intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viết hoa trong văn bản quản lí nhà nước hiện nay

Chia sẻ: Vixyliton Vixyliton | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

81
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay, mặc dù đã có quy định về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ, và quy định về viết hoa trong văn bản hành chính nhưng vẫn còn những bất cập về phạm vi điều chỉnh, về nội dung và hình thức. Lỗi viết hoa đặc biệt là lỗi viết hoa tên tổ chức, cơ quan và chức danh khá phổ biến trong văn bản hành chính hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viết hoa trong văn bản quản lí nhà nước hiện nay

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Social Sci., 2017, Vol. 62, No. 2, pp. 103-109<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1067.2017-0015<br /> <br /> VIẾT HOA TRONG VĂN BẢN QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY<br /> Vũ Ngọc Hoa<br /> <br /> Phòng Quản lí Đào tạo, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội<br /> <br /> Tóm tắt. Hiện nay, mặc dù đã có quy định về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn<br /> phòng Chính phủ, và quy định về viết hoa trong văn bản hành chính nhưng vẫn còn những<br /> bất cập về phạm vi điều chỉnh, về nội dung và hình thức. Lỗi viết hoa đặc biệt là lỗi viết<br /> hóa tên tổ chức, cơ quan và chức danh khá phổ biến trong văn bản hành chính hiện nay.<br /> Từ khóa: Lỗi viết hoa, viết hoa, văn bản quản lí nhà nước.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Viết hoa trong tiếng Việt nói chung và trong văn bản quản lí nhà nước nói riêng đã được<br /> một số tác giả đề cập đến. Bình Thành khi bàn về việc viết hoa tên một loại địa danh tiếng Việt<br /> chỉ địa phận hành chính đã thể hiện quan điểm: Khi tên riêng trong thành phần của địa danh đã<br /> bao hàm khái niệm thành tố chung (bao hàm cấp đơn vị hành chính) thì thành tố chung đứng trước<br /> có thể lược bỏ và không cần viết hoa. Khi các tên riêng trong địa danh không bao hàm ý nghĩa<br /> thành tố chung nghĩa là không thể nói tắt địa danh chỉ bằng tên riêng thì điều này chứng tỏ thành<br /> tố chung đã là bộ phận hữu cơ của biệt danh trong địa danh, do đó cần viết hoa. Các trường hợp<br /> như vậy thường xảy ra đối với các địa danh có phần tên riêng là tên người hoặc các đặc trưng định<br /> danh là con số, từ chỉ hướng, tên sự kiện lịch sử [1;75-80]. Vũ Thị Sao Chi khi bàn về viết hoa<br /> trong văn bản hành chính đã phân chia thành 02 loại: Viết hoa theo quy định thể thức văn bản hành<br /> chính và viết hoa theo quy tắc chính tả tiếng Việt. Đồng thời tác giả cũng đánh giá về quy định viết<br /> hoa trong văn bản hành chính đặc biệt là đã chỉ ra những bất cập về viết hoa nhân danh, địa danh,<br /> tên tổ chức, cơ quan trong quy định tại ở phụ lục VI Thông tư 01/2015/TT-BNV [2;140-160].<br /> Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đề cập đến 03 loại viết hoa trong tiếng Việt: viết<br /> hoa cú pháp, viết hoa danh từ riêng và viết hoa trang trọng. Trong đó, các tác giả chủ yếu bàn về<br /> viết hoa danh từ riêng trong tiếng Việt (danh từ chỉ tên người và địa danh). Kế thừa kết quả nghiên<br /> cứu của các tác giả đi trước, trong bài viết này, chúng tôi bàn về 02 quy định về viết hoa trong văn<br /> bản quản lí nhà nước và khảo sát thực trạng viết hoa trong văn bản hành chính hiện nay.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016<br /> Liên hệ: Vũ Ngọc Hoa, e-mail: vungochoa75@gmail.com<br /> <br /> 103<br /> <br /> Vũ Ngọc Hoa<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Khái quát về văn bản quản lí nhà nước<br /> <br /> Văn bản quản lí nhà nước là loại văn bản dùng trong các hoạt động tổ chức, quản lí và điều<br /> hành xã hội; do các cơ quan nhà nước ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục<br /> quy định, nhằm truyền đạt các quy phạm pháp luật, các quyết định quản lí và các thông tin khác<br /> phục vụ hoạt động quản lí nhà nước.<br /> Văn bản quản lí nhà nước bao gồm: Văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính<br /> (VBHC). Văn bản quy phạm pháp luật là “văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành<br /> theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định” [6].<br /> Văn bản hành chính (VBHC) là văn bản không mang tính quy phạm pháp luật, được dùng<br /> để hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật; phản ánh, thông báo tình hình, trao đổi công việc<br /> và xử lí các vấn đề khác trong hoạt động quản lí. Văn bản hành chính bao gồm: Nghị quyết (cá<br /> biệt), quyết định (cá biệt), quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế<br /> hoạch, tờ trình, công văn, công điện, biên bản, hợp đồng, các loại giấy (giấy mời, giấy giới thiệu,<br /> giấy biên nhận hồ sơ, giấy chứng nhận, giấy đi đường, giấy nghỉ phép. . . ), các loại phiếu (phiếu<br /> chuyển, phiếu gửi. . . ), thư công.<br /> Để thực hiện chức năng thông tin, chức năng pháp lí và chức năng quản lí của văn bản quản<br /> lí nhà nước, ngôn ngữ trong văn bản quản lí nhà nước có những đặc điểm: Tính chính xác, minh<br /> bạch; tính khách quan; tính khuôn mẫu và tính nghi thức, trang trọng. Với những yêu cầu nghiêm<br /> ngặt về tính khuôn mẫu, tính chính xác, văn bản quản lí nhà nước đòi hỏi phải có sự thống nhất về<br /> thể thức, kĩ thuật trình bày trong đó có sự thống nhất trong cách viết hoa.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Một số quy định về viết hoa trong văn bản quản lí nhà nước hiện hành<br /> <br /> Trong khi chưa có quy định về viết hoa thống nhất trên tất cả các lĩnh vực, một số cơ quan<br /> nhà nước, đặc biệt là các cơ quan có chức năng quản lí nhà nước về văn thư, lưu trữ (Bộ Nội vụ),<br /> cơ quan có nhiệm vụ quản lí các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn chuyên<br /> môn, nghiệp vụ về công tác văn phòng đối với văn phòng các Bộ, ngành, văn phòng Ủy ban nhân<br /> dân cấp tỉnh (Văn phòng Chính phủ) đã ban hành quy định về viết hoa nhằm bảo đảm sự thống<br /> nhất trong cách viết hoa trong VBHC.<br /> <br /> 2.2.1. Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính<br /> phủ<br /> Năm 1998, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản<br /> của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ [3]. Quy định này có phạm vi áp dụng là các văn bản của<br /> Chính phủ và Văn phòng Chính phủ. Như vậy, quy định này áp dụng đối với các văn bản quy phạm<br /> pháp luật và văn bản hành chính do Chính phủ và Văn phòng Chính phủ ban hành. Quy định gồm<br /> 10 điều trong đó có 02 điều thuộc quy định chung về yêu cầu viết hoa trong văn bản của Chính phủ<br /> và Văn phòng Chính phủ và 10 điều quy định cụ thể về viết hoa danh từ riêng chỉ tên người (Điều<br /> 3); viết hoa danh từ riêng chỉ địa danh (Điều 4); viết hoa các danh từ chỉ phương hướng mang ý<br /> nghĩa định danh (Điều 5); viết hoa tên riêng các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức xã hội<br /> (Điều 6); viết hoa chức danh của Đảng và Nhà nước (Điều 7); viết hoa tên các hoạt động xã hội,<br /> ngày lễ, ngày kỉ niệm (Điều 8); viết hoa tên các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các tác phẩm<br /> 104<br /> <br /> Viết hoa trong văn bản quản lí nhà nước hiện nay<br /> <br /> chính trị, văn hóa, nghệ thuật,. . . (Điều 9); và Điều 10 quy định về phạm vi áp dụng của Quy định.<br /> Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ nói<br /> trên đã quy định chi tiết về viết hoa cú pháp, viết hoa danh từ riêng (tên người; tên địa lí; tên tổ<br /> chức, cơ quan; chức danh; tên các hoạt động xã hội, ngày lễ, ngày kỷ niệm; tên các văn bản của<br /> Đảng và Nhà nước), viết hoa trang trọng (danh từ chung đứng trước tên riêng của người, địa danh<br /> đặc trưng, được tôn kính). Việc ban hành quy định về viết hoa mặc dù có tính chất tạm thời sử dụng<br /> nội bộ nhưng có vai trò rất quan trọng tạo nên sự thống nhất trong cách viết hoa không chỉ trong<br /> các văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ mà còn trong các văn bản của văn phòng các<br /> bộ, ngành, văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bởi vì Văn phòng Chính phủ có chức năng hướng<br /> dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác văn phòng đối với văn phòng các cơ quan này). Tuy nhiên,<br /> theo quan điểm của chúng tôi, quy định này cần được nghiên cứu bổ sung, sửa đổi về cả hình thức<br /> và nội dung để hoàn thiện hơn. Cụ thể:<br /> - Ở Điều 1, sửa dấu phẩy ở cuối các bộ phận liệt kê các yêu cầu của việc viết hoa trong văn<br /> bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ thành dấu chấm phẩy.<br /> - Ở Khoản 2 Điều 3, bổ sung quy định viết hoa danh từ riêng chỉ tên người nước ngoài được<br /> phiên âm theo âm Hán Việt.<br /> - Tiêu đề của khoản 1 Điều 6 là “Tên riêng của các cơ quan Trung ương Đảng, tổ chức xã<br /> hội” nhưng trong nội dung Khoản này không có điểm nào quy định về viết hoa tên tổ chức xã hội.<br /> - Khoản 5 Điều 6 quy định về viết hoa tên các tổ chức quốc tế viết đầy đủ và viết tắt<br /> nhưng trong ví dụ xuất hiện cả những trường hợp không phải là tên tổ chức quốc tế. Ví dụ: Tổng<br /> sản lượng quốc gia - Gross National Product (GNP), Tổng sản lượng nội địa - General Domestic<br /> Product (GDP).<br /> - Điều 9 quy định về viết hoa tên các văn kiện của Đảng và Nhà nước, các tác phẩm chính<br /> trị văn hóa, nghệ thuật. . . nhưng không có khoản nào quy định về viết hoa tên các tác phẩm chính<br /> trị văn hóa, nghệ thuật. . .<br /> - Khoản 1, Điều 9 quy định về viết hoa tên văn kiện và số thứ tự cụ thể nhưng trong ví dụ<br /> có cả những trường hợp không phải là tên văn kiện. Ví dụ: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 8<br /> của Đảng - Đại hội VIII của Đảng. Ngoài ra, khoản này cũng không quy định cụ thể về cách viết<br /> hoa tên văn kiện.<br /> <br /> 2.2.2. Viết hoa trong văn bản hành chính<br /> Năm 2011, Bộ Nội vụ ban hành quy định về viết hoa trong văn bản hành chính [4]. Phạm<br /> vi điều chỉnh của quy định này là văn bản hành chính của Việt Nam. Phụ lục VI. Viết hoa trong<br /> văn bản hành quy định: viết hoa vì phép đặt câu; viết hoa danh từ riêng chỉ tên người; viết hoa tên<br /> địa lí; viết hoa tên cơ quan, tổ chức và viết hoa các trường hợp khác.<br /> Từ khi Thông tư 01/2011/TT-BNV có hiệu lực, Phụ lục VI. Viết hoa trong văn bản hành<br /> chính đã góp phần tạo sự thống nhất trong viết hoa trong văn bản hành chính của các cơ quan nhà<br /> nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị lực lượng vũ trang<br /> nhân dân. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi Phụ lục VI. Viết hoa trong văn bản hành chính<br /> cần được nghiên cứu bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện hơn. Cụ thể:<br /> - Khoản 2 Mục V không quy định cụ thể cách viết hoa tên chức vụ, học vị, danh hiệu mà<br /> chỉ đưa ví dụ. Bên cạnh đó, tên khoản này không đề cập đến viết hoa học hàm nhưng có ví dụ về<br /> viết hoa học hàm.<br /> 105<br /> <br /> Vũ Ngọc Hoa<br /> <br /> - Tên khoản 6 Mục V Tên các loại văn bản nhưng trong nội dung Khoản này quy định Viết<br /> hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên riêng của<br /> văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể và những ví dụ được dẫn cho thấy khoản này<br /> chỉ đề cập đến các văn bản quản lí. Như vậy, tên khoản và nội dung của nó chưa hoàn toàn thống<br /> nhất.<br /> Từ việc nghiên cứu 02 quy định về viết hoa nói trên, có thể nhận thấy:<br /> Hiện nay, chưa có quy định về viết hoa thống nhất trong văn bản quản lí nói chung và văn<br /> bản quản lí nhà nước nói riêng. Do hai quy định nói trên không có phạm vi áp dụng đối với văn<br /> bản quy phạm pháp luật (trừ văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành do Quy định tạm<br /> thời về viết hoa trong văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ có phạm vi áp dụng là các<br /> văn bản của Chính phủ và Văn phòng Chính phủ).<br /> Hai quy định về viết hoa nói trên có những điểm không thống nhất. Ví dụ, về viết hoa tên<br /> âm tiết khoản, điểm trong văn bản cụ thể, theo Quy định tạm thời về viết hoa trong văn bản của<br /> Chính phủ và Văn phòng Chính phủ viết hoa, không viết hoa các âm tiết “điểm”, “khoản” (Điều<br /> 9). Trong khi Phụ lục VI. Viết hoa trong VBHC quy định: viện dẫn các điều, khoản, điểm của một<br /> văn bản cụ thể thì viết hoa chữ cái đầu của điều, khoản, điểm (Khoản 6 Mục V).<br /> Những điều này gây khó khăn cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan trong quá trình soạn thảo<br /> văn bản quản lí nhà nước.<br /> <br /> 2.3.<br /> <br /> Thực trạng viết hoa trong văn bản hành chính hiện nay<br /> <br /> Nghiên cứu thực trạng viết hoa trong văn bản hành chính hiện nay, chúng tôi tiến hành khảo<br /> sát 164 văn bản hành chính của một số cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập<br /> được ban hành từ năm 2013 đến năm 2015.<br /> a. Đối tượng khảo sát: Lỗi viết hoa trong văn bản hành chính đối chiếu với quy định tại<br /> Phụ lục VI. Viết hoa trong văn bản hành chính của Thông tư 01/2011/TT-BNV.<br /> b. Cơ cấu mẫu khảo sát<br /> Cơ cấu mẫu khảo sát xét theo cơ quan ban hành văn bản:<br /> Cơ quan ban hành văn bản<br /> Cơ quan hành chính nhà nước<br /> Đơn vị sự nghiệp công lập<br /> <br /> Số lượng văn bản<br /> 122<br /> 42<br /> <br /> Cơ cấu mẫu khảo sát xét theo tên loại văn bản hành chính:<br /> Tên loại văn bản hành chính<br /> Quyết định (cá biệt)<br /> Thông báo<br /> Tờ trình<br /> Công văn<br /> Giấy mời<br /> Kế hoạch<br /> Báo cáo<br /> <br /> c. Kết quả khảo sát<br /> 106<br /> <br /> Số lượng văn bản hành chính<br /> 65<br /> 29<br /> 7<br /> 47<br /> 5<br /> 5<br /> 6<br /> <br /> Viết hoa trong văn bản quản lí nhà nước hiện nay<br /> <br /> Văn bản hành chính không có lỗi về viết hoa: 15 văn bản (chiếm 9%); Văn bản hành chính<br /> có lỗi về viết hoa: 149 văn bản (chiếm 91%) với 773 lỗi.<br /> - Phân loại lỗi theo ý nghĩa của từ (cụm từ) có chứa âm tiết có lỗi về viết hoa:<br /> TT Loại lỗi về viết hoa trong<br /> <br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> Thí dụ<br /> <br /> Số<br /> lượng<br /> <br /> văn bản hành chính<br /> I. Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết không phải viết hoa theo quy định<br /> Xét nội dung khiếu nại của ông Lê Văn Hạnh, Ủy<br /> Viết hoa chữ cái đầu của<br /> ban nhân dân thành phố nhân thấy vụ việc khiếu<br /> âm tiết đầu thuộc danh<br /> 65<br /> nại của Ông đã được cơ quan nhà nước có thẩm<br /> từ chung chỉ người (ông,<br /> quyền giải quyết đúng pháp luật. (Thông báo số<br /> bà, giáo viên. . . )<br /> 77/TB-UBND ngày 27 tháng 3 năm 2013)<br /> Bám sát nội dung, yêu cầu nêu trong các văn<br /> Viết hoa chữ cái đầu<br /> bản của Đảng, Nhà nước về phổ biến, giáo dục<br /> của âm tiết đầu thuộc<br /> pháp luật, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và<br /> 33<br /> tên loại VBHC (trong<br /> các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục<br /> trường hợp không nói<br /> pháp luật đang được triển khai. (Kế hoạch số<br /> đến một văn bản cụ thể)<br /> 03/KH-HĐPH ngày 14 tháng 01 năm 2015)<br /> Viết hoa chữ cái đầu của<br /> Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày kí đối với<br /> âm tiết thuộc danh từ<br /> việc tính, thu lệ phí trước bạ và được áp dụng<br /> chung chỉ đơn vị hành<br /> 70<br /> trên địa bàn Thành phố Hà Nội. (Quyết định số<br /> chính (xã, huyện, tỉnh,<br /> 6765/QĐ-STC ngày 20 tháng 11 năm 2014)<br /> thành phố. . . )<br /> Viết hoa chữ cái đầu của<br /> âm tiết không phải là âm<br /> tiết đầu thuộc từ, cụm<br /> từ chỉ loại hình cơ quan,<br /> tổ chức; chức năng, lĩnh<br /> Căn cứ tình hình báo cáo hoạt động của các<br /> vực hoạt động của cơ<br /> Trung tâm học tập cộng đồng (. . . ) (Thông báo số<br /> 154<br /> quan, tổ chức; hoặc viết<br /> 46/TB-GDĐT ngày 25 tháng 9 năm 2013)<br /> hoa chữ cái đầu của<br /> âm tiết đầu loại hình<br /> cơ quan, tổ chức (không<br /> phải là tên tổ chức, cơ<br /> quan cụ thể)<br /> Căn cứ Quyết định số 1038/QĐ-UBND ngày 31<br /> tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi<br /> (. . . ); Thực hiện Thông báo số 264/TB-UBND<br /> Viết hoa chữ cái đầu<br /> ngày 25 tháng 9 năm 2014 về việc thông báo kêt<br /> của âm tiết đầu sau dấu<br /> 3<br /> luận của Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lê<br /> chấm phẩy (khi không<br /> Quang Thích tại Hội nghị đánh giá tiến độ thành<br /> xuống dòng)<br /> lập trường phổ thông dân tộc bán trú trên địa bàn<br /> tỉnh Quảng Ngãi(. . . ) (Tờ trình số 149 ngày 30<br /> tháng 12 năm 2014)<br /> Viết hoa chữ cái đầu của Căn cứ Nghị định số 45/2011/NĐ-CP Ngày<br /> âm tiết không phải viết 17/6/2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ;<br /> 115<br /> hoa theo quy định trong (Quyết định số 6765/QĐ-STC ngày 20 tháng 11<br /> những trường hợp khác<br /> năm 2014)<br /> II. Không viết hoa chữ cái đầu của âm tiết phải viết hoa theo quy định<br /> <br /> Tỉ lệ<br /> %<br /> <br /> 8,4<br /> <br /> 4,3<br /> <br /> 9,0<br /> <br /> 19,9<br /> <br /> 0,4<br /> <br /> 14,9<br /> <br /> 107<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2