạp, biến động và bất thường của điều kiện địa chất. Một giải pháp quan trọng để hạn chế tai biến địa chất là phải sử dụng các giải pháp thăm dò trước gương trong quá trình thi công. Bài viết phân tích các đặc điểm liên quan với công tác thi công và nêu các yêu cầu đối với công tác thăm dò trước gương, phân tích các yếu tố liên quan với việc lựa chọn phương pháp thăm dò. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề khảo sát, thăm dò trong xây dựng công trình ngầm thành phố nhằm giảm thiểu tai biến địa chất - Nguyễn Quang Phích

Vấn đề khảo sát, thăm dò<br /> trong xây dựng công trình ngầm thành phố<br /> nhằm giảm thiểu tai biến địa chất<br /> Nguyễn Quang Phích, Hội Công trình ngầm Việt Nam<br /> Lê Quang Hanh, Hội Công trình ngầm Việt Nam<br /> Đoàn Hữu Trắc, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng tổng hợp (NAGECCO)<br /> Ngô Công Danh, Công ty TNHH tư vấn giao thông Bình Phước<br /> Nguyễn Minh Hải, Công ty Liên Doanh Xây Dựng VIC<br /> <br /> Tóm tắt: Mặc dù mới xây dựng không nhiều công trình ngầm tại hai thành phố Hà Nội<br /> và Hồ Chí Minh, nhưng đã xảy ra nhiều sự cố nghiêm trọng, gây thiệt hại nhiều về kinh<br /> tế. Nguyên nhân cơ bản là do sự phức tạp, biến động và bất thường của điều kiện địa<br /> chất. Một giải pháp quan trọng để hạn chế tai biến địa chất là phải sử dụng các giải<br /> pháp thăm dò trước gương trong qúa trình thi công. Bài viết phân tích các đặc điểm liên<br /> quan với công tác thi công và nêu các yêu cầu đối với công tác thăm dò trước gương,<br /> phân tích các yếu tố liên quan với việc lựa chọn phương pháp thăm dò.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Mặc dù khối lượng các công trình ngầm được thi công đến nay ở thành phố Hà<br /> Nội và thành phố Hồ Chí Minh còn khá ít, lại chủ yếu là các công trình dạng “điểm”,<br /> chưa có các tuyến dài, song đã gây ra khá nhiều sự cố nghiêm trọng [1,2,3,4,5]. Trong<br /> tương lai gần, các công trình ngầm sẽ được xây dựng ngày càng nhiều hơn, trong đó có<br /> các tuyến tàu điện thành phố với các phần được đào ngầm khá dài ở cả hai thành phố.<br /> Cho đến nay, mối khi sự cố xảy ra, các nhà quản lý và các chuyên gia của nhiều lĩnh vực<br /> liên quan đã được tập hợp để phân tích, xác định nguyên nhân sự cố. Thực tế cho thấy rất<br /> ít khi có được các nhận định thống nhất, hoặc các nhận định được thừa nhận rộng rãi.<br /> Về mặt kỹ thuật và công nghệ, có thể nói rằng, chúng ta còn thiếu kinh nghiệm và<br /> công tác thi công chủ yếu hình thành trong quá trình học hỏi, hợp tác với các đối tác nước<br /> ngoài. Những kiến thức học tập được dưới dạng này thường là thiếu tính căn bản và tổng<br /> quát, mặc dù cũng đã góp phần nhiều vào các thành tựu thi công đã đạt được. Sự thiếu<br /> kiến thức căn bản và tổng quát đó dễ nhận thấy qua lúng túng trong xử lý, khi các đơn vị<br /> thi công gặp điều kiện địa chất khác trước, biến động… Và đương nhiên khi đó nguyên<br /> nhân gây ra sự cố được quy cho đơn vị thi công là thiếu kinh nghiệm, thậm chí là năng<br /> lực yếu. Còn phía chủ đầu tư và các nhà quản lý thường né tránh trách nhiệm trước các sự<br /> cố.<br /> Thực tế cho thấy, các sự cố đã xảy ra trên thế giới, có nhiều nguyên nhân khác<br /> nhau. Tổng hợp và phân tích trên 200 sự cố xảy ra trong xây dựng công trình ngầm trên<br /> thế giới, Godehard [6] đã lập được biểu đồ thể hiện tỷ lệ các nguyên nhân khác nhau có<br /> thể dẫn đến sự cố như trên hình 1. Cũng có trường hợp, sự cố đã xảy ra rất lâu mà đến<br /> nay vẫn không có được kết luận thống nhất, chiểm đến 21%..<br /> Nghiên cứu ban đầu<br /> không đầy đủ<br /> <br /> Sai lầm trong<br /> quy hoạch, thiết kế<br /> <br /> Trao đổi thông tin<br /> không đầy đủ<br /> <br /> Thi công chưa hợp lý<br /> <br /> Nguyên nhân<br /> chưa khẳng định được<br /> <br /> <br /> <br /> Tần xuất xuất hiện %<br /> <br /> Hình 1. Nguyên nhân các sự cố trong xây dựng công trình ngầm và tần xuất xuất hiện [6]<br /> <br /> Giải quyết các vấn đề sau sự cố để tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục và bài<br /> học kinh nghiệm là quan trọng. Nhưng điều quan trọng hơn nữa là cần có được các biện<br /> pháp chủ động ngay từ đầu để có thể hạn chế sự cố đến mức tối thiểu. Một trong các biện<br /> pháp quan trọng là phải phát hiện và theo dõi được sự biến động các điều kiện địa chất.<br /> Bài viết tổng hợp và phân tích để cho thấy nhứng yêu cầu đặc biệt đối với công tác thăm<br /> dò phục vụ quy hoạch, thiết kế và thi công công trình ngầm thành phố, nhằm phát hiện và<br /> hạn chế tai biến địa chất.<br /> <br /> 2. Yêu cầu đối với công tác khảo sát, thăm dò ban đầu<br /> <br /> Xây dựng công trình ngầm ở thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh là công việc rất<br /> phức tạp, vì phải tiến hành xây dựng trong các khối đất, đá rời không cố kết [7], trong<br /> điều kiện các công trình kiến trúc trên mặt đất dày đặc và các hệ thống công trình ngầm<br /> chưa được quản lý chặt chẽ, không có dữ liệu rõ ràng [8]. Trong các điều kiện như vậy,<br /> đòi hỏi phải chú ý đặc biệt đến công tác điều tra, thăm dò địa kỹ thuật, địa chất thủy văn<br /> để có thể dự báo được tai biến địa chất, giảm thiểu sự cố.<br /> Trước hết cần thấy được sự khác nhau cơ bản của công tác điều tra, khảo sát để<br /> xây dựng các công trình ngầm ở các vùng không hoặc thưa dân cư (như đến nay vẫn thực<br /> hiện cho các công trình thủy điện ngầm, các hầm giao thông Hải Vân, Dốc Xây, Đèo Cả)<br /> và cho các công trình ngầm, được xây dựng trong thành phố. Trong bảng 1 tập hợp và so<br /> sánh một số yếu tố liên quan với công tác thăm dò.<br /> Trong thực tế cho đến nay, chủ đầu tư chọn hoặc chỉ định đơn vị tư vấn khảo sát<br /> và thiết kế, hoặc đã có kinh nghiệm, hoặc là các đơn vị biên chế trực thuộc của đại diện<br /> chủ đầu tư. Công tác điều tra, khảo sát, thăm dò vẫn thường được tiến hành theo những<br /> quy trình định sẵn. Trong nhiều trường hợp cho thấy, ít có sự phân tích kỹ điều kiện địa<br /> chất và từ đó có các biện pháp thăm dò bổ sung. Công tác cập nhật điều kiện địa chất chủ<br /> yếu được thực hiện trên gương và hai bên sườn, ở các công trình ngầm xây dựng trong<br /> khối đá..<br /> Bảng 1.Khác nhau giữa điều kiện thăm dò tại vùng núi và thành phố<br /> Vị trí thăm dò Vùng núi, vùng không hay Trong thành phố<br /> thưa dân cư<br /> Yếu tố thăm dò<br /> Địa chất trên mặt Dễ nhận biết, đo vẽ được. Hầu như không thấy được, vì sự tồn<br /> đất Tuy nhiên nhiều khi hiểm tại các công trình kiến trúc; đường<br /> trở, phủ kín bởi cây xanh phố chật hẹp<br /> Những hiểu biết Thường là không có, hoặc Thường đã có các tài liệu từ các lỗ<br /> trước đó trên cơ sở các tài liệu thăm khoan, thăm dò khi thi công các<br /> dò trước, nếu có; các bản đồ công trình khác, tuy nhiên phải thận<br /> địa chất tỷ lệ lớn trọng về mức độ chính xác…<br /> Khả năng thăm -Hạn chế do địa hình: ví dụ -Hạn chế do tồn tại công trình kiến<br /> dò qúa cao, khó lại gần, tiếp cận trúc, hiện trạng của việc sử dụng<br /> -Chỉ tiến hành với mật độ không gian ngầm<br /> thăm dò không lớn -Chi phí nhỏ và trung bình.<br /> -Chi phí cao cho công tác<br /> thăm dò<br /> Bảo vệ tài nguyên -Nước trong khối đá bở rời ít -Nước trong khối đá bở rời thường<br /> nước bị cạnh tranh do nhu cầu sử dễ có xung đột do nhu cầu sử dụng,<br /> dụng hoặc cần được bảo vệ<br /> -Các nguồn nước khác có thể -Các nguồn nước khác có thể ít bị<br /> bị xung đột về sử dụng xung đột về sử dụng hơn<br /> Quy hoạch công Tương đối tự do cho việc Hạn chế trong việc chọn tuyến, vị trí<br /> trình ngầm theo chọn tuyến, tránh các “vùng và cao độ xây dựng; tuy nhiên các<br /> điều kiện địa chất nguy hiểm”, “vùng nhiều ẩn điều kiện về hình học có tính quyết<br /> họa địa chất” đinh<br /> Yêu cầu về mức Thường đến vài chục mét; Phải chính xác đến từng mét; tuy<br /> độ chính xác trong thực tế có khi rất xa nhiên không phải bao giờ cũng thực<br /> trong thăm dò hiện được<br /> Kinh nghiệm về Tùy theo mức độ phát triển Thường là có tài liệu lưu trữ, tuy<br /> khai đào trước của dự án, trong nhiều nhiên, ở nước ta có thể xem là mới,<br /> đây trong vùng dự trường hợp hầu như chưa có trong các thành phố, khi tài liệu nằm<br /> án kinh nghiệm trước đây ở các đơn vị khác nhau<br /> Hiểu biết về quá Tùy theo công trình, tuy Rất quan trọng, thường có ý nghĩa<br /> trình hình thành nhiên nói chung ít quan lớn trong việc dự báo điều kiện địa<br /> địa chất Đệ tứ trọng, hoặc chỉ ở những vùng chất<br /> xác định<br /> Hậu quả của việc Chi phí xây dựng cao; có thể Chi phí xây dựng cao. Nguy hiểm<br /> đánh giá không gây nguy hiểm cho môi cho các công trình kiến trúc và hạ<br /> đầy đủ trường, ví dụ các nguồn tài tầng kỹ thuật khác. Chi phí đền bù<br /> nguyên khác, hoặc vùng cao có thể ảnh hưởng đến vấn đề<br /> quan trọng về xã hội, kinh tế. duy trì vốn của đơn vị thi công.<br /> Nguy hiểm đến tính mạng con người<br /> Phân tích và so sánh trong bảng 1 cho thấy, với các công trình ngầm thành phố,<br /> cần có sự linh hoạt và thận trọng hơn trong công tác thăm dò. Ở đây không thể chỉ làm<br /> theo quy trình, mà cần phải có các chuyên gia giàu kinh nghiệm, có thể phân tích, nhận<br /> định ngay khi có số liệu thăm dò, để có thể yêu cầu thăm dò bổ sung, tăng dày mạng khi<br /> thấy cần thiết, cụ thể:<br /> 1)Phương thức thăm dò, độ sâu và khoảng cách giữa các lỗ khoan, hào thăm dò<br /> cần được lựa chọn tùy theo điều kiện địa chất cụ thể, phụ thuộc vào kích thước của công<br /> trình sẽ thi công và các vấn đề liên quan với công nghệ thi công.<br /> 2) Khi thấy khó khẳng định về quy luật phân bố của các lớp đất, hoặc cho thấy có<br /> những biến động không quy luật, thì có thể tăng dày mạng thăm dò. Tuy nhiên nếu các<br /> lớp phân bố đồng đều thì thậm chí có thể thăm dò với mạng lưới thưa hơn.<br /> 3) Giảm mạng lưới thăm dò đương nhiên có thể làm tăng rủi ro, vì thế tư vấn<br /> thăm dò phải thận trọng xem xét và bàn bạc với chủ đầu tư để ra quyết định hợp lý. Và<br /> đương nhiên cần khẳng định ngay từ đầu là đơn vị tư vấn thăm dò và chủ đầu tư phải chịu<br /> chấp nhận rủi ro, nếu có biến động địa chất không lường được, gây ra các sự cố sau này.<br /> <br /> 3. Yêu cầu đối với công tác thăm dò trước gương khi thi công<br /> <br /> Thực tế cho thấy, dù có đầu tư thật nhiều kinh phí, cũng vẫn khó có thể lường hết<br /> được những điều kiện bất thường về điều kiện địa chất. Do có mặt các công trình kiến<br /> trúc, các công trình ngầm đang tồn tại, nên sự thiếu chính xác càng dễ xảy ra ở khu vực<br /> thành phố. Ví dụ trên hình 2 cho thấy, mặc dù có mạng lỗ khoan thăm dò khá dày, song<br /> vẫn không lường hết được sự phân bố không đều do sụt lún của lớp đất bồi đắp.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 2. Biến động không được phát hiện khi khoan thăm dò.<br /> <br /> Trên hình 3 là ví dụ địa tầng với các thấu kính cát, xuất hiện cục bộ, cũng rất khó<br /> xác định chính xác khi thăm dò ban đầu. Điều kiện địa chất tương tự như thế này có thể<br /> gặp ở thành phố Hà Nội, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh.<br /> Hình 3. Ví dụ biến động địa chất khi có các thấu kính cát<br /> <br /> Cũng chính vì rất khó đánh giá chính xác điều kiện địa chất từ công tác thăm dò<br /> ban đầu, nên cần thiết phải tiến hành thăm dò bổ sung trong quá trình thi công. Như đã<br /> nhắc đến, cho đến nay, công tác khảo sát bổ sung tại một số công trình thủy điện, giao<br /> thông mang tính cập nhật điều kiện địa chất, nhằm điều chỉnh thiết kế kết cấu chống.<br /> Cũng vì vậy, tai biến địa chất dẫn đến sự cố vẫn đã xảy ra, khi không dự báo được biến<br /> động phía trước gương đào. Những kinh nghiệm và tiến bộ của công tác khảo sát và đo<br /> đạc bằng các phương pháp vật lý như trắc địa, điện, từ, siêu âm, địa chấn, địa kỹ thuật …<br /> [9,10,1,12] cần phải được áp dụng bắt buộc khi xây dựng công trình ngầm thành phố.<br /> Lựa chọn phương pháp, kỹ thuật và phương tiện thăm dò bổ sung ở nước ta cần<br /> phải được xem xét và phân tích thật kỹ, vì trong thực tế chúng ta còn ít kinh nghiệm về<br /> vấn đề này. Khi lựa chọn cần chú ý hai trường hợp là thi công với gương đào hở hay với<br /> gương đào bị che chắn.<br /> <br /> a) Thăm dò tại chỗ trong điều kiện mặt gương đào hở<br /> <br /> Trong trường hợp thi công bằng các phương pháp thông thường, như khai đào<br /> bằng máy đào xúc, búa thủy lực, khoan-nổ mìn hoặc bằng máy đào lò, gương khai đào<br /> thường ở dạng “hở“, nghĩa là không bị che khuất, hoặc được chống đỡ đặc biệt, ví dụ<br /> cược “gương“. Khi đó gương đào có dạng thẳng đứng hoặc ở dạng có “nhân đỡ“. Như<br /> vậy có thể nhìn thấy, nhận biết được khối đất đá trên gương đào trừ trường hợp gương<br /> được chống tạm bằng biện pháp phun bê tông. Trạng thái này cũng có được trong điều<br /> kiện thi công bằng máy khoan hầm hở, hoặc thi công với phần vòm được chống đỡ bằng<br /> kích ép.<br /> Kích thước mặt lộ phụ thuộc vào kích thước tiết diện ngang công trình ngầm, vào<br /> điều kiện khối đất đá và phương pháp thi công (toàn gương, chia gương, hạ bậc...). Trong<br /> trường hợp đào toàn gương hay đào phần vòm tiến trước thì mặt lộ phục vụ thăm dò tại<br /> chỗ thường là lớn, so với trường hợp đào với lò dẫn hướng hay lò bên hông theo phương<br /> pháp nhân đỡ, khi cùng tiết diện ngang của công trình. Trong các trường hợp lò dẫn<br /> hướng, lò hai bên hông, mặt lộ của gương đào thường dao động trong khoảng 6 đến 8m2.<br /> Các kết cấu chống tạm như neo, bê tông phun, khung thép...thường được thi công gần<br /> gương, còn kết cấu chống cố định thường không thi công sát gương, trừ các đường lò<br /> trong mỏ, hay các đường lò phụ có tính tạm thời. Cũng vì vậy công tác thăm dò tại chỗ,<br /> trong thi công, không bị cản trở.<br /> Khi thi công các công trình ngầm bằng phương pháp thông thường với gương hở<br /> cho phép có thể sử dụng ngay các nhận biết về điều kiện địa chất thông qua thăm dò<br /> trước gương. Gương không chống đỡ cho phép có thể sử dụng trực tiếp các giải pháp như<br /> khoan thăm dò tiến trước, khoan phụt (khoan phun ép), khoan tháo nước, khí, cũng như<br /> thay đổi phương thức đào (ví dụ đào lò dẫn hướng, chuyển từ đào toàn gương sang chia<br /> gương...).<br /> <br /> b) Thăm dò tại chỗ trong điều kiện mặt gương đào bị che chắn<br /> <br /> Ngày nay đã phát triển nhiều phương pháp và thiết bị thi công không cho phép<br /> tiếp cận gương đào lâu hay thường xuyên, điển hình là các máy khoan hầm (TBM-Tunnel<br /> Boring Machine) và máy khiên đào (SM – Shield Machine).<br /> Máy khoan hầm được sử dụng cho khối đá rắn cứng. Gương được đào toàn phần<br /> bằng các mâm cắt gắn đĩa cắt hoặc mũi đột, răng cắt. Gương đào bị che kín bởi mâm cắt.<br /> Trong trường hợp cần thiết có thể kéo lùi đầu đào và khi đó mới tiếp cận được gương.<br /> Tùy thuộc vào điều kiện khối đá và loại máy khoan hầm, khối đá sau gương đào được<br /> bảo vệ, chống bằng neo, bê tông phun, khung chống hoặc vỏ tuýp bing. Khi khối đá nứt<br /> nẻ, phải sử dụng máy khoan hầm có khiên, với kết cấu chống là vỏ tuýp binh, như đã sử<br /> dụng ở dự án thủy điện Đại Ninh, thì ngay cả khối đất đá xung quanh, sau gương đào<br /> cũng không thể quan sát được. Trong trường hợp máy TBM không có khiên, có thể dừng<br /> thi công và tiến hành khoan phụt hoặc tháo nước trước gương. Trong điều kiện xấu cũng<br /> vẫn có thể xử lý thủ công ngay trước đầu đào. Các ví dụ trên hình 4 cho phép cảm nhận<br /> được về các chi phí, khối lượng công việc cần thực hiện trong các điều kiện xảy ra sự cố.<br /> Ví dụ cũng cho thấy, khi thi công bằng máy, ngay cả khi nhận biết sớm các tai biến địa<br /> chất, vẫn gặp khó khăn và chi phí lớn cho công tác xử lý. Tuy nhiên nếu dự báo và nhận<br /> biết sớm thì có thể dự trù, chuẩn bị kịp thời các giải pháp xử lý. Nếu tiến hành thăm dò<br /> được liên tục phía trước gương, thì có thể ngăn chặn kịp thời việc đào bất ngờ vào vùng<br /> nguy hiểm với những hậu quả như sập lở gương hoặc bục nước, bùn... vào thiết bị thi<br /> công. Tiến hành thăm dò liên tục điều kiện địa chất trước gương trong trường hợp này, có<br /> ý nghĩa kinh tế quan trọng, vì kinh nghiệm thực tế trên thế giới cho thấy, khi xảy ra sự cố<br /> phải khắc phục mất nhiều thời gian, thậm chí phải ngừng thi công.<br /> Bê tông phun<br /> Bê tông phun và lưới thép<br /> . Khung thép<br /> Neo swellex<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Đầu đào, động<br /> Ngập toàn<br /> cơ bị ngập nước Mặt nước Khối sập lở<br /> bộ hầm<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 4. Các giải pháp khắc phục sự cố sập lở khi sử dụng TBM [13]<br /> a) Đào thủ công trước đầu đào và lắp khung chống –đường hầm Grossensaas<br /> b) Đào qua đới phá hủy trước gương- đường hầm Camprosso<br /> c) Sập hầm ở phía sau đầu đào, tại khu vực các thiết bị hỗ trợ-đường hầm<br /> Grossensaas<br /> <br /> Trường hợp đào hầm trong đất bằng các máy khiên đào, như khiên đào thủy lực,<br /> khí nén hoặc cân bằng áp lực đất, máy khiên đào hỗn hợp..., gương đào được chống đỡ<br /> liên tục, do vậy chỉ có thể tiếp cận khi phải ngừng thi công và trong điều kiện hết sức khó<br /> khăn, phức tạp. Kết cấu chống được sử dụng trong trường hợp này là vỏ tuýp bing hoặc<br /> vỏ bê tông nén. Phương pháp thi công này chắc chắn sẽ được sử dụng cho các đường hầm<br /> tàu điện ngầm tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.<br /> Với các phương pháp thi công này, việc điều chỉnh biện pháp chống đỡ gương rất<br /> quan trọng, bới mỗi loại khiên đào chỉ có phạm vi sử dụng xác định. Ngay cả ở máy<br /> khiên đào hỗn hợp (Mixshield) hay tổng hợp (Polyshield) thì cũng cần phải biết để<br /> chuyển đổi chế độ công tác cho thích hợp. Vì vậy cần thiết phải áp dụng thăm dò liên tục<br /> trước gương, đặc biệt khi điều kiện địa chất biến động hoặc có khả năng xuất hiện nhiều<br /> dị thường. Các sự cố mất các đầu đào (rô bốt đào) khi thi công kênh Nhiêu Lộc, Thị<br /> Nghè gặp túi bùn là một ví dụ đáng quan tâm [14].<br /> Ngoài ra, với tiến độ thi công lớn của các máy khiên đào hiện nay (Hình 5) đòi<br /> hỏi phương pháp thăm dò phải khảo sát được khoảng cách đủ xa trước gương, đồng thời<br /> phải phân tích nhanh các kết quả thăm dò thu được để có thể đưa ra các giải pháp xử lý<br /> kịp thời. Nói chung ở các máy khiên đào hiện đại, các hệ thống thăm dò trước gương<br /> bằng các phương pháp địa chấn, siêu âm, điện từ trường thường được tích hợp ở đầu đào,<br /> với các ăng ten thu bố trí dọc trên thân máy. Vì sự lan truyền của sóng âm và sóng điện từ<br /> phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, do vậy cũng cần chú ý lựa chọn công suất, dải tần<br /> cho phù hợp với điều kiện địa chất.<br /> <br /> <br /> m<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> kW<br /> <br /> Hình 5. Ví dụ về công suất máy và tiến độ đào trong một tuần của máy khiên đào [15]<br /> <br /> Mỗi phương pháp thăm dò hiện nay đang được sử dụng đều có các ưu và nhược điểm<br /> nhất định (Bảng 2 ), cần chú ý phân tích kỹ khi lựa chọn áp dụng, cũng như để minh giải<br /> từ kết quả đo.<br /> <br /> Bảng 2.Các phương pháp thăm dò khi thi công, khả năng và hạn chế<br /> Phương Phương Đối tượng Khoảng Ưu điểm Nhược điểm<br /> pháp pháp dự dự báo cách dự<br /> báo báo được<br /> Phương Phân tích, Điều kiện Toàn bộ Dễ triển khai, Độ tin cậy thấp<br /> pháp đo vẽ địa địa chất lộ trình không gây phá<br /> khảo sát, kỹ thuật công trình, hoại công trình<br /> thăm dò thủy văn<br /> địa chất, Lò thăm Điều kiện Trong Thích hợp để có Tốn thời gian<br /> địa chất dò địa chất phạm vi được cho các<br /> công công trình, lò thăm thông tin chi tiết<br /> trình thủy văn dò<br /> Khoan địa chất Thông Thích hợp để có Khó phân tích<br /> thăm dò, công trình, thường được các thông được các mặt phân<br /> lấy mẫu thủy văn khoảng tin chi tiết cách chậy song<br /> 30m song trục hầm<br /> Tốn thời gian<br /> Phương Địa chấn Tham số 150m Nhận định đáng Không thích hợp<br /> pháp địa cơ học tin cậy về vị trí để phân tích các<br /> vật lý khối đất, các mặt phân cách mặt phân cách<br /> đá, vị trí cắt ngang hoặc chạy song song với<br /> và thế nằm vuông góc với phương truyền<br /> của các phương truyền sóng và các tầng<br /> mặt phân sóng chứa nước<br /> cách<br /> Điện từ Vị trí mặt 50m Nhận định về vị<br /> phân cách, trí các mặt phân Dễ bị nhiễu<br /> hang hốc, cách, hang hốc,<br /> karst và karst, tầng chứa<br /> tầng chứa nước<br /> nước<br /> Georadar Biến động 10-25m Thích hợp để dự<br /> tính chất báo các đới phá Dễ bị nhiễu<br /> của dất, đá hủy, hang hốc<br /> <br /> 4.Kết luận và kiến nghị<br /> <br /> Trên cơ sở tổng hợp và phân tích các tài liệu về các sự cố đã và đang xảy ra ở các<br /> thành phố của Việt Nam, hiện trạng công tác khảo sát thăm dò hiện nay và các yếu điểm,<br /> phân tích công tác thi công xây dựng công trình ngầm cho thấy cần thiết phải tiến hành<br /> công tác thăm dò trước gương trong quá trình thi công. Thăm dò và thi công các công<br /> trình ngầm thành phố có sự khác biệt lớn so với thăm dò và thi công các công trình ngầm<br /> trong vùng núi hoặc tại các vị trí thưa dân cư, do vậy công tác thăm dò trước gương khi<br /> thi công các công trình ngầm thành phố cần được quan tâm thích đáng. Phương pháp,<br /> phương tiện và thiết bị thăm dò được lựa chọn thận trọng, sao cho:<br /> 1. phù hợp với dạng gương đào hở hay bị che lấp;<br /> 2. phù hợp với tiến độ đào hay tiến độ thi công;<br /> 3. cho phép phân tích nhanh và chính xác kết quả thăm dò.<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> <br /> [1] Nguyễn Quang Phích, Đỗ Ngọc Anh. Sự cố và nguyên nhân trong xây dựng công<br /> trình ngầm thành phố. Tạp chí KHCN Mỏ-Đại chất, số 14(4-2006) Tr. 82-85<br /> [2] Nguyễn Quang Phích, Dương Khánh Toàn. Rủi ro và các biện pháp phòng tránh<br /> trong xây dựng công trình ngầm thành phố. Hội thảo “Những bài học kinh nghiệm quốc<br /> tế và Việt Nam về công trình ngầm đô thị. TP HCM 22.10.2008. Tr. 209-219<br /> [3] Nguyễn Việt Kỳ, Nguyễn Hồng Phương, Nguyễn Hồng Bàng, Trần Anh Tú. Hiện<br /> trạng nhà cửa khu vực quận I và III thành phố Hồ Chí minh và những rủi ro có thể xảy ra<br /> khi xuất hiện những tài biến địa chất. Tạp chí Phát triển KH&CN, tập 11 số 11-2009.<br /> [4] Nguyễn Văn Quyển. Sự cố kỹ thuật trong xây dựng công trình ngầm-Dự báo, phòng<br /> ngừa và khắc phục.<br /> http://www.vncold.vn/modules/cms/upload/10/KhoaHocCongNghe/100503/Nguyenvanq<br /> uyen1Vw.pdf<br /> [5] Nguyễn Bá Kế. Bài học từ sự cố sập đổ Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ, ở thành<br /> phố Hồ Chí Minh.<br /> http://www.ibst.vn/DATA/admin/Tapchi2011/Nguyen%20Ba%20ke3.2010.pdf<br /> [6] Godehart, Rizkallah und Vogel. Zur Abschätzung des Restrisikos einer<br /> Baumassnahme. Institut für Bauforschung e.V. Hannover. Heft 11, 1995.<br /> [7] Đoàn Thế Tường. Các dạng nền tại đô thị Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và đánh giá<br /> chúng phục vụ xây dựng công trình ngầm.<br /> http://apave.com.vn/Home/Default.aspx?portalid=52&tabid=105&catid=428&distid=257<br /> [8]http://giaothongvantai.com.vn/kinh-te/chuyen-quan-ly/201207/Hoi-thao-khai-thac-<br /> khong-gian-ngam-nham-chia-tai-voi-mat-dat-114616/<br /> [9] Dickmann, T.: Tunnelbaubegleitende Vorauserkundung im Lockergestein. Felsbau 16<br /> (1998) Nr. 4;<br /> [10]Dickmann, T.; Sander, B.: Drivage-Concurrent Tunnel Seismic Prediction (TSP).<br /> Felsbau 14 (1996) Nr. 6<br /> [11] Nguyễn Quang Phích. Dự báo và phòng ngừa các hiện tượng phá hủy công trình<br /> ngầm. Bài giảng cao học. Đại học Mỏ-Địa chất. Hà Nội 3/2005.<br /> [12] Nguyễn Quang Phích. Đo đạc trong quá trình thi công xây dựng công trình<br /> ngầm.Tuyển tập báo cáo Hội nghị khoa học lần thứ 18. Quyển 1. Các khoa học về mỏ.<br /> Đại học Mỏ-Địa chất Hà Nội 14/11/2008. Tr.209-214.<br /> [13] Amstad Ch. Reconnaissance de l’environnement du front de taille pendant la<br /> construction de tunnels- Voraberklärungen zur Vorauserkundung an der Ortsbrust im<br /> Tunnelbau. Forschungsauftrag 61/90 auf Antrag der SIA-Fachgruppe für Untertagebau<br /> FGU.<br /> [14]http://www.baomoi.com/Robot-tri-gia-1-trieu-USD-ket-duoi-song-Sai-<br /> Gon/53/1750078.epi. Rô bốt giá trị một triệu USD dưới sông Sài gòn.<br /> [15] Schildvortrieb und Tübingausbau mit neuen Techniken. Tiebau 12/2003. S 746-747.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2