intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VAS – So sánh với IAS/IFRS

Chia sẻ: Hân Hân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

156
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nhằm so sánh sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) với chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS), liên quan đến 10 chuẩn mực kế toán chủ yếu có ảnh hưởng quan trọng đến báo cáo tài chính. Kết quả phân tích cho thấy mức độ so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) bình quân là 60%. Như vậy, tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa IAS/IFRS và VAS, bài viết này có những điều chỉnh cần thiết để bắt kịp những thay đổi căn bản của IAS/IFRS, có sự khác nhau đáng kể về cơ sở đo lường giữa IAS/IFRS và VAS và IAS/IFRS yêu cầu khai báo thông tin nhiều hơn VAS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VAS – So sánh với IAS/IFRS

KINH TẾ - GIÁO DỤC<br /> VAS – SO SÁNH VỚI IAS/IFRS<br /> Nguyễn Thị Hương<br /> Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM<br /> TÓM TẮT<br /> Bài viết này nhằm so sánh sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) với chuẩn mực kế toán quốc<br /> tế (IAS/IFRS), liên quan đến 10 chuẩn mực kế toán chủ yếu có ảnh hưởng quan trọng đến báo cáo tài chính. Kết<br /> quả phân tích cho thấy mức độ so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) bình quân là 60%. Như vậy, tồn tại một<br /> khoảng cách đáng kể giữa IAS/IFRS và VAS, bài viết này có những điều chỉnh cần thiết để bắt kịp những thay đổi<br /> căn bản của IAS/IFRS, có sự khác nhau đáng kể về cơ sở đo lường giữa IAS/IFRS và VAS và IAS/IFRS yêu cầu<br /> khai báo thông tin nhiều hơn VAS.<br /> Từ khóa: VAS, IAS/IFRS, kế toán, kiểm toán.<br /> <br /> VAS-COMPARE TO IAS / IFRS<br /> ABSTRACT<br /> This article compares the differences between Vietnam Accounting Standards (VAS) with International<br /> Accounting Standards - International Financial Reporting Standards (IAS/IFRS), 10 relating to accounting<br /> standards primarily affect important financial statements. The analysis results showed comparable levels Vietnam<br /> Accounting Standards (VAS) averaged 60%. Thus, there exists a significant gap between IAS/IFRS and VAS, this<br /> article has the necessary adjustments to keep up with fundamental changes of IAS/IFRS, significant differences on<br /> the basis of measurements between IAS/IFRS and VAS and IAS/IFRS require more information in VAS.<br /> Keywords: VAS, IAS/IFRS, accounting, auditing.<br /> <br /> 1. Cơ sở lý luận<br /> Trong điều kiện kinh tế Quốc tế hiện đại như hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã hội nhập kinh<br /> tế Quốc tế thì việc áp dụng các chuẩn mực kế toán là điều rất quan trọng và cần thiết. Nhưng<br /> song đó các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) có gì chưa hoàn thiện so với các chuẩn mực kế<br /> toán Quốc Tế (IAS/IFRS)?<br /> Việc áp dụng IAS/IFRS để giảng dạy môn Kế toán Mỹ và việc áp dụng VAS vào dạy các<br /> môn kế toán Việt Nam trong chuyên ngành kế toán tại Trường ĐH công nghiệp thực phẩm<br /> TPHCM, có gì khác biệt. Bài viết này luôn mong muốn góp một phần sức nhỏ của mình để<br /> “Cùng bạn tạo dựng tương lai” trong nghành kế toán<br /> 2. Vài nét về hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế<br /> Từ năm 2005 nhiều nước trên thế giới đã sử dụng IAS<br /> (International<br /> Accounting<br /> Standards)<br /> /<br /> IFRS<br /> (International_Financial_Reporting_Standards), mở đầu là khối<br /> liên minh Châu Âu, tiếp theo là Úc. Đến nay hơn 100 nước trên<br /> thế giới đã sử dụng IAS/IFRS. Tuy nhiên, một số nước hòa nhập<br /> với IAS/IFRS chậm hơn, lợi ích của việc vận dụng IAS/IFRS vẫn<br /> còn chưa rõ ràng.<br /> Sự toàn cầu hóa thị trường vốn tác động mạnh đến quá trình hội nhập quốc tế về chuẩn mực<br /> kế toán. Nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập kế toán - vào năm 2001, Ban chuẩn mực kế toán<br /> quốc tế (IASB) được thành lập dựa trên nền tảng của Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế IASC<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014<br /> <br /> 81<br /> <br /> KINH TẾ - GIÁO DỤC<br /> nhưng với một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và độc lập hơn. Mục tiêu của IASB là “hình thành một<br /> hệ thống chuẩn mực kế toán phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp<br /> dụng trên toàn thế giới; và yêu cầu thông tin trên báo cáo tài chính phải rõ ràng, có thể so sánh<br /> nhằm giúp những người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới cũng như các<br /> đối tượng sử dụng thông tin khác ra quyết định kinh tế” và “mang lại sự hội nhập giữa các hệ<br /> thống chuẩn mực quốc gia và IFRS”<br /> 3. Nhìn lại hệ thống VAS vận hành trong tiến trình hội nhập<br /> Từ năm 2001 cho đến nay Việt Nam đã ban hành 26 về cơ bản dựa<br /> trên các IAS/IFRS tương đương đã được ban hành đến năm 2003.<br /> Đây là một bước ngoặt quan trọng trong quá trình cải cách hệ thống<br /> kế toán Việt Nam. Nhiều nước đang phát triển có xu hướng tiếp cận<br /> với IAS/IFRS theo những cách khác nhau mặc dù có nhiều ý kiến lo<br /> ngại về tính thích hợp của IAS/IFRS đối với các nước này - Việt<br /> Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Tuy nhiên, tại thời<br /> điểm hiện tại, VAS đạt được bao nhiêu phần trăm mức độ hài hòa<br /> với IAS/IFRS là một câu hỏi cần được trả lời và tiếp tục được nghiên<br /> cứu.<br /> Mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán,<br /> kiểm toán. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 là giai đoạn củng cố hội nhập, giai đoạn này tiếp tục<br /> hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường dịch vụ kế toán, kiểm<br /> toán. Đến giai đoạn 2010 - 2020, giai đoạn hội nhập năng động: Việt Nam sẽ hội nhập toàn diện,<br /> bình đẳng với các nước trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, chúng ta có cả nhập khẩu và xuất khẩu<br /> dịch vụ kế toán, kiểm toán. Trong tiến trình hội nhập WTO, Chính phủ Việt Nam cam kết với các<br /> nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế là việc cải cách hệ thống kế toán Việt Nam trong đó có cam kết<br /> về hoàn thiện một hệ thống VAS hoàn chỉnh phù hợp với thông lệ IAS/IFRS. Theo lộ trình đó,<br /> Bộ Tài chính đã nghiên cứu soạn thảo và từng bước ban hành hệ thống CMKT Việt Nam (VAS).<br /> Từ năm 2001 cho đến nay, chúng ta đã ban hành 5 đợt với 26 VAS. Hệ thống VAS ra đời đã tạo<br /> dựng khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán, tạo ra môi trường kinh tế bình đẳng, làm lành<br /> mạnh hóa các quan hệ và các hoạt động tài chính và quan trọng hơn là tạo ra sự công nhận của<br /> Quốc tế đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập.<br /> Trong khi đó kế toán Việt Nam còn áp dụng hai quyết định của Bộ Tài chính đó là Quyết<br /> định số 15/2006/QĐ-BTC dành cho kế toán doanh nghiệp và Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ<br /> và vừa ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC.<br /> Sự khác nhau cơ bản giữa Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số<br /> 15/2006/QĐ-BTC và Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định<br /> 48/2006/QĐ-BTC được thể hiện trong những nội dung chủ yếu dưới đây:<br /> Nội dung<br /> qui định<br /> Về áp dụng<br /> hệ thống<br /> chuẩn mực<br /> <br /> Chế độ kế toán doanh nghiệp<br /> (QĐ 15/2006/QĐ-BTC)<br /> Áp dụng đầy đủ tất cả các Chuẩn mực<br /> kế toán<br /> <br /> Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và<br /> vừa (QĐ 48/2006/QĐ-BTC)<br /> Áp dụng đầy đủ 7 Chuẩn mực kế toán<br /> thông dụng, áp dụng không đầy đủ 12<br /> Chuẩn mực kế toán và không áp dụng<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014<br /> <br /> 82<br /> <br /> KINH TẾ - GIÁO DỤC<br /> kế toán<br /> Việt Nam<br /> <br /> Về đối<br /> tượng áp<br /> dụng<br /> <br /> Về Hệ<br /> thống Tài<br /> khoản kế<br /> toán<br /> <br /> Báo cáo tài<br /> chính<br /> <br /> 7 Chuẩn mực kế toán do không phát<br /> sinh nghiệp vụ kinh tế hoặc quá phức<br /> tạp đối với DN nhỏ và vừa.<br /> Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp<br /> có qui mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh<br /> vực, mọi thành phần kinh tế trong cả<br /> nước bao gồm công ty TNHH, công ty<br /> cổ phần, công ty hợp danh, doanh<br /> nghiệp tư nhân và hợp tác xã.<br /> Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp<br /> Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa không<br /> thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần<br /> áp dụng cho DNNN, công ty TNHH<br /> kinh tế.<br /> Nhà nước 1 thành viên, công ty cổ<br /> DNNN, Công ty TNHH Nhà nước một phần niêm yết trên thị trường chứng<br /> thành viên, công ty cổ phần niêm yết<br /> khoán, hợp tác xã nông nghiệp và hợp<br /> trên thị trường chứng khoán, bắt buộc tác xã tín dụng.<br /> phải áp dụng Chế độ kế toán doanh<br /> Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp<br /> nghiệp (QĐ 15/2006/QĐ-BTC)<br /> dụng Chế độ kế toán DN (QĐ<br /> Công ty TNHH, công ty cổ phần, công 15/2006/QĐ-BTC) nhưng phải thông<br /> ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân<br /> báo cho cơ quan thuế quản lý DN mình<br /> có qui mô lớn áp dụng Chế độ kế toán biết và phải thực hiện ổn định ít nhất<br /> DN (QĐ 15)<br /> trong 2 năm tài chính.<br /> Các doanh nghiệp có qui mô nhỏ và<br /> vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện<br /> lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ...<br /> được áp dụng Chế độ kế toán đặc thù<br /> do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp<br /> thuận cho ngành ban hành.<br /> Có 86 tài khoản cấp I<br /> Có 51 tài khoản cấp I<br /> 120 tài khoản cấp II<br /> 62 tài khoản cấp II<br /> 02 tài khoản cấp III<br /> 05 tài khoản cấp III<br /> 06 tài khoản ngoài bảng<br /> 05 tài khoản ngoài bảng<br /> Về biểu mẫu BCTC năm<br /> Phải lập Báo cáo tài chính năm<br /> Phải lập Báo cáo tài chính năm và Báo a. Báo cáo tài chính cho DN nhỏ và<br /> cáo tài chính giữa niên độ<br /> vừa:<br /> * Báo cáo tài chính năm gồm:<br /> * Báo cáo tài chính bắt buộc phải lập:<br /> - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01DN)<br /> DNN)<br /> - Báo cáo kết quả hoath động kinh<br /> - Báo cáo kết quả hoạt động kinh<br /> doanh (Mẫu số B02-DN)<br /> doanh (Mẫu số B02-DNN)<br /> - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số<br /> - Bản thuyết minh Báo cáo tài chính<br /> B03-DN)<br /> (Mẫu số B09-DNN)<br /> - Bản thuyết minh báo cáo tài chính<br /> - Phụ biểu – Bảng cân đối tài khoản<br /> (Mẫu số B09-DN)<br /> (Mẫu số F01-DNN gửi cho cơ quan<br /> * Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng thuế)<br /> đầy đủ gồm:<br /> * Báo cáo tài chính khuyến khích lập:<br /> - Bảng CĐKT giữa niên độ (dạng đầy - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số<br /> đủ): Mẫu số B 01a-DN<br /> B03-DNN)<br /> - Báo cáo kết quả hoạt động kinh<br /> b. Báo cáo tài chính qui định cho Hợp<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014<br /> <br /> 83<br /> <br /> KINH TẾ - GIÁO DỤC<br /> doanh giữa niên độ (dạng đầy đủ):<br /> Mẫu số B 02a-DN<br /> - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên<br /> độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a-DN<br /> - Bản thuyết minh BCTC chọn lọc:<br /> Mẫu số B 09a-DN<br /> <br /> Về mẫu<br /> Báo cáo tài<br /> chính năm<br /> <br /> * BCTC giữa niên độ dạng tóm lược<br /> gồm:<br /> - Bảng CĐKT giữa niên độ (dạng tóm<br /> lược): Mẫu số B 01b-DN<br /> - Báo cáo kết quả hoạt động kinh<br /> doanh giữa niên độ (dạng tóm lược):<br /> Mẫu số B 02b-DN<br /> - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên<br /> độ (dạng tóm lược): Mẫu số B 03bDN<br /> - Bản thuyết minh BCTC chọn lọc:<br /> Mẫu số B 09-DN<br /> * Báo cáo tài chính hợp nhất<br /> - Bảng CĐKT hợp nhất: (Mẫu số B<br /> 01-DN/HN)<br /> - Báo cáo kết quả hoạt động kinh<br /> doanh hợp nhất: (Mẫu số B02DN/HN)<br /> - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất:<br /> (Mẫu số B 03-DN/HN)<br /> - Bản thuyết minh BCTC hợp nhất:<br /> (Mẫu số B 09-DN/HN)<br /> * Báo cáo tài chính tổng hợp<br /> - Bảng CĐKT tổng hợp: (Mẫu số B<br /> 01-DN)<br /> - Báo cáo kết quả hoạt động kinh<br /> doanh tổng hợp: (Mẫu số B 02-DN)<br /> - Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ tổng<br /> hợp: (Mẫu số B 03-DN)<br /> - Bản thuyết minh BCTC tổng hợp:<br /> (Mẫu số B 09-DN)<br /> * Nơi nhận BCTC:<br /> - Cơ quan tài chính<br /> - Cơ quan thuế<br /> - Cơ quan thống kê<br /> - Cơ quan đăng ký kinh doanh<br /> - DN cấp trên<br /> Nhiều chỉ tiêu hơn:<br /> - BCĐKT: 97 chỉ tiêu<br /> - BCKQ HĐKD: 19 chỉ tiêu<br /> - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 27 chỉ<br /> <br /> tác xã:<br /> - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số<br /> B03-DNN)<br /> - Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số B01DNN/HTX)<br /> - Báo cáo kết quả hoạt HĐKD (Mẫu số<br /> B02-DNN/HTX)<br /> - Bản thuyết minh báo cáo tài chính<br /> (Mẫu số B09-DNN/HTX)<br /> * Không qui định BCTC giữa niên độ<br /> (DN có thể lập phục vụ quản lý của<br /> mình)<br /> * Không qui định<br /> * Không qui định<br /> <br /> * Nơi nhận BCTC:<br /> - Cơ quan thuế<br /> - Cơ quan thống kế<br /> - Cơ quan đăng ký kinh doanh<br /> Ít chỉ tiêu hơn:<br /> - BCĐKT: 64 chỉ tiêu<br /> - BCKQ HĐKD: 16 chỉ tiêu<br /> - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 27 chỉ<br /> <br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014<br /> <br /> 84<br /> <br /> KINH TẾ - GIÁO DỤC<br /> tiêu<br /> - Bản thuyết minh BCTC: nhiều chỉ<br /> tiêu<br /> <br /> tiêu<br /> - Bản thuyết minh BCTC: ít chỉ tiêu<br /> hơn<br /> <br /> 4. Đánh giá khái quát hệ thống VAS<br /> a) Mức độ thực thi của hệ thống VAS trong thực tiễn<br /> * Mặt tích cực<br /> - Thực tế cho thấy, kể từ khi hệ thống VAS ra đời cho đến nay đã<br /> góp phần đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập, mở cửa về dịch vụ<br /> kế toán. Việc ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính theo thông lệ<br /> IAS/IFRS đã tạo cho kế toán Việt Nam có tiếng nói chung với bạn bè<br /> Quốc tế, tạo sự thu hút của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.<br /> Các làn sóng đầu tư vào Việt Nam dưới nhiều hình thức ngày càng gia tăng cả về chiều rộng lẫn<br /> chiều sâu và là một nguyên nhân quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam<br /> trong thời gian gần đây.<br /> - Có thể khẳng định, tính thực thi của hệ thống VAS trong thực tiễn là khá cao. Bởi vì, ngay khi<br /> bắt đầu việc nghiên cứu và xây dựng hệ thống VAS, chúng ta đã xác định quan điểm là các VAS<br /> được xây dựng dựa trên cơ sở phù hợp với IAS/IFRS nhưng phải phù hợp với điều kiện kinh tế chính trị - xã hội - pháp luật của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và tương lai gần.<br /> - Quá trình soạn thảo VAS do Bộ Tài chính tiến hành đã huy động và thu hút sự tham gia của<br /> đông đảo các chuyên gia từ nghiên cứu lý luận đến thực tiễn và có sự trợ giúp của các chuyên gia<br /> nước ngoài, nên công việc soạn thảo đã tiến hành nhanh chóng, đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu<br /> cầu thực tiễn.<br /> - Việt Nam đang thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường với việc đa dạng hóa các loại<br /> hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế khác ngoài doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Khác<br /> hẳn so với trước đây, chúng ta đã có những chính sách tài chính riêng biệt, quy định đối với các<br /> DNNN mà không quy định đối với doanh nghiệp cổ phần và trách nhiệm hữu hạn (TNHH), từ<br /> đó, không tạo ra môi trường bình đẳng và sự đồng nhất, có thể so sánh được. Còn ngày nay, cạnh<br /> tranh mạnh mẽ hơn, bình đẳng hơn đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải công khai thông tin một<br /> cách hữu hiệu hơn để tăng cường thu hút đầu tư. Vì vậy, hệ thống VAS với mục tiêu là các báo<br /> cáo tài chính phải phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp và phải so sánh được<br /> các DN với nhau, không phải chỉ so sánh giữa các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam, mà của cả<br /> doanh nghiệp Việt Nam so với những doanh nghiệp nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp nước<br /> ngoài cũng có thể so với doanh nghiệp Việt Nam. Vì thế, mục tiêu của chuẩn mực kế toán là rất<br /> cao và khác hẳn với cơ chế chính sách mà Việt Nam đã có từ những năm trước. Hệ thống VAS<br /> đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành “sân chơi” bình đẳng - ích nước, lợi doanh nghiệp.<br /> - Hệ thống VAS có vai trò không nhỏ trong việc quản lý tài chính tầm vĩ mô của Nhà nước thông<br /> qua hệ thống các cơ quan chức năng như thuế, thanh tra tài chính… Khi gia nhập WTO, Việt<br /> Nam cam kết mở cửa hội nhập về dịch vụ kế toán, kiểm toán. Kế toán, kiểm toán đã trở thành<br /> một nghề nghiệp được xã hội và pháp luật thừa nhận thì sự cần thiết phải có VAS để hướng dẫn<br /> và kiểm tra là tất yếu. Đối với các cơ quan chức năng của Nhà nước, hệ thống VAS là một trong<br /> những cơ sở để kiểm tra, kiểm soát đánh giá trách nhiệm của kế toán và những người có liên<br /> TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & THỰC PHẨM - SỐ 04/2014<br /> <br /> 85<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2