intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Về vành hầu Nil - Nội xạ yếu

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

13
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài báo này, tác giả bước đầu đưa ra một đặc trưng tính chất của vành AWN - nội xạ, mà vành này là một sự mở rộng thực sự của vành Wnil - nội xạ; đồng thời khảo sát về tính chính quy của vành AWN nội xạ phải đưa ra một số điều kiện để một vành AWN - nội xạ là tự nội xạ phải. Tham khảo bài viết sau đây để biết thêm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Về vành hầu Nil - Nội xạ yếu

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74B, Số 5, (2012), 33-42<br /> <br /> VỀ VÀNH HẦU NIL-NỘI XẠ YẾU<br /> Trương Công Quỳnh1 , Hoàng Thị Hà2<br /> 1<br /> <br /> 2<br /> <br /> Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng<br /> Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị<br /> <br /> Tóm tắt. Cho R là một vành. Vành R được gọi là hầu Wnil-nội xạ phải (viết tắt<br /> là AWN-nội xạ), nếu với bất kỳ 0 6= a ∈ N (R) tồn tại số tự nhiên n = n(a) > 0<br /> sao cho an 6= 0 và lr(an ) = Ran ⊕ Xan với Xan ≤ R R. Trong bài báo này, chúng<br /> tôi bước đầu đưa ra một số đặc trưng và tính chất của vành AWN-nội xạ, mà vành<br /> này là một sự mở rộng thực sự của vành Wnil-nội xạ ([8]) ; đồng thời, khảo sát về<br /> tính chính quy của vành AWN-nội xạ phải và đưa ra một số điều kiện để một vành<br /> AWN-nội xạ phải là tự nội xạ phải.<br /> <br /> 1<br /> <br /> Giới thiệu<br /> <br /> Trong bài báo này, vành R đã cho luôn được giả thiết là vành kết hợp có đơn vị<br /> 1 6= 0 và mọi R−môđun được xét là môđun unita. Trong một ngữ cảnh cụ thể của bài<br /> viết, nếu không có gì nhầm lẫn, khi viết môđun M tức là M là một môđun phải. Chúng<br /> ta dùng ký hiệu A ≤ M (A < M ) để chỉ A là môđun con (t.ư., thực sự) của môđun<br /> M . Nếu A là môđun con cực đại (t.ư., hạng tử trực tiếp) của môđun M , chúng ta viết<br /> A ≤max M (t.ư.,A ≤⊕ M ). Căn Jacobson, đế của môđun M được ký hiệu tương ứng là<br /> Rad(M ), Soc(M ); đặc biệt, J(R), Sr (R), Sl (R) được dùng ký hiệu cho căn Jacobson<br /> của R, đế của RR và R R. Ta ký hiệu: tập hợp tất cả các phần tử lũy linh được ký hiệu<br /> là N (R), căn nguyên tố của R là P (R), iđêan suy biến phải (t.ư., trái) của vành R là<br /> Zr (R) (t.ư., Zl (R)).<br /> Cho M và N là các R−môđun phải. Đồng cấu từ M vào N được hiểu là R−đồng<br /> cấu phải từ M vào N . Cho tập ∅ =<br /> 6 X ⊆ M và tập A ⊆ R. Linh hóa tử phải của X<br /> trong R được ký hiệu rR (X) và được xác định như sau<br /> rR (X) = {r ∈ R | xr = 0(∀x ∈ X)}.<br /> Linh hóa tử trái của A trong M , ký hiệu là lM (A) được xác định tương tự. Khi không<br /> sợ nhầm lẫn, chúng ta có thể viết gọn r(X) thay vì rR (X). Ta luôn có rR (X) là một<br /> iđêan phải của R, khi X là một môđun con của M thì rR (X) là một iđêan của R.<br /> Năm 1940, Baer đã đưa ra một tiêu chuẩn quan trọng mang tên ông để kiểm tra<br /> tính nội xạ của môđun như sau: R−môđun phải Q là nội xạ nếu và chỉ nếu mỗi R-đồng<br /> cấu phải từ một iđêan phải bất kỳ I vào Q đều mở rộng thành một R-đồng cấu phải<br /> từ R vào Q.<br /> 33<br /> <br /> 34<br /> <br /> Về vành hầu nil-nội xạ yếu<br /> <br /> Từ khi có tiêu chuẩn Baer cho tính nội xạ, có nhiều hướng phát triển của mở rộng<br /> nội xạ và xuất hiện nhiều khái niệm mở rộng tính nội xạ như P-nội xạ ([5]), m-nội xạ<br /> ([6]), AP-nội xạ ([7]), AM-nội xạ ([10]), GP-nội xạ ([12]), AGP-nội xạ ([7]). Chẳng hạn,<br /> trong [5], W. K. Nicholson và M. F. Yousif đưa ra khái niệm môđun và vành P-nội xạ<br /> vào năm 1995. Môđun M được gọi là P −nội xạ nếu cho mỗi a ∈ R và mỗi đồng cấu<br /> f : aR → M được mở rộng thành một đồng cấu từ R vào M , điều này tương đương<br /> với: cho mỗi a ∈ R thì lM rR (a) = M a. MR được gọi là AP-nội xạ nếu với a ∈ R bất<br /> kỳ, thì lM rR (a) = M a ⊕ Xa , trong đó Xa ≤ S M với S = End(MR ). MR được gọi là<br /> GP-nội xạ nếu với a ∈ R bất kỳ, thì tồn tại số nguyên n = n(a) > 0, an 6= 0 sao cho<br /> lM rR (an ) = M an . Và ta xem tính AP-nội xạ ( t.ư. AM-nội xạ) là sự "hầu hóa" của<br /> tính P-nội xạ, còn tính GP-nội xạ là sự "yếu hóa" của tính P-nội xạ.<br /> Năm 2007, Wei và Chen ([8]) đã đưa ra một số trường hợp tổng quát của vành<br /> P-nội xạ, đầu tiên là vành nil-nội xạ, theo đó với MR , S = End(MR ) thì M là nil-nội<br /> xạ nếu với mỗi a ∈ N (R), lM rR (a) = M a như các S−môđun; thứ hai là khái niệm về<br /> tính Wnil-nội xạ là sự "yếu hóa" của tính nil-nội xạ, theo đó MR được gọi là Wnil-nội<br /> xạ nếu với mỗi 0 6= a ∈ N (R) tồn tại số tự nhiên n = n(a) > 0 sao cho an 6= 0 và<br /> lM rR (an ) = M an như các S−môđun.<br /> Năm 2011, Yu-e và Xianneng ([14]) đã đưa ra một sự tổng quát hóa thực sự của<br /> khái niệm vành nil-nội xạ đó là vành hầu nil-nội xạ (viết tắt AN-nội xạ), theo đó với<br /> MR , S = End(MR ) thì M là AN-nội xạ nếu với mỗi a ∈ N (R), tồn tại một S−môđun<br /> con Xa của M sao cho lM rR (a) = M a ⊕ Xa như các S−môđun.<br /> Tiếp tục xu hướng "hầu hóa" tính Wnil-nội xạ, chúng tôi đưa ra khái niệm vành<br /> hầu nil-nội xạ yếu, viết tắt AWN-nội xạ. Trong bài báo này, chúng tôi thu được một<br /> số đặc trưng và tính chất bước đầu của vành này. Thật ra, việc nghiên cứu vành được<br /> gọi là AWN-nội xạ được xuất phát khi nghiên cứu tổng quan các vấn đề liên quan<br /> đến vành AN-nội xạ và vành Wnil-nội xạ, từ đó nhận thấy việc cấp thiết nhất là tìm<br /> ra được ví dụ phân biệt các lớp vành và các tính chất cơ bản của nó. Tuy nhiên sau<br /> một thời gian, truy cập trên Internet (không phải là tạp chí), hai tác giả người Iraq<br /> là Raida D.M. và Akram S.M. đã đưa ra khoảng 1 trang giấy về định nghĩa của vành<br /> này mà không cho thêm bất kỳ một thông tin nào.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Kết quả<br /> <br /> Định nghĩa 2.1. Cho vành R, M là một R−môđun phải, S = End(MR ). Môđun M<br /> được gọi là hầu Wnil-nội xạ (viết tắt là AWN-nội xạ), nếu với bất kỳ 0 6= a ∈ N (R)<br /> tồn tại số tự nhiên n = n(a) > 0 sao cho an 6= 0 và lM rR (an ) = M an ⊕ Xan như là<br /> các S−môđun. Nếu RR là hầu Wnil-nội xạ thì ta nói R là hầu Wnil-nội xạ phải. Khái<br /> niệm vành AWN-nội xạ trái được định nghĩa một cách tương tự.<br /> Trong mỗi trường hợp S−môđun con Xk của M là không<br /> P duy nhất, tuy nhiên khi<br /> chọn Xk cho mỗi k ∈ N (R) và ta xét S−môđun b(M ) = k Xk . Ta gọi b(M ) là chỉ số<br /> chặn (index bound) của M và tập hợp các Xk là một tập hợp chỉ số của M .<br /> Ví dụ 2.2. 1) Đặc trưng của vành AWN-nội xạ được thể hiện trên các phần tử lũy<br /> linh khác không của vành nên nếu R là một vành có N (R) = (0) (tức là vành thu gọn)<br /> thì R là một vành AWN-nội xạ phải cũng như trái. Chẳng hạn các vành không có ước<br /> <br /> TRƯƠNG CÔNG QUỲNH, HOÀNG THỊ HÀ<br /> <br /> 35<br /> <br /> của không như Z, Q, R, Z2 , Z3 , Z5 ,... là các vành AWN-nội xạ. Ta biết rằng vành Z<br /> không nội xạ, nên ta thấy rằng một vành AWN-nội xạ thì không nhất thiết là nội xạ.<br /> (2) Từ định nghĩa ta thấy ngay, mỗi vành AN-nội xạ phải là một vành AWN-nội xạ<br /> phải. Tuy nhiên, chúng tôi chưa đưa ra được ví dụ cho thấy rằng lớp các vành AN-nội<br /> xạ là con thực sự của lớp vành AWN-nội xạ.<br /> (3) Mỗi vành AGP-nội xạ phải (trái) là vành AWN-nội xạ phải (trái). Nhắc lại,<br /> một R−môđun MR được gọi là AGP-nội xạ nếu với bất kỳ 0 6= a ∈ R tồn tại số<br /> tự nhiên n = n(a) sao cho an 6= 0 và lM rR (an ) = M an ⊕ Xan như là các S−môđun,<br /> trong đó S = End(MR ). Mỗi vành AP-nội xạ phải là AGP-nội xạ phải, do đó mỗi vành<br /> AGP-nội xạ phải cũng là AWN-nội xạ phải.<br /> (4) Từ định nghĩa ta thấy mỗi vành Wnil-nội xạ phải ([8]) là AWN-nội xạ phải.<br /> Sau đây là một ví dụ cho thấy: khái niệm vành AWN-nội xạ là mở rộng thực sự<br /> của khái niệm vành Wnil-nội xạ trong [16].<br /> Ví dụ 2.3. Cho Q =<br /> <br /> ∞<br /> Q<br /> <br /> Fi với mỗi Fi = Z4 , i ∈ N là tích của các vành Z4 . Mỗi phần<br /> <br /> i=1<br /> <br /> tử trong Q có dạng a = (a1 , a2 , . . . , ak , . . .), với các ai ∈ Fi , i ∈ N. Khi đó Q với các<br /> phép toán trong Q là cộng và nhân theo từng thành phần, thì Q là một vành giao hoán<br /> có đơn vị.<br /> ∞<br /> L<br /> Cho R là một vành con của Q được sinh bởi<br /> 2Fi và 1Q , khi đó<br /> i=1<br /> <br /> R=<br /> <br /> ∞<br /> M<br /> <br /> 2Fi + Z1Q ,<br /> <br /> i=1<br /> <br /> và mỗi phần tử a của R có dạng: a = x + n1Q = (x1 + n, x2 + n, . . . , xk + n), với<br /> xi ∈ 2Z4 = {0, 2}, i ∈ N, n ∈ {0, 1, 2, 3} và 0R = 0Q , 1R = 1Q .<br /> Tiếp theo chúng ta sẽ chỉ ra: với bất kỳ a ∈ R, tồn tại Xa ≤ R sao cho lr(a) =<br /> Ra⊕Xa như các R-môđun (trái), như vậy R là vành AP-nội xạ. Giả sử a = x+n1Q ∈ R<br /> ∞<br /> L<br /> với x ∈<br /> 2Fi và n ∈ {0, 1, 2, 3}.<br /> i=1<br /> <br /> ? Khi n = 1 hoặc n = 3 thì a khả nghịch trong R.<br /> ∞<br /> ∞<br /> L<br /> L<br /> ? Khi n = 2: thì a ∈<br /> 2Fi + 2Z1Q thì r(a) =<br /> 2Fi + 2Z1Q và tính toán tương<br /> tự ta cũng có lr(a) =<br /> <br /> ∞<br /> L<br /> <br /> i=1<br /> <br /> i=1<br /> <br /> 2Fi + 2Z1Q và Ra = {0Q ; a}. Do đó ta có:<br /> <br /> i=1<br /> <br /> lr(a) = r(a) =<br /> <br /> ∞<br /> M<br /> i=1<br /> <br /> vì thế ta chọn Xa =<br /> <br /> ∞<br /> L<br /> i=1<br /> <br /> 2Fi ;<br /> <br /> 2Fi + 2Z1Q =<br /> <br /> ∞<br /> M<br /> i=1<br /> <br /> 2Fi ⊕ Ra<br /> <br /> 36<br /> <br /> Về vành hầu nil-nội xạ yếu<br /> <br /> ? Khi n = 0: thì a ∈<br /> lr(a) = r(a) =<br /> <br /> ∞<br /> L<br /> <br /> ∞<br /> L<br /> <br /> 2Fi , thực hiện tính toán như trên ta có Ra = {0Q ; a},<br /> <br /> i=1<br /> <br /> 2Fi + 2Z1Q . Vì thế Ra ≤⊕<br /> <br /> i=1<br /> <br /> Ya ≤ R nào đó, và lr(a) = r(a) =<br /> Xa = Ya ⊕ 2Z1Q .<br /> <br /> ∞<br /> L<br /> <br /> ∞<br /> L<br /> <br /> 2Fi , tức là<br /> <br /> i=1<br /> <br /> ∞<br /> L<br /> <br /> 2Fi = Ra ⊕ Ya với<br /> <br /> i=1<br /> <br /> 2Fi ⊕ 2Z1Q = Ra ⊕ Ya ⊕ 2Z1Q , vì thế ta chọn<br /> <br /> i=1<br /> <br /> Tập N (R) 6= {0R } vì phần tử a = x + 2.1R với x ∈<br /> <br /> ∞<br /> L<br /> <br /> 2Fi và x 6= 2.1R , phần tử<br /> <br /> i=1<br /> 2<br /> a thỏa mãn<br /> ∞ a =<br />  0. Như vậy, R là vành AP-nội xạ và rõ ràng chỉ số chặn của R là<br /> L<br /> b(R) =<br /> 2Fi + 2Z1Q 6= (0), nên R là vành AWN-nội xạ. Để ý trong trường hợp<br /> i=1<br /> <br /> cuối cùng thì a2 = 0 và lr(a) 6= Ra nên R không là vành Wnil-nội xạ.<br /> Tiếp theo là một ví dụ cho thấy một vành là AWN-nội xạ phải thì không nhất<br /> thiết là AWN-nội xạ trái.<br /> Ví dụ 2.4. Cho Z2 = {0, 1} là một trường có hai phần tử và N là tập các số tự nhiên.<br /> Cho A là vành con của ZN2 gồm các phần tử có dạng<br /> (a1 , a2 , . . . , an , a, a, . . .), với a1 , . . . , an , a ∈ Z2 , n ∈ N,<br /> (N)<br /> <br /> tức là A là hợp của đơn vị của ZN với iđêan của nó là Z2 . Khi đó A là một vành giao<br /> hoán (với các phép toán được cảm sinh từ ZN ) với mỗi phần tử là lũy đẳng.<br /> Nếu k ∈ Z2 và (a1 , . . . , an , a, a . . .) ∈ A, ta xác định tích:<br /> k · (a1 , . . . , an , a, a, . . .) := ka,<br /> thì ta có thể xem Z2 là một A−môđun phải. Và rõ ràng Z2 là môđun trái trên chính<br /> nó thì Z2 là một (Z2 , A)−song môđun. Vì thế ta có thể lập một vành ma trận tam giác<br /> trên như sau:<br /> <br /> <br /> Z2 Z2<br /> R=<br /> .<br /> 0 A<br /> Tính toán cụ thể, ta được R là vành P-nội xạ phải, vì thế R là vành AWN-nội xạ với<br /> b(R) = (0) (tức là R là vành Wnil-nội xạ phải).<br /> Tiếp theo chúng ta sẽ chỉ ra rằng R không<br /> là vành Wnil-nội xạ trái cũng như<br />  phải <br /> 0 1<br /> không AWN-nội xạ trái. Thật vậy, với σ =<br /> , thì σ 2 = 0 và tính toán cụ thể<br /> 0<br /> 0<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 0 Z2<br /> 0 0<br /> ta có: Rσ =<br /> , trong khi đó l(σ) = R<br /> và<br /> 0 0<br /> 0 1<br /> <br /> <br /> <br />  <br /> <br /> 0 0<br /> Z2 Z2<br /> 1 0<br /> rl(σ) = r(<br /> )=<br /> =<br /> R 6= σR.<br /> 0 1<br /> 0 0<br /> 0 0<br /> <br />  <br />  <br /> <br /> <br /> <br /> Z2 Z2<br /> 0 Z2<br /> Z2 0<br /> Z2 0<br /> Hơn nữa, để ý rằng rl(σ) =<br /> =<br /> +<br /> = σR+<br /> ,<br /> 0 0<br /> 0 x<br /> 0 0<br /> 0 0<br /> <br /> <br /> Z2 0<br /> tuy nhiên<br /> không phải là một iđêan phải của R.<br /> 0 0<br /> <br /> TRƯƠNG CÔNG QUỲNH, HOÀNG THỊ HÀ<br /> <br /> 37<br /> <br /> Bổ đề 2.5. Cho c ∈ C(R), với C(R) là tâm của vành R. Khi đó, nếu c là một phần<br /> tử chính quy trong R thì nó cũng chính quy trong C(R).<br /> Chứng minh. Cho c ∈ C(R) và c chính quy trong R, tức là tồn tại s ∈ R sao cho c =<br /> csc. Đặt d = scs ∈ R, khi đó cdc = c(scs)c = csc. Vì c ∈ C(R) nên c = csc = c2 s = sc2 ,<br /> do đó ta sẽ chỉ ra r(c) = r(c2 ), thật vậy, rõ ràng r(c) ≤ r(c2 ); ngược lại, nếu u ∈ r(c2 ) thì<br /> cu = cu2 s = 0, do đó r(c2 ) ≤ r(c). Hơn nữa ta có d ∈ C(R), thật vậy, với t ∈ R bất kỳ,<br /> vì c ∈ C(R) ta có c2 (td−dt) = tc2 d−c2 dt = t(c2 s)cs−(c2 s)cst = tcsc−csct = tc−ct = 0.<br /> Vì thế td − dt ∈ r(c2 ) = r(c), do đó 0 = c(td − dt) = ctscs − cscst = c2 (ts2 − s2 t), suy<br /> ra ts2 − s2 t ∈ r(c2 ) = r(c). Do vậy 0 = c(ts2 − s2 t) = tscs − scst = td − dt, điều này<br /> có nghĩa d ∈ C(R). Vậy c chính quy trong C(R). <br /> Định lý 2.6. Nếu R là vành AWN-nội xạ phải không suy biến phải thì C(R) là n−chính<br /> quy.<br /> Chứng minh. Theo giả thiết, R có vành thương phải cực đại suy biến S (xem [2,<br /> Corollary 2.3.1]). Khi đó S là vành chính quy nên C(S) chính quy. Với 0 6= a ∈<br /> N (C(R)) ⊆ N (C(S)), tồn tại s ∈ S sao cho a = asa = a2 s = sa2 (vì a ∈ C(R) ⊆<br /> C(S)). Cũng từ a ∈ C(R) nên l(a) = r(a) và l(an ) = r(an ) với bất kỳ số nguyên n > 0.<br /> Hơn nữa, ta còn chỉ ra được rR (an ) = rR (a) và lR (a) = lR (an ), với bất kỳ n > 0. Thật<br /> vậy, ta chỉ cần chứng minh đẳng thức đầu tiên, thật vậy, rõ ràng với mọi n > 1 ta có<br /> r(a) ≤ r(an ); ngược lại, với bất kỳ t ∈ r(an ), tức là an t = 0, vì a = sa2 nên at = sa2 t.<br /> Nếu n = 2 thì at = sa2 t = 0, hay t ∈ r(a), còn nếu n > 2 thì bằng quy nạp ta có<br /> t ∈ r(a). Vậy r(an ) = r(a) = l(a) = l(an ) với bất kỳ số nguyên n > 0. Bây giờ, vì<br /> a 6= 0 và a = a2 s nên a2 6= 0, do đó tồn tại m > 0 sao cho a2m 6= 0. Theo giả thiết R<br /> là vành AWN-nội xạ phải ta có lr(a2m ) = Ra2m ⊕ Xa2m với Xa2m ≤ R R nào đó. Vì<br /> r(a2m−1 ) = r(a2m ) = r(a) nên<br /> a2m−1 ∈ lr(a2m−1 ) = lr(a2m ) = Ra2m ⊕ Xa2m ,<br /> suy ra a2m−1 = da2m + x với d ∈ R, x ∈ Xa2m . Vì thế a2m = ada2m−1 + ax, do đó ax =<br /> (1 − ad)a2m ∈ Ra2m ∩ Xa2m = 0. Khi đó, (1 − ad)a2m = 0, suy ra 1 − ad ∈ l(a2m ) = l(a),<br /> do vậy a = ada, tức là a là phần tử chính quy của R. Theo Bổ đề 2.5, ta có a chính<br /> quy trong C(R). Vậy C(R) là n−chính quy. <br /> Định lý 2.7. Nếu R là một vành AWN-nội xạ phải và nửa nguyên tố, thì tâm C(R)<br /> là n−chính quy.<br /> Chứng minh. Với bất kỳ 0 6= a ∈ N (C(R)), thì ta có Ra ∩ l(a) = 0. Thật vậy, vì a ∈<br /> C(R) nên Ra và l(a) là hai iđêan của R, và Ra.l(a) = 0, do đó [Ra∩l(a)]2 ≤ Ra.l(a) = 0,<br /> mà R là vành nửa nguyên tố nên Ra ∩ l(a) = 0. Do a ∈ C(R) nên l(a) = r(a) và<br /> l(am ) = r(am ), với mọi số nguyên m > 1. Hơn nữa ta sẽ chỉ ra l(am ) = l(a) và<br /> r(a) = r(am ). Ta chỉ cần chỉ ra đẳng thức đầu tiên, thật vậy ta luôn có l(a) ≤ l(am );<br /> còn với t ∈ l(am ), tức là tam = 0, hay tam−1 a = 0, suy ra tam−1 ∈ Ra ∩ l(a) = 0. Nếu<br /> m−1 = 0 thì t ∈ l(a), nếu không ta tiếp tục lý luận như trên ta có tam−2 ∈ Ra∩l(a) = 0.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2