intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vận Tải Thủy nội Địa (Sông)

Chia sẻ: Phan Văn Quàng | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:19

1.263
lượt xem
147
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vận tải thủy nội địa là một hoạt động dịch vụ trong đó người cung cấp dịch vụ (hay người vận chuyển) thực hiện các hàng hóa từ nơi này đến nơi khác trong vùng nước mà điểm đầu và điểm cuối của quá trình chuyên chở không đi ra ngoài lãnh thổ của một quốc gia.Nước ta với một hệ thống đường thuỷ nội địa rất phong phú gồm hơn 2.360 sông kênh, có tổng chiều dài 42.000Km, cùng các hồ, đầm, phá, hơn 3.200Km bờ biển và hàng nghìn Km đường từ bờ ra đảo tạo thành một hệ thống vận tải thuỷ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vận Tải Thủy nội Địa (Sông)

  1. Vận Tải Thủy nội Địa (Sông) Giới thiệu,đặc điểm và các phương thức kinh doanh vận tải thủy nội I. địa. 1. khái niệm: Vận tải thủy nội địa là một hoạt động dịch vụ trong đó người cung cấp dịch vụ (hay người vận chuyển) thực hiện các hàng hóa từ nơi này đến nơi khác trong vùng nước mà điểm đầu và điểm cuối của quá trình chuyên chở không đi ra ngoài lãnh thổ của một quốc gia. 2. Giới thiệu chung: Nước ta với một hệ thống đường thuỷ nội địa rất phong phú gồm hơn 2.360 sông kênh, có tổng chiều dài 42.000Km, cùng các hồ, đầm, phá, hơn 3.200Km bờ biển và hàng nghìn Km đường t ừ bờ ra đ ảo tạo thành một hệ thống vận tải thuỷ thông thương giữa mọi vùng đất nước, từ thành thị đến nông thôn, từ miền núi đến hải đảo, góp phần tích cực vào việc vận chuyển hàng hóa và hành khách.Vận tải thuỷ nội địa là một ngành vận tải truyền thống, khả năng phát triển các thành phần kinh t ế rộng rãi với khả năng thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn, nhất là cho việc đóng mới phương tiện.Tiềm năng của vận tải thuỷ nội địa là to lớn nhưng trong những năm vừa qua, hiệu quả khai thác chưa đ ạt yêu cầu, nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của nền kinh tế vì những nhược điểm sau:Sông kênh còn khai thác chủ yếu trong điều kiện tự nhiên, trong những năm qua mức đầu tư chưa tương xứng với sự phát triển của nhu cầu vận tải thuỷ. Có khá nhiều các quy hoạch vùng, quy hoạch chuyên sâu, quy hoạch của các địa ph ương, tuy nhiên các quy hoạch này đều chưa mang dấu ấn tổng thể, thiếu sự liên kết giữa các ngành vận t ải, giữa giao thông đường thuỷ và thuỷ lợi, chưa đánh giá hết năng lực và khả năng phát triển của ngành. Cũng chính vì những quy hoạch không sâu này đã dấn đến việc đầu tư trong những năm qua ch ưa đ ạt hi ệu quả cao.Công tác quản lý ngành do tổ chức nhiều năm trước liên tục bị thay đổi, biến động nên d ẫn đến sự thiếu hụt một hệ thống cơ sở vật chất cần thiết để làm tốt công tác này.Hệ thống c ảng bến, cơ sở sửa chữa và đóng mới phát triển tràn lan, phân tán, yếu kém về năng lực do không có m ột quy hoạch phát triển đồng bộ. Với những sự bức xúc trên, việc lập một quy hoạch tổng thể phát triển vận t ải thuỷ nội địa được đ ặt ra như một nhu cầu cấp bách. Bởi vì, chỉ trên cơ sở quy hoạch này các dự án đầu t ư m ới đ ược xác lập và triển khai có hiệu quả cao trong khi nguồn vốn còn hạn hẹp.Xây dựng quy hoạch t ổng thể và các quy hoạch chi tiết phát triển ngành là một trong các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện ch ức năng qu ản lý Nhà nước chuyên ngành, quy hoạch giúp cho việc ch ọn lựa chương trình hành đ ộng trong t ương lai cho toàn bộ hoặc từng bộ phận của chuyên ngành. Đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương, vùng lãnh thổ và quốc gia.Trong nh ững năm qua, Cục Đường sông Việt Nam với sự chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, sự phối hợp của các tư vấn, đã xây dựng hoàn chỉnh và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch t ổng thể phát triển ngành đến năm 2020”. Từ nền tảng cơ sở là quy hoạch tổng thể đó, Cục đã tiến hành xây dựng các quy hoạch chi tiết về luồng tuyến, cảng bến, đội tàu, cơ sở sửa chữa và đóng mới, trình Bộ Giao thông vận tải. 3.Đặc điểm, vai trò vận tải thủy nội địa: a.Vai trò: Giao thông vận tải đường thuỷ nội địa có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hôi, b ảo đảm an ninh, quốc phòng và góp phần giao lưu với một số quốc gia lân cận, đồng th ời là ngành có tính chất xã hội hoá cao, nhiều thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh vận t ải thuỷ n ội địa. v ận t ải đường thuỷ nội địa giữ tỷ trọng khoảng 25% tổng khối lượng hàng hoá vận tải của toàn ngành giao thông vận tải, với mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 10%; đặc biệt khu vực đồng bằng
  2. sông Cửu Long, vận tải đường thuỷ nội địa đảm nhiệm khoảng 60-70% tổng khối lượng vận tải hàng hoá trong khu vực với mức tăng trưởng bình quân khoảng 20% năm.không những vậy giao thông thủy nội địa góp phần tiết kiệm khá lớn khoảng chi tiêu bằng xăng dầu vào việc vận chuyển hàng hóa và hàng khách nhờ vào địa hình và thủy triều.Vận chuyển được những hàng hóa còng k ềnh,siêu trọng,...Đây là loại hình giao thông quen thuộc của người dân Việt Nam nói chung và người khu vực miền Nam nói riêng.Nó trở thành đời sống hằng ngày của người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long.Nó gắng kết chặt chẻ với sự phát triển kinh tế Việt Nam vì hệ thống giao thông đường sông nối liền với cảng biển nội địa và quốc tế.Tậng dụng điều kiện này nghành vận chuyển hàng hóa b ằng thủy nội địa không ngừng phát triển. Nghành thủy nội địa còn góp phần giải phóng cho tình tạng nóng của giao thông đường bộ nan giải như:tai nạn,kẹt đường,ô nhiễm môi trường,... của nước ta hiện nay.Thủy n ội địa có thể vận chuyển những loại hàng siêu trường,siêu trọng b.Đặc điểm: Theo khái niệm trên thì vận tải thủy nội địa là việc người thuê tàu chở hàng hóa trên các sông ngòai trong phạm vi một quốc gia đó. Người thuê chở và người chuyên chở không phải làm các thủ tục xuất nhập khẩu hay các thủ tục quá cảnh. Thông thường đồng tiền thanh toán trong vận tải thủy nội địa là đồng nội tệ.Hiện nay, trong vận tải thuỷ nội địa thường chậm phát triển và chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong vận chuyển hàng hóa, vì nó bị cạnh tranh quyết liệt bởi các phương thức vận tải khác có tốc độ nhanh hơn như đường sắt, đường không, đường bộ.Đối với một đất nước có bờ biển dài từ bắc đến nam và hệ thống sông ngòi dày đặc với nhiều con sông lớn như sông Hồng, sông Mê Kông thì vận tải thủy nội địa chiếm một vị trí nhất định không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì thế Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát huy năng lực vận tải thuỷ nội địa đồng thời đẩy mạnh phát triển đội tàu biển để vừa vận tải ven biển và vận tải viễn dương phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa nước ta hiện nay. Điều đáng mừng là hiện nay đội tàu trong nước đã đáp ứng được phần nào thị phần vận tải thủy nội địa góp phần lớn cho việc tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước. Thông thường trong buôn bán, người bán, ngưòi mua có hàng nhưng không có tàu, thuyền để chuyên chở. Vì vậy để hợp đồng mua bán hàng hóa thực hiện được, thì người bán hoặc ngưòi mua phải đi thuê tàu, thuyền….. để chở hàng. Việc thuê tàu, thuyền … để chở hàng hóa đó chính là việc kí kết hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường thủy.Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường thủy chính là sự thỏa thuận và kết ước giữa hai bên: bên chuyên chở và bên thuê chở, theo đó người chuyên chở có nghĩa vụ dùng tàu, thuyền… để chở hàng từ một cảng này đến một cảng khác nhằm thu tiền cước do người thuê chở có nghĩa vụ trả.Bên cạnh vận tải bằng đường biển, vận tải bằng đường sông của nước ta cũng phát triển không ngừng. Với hệ thống sông ngòi dầy dặc và có những con sông lớn nối liền với các quốc gia lân cận, thế cho nên vận tải đường sông cũng đóng góp một phần rất quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. DANH MỤC CÁC TUYẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA QUỐC GIA (Ban hành kèm theo Quyết định số 970/QĐ-BGTVT ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) Phạm vi Chiều dài (Km) STT Tên sông kênh Điểm đầu Điểm cuối Miền Bắc A 2,663.9 Sông Hồng (bao gồm Ngã ba Nậm Thi Phao số 0 Ba Lạt 1 544
  3. nhánh Cao Đại) Hạ lưu đập thủy điện Ngã ba Hồng Đà 2 Sông Đà 58 Hòa Bình Hồ Hòa Bình Thượng lưu đập thủy Tạ Bú 3 203 điện Hòa Bình Ngã ba Việt Trì 4 Sông Lô Ngã ba Lô Gâm 115 5 Sông Gâm Chiêm Hóa Ngã ba Lô Gâm 36 Hồ Thác Bà Cẩm Nhân Cảng Hương Lý 6 42 Đập Thác Bà Cảng Hương Lý 8 Sông Đuống Ngã ba Cửa Dâu Ngã ba Mỹ Lộc 7 68 Sông Luộc Ngã ba Cửa Luộc 8 Quý Cao 72 Cảng Vân Đình Phao số 0 Cửa Đáy 9 Sông Đáy 163 Cầu Nho Quan Ngã ba Gián Khẩu 10 Sông Hoàng Long 28 Sông Đào Nam Định Ngã ba Hưng Long Ngã ba Độc Bộ 11 33.5 Sông Ninh Cơ Chân cầu Châu Thịnh về phía 47 12 Ngã ba Mom Rô hạ lưu Kênh Quần Liêu Ngã ba sông Ninh Cơ 13 Ngã ba sông Đáy 3.5 Sông Vạc 14 Ngã ba Sông Vân Ngã ba Kim Đài 28.5 Ngã ba Chính Đại Ngã ba Đức Hậu 15 Kênh Yên Mô 14 16 Sông Thái Bình Ngã ba Lác Ngã ba Mía 64 Cửa Thái Bình Sông Thái Bình Quý Cao 36 Sông Cầu 17 Hà Châu Ngã ba Lác 104 Sông Lục Nam 18 Chũ Ngã ba Nhãn 56 Sông Thương Bố Hạ 19 Ngã ba Lác 62 Cải Đan Ngã ba Sông Cầu – Sông 20 Sông Công 19 Công Sông Kinh Thầy Ngã ba Nấu Khê Ngã ba Trại Sơn 21 44.5 Ngã ba Nống 22 Sông Kinh Môn Ngã ba Kèo 45 23 Sông Kênh Khê Ngã ba Văn Úc Ngã ba Thái Bình 3 Ngã ba Cửa Dưa 24 Sông Lai Vu Ngã ba Vũ Xá 26 Sông Mạo Khê Ngã ba Bến Triều Ngã ba Bến Đụn 25 18 Sông Cầu Xe Âu Cầu Xe 26 Ngã ba Mía 3
  4. Ngã ba Mũi Gươm Ngã ba Cửa Dưa 27 Sông Gùa 4 28 Sông Mía Ngã ba Thái Bình Ngã ba Văn Úc 3 Cửa Ba Giai 29 Sông Hóa Ngã ba Ninh Giang 36.5 Ngã ba Phạm Lỗ Cửa Trà Lý 30 Sông Trà Lý 70 Sông Cấm Ngã ba Nống Hạ lưu cầu Kiền 200m 31 7.5 Sông Đá Bạch Ngã ba Đụn Ngã ba sông Giá – sông Bạch 22.3 32 Đằng Đầu kênh phía luồng Đầu kênh phía luồng Lạch 33 Kênh Cái Tráp 4.5 Bạch Đằng Huyện Sông Đào Hạ Lý Ngã ba Niệm 34 Ngã ba Xi măng 3 Ngã ba Trại Sơn Ngã ba Nống 35 Sông Hàn 8.5 Sông Lạch Tray Ngã ba kênh Đồng Cửa Lạch Tray 36 49 Sông Phi Liệt Ngã ba Trại Sơn Ngã ba Đụn 37 8 Sông Ruột Lợn Ngã ba Tây Vàng Chấu 38 Ngã ba Đông Vàng 7 Chấu Ngã ba Cửa Dưa Cửa Văn Úc 39 Sông Văn Úc 57 Cầu đường bộ 1 Ngã ba Điền Công 40 Sông Uông 14 Luồng Ba Mom Đèn Quả Xoài Hòn Vụng Dại 41 15 Luồng Bái Tử Long Hòn Một 42 Hòn Đũa 13.5 Luồng Bài Thơ Núi Bài Thơ Hòn Đầu Mối 43 7 Lạch Bãi Bèo Hòn ngang Cửa Đông Hòn Vảy Rồng 44 7 Vịnh Cát Bà Cảng Cát Bà Hòn Vảy Rồng 45 2 Lạch Cái Bầu – Cửa Mô Hòn Buộm Cửa Mô 46 48 Vạ Ráy ngoài – Giuộc Đông Bìa Nhánh 12 giữa Luồng Cửa Mô – Sậu Cửa Mô Sậu Đông 47 10 Đông Ngã ba sông Chanh – Hạ lưu cầu Mới 200 m 48 Sông Chanh 6 Bạch Đằng Luồng Hòn Đũa – Cửa Đối Hòn Đũa Cửa Đối 49 46.6 Luồng Hòn Gai 50 Hòn Tôm Hòn Đũa 16 Lạch Ngăn Ghềnh Đầu Phướn Hòn Một 51 16 Lạch Đầu Xuôi Hòn Mười Nam 52 Hòn Sãi Cóc 9
  5. Lạch Cửa Vạn Cửa Tùng Gấu 53 Hòn Sãi Cóc 4.5 Lạch Tùng Gấu – Cửa Cửa Tùng Gấu Cửa Đông 54 8 Đông Lạch Giải Hòn Một 55 Hòn Sãi Cóc 6 Luồng Lạch Sâu Hòn Vụng Dại Hòn Một 56 11.5 Luồng Lạch Buộm Hòn Buộm 57 Hòn Đũa 11 Luồng Móng Cái – Cửa Cửa Mô Vạn Tâm 58 48 Mô Thị xã Móng Cái Vạn Tâm 59 Sông Móng Cái 17 Luồng Vân Đồng – Cửa Cảng Cái Rồng Cửa Đối 60 37 Đối Luồng Vịnh Hạ Long Hòn Vụng Dại Bến khách Hòn Gai 61 9.5 Thị trấn Tiên Yên Cửa Mô 62 Sông Tiên Yên 31 Luồng Tài Xá – mũi Chùa Tài Xá 63 Mũi Chùa 31.5 Luồng Vũng Đục Hòn Buộm Vũng Đục 64 2.5 Sông Bằng Giang Thị xã Cao Bằng Thủy Khẩu 65 56 Miền Trung B 808.4 Kênh Nga Sơn Ngã ba Chế Thôn Điện Hộ 1 27 Ngã ba Yên Lương 2 Sông Lèn Ngã ba Bông 31 Ngã ba Yên Lương Ngã ba Trường Xá 3 Kênh De 6.5 Sông Trường (Tào) Ngã ba Trường Xá Ngã ba Hoằng Hà 4 6.5 Ngã ba Hoằng Hà Ngã ba Hoằng Phụ 5 Kênh Choán 15 Cách cầu Hoàng Long 200m 36 6 Sông Mã Ngã ba Vĩnh Ninh về phía hạ lưu Sông Bưởi 7 Kim Tân Ngã ba Vĩnh Ninh 25.5 Đô Lương Thượng lưu cảng Bến Thủy 96.5 8 Sông Lam 200m Cầu Tây Cửa Lạch Cờn 9 Sông Hoàng Mai 18 Ngã ba Linh Cảm 10 Sông La Ngã ba Núi Thành 13 Cầu Nghèn Cửa Sót 11 Sông Nghèn 38.5 Thị trấn Cẩm Xuyên Ngã ba Sơn 12 Sông Rào Cái 37 Đồng Lào Thượng lưu cảng xăng dầu 13 Sông Gianh 63 sông Gianh 200m
  6. Hang Tối 14 Sông Son Ngã ba Văn Phú 36 Sông Nhật Lệ Cầu Long Đại Thượng lưu cảng Nhật Lệ 15 19 200m Sông Hiếu Bến Đuồi Cách cầu Cửa Việt 150m về 27 16 phía hạ lưu Sông Thạch Hãn Ngã ba Gia Độ 17 Bà Lòng 46 Sông Hương Ngã ba Tuần Thượng lưu cảng xăng dầu 18 34 Thuận An 200m Phá Tam Giang và Đầm Cửa Tư Hiền 19 Vân Trình 74 Thủy Tú Sông Trường Giang Ngã ba An Lạc Cách cảng Kỳ Hà 6,8km về 60.2 20 phía thượng lưu Sông Thu Bồn Phà Nông Sơn Cửa Đại 21 65 Hội An – Cù Lao Chàm Cửu Đại 22 Cù Lao Chàm 17 Lan Châu - Hòn Ngư Hòn Ngư 23 Lan Châu 5.7 Sông Hội An Km 10 sông Thu Bồn Km 2 + 100 sông Thu Bồn 24 11 Miền Nam C Hồ Trị An Cầu La Ngà Thượng lưu đập Trị An 1 40 Sông Đồng Nai (bao gồm Ngã ba sông Bé Rạch Ông Nhiêu 2 98 Nhánh cù lao Ông Cồn, cù lao Bạch Đằng, cù lao Rùa) Hạ lưu đập Dầu Hạ lưu cầu Sài Gòn 3 Sông Sài Gòn 126.2 Tiếng 2km Sông Vàm Cỏ Đông Cảng Bến Kéo Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông – 131 4 Tây Sông Vàm Cỏ Tây Kênh Hồng Ngự - Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông – 162.8 5 Vĩnh Hưng Tây Sông Vàm Cỏ Ngã ba sông Vàm Cỏ Ngã ba sông Soài Rạp 6 35.5 Đông – Tây Kênh Tẻ 7 Ngã ba sông Sài Gòn Ngã ba kênh Đôi 4.5 Ngã ba kênh Tẻ Ngã ba sông Chợ Đệm Bến 8.5 8 Kênh Đôi Lức Sông Chợ Đệm Bến Lức Ngã ba kênh Đôi Ngã ba sông Vàm Cỏ Đông 9 20 Kênh Thủ Thừa Ngã ba sông Vàm Cỏ Ngã ba sông Vàm Cỏ Tây 10 10.5 Đông
  7. Rạch Ông Lớn Ngã ba kênh Tẻ 11 Ngã ba kênh Cây Khô 5 Ngã ba sông Cần Ngã ba rạch Ông Lớn 12 Kênh Cây Khô 3.5 Giuộc Sông Cần Giuộc Ngã ba kênh Cây Khô Ngã ba sông Soài Rạp 13 35.5 Kênh Nước Mặn Ngã ba kênh Nước Ngã ba kênh Nước Mặn – 14 2 Mặn - Cần Giuộc Vàm Cỏ Rạch Ông Trúc Sông Thị Vải Tắt Nha Phương 15 1.6 Tắt Nha Phương Rạch Ông Trúc Sông Đồng Kho 16 1.7 Sông Đồng Kho Tắt Nha Phương Tắt Ông Trung 17 7 Tắt Ông Trung Sông Đồng Kho Sông Đồng Tranh 18 3.4 Sông Đồng Tranh Ngã ba sông Lòng Tàu Ngã ba sông Ngã Bảy 19 25.3 Tắt Ông Cu – Tắt Bài Ngã ba sông Đồng Tranh 20 Ngã ba sông Gò Gia 7.5 Tắt Ông Nghĩa Ngã ba sông Lòng Tàu Kênh Bà Tống 21 3.3 Kênh Bà Tống Ngã ba kênh Tắt Ông Ngã ba sông Soài Rạp 22 3.2 Nghĩa Sông Dần Xây 23 Ngã ba sông Lòng Tàu Ngã ba sông Dinh Bà 4.4 Ngã ba sông Dần Xây Ngã ba sông Lò Rèn 24 Sông Dinh Bà 6.1 25 Sông Lò Rèn Ngã ba sông Dinh Bà Ngã ba sông Vàm Sát 4.1 Ngã ba sông Soài Rạp 26 Sông Vàm Sát Ngã ba sông Lò Rèn 9.7 Rạch Lá Ngã ba sông Vàm Cỏ Ngã kênh Chợ Gạo 27 10 Kênh Chợ Gạo Ngã ba Rạch Lá Ngã ba rạch Kỳ Hôn 28 11.5 Rạch Kỳ Hôn Ngã ba kênh Chợ Gạo Ngã ba sông Tiền 29 7 Sông Tiền (bao gồm nhánh Biên giới Việt Nam – Thượng lưu cảng Mỹ Tho 30 237.5 cù lao Tây, cù lao Ma, cù Campuchia 500m lao Hổ Cứ, cù lao Riêng, cù lao Long Khánh) Kênh Hồng Ngự - Vĩnh Sông Vàm Cỏ Tây Sông Tiền 31 44.4 Hưng Kênh Tháp Mười số 1 Ngã ba sông Tiền Ngã ba sông Vàm Cỏ Tây 32 90.5 Kênh Tháp Mười số 2 Ngã ba sông Tiền Ngã ba sông Vàm Cỏ Tây 33 93.5 Kênh Phước Xuyên Ngã ba kênh Hồng 34 Ngã ba kênh 4 Bis 28 Ngự Ngã ba kênh Đồng Ngã ba kênh Nguyễn Văn 35 Kênh 4 Bis 16.5 Tiến Tiếp
  8. Kênh Tư Mới 36 Ngã ba kênh 4 Bis Ngã ba kênh 28 10 Ngã ba kênh Tư Mới 37 Kênh 28 Nhánh cù lao Tân Phong sông 21.3 Tiền Kênh Xáng Long Định Ngã ba sông Tiền Ngã ba kênh Tháp Mười số 2 18.5 38 Ngã ba sông Tiền Ngã ba sông Hậu 39 Sông Vàm Nao 6.5 Sông Tiền Sông Hậu 40 Kênh Tân Châu 12.1 Kênh Lấp Vò Sa Đéc Sông Tiền Sông Hậu 41 51.5 Rạch Ông Chưởng Nhánh cù lao Tây – cù Nhánh cù lao Ông Hổ sông 42 21.8 lao Ma sông Tiền Hậu Kênh Chẹt Sậy Ngã ba sông Tiền Ngã ba sông Bến Tre 43 9 (Vàm Gia Hòa) Sông Bến Tre Ngã ba sông Bến Tre Ngã ba kênh Chẹt Sậy 44 7.5 Hàm Luông Ngã ba sông Tiền Cửa Hàm Luông 45 Sông Hàm Luông 86 Rạch và kênh Mỏ Cày Sông Cổ Chiên 46 Ngã ba sông Hàm 18 Luông Kênh Chợ Lách Ngã ba Chợ Lách – Ngã ba Chợ Lách – Cổ Chiên 10.7 47 sông Tiền Sông Cổ Chiên (bao gồm Ngã ba sông Cổ Chiên Cửa Cổ Chiên 48 133.8 nhánh sông Băng Tra, Cung – sông Tiền Hầu) Ngã ba sông Cổ Chiên Cầu Trà Vinh 49 Kênh Trà Vinh 4.5 Sông Cổ Chiên Ngã ba rạch Trà Ôn 50 Sông và kênh Măng Thít 43.5 Rạch Trà Ôn Ngã ba sông Măng Thít Ngã ba sông Hậu 51 5 Sông Hậu (bao gồm nhánh Biên giới Việt Nam – Vàm rạch Ô Môn 52 173.2 cù lao Thốt Nốt, cù lao Campuchia Ông Hổ, cù lao Năng Gù Thị Hòa) Sông Châu Đốc Ngã ba sông Hậu Ngã ba kênh Vĩnh Tế 53 1.5 Kênh Vĩnh Tế Ngã ba sông Châu Đốc Bến Đá 54 8.5 Kênh Tri Tôn Hậu Giang Ngã ba kênh Rạch Giá Ngã ba Sông Hậu 55 57.5 Hà Tiên Ngã ba sông Hậu Ngã ba kênh Rạch Giá Hà 56 Kênh Ba Thê 57 Tiên Kênh Rạch Giá Long Ngã ba sông Hậu Kênh Ông Hiển Tà Niên 57 64 Xuyên
  9. Kênh Rạch Sỏi Hậu Giang Ngã ba sông Hậu Ngã ba kênh Ông Hiển Tà 58 59 Niên Kênh Mặc Cần Dưng 59 Ngã ba kênh Ba Thê Ngã ba kênh Tám Ngàn 12.5 Ngã ba kênh Mạc Cần Ngã ba kênh Rạch Giá Hà 60 Kênh Tám Ngàn 36 Dưng Tiên Kênh Rạch Giá Hà Tiên Đầm Hà Tiên (Hạ lưu Ngã ba kênh Rạch Giá Long 80.8 61 cầu Đông Hồ 100 m) Xuyên Ngã ba kênh Rạch Giá Cống Ba Hòn 62 Kênh Ba Hòn 5 Hà Tiên Kênh Vành đai – Rạch Giá Kênh Rạch Sỏi Hậu Kênh Rạch Giá Hà Tiên 63 8 Giang Kênh Ông Hiển Tà Niên Kênh Rạch Sỏi – Hậu Giang 5.2 64 Ngã ba sông Cái Bé Rạch Cần Thơ Ngã ba sông Hậu 65 Ngã ba kênh Xà No 16 Ngã ba rạch Cần Thơ Ngã ba rạch Cái Nhứt 66 Kênh Xà No 39.5 Rạch Cái Nhứt Ngã ba rạch Cái Tư 67 Ngã ba kênh Xà No 3 Rạch Cái Tư Ngã ba rạch Cái Nhứt Ngã ba sông Cái Lớn 68 12.5 Rạch Ngã Ba Đình Ngã ba rạch Cái Tàu Ngã ba kênh sông Trẹm Cạnh 11.5 69 Đền Kênh sông Trẹm Cạnh Ngã ba rạch Ngã Ba Ngã ba kênh sông Trẹm 70 33.5 Đền Đình Kênh Tắt Cây Trâm Ngã ba sông Cái Lớn Ngã ba rạch Cái Tàu 71 5 Rạch Cái Tàu Kênh Tắt Cây Trâm – Ngã ba sông Cái Lớn 72 15.2 Rạch ngã Ba Đình Ngã ba kênh Thốt Nốt Rạch Khe Luông 73 Sông Cái Bé 54 Rạch Khe Luông Ngã ba sông Cái Lớn 74 Ngã ba sông Cái Bé 1.5 Sông Cái Lớn Ngã ba sông Cái Tư – Cửa Cái Lớn 75 56 Kênh Tắt Cây Trâm Kênh Tắt Cậu Ngã ba sông Cái Lớn Ngã ba sông Cái Bé 76 1.5 Rạch Cái Côn Ngã ba sông Hậu Ngã bảy Phụng Hiệp 77 16.5 Kênh Quản Lộ Phụng Ngã bảy Phụng Hiệp Cà Mau 78 105 Hiệp Rạch Ô Môn Ngã ba sông Hậu Ngã ba kênh Thị Đội 79 15.2 Kênh Thị Đội Ô Môn Ngã ba rạch Ô Môn Ngã ba kênh Thốt Nốt 80 27.5 Kênh Thốt Nốt Ngã ba kênh Thị Đội Ô Ngã ba sông Cái Bé 81 4.8 Môn
  10. Sông Trèm Trẹm Kênh Tân Bằng Cán Sông Ông Đốc 82 41.3 Gáo Kênh Tân Bằng Cán Gáo Ngã ba sông Cái Lớn 83 Ngã ba sông Trèm 40 Trẹm Sông Tắt Thủ Ngã ba sông Ông Đốc Ngã ba sông Gành Hào 84 4.5 Sông Ông Đốc Cửa sông Ông Đốc 85 Ngã ba sông Trèm 49.5 Trẹm Kênh Tắt Cù Lao Mây Sông Hậu (phía Trà Sông Hậu (phía Cái Côn) 86 3.5 Ôn) Rạch Đại Ngải Ngã ba sông Hậu Ngã ba kênh Phú Hữu Bãi 87 4.5 Xàu Kênh Phú Hữu Bãi Xàu Ngã ba rạch Đại Ngải Ngã ba rạch Thạnh Lợi 88 15.5 Rạch Thạnh Lợi Ngã ba kênh Phú Hữu Rạch Ba Xuyên Dừa Tho 89 3.9 Bãi Xàu Rạch Ba Xuyên Dừa Tho Rạch Thạnh Lợi Sông Cổ Cò 90 7.6 Sông Cổ Cò Rạch Ba Xuyên Dừa Ngã ba kênh Bạc Liêu Vàm 91 29.3 Lẻo Tho Kênh Bạc Liêu – Vàm Lẻo Ngã ba sông Cổ Cò Ngã ba kênh Bạc Liêu Cà 92 18 Mau Kênh Bạc Liêu Cà Mau Ngã ba kênh Bạc Liêu Ngã ba sông Gành Hào 93 67 Vàm Lẻo Ngã ba sông Tắt Thủ Phao số 0 cửa Gành Hào 94 Sông Gành Hào 62.5 Ngã ba sông Bảy Hạp Ngã ba sông Cửa Lớn 95 Kênh Cái Nháp 11 Kênh Lương Thế Trân Ngã ba sông Ông Đốc Ngã ba sông Gành Hào 96 10 Kênh Hộ Phòng Gành Hào Hộ Phòng 97 Ngã ba kênh Gành Hào 18 Kênh Bảy Hạp Gành Hào Ngã ba sông Gành Hào Ngã ba sông Bảy Hạp 98 9 Sông Bảy Hạp Ngã ba kênh Bảy Hạp Ngã ba kênh Năm Căn Bảy 99 25 Hạp Gành Hào Kênh Tắt Năm Căn Ngã ba sông Bảy Hạp Năm Căn 100 11.5 Kênh Tắc Vân Kênh Bạc Liêu Cà 101 Sông Gành Hào 9.4 Mau Tổng cộng 6,658.6 4.Đối tượng vận tải: Tàu chở hàng bách hóa: là tàu chở các hàng hóa do công nghiệp sản xuất, thường là có bao bì và có giá trị cao. Loại tàu chở hàng này thường có nhiều boong, nhiều hầm, có cần cẩu riêng để xếp dỡ, tốc độ tương đối cao.
  11. Tàu chở hàng khách:gồm các hình thức sau a) Vận tải hành khách theo tuyến cố định là vận tải có cảng, bến n ơi đi, cảng, bến n ơi đến và theo biểu đồ vận hành ổn định; b) Vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến là vận tải theo yêu cầu của hành khách trên c ơ s ở h ợp đồng; c) Vận tải hành khách ngang sông là vận tải từ bờ bên này sang bờ bên kia, trừ vận t ải ngang sông bằng phà. Vận tải hành khách ngang sông 1. Phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định t ại Điều 24 của Luật này. 2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 78 của Lu ật này, thuyền trưởng, ng ười lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải thực hiện các quy định sau đây: a) Có đủ dụng cụ cứu sinh còn hạn sử dụng và bố trí đúng nơi quy định; b) Hướng dẫn hành khách lên, xuống; sắp xếp hàng hóa, hành lý; hướng dẫn hành khách ng ồi b ảo đảm ổn định phương tiện; c) Chỉ được cho phương tiện rời bến khi hành khách đã ngồi ổn định, hàng hóa, hành lý, xe máy, xe đạp đã xếp gọn gàng và sau khi đã kiểm tra phương tiện không chìm quá vạch dấu m ớn n ước an toàn; d) Không chở người quá sức chở người của phương tiện, chở hàng hoá quá trọng tải quy định. 3. Hành khách phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thuyền trưởng, người lái phương tiện. đây là phương tiện giao thông phổ biến của người dân sống gần vùng có sông ngoài,kênh rạch.Loại hình giao thông này giúp giao thông giữa các vùng miền thuận lợi hơn.Tiết kiệm được chi phí giao thông bằng việc tận dụng được điều kiện tự nhiên hiện có Phương tiện vẫn chuyển khách du lịch,góp phần phát triển mạnh nghành dịch vụ du lịch tham quan và tiệc buffer trên tàu. Tàu chở hàng có khối lượng lớn: Vận tải hàng hoá siêu trường, siêu trọng Việc vận tải hàng hoá siêu trường, siêu trọng phải sử dụng loại phương tiện phù hợp với loại hàng hoá và phải có phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. hàng khô có khối lượng lớn là nhữngloại hàng ở thể rắn không có bao bì như than, sắt thép, ngũ cốc, phân bón, xi măng,…thường được chở bằng loại tàu riêng. Loại tàu này thường là tàu một boong, có nhiều hầm, trọng tải lớn, được trang bị cả máy bơm hút ẩm hàng rời, tốc độ chậm Về container chở hàng có: Nhóm 1: Container chở hàng bách hóNhóm này bao gồm các container kín có cửa ở một đầu, container kín có cửa ở một đầu và các bên, có cửa ở trên nóc, mở cạnh, mở trên nóc - mở bên cạnh, mở trên nóc - mở bên cạnh - mở ở đầu; những container có hai nửa (half-heigh container), những container có lỗ thông hơi..... Nhóm 2: Container chở hàng rời (Dry Bulk/Bulker freight container)Là loại container dùng để
  12. chở hàng rời (ví dụ như thóc hạt, xà phòng bột, các loại hạt nhỏ....). Đôi khi loại container này có thể được sử dụng để chuyên chở hàng hóa có miệng trên mái để xếp hàng và có cửa container để dỡ hàng ra. Tiện lợi của kiểu container này là tiết kiệm sức lao động khi xếp hàng vào và dỡ hàng ra, nhưng nó cũng có điểm bất lợi là trọng lượng vỏ nặng, số cửa và nắp có thể gây khó khăn trong việc giữ an toàn và kín nước cho container vì nếu nắp nhồi hàng vào nhỏ quá thì sẽ gây khó khăn trong việc xếp hàng có thứ tự. Vận tải bằng phương tiện nhỏ Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần dưới 5 tấn, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 5 mã lực, phương tiện không có động cơ có sức chở đến 12 người, khi chở người phải có đủ chỗ ngồi ổn định, an toàn và có đủ dụng cụ cứu sinh tương ứng với số người trên phương tiện; khi chở hàng hoá không được chở quá trọng tải quy định, không được xếp hàng hoá che khuất tầm nhìn của người lái phương tiện, không gây mất ổn định và không làm ảnh hưởng đến việc điều khiển phương tiện. những loại hàng như đất,đá,gỗ,sắt,những loại hàng cồng kềnh,địa hình khó vận chuyển như đồi núi dóc… Cước vận tải: II. 1. Cơ cấu và cớ sở của việc tính cước: “Theo nhiều chuyên gia, vận tải bằng đường biển hay vận tải bằng đường thủy nội địa có một lợi thế mà hầu như không có loại hình vận tải nào có được, là chuyên chở được khối lượng hàng hóa lớn mà chi phí đầu tư cho đường (luồng) không cao như các loại hình vận tải khác.”(trên vnexpress.net). nếu hàng hóa vận chuyển là sắt, thép, xi măng, phân bón, vải, máy móc… thì thời gian chuyên chở kéo dài thêm vài ngày lại không là vấn đề. Chính vì chở được khối lượng hàng hóa lớn mà không phải tốn quá nhiều cho đầu tư luồng tuyến nênvận chuyển đường thủy nội địa còn có một ưu điểm khác là giá cước vận tải rẻ hơn 20%-80% so với giá cước vận tải của nhiều loại hình vận tải khác. Ngoài các tuyến vận tải thủy nội thành, còn có các tuyến kênh - rạch cho phép phương tiện nhỏ đi lại, các tuyến đi các tỉnh Miền Đông và Tây Nam Bộ. Sản lượng vận chuyển hàng năm với 5,4 triệu lượt hành khách và khoảng 60% lượng hàng hóa tập kết, giải tỏa ở các cảng biển tại TP là do các phương tiện vận tải thuỷ đảm trách.Giá cước chỉ bằng 33% đường bộ,Vận tải thủy có ưu điểm giá cước rẻ, bình quân khoảng 147 đồng/tấn/km, chỉ bằng 35% so với đường sắt và 33% so với đường bộ, nên loại hình vận tải thủy có sức thu hút khách hàng tiềm năng rất lớn, nhất là những loại hàng hóa cồng kềnh, siêu trường, siêu trọng khó chuyên chở. Theo thống kê, tỷ trọng vận chuyển hàng hoá đường thuỷ hàng năm tăng trên 10% kể từ năm 1997 đến nay. Thế nhưng hệ thống các cảng thuỷ nội địa phục vụ trung chuyển, giải toả và thu gom hàng hoá cho các khu công nghiệp, các cảng biển trên địa bàn TP hiện nay rất nhỏ, rời rạc. Phía Đông chỉ có cảng Thủ Đức, cụm cảng Xi măng Hà Tiên là có thể phục vụ tương đối cho công tác trung chuyển hàng hóa; còn lại thì rất tạm bợ… 2. Các loại cước: Điều 3. Cước vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy 1. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 1, hàng bậc 2, hàng bậc 3, hàng bậc 4:
  13. a) Đối với cước vận chuyển đường sông Cự ly vận chuyển Đơn vị tính Đơn giá cước TT Trong khoảng cách đến 10Km đ/tấn 1 27.882 Trong khoảng cách trên 10Km đến đ/tấn 2 39.832 20Km Trong khoảng cách trên 20Km đến đ/tấn 3 46.150 30Km Khoảng cách trên 30Km đ/tấn.Km 4 324 Trong khoảng cách trên 20Km đến đ/tấn 3 46.150 30Km Khoảng cách trên 30Km đ/tấn.Km 4 324 b) Đối với cước vận chuyển bằng đường thủy từ bờ ra đảo và ngược lại Cự ly vận chuyển Đơn vị tính Đơn giá cước TT Trong khoảng cách đến 30Km đ/tấn 1 115.370 Trên 30Km trở lên đ/tấn.Km 2 648 2. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 2 được tính bằng 1,1 lần hàng bậc 1. 3. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 3 được tính bằng 1,3 lần hàng bậc 1. 4. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 4 được tính bằng 1,4 lần hàng bậc 1. 5. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng siêu trường, siêu trọng a) Cước vận chuyển bằng đường sông Cự ly vận chuyển Trọng lượng kiện hàng Đơn giá cước TT Trong khoảng cách đến 30Km 20tấn 92.992 (đ/tấn) 1 Khoảng cách trên 30Km 20tấn 688 (đ/tấn.km) 2 b) Cước vận chuyển bằng đường thủy từ bờ ra đảo và ngược lại Cự ly vận chuyển Trọng lượng kiện hàng Đơn giá cước TT Trong khoảng cách đến 30Km 20tấn 232.480 (đ/tấn) 1 Khoảng cách trên 30Km 20tấn 1.720 (đ/tấn.km) 2 Chứng từ vận tải: Hợp đồng vận tải hàng hoá, giấy gửi hàng hoá và giấy vận chuyển 1. Hợp đồng vận tải hàng hoá là sự thoả thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận t ải, trong đó xác định quan hệ về quyền và nghĩa vụ của hai bên. Hợp đồng vận t ải được l ập thành văn bản hoặc theo các hình thức khác mà hai bên thoả thuận.
  14. 2. Giấy gửi hàng hoá là bộ phận của hợp đồng vận tải do người thuê vận tải lập và gửi cho người kinh doanh vận tải trước khi giao hàng hoá. Giấy gửi hàng hoá có thể lập cho cả khối lượng hàng hoá thuê vận tải hoặc theo từng chuyến do hai bên thoả thuận trong hợp đồng. Giấy gửi hàng hoá phải ghi rõ loại hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu hàng hóa; số lượng, trọng lượng hàng hoá; nơi giao hàng hoá, nơi nhận hàng hoá; tên và địa chỉ của người gửi hàng; tên và đ ịa ch ỉ của ng ười nhận hàng; những yêu cầu khi xếp, dỡ, vận tải hàng hoá. 3. Giấy vận chuyển là chứng từ giao nhận hàng hoá giữa người kinh doanh vận t ải và ng ười thuê v ận tải, là chứng cứ để giải quyết tranh chấp. Giấy vận chuyển do người kinh doanh vận tải lập sau khi hàng hoá đã xếp lên phương tiện và phải có chữ ký của người thuê vận tải hoặc người được người thuê vận tải uỷ quyền. Giấy vận chuyển phải ghi rõ loại hàng hoá; ký hiệu, mã hiệu hàng hoá; số lượng, trọng lượng hàng hoá; nơi giao hàng hoá, nơi nhận hàng hoá; tên và địa chỉ của người gửi hàng, tên và địa chỉ của người nhận hàng; cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; các chi tiết khác mà người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải thoả thuận ghi vào giấy vận chuyển; xác nhận của người kinh doanh vận tải về tình trạng hàng hoá nhận vận tải. Hợp đồng vận tải hành khách là sự thoả thuận giữa người kinh doanh vận tải và người thuê vận tải về vận tải hành khách, hành lý từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến, trong đó xác định quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Hợp đồng vận tải hành khách được lập thành văn bản hoặc theo hình thức khác mà hai bên thoả thuận. Vé hành khách là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận tải hành khách. Vé hành khách ph ải theo mẫu quy định, trong đó ghi rõ tên, số đăng ký của phương tiện; tên cảng, bến n ơi đi; tên cảng, bến n ơi đến; ngày, giờ phương tiện rời cảng, bến và giá vé. Việc miễn, giảm vé, ưu tiên mua vé và hoàn trả vé hành khách thực hiện theo quy đ ịnh của B ộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. - Thủ tục chấp thuận vận tải khách bằng đường thủy nội địa theo tuyến cố định a) Trình tự thực hiện Bước 1: Tổ chức, cá nhân có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ và gửi Sở Giao thông vận tải. Bước2: Phòng Quản lý vận tải - Đăng kiểm kỹ thuật tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ và đủ điều kiện thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn công dân bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hồ sơ. Nếu hồ sơ đã hợp lệ và đủ điều kiện thì tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả. Bước 3: Tổ chức, công dân nhận kết quả tại Phòng Quản lý vận tải - Đăng kiểm kỹ thuật b) Cách thức thực hiện: Gửi qua đường bưu điện hoặc trực tiếp Phòng Quản lý vận tải - Đăng kiểm kỹ thuật thuộc Sở Giao thông vận tải Hải Dương. c) Thành phần, số lượng hồ sơ - Thành phần hồ sơ, bao gồm: + Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa tuyến cố định theo quy định tại Mẫu số 1. + ý kiến thống nhất bằng văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức quản lý cảng, bến thủy nội địa thống nhất cho phương tiện vào đón, trả hành khách.
  15. + ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Giao thông vận tải liên quan nơi có bến đón trả hành khách. + Các bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu), bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề vận tải hành khách đường thuỷ nội địa; Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa còn giá trị sử dụng và phù hợp với cấp tuyến đường hoạt động. - Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) d) Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đ) Đối tượng thực hiện: Tổ chức e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính - Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Giao thông vận tải Hải Dương - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Giao thông vận tải Hải Dương f) Kết quả của việc thực hiện: Văn bản chấp thuận g) Phí, lệ phí (nếu có): Không h) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách đường thuỷ nội địa theo tuyến cố định(Phụ lục 1). i) Yêu cầu hoặc điều kiện - Tổ chức, cá nhân tham gia vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định phải có biểu đồ vận hành hoặc lịch chạy tầu ổn định. - Trên một tuyến vận tải hành khách nếu có từ hai tổ chức, cá nhân trở lên đăng ký cho phương tiện tham gia hoạt động thì thực hiện xác nhận đăng ký theo thứ tự đăng ký của các tổ chức, cá nhân. Trường hợp có tổ chức, cá nhân đăng ký trùng nhau về lịch trình chạy tầu hoặc thời gian xuất bến thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức hội nghị hiệp thương lịch chạy tàu. Khi hiệp thương không đạt kết quả, thì các cơ quan có thẩm quyền liên quan trên tuyến thống nhất quyết định. - Các giấy tờ phải xuất trình: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề vận tải hành khách đường thủy nội địa; Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thủy nội địa còn giá trị sử dụng và phù hợp với cấp tuyến đường hoạt động; Danh bạ thuyền viên; bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng, Máy trưởng phù hợp với loại phương tiện và tuyến đường thủy nội địa mà phương tiện hoạt động. k) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính - Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 15 tháng 06 năm 2004. - Thông tư số 20/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách đường thủy nội địa.
  16. 1. Chứng từ kèm theo:đối với những loại hàng vận chuyển là hàng hóa thì có giấy gửi hàng,còn đối với tàu chở hàng khách thì có vé tàu.Hành lý ký gửi, bao gửi Hành lý ký gửi, bao gửi chỉ được nhận vận chuyển khi không thuộc loại hàng hoá mà pháp lu ật cấm lưu thông, có kích thước, trọng lượng phù hợp với phương tiện, được đóng gói đúng quy cách, đã trả đủ cước phí vận tải và được giao cho người kinh doanh vận tải trước khi phương tiện khởi hành theo thời hạn do hai bên thoả thuận trong hợp đồng. Người có bao gửi phải lập tờ khai gửi hàng hoá, trong đó kê khai tên hàng hoá, s ố lượng, kh ối lượng, tên và địa chỉ người gửi, tên và địa chỉ người nhận. Người kinh doanh vận tải có trách nhiệm kiểm tra bao gửi theo tờ khai gửi hàng hoá và xác nhận vào tờ khai gửi hàng hoá. Tờ khai g ửi hàng hoá đ ược lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Người kinh doanh vận tải có trách nhiệm gửi giấy báo nh ận bao gửi cho người nhận bao gửi. Hành khách có hành lý ký gửi khi nhận hành lý phải xuất trình vé hành khách và ch ứng từ thu cước phí vận tải hành lý ký gửi. Người nhận bao gửi phải xuất trình giấy báo nhận bao gửi, tờ khai gửi hàng hoá, chứng từ thu cước phí vận tải và giấy tờ tuỳ thân. Người kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hành lý ký gửi, bao gửi theo quy định của pháp luật 2. Thư chỉ dẫn: III. Trách nhiệm của người có liên quan: 1.Người kinh doanh vận tải hàng hoá có quyền: a) Yêu cầu người thuê vận tải cung cấp các thông tin cần thiết về hàng hoá để ghi vào giấy v ận chuyển và có quyền kiểm tra tính xác thực của các thông tin đó; b) Yêu cầu người thuê vận tải thanh toán đủ cước phí vận tải và các chi phí phát sinh; yêu cầu người thuê vận tải bồi thường thiệt hại do vi phạm thoả thuận trong hợp đồng; c) Từ chối vận tải nếu người thuê vận tải không giao hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng; d) Yêu cầu giám định hàng hoá khi cần thiết; đ) Lưu giữ hàng hoá trong trường hợp người thuê vận tải không thanh toán đủ cước phí vận t ải và chi phí phát sinh theo thoả thuận trong hợp đồng. 2. Người kinh doanh vận tải hàng hoá có nghĩa vụ: a) Cung cấp phương tiện đúng loại, đúng địa điểm; bảo quản hàng hoá trong quá trình vận t ải và giao hàng hoá cho người nhận hàng theo thoả thuận trong hợp đồng; b) Thông báo cho người thuê vận tải biết thời gian phương tiện đến cảng, bến và thời gian ph ương tiện đã làm xong thủ tục vào cảng, bến. Thời điểm thông báo do các bên thoả thuận trong h ợp đ ồng; c) Hướng dẫn xếp, dỡ hàng hoá trên phương tiện; d) Bồi thường thiệt hại cho người thuê vận tải do mất mát, hư hỏng toàn bộ hoặc một phần hàng hoá xảy ra trong quá trình vận tải từ lúc nhận hàng đến lúc giao hàng, trừ trường hợp quy định t ại khoản 1 Điều 94 của Luật này. 3. Người thuê vận tải hàng hoá có quyền: a) Từ chối xếp hàng hoá lên phương tiện mà người kinh doanh vận tải đã bố trí nếu phương tiện không phù hợp để vận tải loại hàng hoá đã thoả thuận trong hợp đồng; b) Yêu cầu người kinh doanh vận tải giao hàng hoá đúng địa điểm, thời gian đã tho ả thu ận trong h ợp đồng; c) Yêu cầu người kinh doanh vận tải bồi thường thiệt hại theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 87 của Luật này. 4. Người thuê vận tải hàng hoá có nghĩa vụ:
  17. a) Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp pháp về hàng hoá trước khi giao hàng hoá cho người kinh doanh vận tải; đóng gói hàng hoá đúng quy cách, ghi ký hiệu, mã hiệu hàng hoá đầy đủ và rõ ràng; giao hàng hoá cho người kinh doanh vận tải đúng địa điểm, thời gian và các nội dung khác ghi trong gi ấy gửi hàng hoá; b) Thanh toán cước phí vận tải và chi phí phát sinh cho người kinh doanh vận tải hàng hoá; đối với hợp đồng thực hiện trong một chuyến thì phải thanh toán đủ sau khi hàng hoá đã xếp lên ph ương tiện, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong hợp đồng; đối với hợp đồng thực hiện trong m ột thời gian dài, nhiều chuyến thì hai bên thoả thuận định kỳ thanh toán, nhưng phải thanh toán đủ cước phí vận tải theo hợp đồng trước khi kết thúc chuyến cuối cùng, trừ trường hợp có thoả thuận khác trong h ợp đồng; c) Cử người áp tải hàng hoá trong quá trình vận tải đối với loại hàng hoá bắt buộc phải có người áp tải. 5. Người nhận hàng có quyền: a) Nhận và kiểm tra hàng hoá nhận được theo giấy vận chuyển; b) Yêu cầu người kinh doanh vận tải thanh toán chi phí phát sinh do giao hàng hoá ch ậm; c) Yêu cầu hoặc thông báo cho người thuê vận tải yêu cầu người kinh doanh vận t ải bồi thường thiệt hại do mất mát, hư hỏng hàng hoá; d) Yêu cầu giám định hàng hoá khi cần thiết. 6. Người nhận hàng có nghĩa vụ: a) Đến nhận hàng hoá đúng thời gian, địa điểm đã thoả thuận; xuất trình gi ấy v ận chuy ển và gi ấy t ờ tuỳ thân cho người kinh doanh vận tải trước khi nhận hàng hoá; b) Thanh toán chi phí phát sinh do việc nhận hàng hoá chậm; c) Thông báo cho người kinh doanh vận tải về mất mát, hư hỏng hàng hoá ngay khi nhận hàng hoá hoặc chậm nhất là ba ngày, kể từ ngày nhận hàng hoá nếu không thể phát hiện thiệt hại t ừ bên ngoài. 7.Xử lý hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi không có người nhận hoặc người nhận từ chối Khi hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi đã được vận tải đến n ơi trả hàng mà không có ng ười nhận hoặc người nhận từ chối nhận thì người kinh doanh vận tải có quyền gửi hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi vào nơi an toàn, thích hợp và thông báo ngay cho người thuê vận t ải biết; m ọi chi phí phát sinh do người thuê vận tải chịu. Sau ba mươi ngày, kể từ ngày người kinh doanh vận tải thông báo cho người thuê vận t ải, nếu người kinh doanh vận tải không nhận được trả lời của người thuê vận tải hoặc người kinh doanh vận tải không được thanh toán đầy đủ chi phí phát sinh thì người kinh doanh vận tải có quyền bán đấu giá hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi để trang trải chi phí phát sinh theo quy định của pháp lu ật về bán đ ấu giá; nếu hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi thuộc loại mau hỏng hoặc chi phí ký gửi quá l ớn so v ới giá trị của hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi thì người kinh doanh vận tải có quyền bán đấu giá trước thời hạn trên, nhưng phải thông báo cho người thuê vận tải biết trước khi bán. Hàng hoá, hành lý ký gửi, bao gửi thuộc loại cấm lưu thông hoặc có quy định hạn chế vận chuyển mà không có người nhận hoặc người nhận từ chối nhận thì được giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý Tình hình vận tải thủy nội điaạ trong giai đoạn hiện nay: IV. 1. Ưu điểm:Trong hoạt động giao thông vận tải, giao thông đường thuỷ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế ở nước ta. Do đặc điểm về địa lý của Việt Nam là hệ thống sông ngòi với mật độ rất cao nên giao thông đường thuỷ rất thuận lợi, vận tải được khối lượng hàng hoá rất lớn với chi phí thấp hơn so với các loại hình vận tải khác, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, trong những năm qua, giao thông đường thuỷ có tốc độ tăng trưởng đột biến. Do đặc thù của lĩnh vực vận tải đường
  18. thuỷ là hoạt động trên sông nước, luồng lạch ngang dọc với điều kiện thuỷ văn phức tạp nên rất dễ xảy ra các tai nạn giao thông và một khi đã xảy ra thì hậu quả để lại rất nghiêm trọng.Thành phố công nghiệp nước ta có cảng biển và hệ thống sông ngòi đa dạng.Trong những năm qua, cùng với sự tăng trưởng kinh tế chung của thành phố, giao thông vận tải thuỷ ở nước ta phát triển rất nhanh. Điều đó góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế 2. Nhược điểm:song mặt khác cũng dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông đường thuỷ. Điều đặc biệt là qua các con số thống kê về các vụ tai nạn giao thông đường thuỷ, kết quả đều cho thấy nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông ngoài ý thức chấp hành không nghiêm luật giao thông của các chủ phương tiện thì còn một nguyên nhân quan trọng khác. Đó là các phương tiện tham gia giao thông đều không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. Đây chính là kẽ hở của công tác giám sát, kiểm tra kỹ thuật bảo đảm an toàn cho các phương tiện giao thông thuỷ. Chính vì vậy để giảm thiểu tình trạng này, cần có một số phương hướng như sau: - Cần quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường thuỷ nội địa. Đảm bảo sự phát triển đồng bộ hài hoà giữa quy hoạch phát triển và kết cấu hạ tầng giao thông vận t ải đường thuỷ n ội địa. Xây d ựng các bến cảng thuỷ nội địa thuận tiện cho các phương tiện ra vào đảm bảo trật t ự an toàn giao thông. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông đường thuỷ cho các đ ối t ượng tham gia giao thông trên đường thuỷ. Tạo dư luận phê phán gay gắt những người có hành vi vi ph ạm, nêu gương người tốt, việc tốt trong chấp hành luật pháp về giao thông đường thuỷ. - Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho lực lượng cảnh sát giao thông đường thuỷ. Đặc biệt là trang bị các loại tàu nhỏ, cơ động nhanh, có công suất lớn để phục vụ cho công tác tu ần tra, ki ểm soát. Can thiệp và xử lý kịp thời các vụ vi phạm về trật tự an toàn giao thông đường thuỷ. Ngăn ch ặn nh ững sự cố đáng tiếc xảy ra. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát phương tiện hoạt động trên sông, có biện pháp xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm về an toàn giao thông đường thuỷ nội địa. Xu hướng phát triển trong tương lai: V. 1.Định hướng phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa đến năm 2020 a. Nhu cầu và cơ cấu đội tàu đến năm 2020: - Tổng trọng tải đội tàu hàng là 6.600.000 tấn phương tiện và tàu khách là 515.300 ghế khách; - Cơ cấu đội tàu vận tải hàng đến năm 2020: Sà lan chở hàng khô chiếm 33%, sà lan chở hàng lỏng chiếm 2%, tàu tự hành chở hàng khô chiếm 62%, tàu tự hành chở hàng lỏng chiếm 3%. b. Phương tiện vận tải trên tuyến: - Đoàn sà lan kéo đẩy có trọng tải 1.600 ÷ 2.000 tấn; - Tàu tự hành trên một số tuyến sông cấp I có thể sử dụng loại 800 ÷ 1.000 tấn, mớn nước có tải ≤ 3m; - Phát triển tàu chuyên dùng chở xi măng, chở hàng tươi sống; - Phát triển tàu khách du lịch sinh thái vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. c. Chất lượng đội tàu: Nâng cao chất lượng và trẻ hóa đội tàu để đến năm 2020 đội tàu có tuổi bình quân từ 5 đến 7 năm tuổi.
  19. d. Nhu cấu vốn đầu tư phát triển đội tàu giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 là 9.553 tỷ đồng. 3. Một số giải pháp, chính sách chủ yếu a. Các giải pháp, chính sách tạo vốn: Thực hiện đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực vận tải thủy nội địa theo hướng cổ phần hóa, hoặc theo mô hình công ty Mẹ - công ty Con. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư ở tất cả các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển đội tàu vận tải thủy nội địa, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển của nước ngoài. b. Các giải pháp, chính sách phát triển vận tải: - Tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân, tham gia kinh doanh vận tải đường thủy nội địa. Thành phần kinh tế nhà nước cần chú trọng phát triển để vận tải phục vụ vùng sâu, vùng xa và các nhiệm vụ đột xuất khác. Tăng cường quản lý nhà nước về lĩnh vực vận tải thủy nội địa như chất lượng phương tiện, chất lượng dịch vụ, an toàn giao thông. - Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải thủy nội địa. Nhà nước có cơ chế chính sách cho tư nhân vay vốn phát triển phương tiện vận tải thủy nội địa để tham gia các dịch vụ vận tải, Nhà nước ưu tiên vốn ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường thủy nội địa. - Nâng cao chất lượng vận tải và dịch vụ vận tải như: Đổi mới phương tiện về số lượng và chủng loại phù hợp với yêu cầu vận tải hàng hóa, hành khách trên các thuyền vận tải. Phát triển vận tải đa phương thức tạo điều kiện thuận lợi cho chủ hàng và tiết kiệm chi phí xã hội. c. Chính sách phát triển nguồn nhân lực: - Xác định lao động chuyên ngành kỹ thuật phải được đào tạo, có dự báo nhu cầu lao động các loại và đề ra chương trình đào tạo và đào tạo lại đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ. - Xây dựng tiêu chuẩn các loại ngành nghề chuyên môn, để có chương trình đào tạo bổ túc phù hợp. - Các cơ sở đào tạo phải đi trước một bước trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật chuyên ngành bằng việc trang bị các phương tiện kỹ thuật mới, học tập kinh nghiệm đào tạo nghề ở các nước có giao thông đường thủy phát triển.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2