intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào phân môn Tập làm văn lớp 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

54
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào phân môn Tập làm văn lớp 3" đã xây dựng được cơ sở lí luận của việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào phân môn Tập làm văn ở tiểu học và thực hành việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào chủ điểm “Quê hương” trong phân môn Tập làm văn lớp 3. Qua đề tài này, bước đầu khẳng định tính đúng đắn của giả thiết khoa học: “Nếu vận dụng hợp lí phương pháp dạy học theo dự án vào phân môn Tập làm văn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào phân môn Tập làm văn lớp 3

  1. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN VÀO PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 3 Phạm Thanh Hoa, Lớp K61, Khoa Giáo dục Tiểu học GVHD: PGS.TS. Đỗ Xuân Thảo Tóm tắt: Đề tài nghiên cứu đã xây dựng được cơ sở lí luận của việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào phân môn Tập làm văn ở tiểu học và thực hành việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án vào chủ điểm “Quê hương” trong phân môn Tập làm văn lớp 3.Qua đề tài này, chúng tôi bước đầu khẳng định tính đúng đắn của giả thiết khoa học: “Nếu vận dụng hợp lí phương pháp dạy học theo dự án vào phân môn Tập làm văn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học tập làm văn”. Từ khóa: Phương pháp dạy học theo dự án (PPDHTDA). I. MỞ ĐẦU Nƣớc ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, khoa học giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Xu thế chung của thế giới khi bƣớc vào thế kỉ XXI là tiến hành đổi mới giáo dục trên cơ sở ứng dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật hiện đại. Dạy học theo dự án là một trong những đổi mới phƣơng pháp dạy học tích cực đáp ứng xu thế dạy học hiện đại hiện nay. Đây là phƣơng pháp dạy học đã có từ lâu đời trên thế giới nhƣng còn khá mới ở Việt Nam, với phƣơng châm lấy ngƣời học làm trung tâm, ngƣời học chủ động tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức chứ không phải là ngƣời thụ động, tiếp nhận kiến thức từ phía giáo viên. Phƣơng pháp dạy học theo dự án luôn kích thích sự hứng thú của ngƣời học bằng những chủ đề hấp dẫn, thiết thực và gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em. Các em đƣợc trải nghiệm thực sự với mỗi dự án học tập, tự mình xây dựng nên một dự án mà trong quá trình thực hiện các em đã chiếm lĩnh kiến thức lúc nào không hay. Có thể nói, những đặc thù của phân môn Tập làm văn cho phép phân môn này vận dụng phƣơng pháp dạy học dự án để nâng cao hiệu quả dạy học ở mức tối ƣu nhất. Phân môn Tập làm văn rèn cho HS bốn kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Nhờ đó, nó trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Phƣơng pháp dạy học dự án rất phù hợp với đặc thù của phân môn Tập làm văn. Tuy nhiên thực tế hiện nay, học sinh chƣa đạt đƣợc những mục tiêu mà xu thế đổi mới giáo dục hƣớng tới. Giáo viên và học sinh đều thấy khó khăn trong việc dạy và học phân môn Tập làm văn. Học sinh không hứng thú với phân môn này khi phải đối diện với những bài viết tập làm văn có thể dễ dàng chép từ văn mẫu và học thuộc lòng. Cách học máy móc và rập khuôn của các em cũng một phần do cách dạy của giáo viên. Để góp phần tháo gỡ các khó khăn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong phân môn tập làm văn lớp 3’’. II. NỘI DUNG Theo K. Frey, học giả hàng đầu về dạy học theo dự án của Cộng hòa Liên bang Đức thì: Dạy học theo dự án (Project Based Learning) là một hình thức của hoạt động học tập trong đó 351
  2. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 nhóm người học xác định một chủ đề làm việc, thống nhất một nội dung làm việc, tự lập kế hoạch và tiến hành công việc để dẫn đến một sự kết thúc có ý nghĩa, thường xuất hiện một sản phẩm có thể trình ra được (trích từ trang web:http://pbl-online.org/About/whatisPBL.htm). Dạy học theo dự án là một mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Phương pháp này giúp phát triển kiến thức, các kĩ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích học sinh tìm tòi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Chương trình dạy học theo dự án được xây dựng dựa trên những câu hỏi định hướng quan trọng lồng ghép các chuẩn nội dung và tư duy trong những bối cảnh thực tế (Theo PGS.TS Đỗ Xuân Thảo). Hình ảnh: Phương pháp dạy học theo dự án được áp dụng trong trường tiểu học Bản chất của phƣơng pháp dạy học theo dự án là ngƣời học là trung tâm của quá trình dạy học, dự án tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn, dự án đƣợc định hƣớng theo Bộ câu hỏi khung chƣơng trình, dự án đòi hỏi các hình thức đánh giá đa dạng và thƣờng xuyên, dự án có liên hệ với thực tế, học sinh thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua sản phẩm hoặc quá trình thực hiện, dự án sử dụng công nghệ hiện đại và kĩ năng tƣ duy hỗ trợ thúc đẩy việc học, chiến lƣợc dạy học phong phú hỗ trợ phong cách học đa dạng. Dạy học theo dự án trong phân môn Tập làm văn có thể thực hiện theo quy trình sau: Giai đoạn 1: Hình thành dự án - Ý tƣởng hình thành dự án - Xây dựng hệ thống câu hỏi định hƣớng Câu hỏi khái quát Câu hỏi khái quát những ý tƣởng xuyên suốt chủ điểm, giúp các em hình dung một cách toàn diện nội dung và ý nghĩa của chủ điểm. Với câu hỏi này có thể có nhiều câu trả lời và để trả lời đƣợc phải thông qua quá trình học sinh tìm tòi, khám phá. Thủ thuật để xây dựng câu hỏi khái quát trong phân môn Tập làm văn: Để xây dựng câu hỏi khái quát tốt, giáo viên cần tập trung suy nghĩ về chủ điểm mình dạy một cách tổng thể nhƣ: + Tại sao HS phải học chủ điểm này? + Tại sao chủ điểm đó quan trọng và vì sao HS lại phải quan tâm đến nó? 352
  3. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 + Việc học chủ điểm này có giá trị nhƣ thế nào? + Trong chủ điểm, khái niệm quan trọng mà ta cần hƣớng đến là gì? + Nội dung của chủ điểm ảnh hƣởng đến cuộc sống thực của các em ra sao? + Làm thế nào để nội dung chủ điểm trở nên có ý nghĩa với các em. - Câu hỏi bài học Những câu hỏi này cần có đáp án mở nhằm lôi cuốn HS tới việc khám phá những ý tƣởng cụ thể đối với từng chủ điểm. Các câu hỏi cũng nhằm đƣa ra những vấn đề kích thích việc thảo luận, bổ trợ cho câu hỏi khái quát. Thủ thuật xây dựng câu hỏi bài học: Để xây dựng câu hỏi bài học, GV cần tự đặt cho mình những định hƣớng nhƣ: + Trọng tâm trong chủ điểm này là gì? + Những câu hỏi mở nào mà HS các năm học trƣớc đã đặt ra và thắc mắc khi học bài chủ điểm này? + Mong muốn HS phát hiện nội dung mới này ra sao? + Làm thế nào để giúp các em liên kết, mở rộng kiến thức mình đang học. - Câu hỏi nội dung Kiểm tra khả năng ghi nhớ của HS dựa trên các thông tin, thƣờng yêu cầu HS phải xác định bằng cách trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Nhƣ thế nào? Tại sao? Thủ thuật xây dựng câu hỏi nội dung: GV cần trả lời những câu hỏi nhƣ: + Có những câu hỏi ngắn gọn nào HS trả lời đƣợc sau khi học xong chủ điểm tập làm văn này? + Những việc làm nào mong muốn HS thực hiện? Cấu trúc dự án: TÊN DỰ ÁN:…………….. I. Tổng quan Mục tiêu của dự án Ngƣời thực hiện Các chuyên gia, cố vấn, tổ chức phối hợp thực hiện Phạm vi nghiên cứu dự án Thời gian II. Nội dung dự án 1. Lí do hình thành dự án 2. Nhiệm vụ của dự án 3. Điều kiện thực hiện dự án - Nguồn lực - Các thiết bị và cơ sở vật chất - Tài chính 4. Tổ chức thực hiện - Chia nhóm 353
  4. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 - Thực hiện các công việc đƣợc giao - Thu thập số liệu, báo cáo kết quả - Đánh giá sản phẩm - Kế hoạch thực hiện theo thời gian 5. Sản phẩm của dự án - Danh mục các sản phẩm dự kiến - Tiêu chí đánh giá sản phẩm III. Phụ lục - Các tài liệu học tập và tham khảo - Bài học liên quan đến dự án - Câu hỏi định hƣớng ngƣời học khi thực hiện và rút ra những kết luận từ dự án. Giai đoạn 2: Thực hiện dự án Giai đoạn 3: Bảo vệ dự án Giai đoạn 4: Triển lãm dự án Giai đoạn 5: Đánh giá và nghiệm thu dự án Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả. Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp theo. Đánh giá dự án không chỉ đơn thuần là đánh giá sản phẩm của dự án mà còn phải đánh giá mức độ hiểu, khả năng nhận thức và kĩ năng của học sinh đồng thời theo dõi sự tiến bộ của các em. Một số công cụ đánh giá có thể dùng trong phƣơng pháp dạy học theo dự án: - Bài kiểm tra viết và kiểm tra nói - Sổ ghi chép - Phỏng vấn và quan sát dựa trên kế hoạch đã chuẩn bị - Sự thể hiện - Kế hoạch dự án - Phản hồi qua bạn học - Quan sát các nhóm làm việc để hỗ trợ đánh giá kĩ năng cộng tác - Các sản phẩm Để thực hiện tốt PPDHTDA, giáo viên cần đảm bảo các nguyên tắc dạy học sau: - Nguyên tắc dạy học tập trung vào những mục tiêu học tập quan trọng gắn với các chuẩn - Nguyên tắc dạy học đảm bảo ngƣời học là trung tâm của hoạt động dạy học - Nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp giữa lí luận và thực tiễn - Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, khoa học, thƣờng xuyên trong quá trình đánh giá việc thực hiện dự án của HS. - Nguyên tắc đảm bảo có sự hỗ trợ của các phƣơng tiện kĩ thuật hiện đại trong quá trình dạy học . Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ minh họa một chủ điểm đƣợc dạy trong tuần 10 và 11, học kì I lớp 3. Đó là chủ điểm “Quê hƣơng”. Để giúp giáo viên dễ hình dung các công việc cụ thể khi tiến hành dạy học theo dự án ở chủ điểm này, chúng tôi trình bày 354
  5. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 thành từng khâu của quá trình tổ chức và có những gợi ý mẫu. Quá trình tổ chức thực hiện gồm các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Hình thành dự án Ý tưởng hình thành dự án - Từ nội dung bài học - Từ hình hình thực tế xã hội - Từ khả năng và nhu cầu học sinh Xây dựng bộ câu hỏi định hướng của dự án Câu hỏi khái quát Tuần 1: Đƣa ra câu hỏi khái quát nhằm gợi mở, kích thích HS hứng thú, tò mò về nội dung dự án: + Chúng ta đang sống ở đâu? + Thế giới chia thành các vùng lãnh thổ có chủ quyền đƣợc gọi là gì? + Mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng của mình không? + Em biết đất nƣớc Việt Nam có những đặc điểm riêng gì? Câu hỏi bài học Các bài tập giao cho các nhóm. + Chia nhóm, tìm hiểu cách trang trí phong bì thƣ, thi thiết kế phong bì thƣ ấn tƣợng. + Phỏng vấn xem khi nhận đƣợc một lá thƣ của một ngƣời bạn gửi thì bạn có cảm nghĩ gì. + Đóng vai là du khách nƣớc ngoài đến tham quan Việt Nam, một bạn khác phỏng vấn. + Đóng vai làm khách du lịch để hƣớng dẫn khách tham quan một cảnh đẹp quanh nơi mình sống. + Làm những bài thơ ngắn nói về cảnh đẹp quê hƣơng đất nƣớc và tình cảm của bản thân dành cho quê hƣơng. + Sƣu tầm các tranh ảnh về phong cảnh và con ngƣời quê hƣơng Việt Nam (làm một bộ sƣu tập). + Sƣu tầm các bài hát về quê hƣơng Việt Nam. + Sƣu tầm các bài thơ, đoạn văn nói về quê hƣơng Việt Nam. + Thi vẽ tranh về đề tài quê hƣơng giữa các nhóm. + Viết một bài thu hoạch (dƣới 1000 từ) hoặc làm một clip giới thiệu về Việt Nam sau khi đi tham quan viện bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. + Em hãy viết một bức thƣ gửi cho các chiến sĩ ở đảo Trƣờng Sa thể hiện lời tri ân sâu sắc với các chú bộ đội đang ngày đêm góp phần giữ vững chủ quyền hòn đảo quê hƣơng. + Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về quê hƣơng em. Câu hỏi nội dung Cuối buổi học tuần 2, các em phải trả lời đƣợc các câu hỏi nội dung. Đây là các câu hỏi chi tiết, cụ thể về chủ điểm của dự án mà các em cần nắm chắc sau khi dự án kết thúc. Đây cũng là câu hỏi giáo viên gợi ý học sinh viết đƣợc đoạn văn ngắn kể về quê hƣơng em. + Quê hƣơng là gì? 355
  6. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 + Quê em ở đâu? + Quê hƣơng em có những cảnh gì đẹp? + Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hƣơng em? Vì sao? + Cảnh vật đó có gì đáng nhớ? + Quê hƣơng có ý nghĩa thế nào đối với mỗi chúng ta? + Tình cảm của em với quê hƣơng nhƣ thế nào? Cấu trúc dự án TÊN DỰ ÁN: EM YÊU QUÊ HƢƠNG EM I. Tổng quan 1. Mục tiêu của dự án: Học xong dự án chủ điểm “Quê hƣơng”, học sinh cần đạt đƣợc ba mục tiêu sau: - Mục tiêu về kiến thức: + Học sinh nêu lên đƣợc cách viết một thƣ ngắn cho ngƣời thân, biết ghi thông tin ngoài phong bì thƣ. + HS có kiến thức ban đầu về quê hƣơng Việt Nam (lịch sử, địa lí, một số cảnh đẹp, các bài hát, bài văn, bài thơ viết về quê hƣơng Việt Nam). + HS biết cách viết về cảnh đẹp, con ngƣời, quê hƣơng đất nƣớc của mình. - Mục tiêu về kĩ năng: + HS viết đƣợc một bức thƣ cho ngƣời thân và cho chú bộ đội ở Trƣờng Sa, Hoàng Sa. + HS sƣu tầm hoặc sáng tác đƣợc các bài thơ, bài văn, bài hát, tranh vẽ, clip về quê hƣơng Việt Nam. + HS nói và viết một đoạn ngắn về quê hƣơng. - Mục tiêu về thái độ: + HS có tình yêu quê hƣơng Việt Nam, yêu những cảnh đẹp ở quê hƣơng mình. + HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp quê hƣơng. 2. Ngƣời thực hiện - Số lƣợng HS: 30 học sinh lớp 3A trƣờng Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, Hà Nội - GV chia 6 ngƣời/nhóm, vậy có 5 nhóm. - Năng lực HS: Trung bình – Khá (HS đại trà). 3. Các chuyên gia, cố vấn, tổ chức phối hợp thực hiện Giáo viên, phụ huynh học sinh, giáo viên bộ môn Mĩ thuật, Hát nhạc, Thủ công – kĩ thuật, nhà trƣờng... 4. Phạm vi nghiên cứu dự án: Chủ điểm Quê hƣơng – Tiếng Việt lớp 3 tập 1 (tuần 10, 11). 5. Thời gian: Chủ điểm này học trong 2 tuần ở học kì I lớp 3 (tuần 10,11); mỗi tuần 1 tiết học, 40 phút/ tiết học. II. Nội dung dự án 1. Lí do hình thành dự án: Dự án sẽ giúp học sinh có thêm hiểu biết về quê hƣơng của mình, có kiến thức về văn hóa dân tộc, vẻ đẹp của cảnh sắc, con ngƣời,… Từ đó, các em thêm yêu quí, có ý thức bảo vệ và xây dựng quê hƣơng tƣơi đẹp hơn. 356
  7. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 2. Điều kiện thực hiện dự án 3. Tổ chức thực hiện Chia nhóm học sinh thực hiện (HS xung phong hoặc chỉ định dựa trên năng lực mỗi nhóm).Số lƣợng ngƣời: 6 ngƣời/nhóm.Mỗi nhóm đều có 01 nhóm trƣởng và 01 thƣ kí (do GV chọn tham khảo ý kiến của HS trong nhóm). 4. Sản phẩm của dự án Danh mục các sản phẩm dự kiến + Các phong bì thƣ đƣợc trang trí. + Bức thƣ ngắn nội dung thăm hỏi, báo tin cho ngƣời thân. + Bộ sƣu tập về tranh ảnh về cảnh đẹp Việt Nam. + Tập san gồm các bài thơ, bài văn, bài hát về quê hƣơng. + Thƣ gửi cho các chiến sĩ ngoài biển đảo Trƣờng Sa, Hoàng Sa. + Đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 câu) viết về cảnh đẹp quê hƣơng em. Tiêu chí đánh giá sản phẩm - Phát phiếu đánh giá dự án, bảng kiểm mục cho HS Tính tổng điểm cộng lại và xếp loại dự án nhƣ sau: + Tốt: 40 – 50 điểm + Khá: 30 – 40 điểm + Đạt: 25 – 30 điểm + Không đạt: dƣới 25 điểm Điểm Ghi TT Tiêu chí 1 2 3 4 5 chú 1 Những kiến thức, kĩ năng thu đƣợc sau dự án X 2 Lƣợng kiến thức gắn với môn học trong dự án X 3 Việc tạo điều kiện cho mọi thành viên cùng tham gia X 4 Dự án đã chỉ rõ những công việc ngƣời học cần làm X 5 Tính hấp dẫn đối với ngƣời học của dự án X 6 Tính phù hợp với điều kiện thực tế của dự án X 7 Tính phù hợp với năng lực của ngƣời học X 8 Việc áp dụng công nghệ thông tin trong dự án X 9 Những sản phẩm có tính khoa học của dự án X 10 Những sản phẩm có tính thực tiễn, thiết thực của dự án X + Tổng điểm: 46/50 điểm => Dự án đạt loại Tốt + Phát phiếu đánh giá nhóm cho từng học sinh 357
  8. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Họ và tên:……………………………………………….Lớp: 3……. PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHÓM….. DỰ ÁN HỌC TẬP PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN Tên dự án:…………………………………………………………………............. Các thành viên trong nhóm: …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. Ngày thực hiện dự án: ……………………………………………………….......... Kì hạn hoàn thành dự án:……………………………………………………......... Tôi đã đóng góp cho thành công của nhóm bằng cách: ……………………………………………………………………………………... Dự kiến, tôi sẽ thực hiện các công việc: ……………………………………………………………………………………... Đánh giá nhóm của bạn theo các tiêu chí sau với thanh điểm từ 1 – 5: Mọi thành viên đóng góp nhƣ nhau vào dự án: - Nhóm chúng tôi phối hợp tốt với nhau:……………………………………......... - Những bất đồng đƣợc giải quyết nhanh chóng và hòa nhã:……………….......... - Nhóm chúng tôi thực hiện đúng tiến độ, công việc không bị trì hoãn:……......... - Các thành viên trong nhóm động viên nhau và chia sẻ kiến thức trong quá trình thực hiện dự án:……………………………………………………….................. - Tôi muốn đƣợc làm việc với nhóm này một lần nữa: (1 = Không tốt; 2= Bình thƣờng ; 3= Tốt; 4= Rất tốt ) Tổng điểm:…………………………………………………………….................. Giai đoạn 2: Thực hiện dự án (Tiết 1, tiết 2) - Giới thiệu dự án - Hƣớng dẫn HS thực hiện dự án - GV quản lí thời gian và hỗ trợ học sinh làm sản phẩm - Theo dõi và đánh giá tiến độ làm việc của học sinh. Giai đoạn 3: Bảo vệ dự án (Tiết 2) - Giáo viên tổ chức học sinh báo cáo dự án. - Điều hành thứ tự và thời gian báo cáo của các nhóm. - Đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo. - Các nhóm khác đặt câu hỏi, tranh luận, phản bác hay đồng tình với ý kiến của các nhóm. Nêu nhận xét về sản phẩm dự án. Giai đoạn 4: Triển lãm dự án (Tiết 2) 358
  9. KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Bài thơ học sinh sưu tầm được và trình bày dưới dạng tập san Bức thư gửi cho người thân, Đoạn văn kể về quê hương em, Thư gửi chiến sĩ hải đảo Giai đoạn 5: Đánh giá và nghiệm thu dự án (Cuối tiết 2): Khảo sát ý kiến HS, công bố kết quả điểm, khen thƣởng và rút kinh nghiệm Đánh giá dự án: 46/50 điểm. Vậy dự án đạt loại Tốt III. KẾT LUẬN - Nghiên cứu cho thấy có khả năng cao khi vận dụng phƣơng pháp dạy học theo dự án vàophân môn Tập làm văn để nâng cao hiệu quả học của học sinh là có tính khả thi. - Muốn vận dụng phƣơng pháp dạy học theo dự án vào phân môn Tập làm văn có hiệu quả phải căn cứ và nội dung chủ điểm, điều kiện thực tế và tính ứng dụng của chủ điểm đó trong đời sống học sinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Xuân Thảo, Một vài đề xuất về việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Tiếng Việt ở tiểu học. [2] Nguyễn Thị Hƣơng, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục: Vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để dạy học chuyên đề giáo dục môi trường cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học. [3] Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 (tập 1, 2). [4] http://dayhoctheoduan.wikispaces.com/. [5] www.scholar.lib.vt.edu. 359
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0