intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VỊ TRÍ CỦA CÂY CHÈ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN (P3)

Chia sẻ: Lotus_5 Lotus_5 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

105
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lịch sử trồng chè của nước ta đã có từ lâu. Nhưng cây chè được khai thác và trồng với diện tích lớn mới bắt đầu khoảng hơn 50 năm nay. Quá trình phát triển diện tích trồng chè ở Việt Nam có thể chia làm ba thời kỳ sau đây: Thời kỳ thứ nhất 1890 - 1945: Năm 1890 một số đồn điền chè được thành lập đầu tiên: Tĩnh Cương (Phú Thọ) với diện tích 60 ha, Đức Phổ (Quảng Nam) 250 ha, chè được trồng ở hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi với diện tích 1900 ha....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VỊ TRÍ CỦA CÂY CHÈ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN (P3)

  1. VỊ TRÍ CỦA CÂY CHÈ TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN (P3) III - TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ CỦA VIỆT NAM Lịch sử trồng chè của nước ta đã có từ lâu. Nhưng cây chè được khai thác và trồng với diện tích lớn mới bắt đầu khoả ng hơn 50 năm nay. Quá trình phát triển diện tích trồng chè ở Việt Nam có thể chia làm ba thời kỳ sau đây: Thời kỳ thứ nhất 1890 - 1945: Năm 1890 một số đồn điền chè được thành lập đầu tiên: Tĩnh Cương (Phú Thọ) với diện tích 60 ha, Đức Phổ (Quảng Nam) 250 ha, chè được trồng ở hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi với diện tích 1900 ha. Năm 1925 - 1940 người Pháp mở các đồn điền trồng chè ở cao nguyên Trung bộ với diện tích khoảng 2.750 ha. Tính đến năm 1938, tổng diện tích trồng chè của Việt Nam là 13.405 ha với sản lượng 6.100t chè khô. Cây chè được trồng nhiều ở Bắc bộ và Trung bộ trong đó trên 75% diện tích là của người Việt, khoảng 25% diện tích là của người Pháp. Theo số liệu thống kê năm 1939 sản lượng chè của Việt Nam là 10.900t, đứng hàng thứ 6 sau Ấn Độ, Xrilanca, Trung Quốc, Nhật Bản và Inđônêxia. Một đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này là diện tích là diện tích trồng chè rất phân tán, lẻ tẻ, sản xuất mang tính chất tự túc, tự cấp. Kỹ thuật canh tác lâu sơ sài với phương thức quảng canh, năng suất rất thấp chỉ đạt trên dưới 1,5t búp tươi/ha. Các cơ sở nghiên cứu về cây
  2. chè được thành lập ở hai nơi Phú Hộ (Vĩnh Phú) và Bảo Lộc (Lâm Đồng). Thời kỳ thứ hai 1945 - 1955: Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh chống Pháp các vườn chè bị bỏ hoang nhiều, số còn lại không được đầu tư chăm sóc cho nên diện tích và sản lượng chè trong thời kỳ này giảm sút dần. Thời kỳ thứ ba từ năm 1954 tới nay: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ với phương châm xây dựng nền nông nghiệp toàn diện và vững chắc, nghề trồng chè đã được chú ý đúng mức. Chè chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của nhân dân ta. Trong các vùng trồng chè, chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần quan trọng trong việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân. Hiện nay việc sản xuất và cung cấp chè chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng ở trong nước, cũng như nhu cầu xuất khẩu. Tính đến hết năm 1977 cả nước có 44.330 ha chè với tổng sản lượng là 17.896t chè khô. Sản xuất chè gồm hai khu vực: tập thể và quốc doanh. 1) Khu vực tập thể (do các hợp tác xã nông nghiệp quản lý): Chúng ta đã phục hồi cải tạo các vườn chè cũ, đồng thời không ngừng mở rộng diện tích trồng chè mới. Những năm gần đây đã có nhiều hợp tác xã chuyên trồng chè (25 hợp tác xã ở Định Hóa - Bắc Thái) hoặc trồng chè là chủ yếu (các hợp tác xã ở Sông Lô - Vĩnh Phú). Các hợp tác xã trồng chè đang áp dụng những biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong quá trình trồng trọt như thiết kế nương chè mới,
  3. kỹ thuật gieo trồng, đốn tạo hình, quản lý chăm sóc và hái chè san trật. Diện tích trồng chè trong khu vực tập thể năm 1977 là 22.205 ha. 2) Khu vực quốc doanh: Từ năm 1960 ta đã xây dựng những nông trường quốc doanh trồng chè. Hiện nay đã có 43 nông trường quốc doanh với diện tích 17.932 ha. Ngoài hai khu vực hợp tác xã nông nghiệp và nông trường quốc doanh, ở các tỉnh phía nam diện tích trồng chè của tư nhân cũng còn khoảng 5.000 ha. Nhìn chung, trong những năm qua, việc trồng chè của ta còn một số tồn tại như: khả năng mở rộng diện tích chè ở vùng trung du và miền núi còn nhiều, nhưng ta chưa có điều kiện để giải quyết tốt. Tốc độ phát triển trồng chè chậm, các vùng chè mới trồng không đồng đều, còn nhiều diện tích xấu và đến thời hạn chưa đưa vào sản xuất kinh doanh. Việc quy hoạch sử dụng đất trồng chè chưa hợp lý, còn lãng phí đất đai. Năng suất sản lượng chè hàng năm có tăng nhưng tăng rất chậm, chất lượng sản phẩm có khá hơn trước nhưng không đồng đều ở các cơ sở và không ổn định. Khả năng phát triển nghề trồng chè của ta rất lớn và có nhiều điều kiện thuận lợi: - Phát triển sản xuất cây công nghiệp nói chung và cây chè nói riêng đang được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ. Nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước đã nhấn mạnh việc phát triển sản xuất và xuất khẩu chè. Hội nghị bàn về sản xuất chè họp vào tháng 7 - 1970 đã nhất trí: Phải phát triển cây chè với tốc độ nhanh, cần tổ chức làm ăn theo lối công
  4. nghiệp, làm tập trung, quy mô lớn, có kỹ thuật tiên tiến để có năng suất cao, sản lượng nhiều. - Điều kiện khí hậu đất đai của ta rất thuận lợi cho việc sinh trưởng phát triển của cây chè. Diện tích vùng trung du và miền núi thích hợp cho việc trồng chè. Khả năng đưa năng suất búp tươi lên 5 - 10 tấn/ha là có cơ sở hiện thực. - Nhu cầu tiêu dùng chè trong nước và nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng, phẩm chất chè của ta được thị trường thế giới ưa chuộng. 3) Phân vùng chè: Do điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp cho nên cây chè được trồng trọt rải rác ở hầu hết các tỉnh trung du và miền núi, nhưng tập trung ở một số vùng chính như sau: - Vùng chè miền núi: Gồm các tỉnh Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Sơn La, giống chè được trồng chủ yếu ở vùng này là chè Shan (còn gọi là chè tuyết) có năng suất cao, phẩm chất tốt. Sản lượng chè của vùng này chiếm 25 - 30% tổng sản lượng chè của miền Bắc. Trong tương lai sẽ nâng tỷ trọng sản lượng lên 50 - 60%. Sản phẩm chủ yếu của vùng chè miền núi là chè lục, chè mạn. Hiện nay sản xuất chè xanh đã chiếm ưu thế. - Vùng chè trung du: gồm các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Sơn Bình, Bắc Thái và một phần của Hoàng Liên Sơn (Yên Bái cũ). Là vùng sản xuất chè chủ yếu, chiếm 70% sản lượng chè của miền Bắc. Giống chè chính được trồng trọt là giống Trung du (Trung Quốc lá to) có năng suất cao và phẩm chất tốt. Sản phẩm chủ yếu là chè đen và chè xanh để tiêu dùng và xuất khẩu. - Vùng chè tươi: gồm các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và khu 4 cũ, vùng này nhân dân có tập
  5. quán sử dụng lá bánh tẻ để uống tươi (không qua quá trình chế biến). Năm 1972 diện tích vùng chè tươi là 8.098 ha, chè được trồng chủ yếu ở các tỉnh Nghệ Tĩnh (4.550 ha), Thanh Hóa (1.427 ha). Những năm gần đây một số vườn chè tươi đã được chăm sóc, đốn hái để chuyển sang chè hái búp. Hiện nay vùng chè này đang giữ vị trí quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu thức uống của nhân dân. - Ở miền Nam chè được trồng chủ yếu ở hai tỉnh Lâm Đồng và Gia Lai - Công Tum. Vùng nam Tây Nguyên (Lâm Đồng) là vùng cao nguyên nhiệt đới, độ cao 800 - 1.500 m, thích hợp với giống chè Shan. Vùng bắc Tây Nguyên thấp hơn (500 - 700m), khí hậu thích hợp với các giống chè Atxam và Trung du. Diện tích trồng chè của các tỉnh phía nam hiện có khoảng 8.200 ha (diện tích trồng chè đạt được cao nhất năm 1965: 9.685 ha với tổng sản lượng là 5.905t chè khô.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2