intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VANCOCIN CP (Kỳ 3)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

57
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

LÚC CÓ THAI Những nghiên cứu về tính gây quái thai được thực hiện trên chuột với liều gấp 5 lần ở người và trên thỏ với liều gấp 3 lần ở người, không thấy có chứng cứ gì nguy hại cho bào thai do dùng vancomycin. Trong một nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát, độc tính với thính giác, với thận của vancomycin ở trẻ em đã được đánh giá khi dùng thuốc cho mẹ bị nhiễm tụ cầu nặng biến chứng do lạm dụng thuốc đường tĩnh mạch. Vancomycin được tìm thấy trong máu của dây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VANCOCIN CP (Kỳ 3)

  1. VANCOCIN CP (Kỳ 3) LÚC CÓ THAI Những nghiên cứu về tính gây quái thai được thực hiện trên chuột với liều gấp 5 lần ở người và trên thỏ với liều gấp 3 lần ở người, không thấy có chứng cứ gì nguy hại cho bào thai do dùng vancomycin. Trong một nghiên cứu lâm sàng có kiểm soát, độc tính với thính giác, với thận của vancomycin ở trẻ em đã được đánh giá khi dùng thuốc cho mẹ bị nhiễm tụ cầu nặng biến chứng do lạm dụng thuốc đường tĩnh mạch. Vancomycin được tìm thấy trong máu của dây rốn. Không ghi nhận ở thai có suy giảm thính giác do tổn thương thần kinh hoặc độc tính với thận do vancomycin. Một sản phụ có dùng vancomycin trong 3 tháng cuối của thai kỳ, đã sinh ra trẻ bị điếc, nhưng không thể quy kết là do sử dụng vancomycin. Do số lượng người bệnh trong cuộc nghiên cứu này còn hạn chế và chỉ dùng vancomycin trong 6 tháng cuối của thai kỳ, nên không thể khẳng định vancomycin có gây hại cho bào thai hay không. Vì các nghiên cứu về khả năng sinh sản trên súc vật không thể luôn luôn suy diễn cho người, nên chỉ dùng vancomycin cho người mang thai khi thật cần thiết. LÚC NUÔI CON BÚ
  2. Vancomycin bài tiết qua sữa mẹ. Cần thận trọng khi dùng vancomycin trong thời kỳ cho con bú. Vì có khả năng gây phản ứng có hại, nên tùy theo mức độ trầm trọng bệnh của người mẹ mà quyết định ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú. TƯƠNG TÁC THUỐC - Phối hợp vancomycin với các loại thuốc gây mê có thể gây ban đỏ, chứng đỏ bừng mặt giống phản ứng do histamin (xin đọc phần Thận trọng lúc dùng) và phản ứng dạng choáng phản vệ (xin đọc phần Tác dụng ngoại ý) - Cần theo dõi chặt khi dùng đồng thời vancomycin hoặc liên tiếp với các loại thuốc dùng trong hoặc bôi ngoài da mà có độc tính trên hệ thần kinh và/hoặc độc với thận như amphotericin B, aminoglycoside, bacitracin, polymyxin B, colistin, viomycin, cisplatin. TÁC DỤNG NGOẠI Ý - Phản ứng liên quan đến tiêm truyền : Trong hoặc sau khi tiêm truyền tĩnh mạch nhanh vancomycin hydrochloride, người bệnh có thể có phản ứng giống choáng phản vệ, bao gồm tụt huyết áp, thở khò khè, khó thở, nổi mề đay hoặc ngứa. Truyền dịch nhanh có thể gây chứng đỏ bừng phần trên của cơ thể ("cổ đỏ") hoặc đau, co cứng cơ ở ngực và lưng. Những phản ứng trên thường hết trong vòng 20 phút, nhưng cũng có thể kéo dài trong vài giờ. Các thử nghiệm trên súc vật cho thấy tụt huyết áp, nhịp tim chậm xảy ra khi dùng một liều lớn vancomycin với nồng độ cao và truyền với tốc độ nhanh. Những hiện tượng trên ít xảy ra nếu
  3. truyền chậm, kéo dài hơn 60 phút. Trong các nghiên cứu ở người khỏe mạnh bình thường, những phản ứng liên quan đến tiêm truyền không xảy ra nếu truyền vancomycin hydrochloride ở tốc độ 10 mg/phút hoặc chậm hơn. - Độc tính trên thận : Rất hiếm khi xảy ra suy thận biểu hiện bằng gia tăng nồng độ creatinine hoặc BUN trong huyết thanh, kể cả khi người bệnh được truyền vancomycin liều cao. Hiếm khi thấy viêm thận kẽ. Phần lớn những trường hợp này là do người bệnh có dùng đồng thời aminoglycoside hoặc có bệnh thận kèm theo. Nitơ/huyết trở lại bình thường trong phần lớn trường hợp khi ngừng vancomycin. - Độc tính với thính giác : Một số trường hợp giảm thính giác có liên quan đến việc dùng vancomycin. Phần lớn trường hợp là do người bệnh có bệnh thận từ trước hoặc có kèm theo một bệnh về thính giác hoặc có dùng đồng thời thuốc có độc tính với thính giác. Chóng mặt, hoa mắt, ù tai hiếm khi xảy ra. - Ảnh hưởng trên hệ tạo máu : Giảm bạch cầu trung tính có thể hồi phục xuất hiện trung bình 1 tuần hoặc lâu hơn nữa sau khi dùng thuốc hoặc sau tổng liều quá 25 g, đã được ghi nhận trên hơn vài chục người bệnh. Giảm bạch cầu trung tính hồi phục nhanh chóng ngay sau khi ngừng dùng vancomycin. Hiếm khi giảm tiểu cầu. Chứng giảm bạch cầu hạt (đếm dưới 500/mm3) hiếm khi xảy ra, tuy nhiên có thể hồi phục, mối liên quan giữa thuốc và chứng này chưa được xác định rõ. - Viêm tĩnh mạch : Có thấy viêm tại nơi tiêm.
  4. - Các phản ứng khác : Rất hiếm xảy ra phản ứng phản vệ, sốt do thuốc, buồn nôn, lạnh run, tăng bạch cầu ưa eosin, phát ban (bao gồm viêm da tróc vẩy). Hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc và hiếm khi viêm mạch máu xảy ra khi dùng vancomycin. LIỀU LƯỢNG Các phản ứng liên quan đến tiêm truyền đều liên quan đến nồng độ và tốc độ truyền của thuốc. Đối với người lớn, thì nồng độ thuốc không nên quá 5mg/mL và tốc độ truyền không nên quá 10 mg/phút. Đối với những người bệnh cần hạn chế sử dụng nước, thì có thể dùng nồng độ cao đến 10 mg/mL. Nồng độ này sẽ làm tăng nguy cơ phản ứng do dịch truyền. Tuy nhiên, các phản ứng liên quan đến dịch truyền có thể xảy ra ở bất cứ nồng độ và tốc độ nào. Ở người bệnh có chức năng thận bình thường Người lớn : Liều truyền tĩnh mạch thông thường là 2 gam/24 giờ, chia ra 500 mg cho mỗi 6 giờ hoặc 1g mỗi 12 giờ. Tốc độ truyền mỗi liều không quá 10 mg/phút hoặc trong thời gian tối thiểu là 60 phút, có thể kéo dài hơn. Với những yếu tố khác liên quan đến người bệnh như tuổi tác, béo phì, cần điều chỉnh lại liều lượng mỗi ngày. Trẻ em : Liều truyền tĩnh mạch thông thường là 10 mg/kg cho mỗi 6 giờ. Mỗi liều nên truyền tối thiểu trong 60 phút.
  5. Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh : Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, tổng liều truyền tĩnh mạch hàng ngày có thể thấp hơn. Liều đề nghị khởi đầu là 15 mg/kg, sau đó 10 mg/kg trong mỗi 12 giờ cho trẻ sơ sinh một tuần lễ tuổi, và mỗi 8 giờ cho trẻ lớn hơn 1 tuần đến 1 tháng tuổi. Mỗi liều nên truyền trên 60 phút. Cần theo dõi chặt chẽ nồng độ thuốc trong huyết thanh ở những loại người bệnh này. Người bệnh suy thận và người bệnh cao tuổi Cần chỉnh liều ở người bệnh có bệnh về thận. Ở trẻ sinh thiếu tháng và người cao tuổi, có thể cần phải giảm liều nhiều hơn, do chức năng thận giảm. Đo nồng độ vancomycin trong huyết thanh rất cần để có phương pháp điều trị tối ưu, đặc biệt ở người bệnh có bệnh nặng trầm trọng và chức năng thận kém. Nồng độ vancomycin trong huyết thanh có thể đo được bằng phương pháp vi sinh học, phóng xạ miễn dịch học, miễn dịch huỳnh quang phân cực, miễn dịch huỳnh quang, hoặc sắc ký lỏng cao áp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2