intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận dụng phương pháp giao tiếp vào dạy các bài câu trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Vận dụng phương pháp giao tiếp vào dạy các bài câu trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2" giới thiệu cách thức vận dụng phương pháp giao tiếp vào dạy các bài câu trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 nhằm rèn luyện kỹ năng vận dụng tri thức tiếng Việt đã học vào thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp thực tiễn, nhằm nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận dụng phương pháp giao tiếp vào dạy các bài câu trong chương trình Ngữ văn 8, tập 2

  1. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” APPLYING COMMUNICATION METHODS TO TEACHING SUBJECTS IN LANGUAGE PROGRAM 8, EPISODE 2 Abstract: General education is innovating in the direction of developing quality and capacity. To meet this innovative requirement, teaching requires teachers to choose a combination of methods aimed at developing quality and competence. The goal of Literature is to develop students' basic communication skills. Therefore, the application of communication methods will help the subject achieve this goal. The article introduces how to apply the communication method to teaching sentences in the 8th grade Literature textbook to practice skills in applying learned Vietnamese knowledge to perform practical communication tasks, in order to improve communication skills. students' language ability. Keywords: Communication methods, Vietnamese, junior high school, sentences, grade 8 episode 2. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP VÀO DẠY CÁC BÀI CÂU TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 8, TẬP 2 Nguyễn Triệu Vy 1, Nguyễn Thị Xuân Mai 2 Tóm tắt: Giáo dục phổ thông đang đổi mới theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới này, việc dạy học đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn kết hợp những phương pháp hướng đến phát triển phẩm chất năng lực. Mục tiêu của môn Ngữ văn là phát triển những năng lực giao tiếp cơ bản cho học sinh. Vì thế, việc vận dụng phương pháp giao tiếp sẽ giúp môn học thực hiện mục tiêu này. Bài viết giới thiệu cách thức vận dụng phương pháp giao tiếp vào dạy các bài câu trong sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 nhằm rèn luyện kỹ năng vận dụng tri thức tiếng Việt đã học vào thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp thực tiễn, nhằm nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Từ khóa: Phương pháp giao tiếp, Tiếng Việt, trung học cơ sở, câu, lớp 8 tập 2. 1. Đặt vấn đề Có rất nhiều nhận định về việc vận dụng phương pháp giao tiếp trong dạy học tiếng Việt, tiêu biểu là Hoàng Hòa Bình và Nguyễn Minh Thuyết. Nhóm tác giả đã xác định rằng: “Dạy ngôn ngữ theo phương pháp giao tiếp là mô phỏng con đường hình thành và 1 Sinh viên ngành Sư phạm Ngữ Văn (lớp DH20NV), Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM; Email: ntvy_20nv@student.agu.edu.vn; 2 Thạc sĩ, Giảng viên Bộ môn Ngữ Văn, Khoa Sư phạm,Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 87
  2. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” phát triển năng lực giao tiếp của con người vào việc thiết kế và thực hiện chương trình học tập nhằm giúp học sinh thụ đắc năng lực này một cách nhanh chóng và bền vững”. Đúng như vậy, để dạy học tiếng Việt tốt cần phải có sự hỗ trợ của phương pháp giao tiếp để có thể đáp ứng đầy đủ yêu cầu mục tiêu của phân môn tiếng Việt. Cũng như trong bối cảnh hiện nay với sự phát triển của xã hội đã thúc đẩy nền giáo dục của chúng ta ngày một tiến bộ, đặt ra yêu cầu về chất lượng giáo dục cũng ngày một cao. Nội dung chúng ta truyền dạy sẽ thực sự có hiệu quả khi chúng ta đem nó kiểm nghiệm thực tế mà nó chính là kiểm nghiệm trong hoạt động giao tiếp. Giao tiếp giúp chúng ta hiểu rõ nhau hơn, trao đổi được nhiều thông tin trong quá trình học thuật. Trong dạy học tiếng Việt cũng vậy, dạy học tiếng Việt là phải hướng người học vào hoạt động nói năng, thực hành mà phương pháp hiệu quả và tốt nhất đó chính là phương pháp giao tiếp. Vì thế, việc phối hợp phương pháp giao tiếp trong dạy học tiếng Việt lúc đầu chúng ta nghe có vẻ hơi cứng nhắc nhưng nếu thực hiện được thì quá trình dạy học của thầy và trò thật sự mang lại hiệu quả cao. 2. Nội dung 2.1. Giao tiếp và các nhân tố giao tiếp 2.1.1. Khái niệm giao tiếp Để hiểu được phương pháp giao tiếp là gì trước hết ta phải nắm được khái niệm giao tiếp. Trong cuộc sống hằng ngày, con người chúng ta luôn phải giao tiếp, hoạt động giao tiếp diễn ra thường xuyên. Giao tiếp để trao đổi thông tin, giao tiếp để con người hiểu nhau. Hoạt động giao tiếp có một vai trò quan trọng và đắc lực trong cuộc sống. Vậy chúng ta hiểu như thế nào là giao tiếp? Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết bàn về giao tiếp như sau: “Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin nhằm thiết lập quan hệ, sự hiểu biết, cộng tác… giữa các thành viên trong xã hội”. Cũng nói về giao tiếp, Từ điển Thuật ngữ ngôn ngữ học đã đưa ra định nghĩa, giao tiếp là “sự thông báo hay truyền đạt, thông báo nhờ một hệ thống mã nào đó”. Qua đó, ta có thể hiểu giao tiếp là hoạt động giữa hai người hoặc hơn hai người nhằm trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, bày tỏ ý kiến hay nhận xét về một vấn đề nào đó gắn với một tình huống và một ngữ cảnh nhất định. 2.1.2. Các nhân tố giao tiếp Mỗi hoạt động đều chịu sự quy định của một hoặc nhiều nhân tố cụ thể. Chẳng hạn như hoạt động phát triển và hình thành nhân cách chịu sự ảnh hưởng của 5 yếu tố đó là yếu tố di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động và giao tiếp. Ở đây, mỗi hoạt động giao tiếp đều chịu sự chi phối của các nhân tố giao tiếp như nhân vật giao tiếp, công cụ giao tiếp, nội dung giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp. Dựa vào lý thuyết giao tiếp của Nguyễn Minh Thuyết và Hoàng Hòa Bình, ta có thể thấy các nhân tố giao tiếp có cơ chế hoạt động như sau qua hình 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 88
  3. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Người phát Hoàn cảnh giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp NỘI DUNG GIAO TIẾP Công cụ giao tiếp Công cụ giao tiếp HÌNH THỨC DIỄN ĐẠT Hoàn cảnh giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp Người nhận Hình 1. Sơ đồ hoạt động giao tiếp [1, tr 172]. Trong sơ đồ trên, ta thấy sự liên kết giữa các nhân tố giao tiếp trong quá trình giao tiếp, nếu không có chúng thì hoạt động giao tiếp không thể diễn ra. Chẳng hạn, nếu không có công cụ giao tiếp thì chúng ta giao tiếp bằng gì. Hay thiếu một trong các nhân vật giao tiếp thì chắc chắn một cuộc giao tiếp không thể diễn ra. Rõ ràng các nhân tố giao tiếp có một vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Chúng hỗ trợ cho nhau, cùng nhau tạo nên một quá trình giao tiếp đạt hiệu quả cao. Qua sơ đồ, ta thấy mỗi nhân tố giao tiếp đều có một vị trí riêng trong quá trình giao tiếp. Nhân vật giao tiếp chính là người phát tin và người nhận tin, họ sử dụng một hệ thống tín hiệu đó là ngôn ngữ. Công cụ giao tiếp chính là ngôn ngữ được sử dụng dưới hai hình thức nói và viết thông qua hai quá trình tiếp nhận (đọc, nghe) và tạo lập (nói, viết). Nội dung giao tiếp là các thông tin mà người phát tin muốn gửi đến người nhận tin nhằm mục đích thông báo, biểu cảm hay tác động. Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm bối cảnh và văn cảnh, tạo điều kiện cho người phát tin chọn được cách phát tin tiết kiệm, hiệu quả giúp người nhận hiểu đúng nội dung thông tin. 2.2. Phương pháp giao tiếp trong dạy học tiếng Việt TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 89
  4. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Dựa trên lý thuyết giao tiếp đã nêu, các nhà nghiên cứu giáo dục đã đề xuất phương pháp giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt. Tiêu biểu là phương pháp giao tiếp của Hoàng Hòa Bình [1]: “Dạy ngôn ngữ theo phương pháp giao tiếp là mô phỏng con đường hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của con người vào việc thiết kế và thực hiện chương trình học tập nhằm giúp HS thụ đắc năng lực này một cách nhanh chóng và bền vững” [1, tr175] Như vậy, theo khái niệm này, dạy học tiếng Việt bằng phương pháp giao tiếp là cần phải tổ chức các hoạt động học tập sao cho giống với con đường hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của con người một cách tự nhiên nhất. Khái niệm phương pháp giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt đã được cụ thể hơn qua nhận định của Lê A [3]: “Phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lý thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp có chú ý đến các đặc điểm và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp”. [3, tr69] Tóm lại, phương pháp giao tiếp là phương pháp người giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng những tri thức đã học vào việc thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngôn ngữ là chủ yếu. Trong dạy học tiếng Việt, phương pháp giao tiếp có một vai trò vô cùng đắc lực, bởi mục đích của dạy học Tiếng Việt là hình thành và nâng cao năng lực giao tiếp của học sinh. Từ đó, ta thấy phương pháp giao tiếp là một phương tiện để thực hiện tốt nhất mục đích của dạy học Tiếng Việt. Như vậy, dựa vào phương pháp giao tiếp mà các tác giả đã đề xuất thì chúng ta thấy việc dạy học theo phương pháp giao tiếp có thể tổ chức thành các bước như sau: Bước 1: Tạo tình huống, kích thích nhu cầu và định hướng giao tiếp. Bước 2: Hướng dẫn quan sát, phân tích đặc điểm các nhân tố giao tiếp để xác định nhiệm vụ của hoạt động giao tiếp. Bước 3: Tiến hành cuộc giao tiếp. Bước 4: Kiểm tra và đánh giá lời nói. Ở bước tạo tình huống, kích thích nhu cầu và định hướng giao tiếp là bước khá quan trọng, người giáo viên phải thiết kế được tình huống giao tiếp. Tình huống giao tiếp phải phù hợp với định hướng giáo dục, phải kích thích được nhu cầu giao tiếp ở học sinh. Định hướng giao tiếp là việc giáo viên gợi ra cho học sinh nội dung giao tiếp gồm những câu hỏi xoay quanh vấn đề giao tiếp. Sau bước tạo tình huống giao tiếp là tới bước hướng dẫn quan sát, phân tích đặc điểm các nhân tố giao tiếp để xác định nhiệm vụ của hoạt động giao tiếp. Ở bước này, giáo viên là người hướng dẫn cho các học sinh không tham gia cuộc giao tiếp quan sát và dựa vào cuộc giao tiếp để xem xét, phân tích các đặc điểm của nhân tố trong quá trình giao tiếp. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 90
  5. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Tiếp theo là tới bước tiến hành cuộc giao tiếp. Đây là bước dành hoàn toàn sân khấu cho học sinh, học sinh sẽ thể hiện những gì trong quá trình giáo viên hướng dẫn phương pháp giao tiếp trong dạy học tiếng Việt để áp dụng vào tiến hành cuộc giao tiếp. Cuối cùng là bước kiểm tra và đánh giá lời nói. Giáo viên sẽ gọi ngẫu nhiên các học sinh quan sát cuộc giao tiếp vừa diễn ra để kiểm tra xem học sinh có thật sự tập trung quan sát và hiểu được yêu cầu mà giáo viên đặt ra. Những học sinh đó sẽ được kiểm tra qua hệ thống câu hỏi bất kì mà giáo viên đã chuẩn bị như chủ đề của cuộc giao tiếp là gì? Nội dung cuộc giao tiếp là gì? Những nhân vật nào xuất hiện trong cuộc giao tiếp? Nhận diện tri thức tiếng Việt đang học được vận dụng trong cuộc giao tiếp. Sau đó giáo viên sẽ đưa ra nhận xét, đánh giá chung cho hoạt động giao tiếp này. 2.3. Vận dụng phương pháp giao tiếp vào dạy các bài Câu trong SGK Ngữ văn 8 tập 2 Chúng tôi chọn bài Câu để vận dụng phương pháp giao tiếp là vì những lý do. Trước hết, câu là một đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ có chức năng thông báo, truyền đạt thông tin cho người nghe. Hay nói cụ thể hơn, câu là đơn vị nhỏ nhất trong ngôn ngữ có chức năng giao tiếp. Bên cạnh đó, xét về vị trí của bài Câu trong chương trình tiếng Việt lớp 8 thì ở học kì I, học sinh sẽ được học các bài tiếng Việt ở cấp độ từ như bài Trợ từ, Thán từ hay Tình thái từ… Bước sang học kì 2, các em được học các loại câu mà đặc biệt là các câu phân loại theo mục đích nói. Từ đó, ta thấy vai trò của các bài câu trong SGK Ngữ Văn 8 là nó tiếp nối cấp độ từ ở SGK Ngữ Văn 8 tập 1 để tiếp tục hoàn thiện cho học sinh tri thức hệ thống ngôn ngữ đi từ cấp độ nhỏ đến cấp độ lớn. Cho nên, việc dạy câu cho học sinh trong chương trình Ngữ Văn 8 có vai trò đắc lực trong việc nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ cho học sinh đặc biệt là những năng lực giao tiếp nói và viết mà đó chính là giao tiếp tiếp nhận và tạo lập văn bản. Việc dạy câu rất phù hợp để vận dụng phương pháp giao tiếp bởi ở cấp độ câu học sinh đã vận dụng câu vào giao tiếp để sản sinh lời nói hay tiếp nhận văn bản phải tiếp nhận từ cấp độ câu trở lên. Vì thế, chúng tôi lựa chọn bài câu để tiến hành khảo nghiệm phương pháp giao tiếp. Khi dạy theo mục tiêu của phương pháp giao tiếp, giáo viên phải dạy cho học sinh được học, được tập giao tiếp ở trong bài học, ở lớp rồi biết cách giao tiếp trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Biết sử dụng ngôn ngữ trong ngữ cảnh giao tiếp phù hợp, quan hệ ngôn ngữ đúng vai trò, đúng mục đích với người xung quanh, biết nêu nhận xét, đánh giá trước sự vật, sự việc ... (không phải chỉ nhằm tới mục đích là biết làm văn như trước đây). Mục đích giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và phương pháp dạy học. Về nội dung, phân môn tiếng Việt tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc để học sinh mở rộng vốn từ theo định hướng, trang bị những tri thức nền và phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp. Về phương pháp dạy học, các kĩ năng được hình thành thông qua nhiều bài tập mang tính tình huống, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên. Dựa theo 5 hoạt động của tiến trình dạy học chúng tôi gợi ý, hướng dẫn quy trình dạy bài câu trong SGK Ngữ Văn 8 như sau: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 91
  6. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Hoạt động 1: Khởi động Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động 3: Luyện tập Hoạt động 4: Vận dụng Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo Chúng tôi chọn bài Câu cảm thán trang 43 SGK Ngữ Văn 8 tập 2 để vận dụng vào tiến hành phương pháp giao tiếp theo 5 tiến trình của hoạt động dạy học Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh, giúp học sinh có tinh thần thoải mái, bớt căng thẳng trước khi vào bài học, kích thích sự hứng thú và khả năng tư duy của học sinh. Nội dung: Ở hoạt động này sẽ tổ chức cho học sinh giao tiếp ở cấp độ tiếp nhận văn bản bằng cách cho học sinh xem video clip có chứa đơn vị ngôn ngữ mà học sinh cần tìm hiểu từ đó chúng tôi dẫn dắt vào bài mới. Tại sao chúng tôi lại chọn cho học sinh xem video clip có chứa tri thức tiếng Việt sắp học? Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi lý giải như sau: Quá trình giao tiếp gồm 2 hoạt động tạo lập văn bản và tiếp nhận văn bản, đối với việc cho học sinh xem video clip có chứa đơn vị ngôn ngữ đó cũng chính là việc chúng ta đang tổ chức hoạt động tiếp nhận một đoạn giao tiếp cụ thể với đầy đủ các nhân tố giao tiếp mà đặc biệt là có ngữ cảnh sử dụng đơn vị ngôn ngữ sẽ học. Từ đó giúp học sinh thấy được đơn vị ngôn ngữ được sử dụng trong thực tiễn như thế nào từ đó để dẫn dắt vào bài mới. Cách thức tiến hành: Giáo viên sẽ chiếu video clip hài truyện Tấm Cám (chọn đoạn có chứa đơn vị ngôn ngữ học sinh cần tìm hiểu như đoạn Cám lừa Tấm trúng hết tép từ giỏ của Tấm sang giỏ của Cám “Quao! Giỏ tép của chị Tấm đầy cá tôm”). Sau khi cho xem video clip giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh phân tích theo các bước của quá trình giao tiếp - Bước 1: Giáo viên đã đặt học sinh vào ngữ cảnh cụ thể của văn bản trong video clip Tấm Cám  khơi gợi cho học sinh tình huống giao tiếp qua việc xem video clip và đặt câu cảm thán trong video clip để học sinh tự nhận diện câu cảm thán. - Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát cuộc giao tiếp trong video clip để tìm đơn vị ngôn ngữ cần hướng dẫn và đặt các câu hỏi như nội dung của cuộc giao tiếp là gì? Nhân vật trong cuộc giao tiếp là ai? Nhận diện những câu Cám biểu lộ cảm xúc khi thấy giỏ tép của Tấm hay những câu Tấm và Cám bộc lộ cảm xúc của mình? - Bước 3: Do đây là giao tiếp tiếp nhận nên học sinh không cần sản sinh, tạo lập hay tiến hành cuộc giao tiếp nhưng nó cần quan sát văn bản của người khác để phân tích. Ở đây, chúng tôi chỉ đặt học sinh vào đơn vị văn bản có sẵn cuộc giao tiếp để học sinh tiến hành phân tích chứ không định hướng giao tiếp. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 92
  7. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” - Bước 4: Giáo viên gọi 2 hay 3 học sinh bất kì đánh giá cuộc giao tiếp bằng những câu hỏi như cuộc giao tiếp thể hiện đúng chủ đề giao tiếp chưa? Nội dung giao tiếp có phong phú, hấp dẫn không? Cuộc giao tiếp có sử dụng đặc trưng của câu cảm thán không? Đánh giá câu trả lời của học sinh.  Những câu cảm thán trong đoạn video: + Trời ơi, sao chẳng có con nào! + Woa! Chị Tấm có nguyên giỏ tép đầy + Ôi trời ơi! Chị Tấm ơi, chị hư quá...  Dẫn vào bài mới: Những câu các em vừa tìm ra trong đoạn video là những câu nói của Tấm nhằm bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên, thán phục... giả tạo của Cám. Những câu này được gọi là câu cảm thán. Vậy loại câu này có đặc điểm như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được những kiến thức về câu cảm thán, đặc điểm của câu cảm thán và tác dụng của câu cảm thán. Nội dung: Ở hoạt động này chủ yếu là cho học sinh tiếp nhận văn bản chứa đựng tri thức ngôn ngữ đang học mà những văn bản này thường tích hợp với những văn bản đọc hiểu hoặc những văn bản mở rộng để thấy được đơn vị ngôn ngữ đặt trong văn bản cụ thể nó hoạt động như thế nào, chức năng gì? Ở giai đoạn này chúng tôi thường dùng biện pháp tích hợp tri thức ngôn ngữ học sinh đang học với những văn bản đọc hiểu mà các em đang học có chứa đơn vị ngôn ngữ đó để học sinh tiến hành hoạt động tiếp nhận và phân tích theo hệ thống câu hỏi mà giáo viên đặt ra. Cách thức tiến hành: Phát vấn, đặt câu hỏi, tích hợp đơn vị ngôn ngữ với văn bản học sinh đang học như tác phẩm Lão Hạc “Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết... Một người như thế ấy ... Một người đã khóc vì trót lửa một con chó!... Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng. Con người đáng kính ấy bảy giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…” (Lão Hạc – Nam Cao) Giáo viên cho học sinh đọc ngữ liệu trên và đặt ra các câu hỏi 1/ Trong đoạn trích trên, câu nào là câu cảm thán? 2/ Đặc điểm, hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán? 3/ Câu cảm thán đó có tác dụng gì? Nhiệm vụ của học sinh là đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi Hoạt động 3, 4: Luyện tập + Vận dụng TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 93
  8. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Hoạt động luyện tập và vận dụng sẽ thuyết minh chung vì luyện tập để học sinh nắm vững lý thuyết và cũng là bước để các em vận dụng lý thuyết vào sáng tạo lời nói nên bước luyện tập, vận dụng chúng tôi thường tổ chức một hoạt động đó là hoạt động giao tiếp tạo lập văn bản bằng biện pháp giao tiếp sản sinh đoạn hội thoại. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại những kiến thức trong quá trình dạy và học; có tinh thần thoải mái sau tiết học. Giúp học sinh có thể vận dụng những kiến thức đã học vào việc giải quyết vấn đến thực tiễn liên quan đến nội dung bài học. Nội dung: Ở giai đoạn này chúng tôi cho học sinh vận dụng tri thức tiếng Việt đã học vào sản sinh lời nói hay còn gọi là tạo lập văn bản. Sau khi học sinh đã học và nắm vững đặc điểm của câu cảm thán thì chúng tôi sẽ tiến hành cho học sinh giao tiếp tạo lập văn bản, thường là sẽ sản sinh một cuộc hội thoại nhỏ dựa theo tình huống giáo viên đưa ra Cách thức tiến hành: Giáo viên yêu cầu học sinh viết một đoạn hội thoại ngắn theo tình huống gợi ý như sau: “Hôm nay trên đường đi học về, Lan chứng kiến cảnh bạn mình là Long đã lao xuống nước cứu một em bé bị đuối nước. Lan rất thán phục và cảm động về tinh thần cứu người của bạn mình”. Em hãy viết tiếp đoạn đối thoại giữa Lan và Long về sự thán phục của Lan trước hành động cứu người của Long (viết đoạn đối thoại khoảng 5 – 7 câu trong đó có sử dụng câu cảm thán) - Bước 1: Giáo viên đã tạo tình huống giao tiếp cho học sinh đó là cuộc đối thoại giữa Lan và Long về hành động cứu người của Long  khơi gợi cho học sinh tình huống giao tiếp sau khi nghe tình huống giáo viên đưa ra. - Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích các nhân tố giao tiếp + Nội dung giao tiếp: bày tỏ sự thán phục, cảm động của Lan trước hành động cứu người của Long. + Nhân vật giao tiếp: Lan và Long + Công cụ giao tiếp: ngôn từ, lời nói + Hoàn cảnh giao tiếp: trên đường đi học về - Bước 3: Học sinh tiến hành cuộc giao tiếp Khi học sinh tiến hành giao tiếp thì giáo viên sẽ hướng dẫn các học sinh còn lại chú ý quan sát để nhận ra câu cảm thán được sử dụng trong đoạn hội thoại - Bước 4: Kiểm tra, đánh giá Giáo viên đánh giá, kiểm trả học sinh bằng cách gọi bất kì một học sinh nào và phát vấn bằng hệ thống câu hỏi (?) Cuộc giao tiếp có đúng với chủ đề chưa? (?) Những nhân vật trong cuộc giao tiếp gồm những ai? (?) Cuộc giao tiếp xảy ra ở địa điểm nào? TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 94
  9. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” (?) Cuộc giao tiếp đã vận dụng được câu cảm thán chưa? Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo: Mục tiêu: Phát huy năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, năng lực tự học và sáng tạo; Giúp cho GV có thể biết được những lỗ hỏng của học sinh, đồng thười ghi nhận tiếp thu những phát hiện mới mẻ của học sinh. Nội dung: Ở hoạt động này chúng tôi thường cho học sinh mở rộng sự hiểu biết của mình về câu cảm thán. Cách thức tiến hành: Dùng biện pháp tích hợp đơn vị ngôn ngữ vào những văn bản đã học để mở rộng sự hiểu biết về câu cảm thán Đối với hoạt động tìm tòi thì chúng tôi cho học sinh về sưu tầm những câu cảm thán trong văn bản mà học sinh đã được học và nêu chức năng của nó. Đối với hoạt động sáng tạo thì chúng tôi cho học sinh đặt những câu cảm thán theo chủ đề cho sẵn. 3. Kết luận Tiếng Việt không chỉ là một môn học nhằm cung cấp những tri thức lý thuyết tiếng Việt một cách hàn lâm, khô cứng mà có còn có vai trò đắc lực trong việc rèn luyện cho học sinh những kỹ năng giao tiếp cơ bản hướng đến nâng cao năng lực tạo lập và tiếp nhận văn bản. Vì thế, phương pháp giao tiếp là phương pháp rất quan trọng và bổ trợ rất nhiều trong quá trình dạy tiếng Việt. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp giao tiếp còn hạn chế và chưa được phổ biến rộng vì nhiều lý do khách quan và chủ quan: dung lượng tiết học ngắn, tốn nhiều công sức chuẩn bị và tổ chức... Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, để hoàn thiện năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh thì người giáo viên cần đưa biện pháp giao tiếp vào tiết giảng dạy các bài tiếng Việt để rèn luyện thành thạo năng lực sử dụng ngôn ngữ trong hoạt giao tiếp cho học sinh. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn có sự chi phối của nhiều nhân tố. Chúng tác động đến sự hình thành và lĩnh hội ngôn bản, đồng thời để lại dấu ấn trong ngôn bản. Bằng cách đó, nếu người giáo viên kết hợp khéo léo việc sử dụng phương pháp giao tiếp với dạy tích hợp các đơn vị ngôn ngữ vào ngôn bản thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong học tập cũng như phù hợp với mục tiêu của chương trình giáo dục đổi mới hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Hòa Bình - Nguyễn Minh Thuyết. (2012). Phương pháp dạy học Tiếng Việt nhìn từ tiểu học. Hà Nội: NXB Giáo dục. [2] Diệp Quang Ban. Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học. NXB Giáo dục Việt Nam. [3] Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2005). Phương pháp dạy học tiếng Việt. Hà Nội: NXB Giáo dục. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 95
  10. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” [4] Nguyễn Thị Xuân Mai (2021). Phương pháp dạy học tiếng Việt. NXB ĐHQG TPHCM. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 96
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2