intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm ruột non hoại tử ở trẻ em

Chia sẻ: Lanhleo Dalat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

125
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Viêm ruột non hoại tử là bệnh rất dễ nhầm với chứng lỵ cấp. Nhiều người nhầm lẫn nên khi mắc bệnh thường nghĩ rằng uống thuốc là sẽ hồi phục. Sau một thời gian bệnh thường nặng lên, đi ngoài phân có máu kèm theo nôn mửa, khả năng hồi phục rất kém, thậm chí nặng hơn có thể gây tử vong. Viêm ruột hoại tử là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, nhất là ở trẻ nhỏ từ 3 đến 6 tuổi, trẻ trai mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm ruột non hoại tử ở trẻ em

  1. Viêm ruột non hoại tử ở trẻ em Viêm ruột non hoại tử là bệnh rất dễ nhầm với chứng lỵ cấp. Nhiều người nhầm lẫn nên khi mắc bệnh thường nghĩ rằng uống thuốc là sẽ hồi phục. Sau một thời gian bệnh thường nặng lên, đi ngoài phân có máu kèm theo nôn mửa, khả năng hồi phục rất kém, thậm chí nặng hơn có thể gây tử vong.
  2. Viêm ruột hoại tử là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, nhất là ở trẻ nhỏ từ 3 đến 6 tuổi, trẻ trai mắc bệnh nhiều hơn trẻ gái. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè. Tử vong cao ở trường hợp có choáng và tỷ lệ tử vong là 69-80% đối với thể nặng. Bệnh rất nặng nếu xuất hiện triệu chứng sốc Biểu hiện lâm sàng của bệnh gần giống với hội chứng lỵ cấp. Viêm ruột non hoại tử gây ra bởi loại vi trùng kỵ khí (yếm khí) clostridium perfringens. Vi khuẩn gây bệnh có thể nhiễm từ môi trường bên ngoài hoặc có ở trong ruột già (75%). Vi khuẩn này khi vào ruột non sẽ tiết ra một loại độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột. Bệnh có thể diễn biến từ nhẹ với các biểu hiện như đau bụng, đi ngoài ra máu, nếu không được chữa trị kịp thời bệnh sẽ diễn biến rất nặng có thể sốc nhiễm khuẩn, thậm chí tử vong. Do niêm mạc ruột bị tổn thương nên triệu chứng của bệnh thường rất dễ nhận biết cả khi bệnh còn ở thể nhẹ. Bệnh
  3. nhân thường xuất hiện đau bụng từng cơn quanh vùng rốn, đi ngoài ra máu, phân rất thối. Còn đối với hội chứng lỵ, triệu chứng bệnh có nhiều điểm khác, phân có nhiều nhầy, ít lỏng hơn và bệnh nhi mót rặn, sốt nhẹ hoặc không sốt. Ngoài ra, bệnh nhi còn chướng bụng (chiếm 2/3 trường hợp), sốt (>38,5 0C, vẻ mặt hốc hác, xanh tái), nôn, sốc (xuất hiện trong vòng 4 ngày đầu của bệnh, nếu sớm hơn, vào ngày thứ nhất và thứ hai thì tiên lượng rất nặng). Trong viêm ruột non hoại tử, do độc tố của vi khuẩn kỵ khí, ruột non bị phù nề, xuất huyết, hoại tử từng mức độ. Nếu mức độ nhẹ thì chỉ có tổn thương ở niêm mạc, nếu nặng, thành ruột cũng bị tổn thương, phì đại hạch bạch huyết và ổ bụng có dịch màu vàng hay có máu (do bị tắc ruột hay nặng hơn là thủng ruột). Tẩy giun định kỳ cho trẻ giúp loại bỏ một trong các nguyên nhân gây viêm ruột non hoại tử
  4. Điều trị căn cứ vào các triệu chứng Nếu ở thể nhẹ, bệnh nhân chỉ bị đau bụng, tiêu chảy có máu, chướng bụng thì điều trị nội khoa, dùng các loại thuốc điều trị các triệu chứng trên kèm với kháng sinh. Bệnh sẽ khỏi hoàn toàn khi đi ngoài phân vàng, hết đau và chướng bụng, thèm ăn, toàn tạng bình thường. Nếu nặng (có sốc và biến chứng thủng ruột hay tắc ruột), cần can thiệp ngoại khoa cắt bỏ đoạn ruột bị tổn thương.
  5. Nếu can thiệp kịp thời thì trẻ có thể hồi phục hoàn toàn và không để lại di chứng. Tuy nhiên, sau khi xuất viện, trẻ cần được theo dõi và khám định kỳ, căn cứ vào các tiêu chuẩn khỏi bệnh nêu trên để điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt. Lưu ý, cần tẩy giun định kỳ vì một trong các nguyên nhân của viêm ruột non hoại tử có vai trò của giun đũa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2