intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Việt Nam - Hoa Kỳ: Hướng tới xây dựng đối tác chiến lược - Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:230

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Hoa Kỳ" trình bày về sự đánh giá những thành tựu, hạn chế, đưa ra dự báo xu thế phát triển của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đồng thời đề xuất giải pháp, lộ trình xây dựng quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Việt Nam - Hoa Kỳ: Hướng tới xây dựng đối tác chiến lược - Phần 2

  1. PH ẨN II T ừ QUAN HỆ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN HƯỚNG TỚI XÂY DựNG QUAN HỆ Đ ố i TÁC CHIẾN LƯỢC VIỆT NAM - HOA KỲ Kể từ khi chính thức bình thường hóa quan hệ đến nay, Việt Nam và Hoa Kỳ đã chia sẻ lợi ích chung trong việc duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực Đông Nam Á. Vì lợi ích của mình, cà Việt Nam và Hoa Kỳ đều có quan điểm hợp tác song phương rõ ràng và tích cực, và xem đó là điều kiện để đưa hai dân tộc hướng tới một tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn. Và đến nay, thay vì một cuộc chiến, hai bên đều tích cực xây dựng mối quan hệ bình thường hóa trên hầu hết các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự1. Cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều cần và xác định phải nâng cấp mối quan hệ sone phương theo hướng xây dựng quan hệ đối tác chiến lược. Điều này phù họp với lợi ích chiến lược của hai nước và góp phần thúc 1. Theo ông Nguyên Tàm Chiến, nguyên Đ ại sứ Việt Nam tạ i H oa KỸ. việc hiên biết c ơ ch ế ra quyết định cùa nhau đóng g ó p thiêt thực cho tiến trình thúc đ ẩ y quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (hội thào khoa học "Nhìn lạ i quan hệ Việt Nam - H oa K ỳ sau 15 năm bình thướng hóa" d o Viện Nghiên cini Châu Mỹ, Viện Khoa học x ã hội Việt Xam tô chức n gày 12/7/2010 tại Hà Nội). 144
  2. Phẩn II. Từ quan hê đối tác toàn diện.. đẩy xu thế hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển ờ Châu Á - Thái Bình Dưcme nói riêne và trên thế giới nói chung. Việc xây dựng quan hệ đổi tác chiến lược Việt Nam - Hoa Kỳ được nhận diện trên cơ sở phân tích và đánh giá hiện trạng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ naoại giao cho tới nay trên tẩt cả các lĩnh vực. Đây có thể coi là "cốt vật chất" của quan hệ đối tác chiến lược nếu nó được đảm bảo bàng một cam kết chiến lược (Hiệp định) của hai quốc eia. Các lĩnh vực được tập trung nahiên cứu bao eồm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực chính trị - neoại eiao. kinh tế - thương mại. an ninh - quốc phòng, văn hóa, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. khoa học còne nehệ và môi trường. Neoài ra. phần này cũng đề cập đến sự hợp tác giữa hai bên trong việc 2 Ìải quyết các vấn đề nhân quvền. dân chủ. tôn eiáo và các vấn đề khác như hoạt độne nhân đạo. khắc phục hậu quả chiến tranh... Trước khi phàn tích và đánh 2 Ìá hiện ưạna quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. phần nàv cũns sẽ tìm hiêu nhận thức của Việt Xam và Hoa Kỳ về việc xây dựne quan hệ đổi tác chiến lược. 2.1. Nhận thức cùa Việt Nam và Hoa Kỳ về việc xây dựng quan bệ đối tác chiến lược 2.1.1. Nhận thức về khái niệm đối tác chiến lược Trên thế siớ i hiện nav chưa có quổc sia nào đề cập chính thức đèn khái niệm chuns vè khuôn khô. nội hàm. mục đích. * Các ý kiến trons tiều mục nàv. phan lớn là của PGS.TS. Khoa học Trần Khánh phát biêu tại tọa đàm khoa học cùn» chủ đẽ do đề tài tổ chức. 145
  3. HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC.. ý nghĩa của đối tác chiến lược. Xuất phát từ lợi ích quốc gia, các chủ thể trong quan hệ quốc tế tìm cách thiết lập và triển khai đối tác chiến lược phù hợp với thực lực quốc gia, bối cảnh quốc tế và không tự bó hẹp mình ưong những khuôn khổ quan hệ cứng nhắc. Bởi người ta đều cho rằng quan hệ đối lác chiến lược có tầm quan trọng lớn và cao hơn quan hệ đối lác toàn diện thông thường, chỉ khi các quốc gia có quan hệ hữu nghị và hợp tác ở một mức độ nhất định thì mới cân nhẩc việc xây dựng, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. N hiều người cho rằng, đối tác chiến lược là một dạng thức của quan hệ quốc tế, phản ánh mong muốn của các chủ thể khi tham gia khuôn khổ quan hệ này. Đối tác chiến lược thể hiện sự cam kết cao hơn mức độ quan hệ song phương thông thường nhưng chưa cao bằng các liên minh chiến lược. Nói cách khác, đối tác chiến lược còn là một thước đo sự gắn kết, đan xen về lợi ích giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế, vượt lên trên mức hữu nghị và hợp tác, nhưng chưa đến mức ràng buộc về trách nhiệm pháp lý theo kiểu liên minh chiến lược. Nhìn chung, các cặp quan hệ đối tác chiến lược trên thế giới có năm đặc trưng cơ bản như sau: M ột là, phải có một khuôn khổ quan hệ với những nội hàm hợp tác rộng lớn tùy thuộc vào ý chí chính trị và nguyện vọng hợp tác của các bên, được chính thức hóa thông qua các tuyên bố cấp cao, thông cáo chính thức.. H ai là, phải có các cơ chế vận hành thông qua các cuộc gặp gỡ, giao lưu... nhất là ở cấp cao, kể cả định kỳ và đột xuất, để xây dụng lòng tin chiến lược, tăng cường hữu nghị, sự hợp tác toàn diện; 146
  4. Phẩn II. Từ quan hệ đổi tác toàn diện.. Ba là, trước đây, khi xây dựng và triển khai đối tác chiến lược, các chủ thể thường coi trọng hợp tác về chính trị, an ninh và quốc phòng, nhưng hiện nay xu thế chi chọn một hoặc một vài lĩnh vực hẹp hoặc đa dạng hóa nội hàm để xây dựng đối tác chiến lược đang trở nên ngày càng phổ biến, miễn là có lợi cho cả hai phía và không đi tới liên minh về quân sự; Bốn là, có sự hợp tác kinh tế sâu rộng, mật thiết hơn mức thông thường, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa hợp tác và đối tác, tạo ra sự đan xen và gắn kết lợi ích tương đối bền vững trong một thời gian nhất định. Năm là, có cùng quan điểm hoặc chia sẻ quan điểm về nhiều vấn đề quan trọng trên các diễn đàn hợp tác quốc tế song phương và đa phương. Ngoài ra, đối tác chiến lược phải có giao lưu, hợp tác ở nhiều cấp, ngành, địa phương và giao lưu nhân dân. Mục tiêu của đối tác chiến lược là hướng tới các lợi ích quốc gia dân tộc cơ bản, lâu dài giữa các bên tham gia. Quan hệ đối tác chiến lược có tính linh hoạt, không phải là bất biến, phát triển và thay đổi tùy vào từng đối tác, thời điểm, lĩnh vực và cách vận dụng của từng chủ thể. Nhưng nhìn chung, trong quan hệ đối tác chiến lược, cả hai bên đều phải tuân thủ những điều kiện sau: không tẩn công lẫn nhau, không liên minh chong lại một nước thứ ba, không can thiệp vào nội bộ công việc của nhau và tin cậy lẫn nhau, trong đó yếu tố tin cậy lan nhau là vô cùng quan trọng vì nó dựa trên sự hiểu biết và dự đoản vê nhau'. * Theo PGS.TS. Trần Khánh 147
  5. HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC.. Như vậy, có thể nói bản chất của quan hệ đối tác chiến lược là mối quan hệ hợp tác bình đẳng cùng có lợi, chia sẻ các lại ích mang tính chiến lược, ở đó hai bên mong muốn biển đổi cả về lượng và chất của sự hợp tác thông thường để hướne tới những mục tiêu vĩ mô và trọng yếu, đặc biệt là tăng cường hợp tác an ninh, phát triển kinh tế và nâng tầm vị thế cùa chù thể trong khu vực. 2.1.2. Nhận thức của Việt Nam về việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ Trước hết, có thể thấy Hoa Kỳ không phải là đối tác chiến lược đầu tiên của Việt Nam nếu quan hệ này được xác lập. Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; đưa quan hệ quốc tế đi vào chiều sáu, từ năm 2001, Việt Nam bắt đầu thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Nga và đến tháng 7 - 2012 đã nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Nga. Năm 2007, Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Án Độ, năm 2008 lập quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, năm 2009 với Nhật Bản và Hàn Quốc, năm 2010 với Anh và 2011 với Đức, năm 2013 với Italy, Indonesia, Thái Lan và Pháp. Ở mức độ thấp hon, chúng ta đã lập đối tác chiến lược về đối phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâne với Hà Lan (2010) và quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, môi trường, năng lượng và tăng trưcme xanh với Đ an Mạch. Gần đây nhất, trong chuyến thăm Hoa Ký tháns 7 - 2013 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. V iệt Nam và H oa K ỳ đã xác lập quan hệ đối tác toàn diện, đánh dảu 148
  6. Phần II. Từ quan hệ đối tác toàn diện.. m ột bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai nước. Như vậy, quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ được thiết lập tương đối muộn so với nhiều nước khác. Nhưng có thể nói đây là bước quan trọng để nâng tầm thành quan hệ đối tác chiến lược trong tương lai. Nhìn lại việc thiết lập và triển khai quan hệ đối tác chiến lược của Việt Nam trong thời gian qua, các đối tác chiến lược của Việt Nam, ở những mức độ khác nhau, đều đã có những đóng góp tích cực cho quan hệ song phương với đối tác cũng như tới "bàn cờ" đối ngoại chung của Việt Nam. Các đối tác chiến lược đã giúp (i) xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và các đối tác, đặc biệt, khuôn khổ đối tác chiến lược mở ra nhiều kênh đối thoại quan trọng đặc biệt ở cấp chiến lược và thực hiện chính sách vừa giúp thúc đẩy quan hệ vừa giúp xử lý các bất đồng/khác biệt; (ii) đưa quan hệ đối ngoại của Việt Nam đi dần vào ổn định, ngày càng có chiều sâu và bền vững, đồng thời, chúng ta vẫn giữ vững được đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ đa dạng hóa, đa phương hóa và ngày càng chủ động trong hội nhập quốc tế; và (iii) góp phần gia tăng cả về số lượng và chất lượng các dự án, các cơ chế họp tác quốc tế, từng bước góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và thế giới. Tuy nhiên, v iệc thiết lập khá nhiều quan hệ đối tác chiến lược cũng có những mặt trái, bởi nó cho thấy chúng ta chưa thực sự xác định được những đối tác chiến lược trọng điểm. N hiều đổi tác chiến lược của ta như Tây Ban Nha, Italy là những nước có vị trí địa lý tương đổi xa, họp tác về an ninh quốc phòng không nhiều, giá trị xuất nhập khẩu thương mại 149
  7. HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC. giữa hai nước chỉ ở mức trung bình, do đó hai nước chưa tận dụng được triệt để những lợi ích mà việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược mang lại. Mặt khác, chúng ta thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc khi mà hai nước còn gặp nhiều bất đồng trong vấn đề Biển Đông, chất lượne hợp tác thưcmg mại cũng chưa ổn bởi giá trị xuất nhập khẩu lớn nhưng tỷ trọng nhập siêu của Việt Nam lại quá cao. Như vậy, điều quan trọng nhất hiện nay là phải có một định hướng chiến lược rõ ràng, đặt ra thứ bậc ưu tiên trong việc xác định đối tác chiến lược để không gây phân tán nguồn lực và mất phương hướng cho những nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, Hoa Kỳ được xác định là một đổi lác quan trọng hàng đầu, là trọng điểm ưu tiên số một để hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, vì những lý do sau: Thứ nhất, Hoa Kỳ là nước có nền kinh tế lớn nhất, là thị trường lớn nhất thế giới và là động cơ thúc đẩy sự tăng trường kinh tế toàn cầu trong một thời gian dài. Nhờ phát triển quan hệ với Hoa Kỳ, Việt Nam có thể tranh thủ thị trường rộns lớn, nguồn vốn đầu tư, kỹ thuật công nghệ và phương thức quàn lý tiên tiến của Hoa Kỳ để phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Thứ hai, Hoa Kỳ đóng vai trò chi phối trong nhiều tỏ chức quốc tế và trong quan hệ với các nước trên thế giới nên việc phát triển quan hệ với Hoa Kỳ tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, việc tạo lập quan hệ tót với tất cả các quốc gia trên thế giới còn giúp duy tri sự òn định, hòa bình và thịnh vượng cho Việt Nam, tạo môi trưởng 150
  8. Phần II. Từ quan hệ đổi tác toàn diện.. trong nước và quốc tế tốt đẹp phục vụ cho xây dựng và phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thứ ba, những mâu thuẫn căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực về vấn đề Biển Đông và chủ quyền khiến cho Việt Nam càng cần tranh thủ mối quan hệ và sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ. Vì những lý do trên, Việt Nam luôn cần phải thể hiện sự chủ động trong việc thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ, xem Hoa Kỳ là đổi tác quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình. Việc tập trung vào mối quan hệ với Hoa Kỳ cũng cho thế giới thấy được chúng ta có chiến lược rõ ràng và có sự ưu tiên hợp lý cho các cường quốc quan trọng. 2.1.3. Nhận thức của Hoa Kỳ về việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam Trong suốt thời kì Chiến tranh Lạnh, Việt Nam luôn giữ một vai trò trọng tâm, then chốt trong chính sách an ninh của Hoa Kỳ. Việt Nam là "tiền đồn" của Hoa Kỳ trong chính sách ngăn chặn toàn cầu của Hoa Kỳ ở Châu Á. Do đó, lần lượt các tổng thống Hoa Kỳ từ Truman đến Nixon đều can thiệp vào Việt Nam. Mục đích của Hoa Kỳ là biến Việt Nam thành "căn cứ phương Đông" của Hoa Kỳ để cùng Hoa Kỳ và đồng minh tiến hành cuộc chiến đấu bảo vệ "thế giới tự do". Năm 1991, Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hoa Kỳ đã trở thành bá chù thế giới khi Liên X ô sụp đổ. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khách quan mà Hoa Kỳ chưa có sự quan tâm đúng mức về vấn đề V iệt Nam. Từ đàu thế kỉ XXI, trước sự phát triển và 151
  9. HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC.. ngày càng lớn mạnh của Việt Nam trong ASEAN, sự ốn định về chính trị và phát triển nhanh về kinh tế cùa Việt Nam đã chứng tỏ vị trí quan trọng của Việt Nam trong Đông Nam Ả. Do đó, Chính phủ Hoa Kỳ đã có nhiều động thái tích cực trong việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Vả cùng với Việt Nam, thúc đẩy quan hệ Việt - Mỹ phát triển. Cho tới nay, Việt Nam giữ vị trí quan trọng trong chính sách cũa Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Theo nhận định của các nhà phân tích ở Hoa Kỳ và nước ngoài, Việt N am ngày càng trở lại với "vai trò then chốt" trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ở Châu Á. Hoa Kỳ xem trọng vai trò của Việt Nam vì Việt Nam là một thành viên khá quan trọng của ASEAN với 16% dân số (đứng sau Indonesia). Trong khi đó, chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á - Thái Bình Dương ít nhất dựa một phần vào sự phát triển manh mẽ của ASEAN. "ASEAN có nền móng vững chắc là điểm tựa cản bằng cho kiến trúc vùng kiểu mới trong Thượng đỉnh Đông Á. Neu thiếu vắng yếu tố lãnh đạo mạnh mẽ của Việt Nam cũng như của ASEAN thì chiến lược của Hoa Kỳ sẽ rất yếu. Do đó, Hoa Kỳ phải xem trọng vị trí của Việt Nam trong chính sách của mình. Mặt khác, Hoa Kỳ đánh giá, Việt Nam đang vươn lên thành một quốc gia quan trọng, đóng góp vào việc duy trì hòa bình và an ninh cho khu vực Đông Nam Á , đặc biệt là trong khối ASEAN, cũng như cho quốc tể thông qua Liên hợp quốc và các tổ chức đa phương khác. Chính sách tái cân bans lực lượng của H oa Kỳ (tại Châu Á ) bao gồm cả hai khía cạnh kinh tế, an ninh và tập trung vào khu vực Đông Nam Ả. D o đó. 152
  10. Phân II. Từ quan hệ đồi tác toãn diện.. Hoa Kỳ cần có Việt Nam trong chính sách cân bằng quyền lực ở Châu Á. Phát biểu tại cuộc gặp gỡ báo chí hôm 25/7/2013, Tổng thống Obama đã xác định "quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước sẽ cho phép hợp tác hơn nữa trên một loạt các vấn đề từ thương mại đến họp tác giữa hai quân đội, đến hoạt động đa phương trong các lãnh vực như cứu trợ thiên tai, đến trao đổi khoa học và giáo dục". Vì vậy, Hoa Kỳ và Việt Nam cần phải thúc đẩy hơn nữa hợp tác toàn diện giữa hai nước. Ngoài ra, Việt Nam lại có vị trí địa chính trị cực kỳ quan trọng tại Biển Đông và Đông Nam Á. Biển Đông hiện đã trở thành nơi tìm kiếm, tranh giành ảnh hường của các cường quốc trên thế giới, mà nổi bật là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật B ản..., những nước công khai tuyên bố họ có lợi ích, lợi ích cốt lõi và mối quan tâm đặc biệt ở Biển Đông. Hơn nữa, Việt Nam với một nền kinh tế năng động, thị trường lớn nhiều tiềm năng cùng nhiều cơ hội chưa được khai phá, cũng cần được Hoa Kỳ coi là một đối tác quan trọng về kinh tế. Việc Hoa Kỳ phát triển hơn nữa quan hệ kinh tế với Việt Nam cũng sẽ thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở đây. Điều này phù hợp với chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường và mở rộng các giá trị tự do, dán chủ của Hoa Kỳ trên toàn cầu. Tuy nhiên, để thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, Hoa Kỳ còn rất nhiều điều phải cân nhắc. Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn hướng tới ba mục tiêu khác nhau: quyền lợi chiến lược, quyền lợi kinh tế và quyền lợi về giá trị. Quyền lợi về giá trị chính là "tự do, dân chủ và nhân quyền" 153
  11. HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC.. mà Hoa Kỳ hay đề cập hay còn là chiêu bài đảm bảo vị tri lãnh đạo của Hoa Kỳ. Ba yếu tố này luôn luôn hiện hữu. đan xen lẫn nhau trong mối quan hệ với các nước khác nhau. Việt Nam chắc chắn sẽ không phải là một ngoại lệ. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu không chủ động tỏ rõ thiện ý thiết lập quan hệ hợp tác, cũng như chia sẻ giá trị của mình ở ba mục tiêu trên, Việt Nam sẽ không nhận được sự hồi đáp tương xứng từ phía Hoa Kỳ. Nói tóm lại, quan hệ quốc tế đang thay đổi nhanh chóng theo hướng ngày càng đa dạng và phức tạp. Trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng, việc hai nước nỗ lực xây dựng và triển khai quan hệ đối tác chiến lược là một quyết định có lợi cho cả hai. Đây là một quá trình lâu dài và rất cần thiết để làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. 2.2. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trên lĩnh vực chính tri, ngoại giao Quan hệ song phương Việt Nam - Hoa Kỳ hoàn toàn đi vào bế tắc sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Tuy nhiên, kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, đã mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ song phương. Trong đó, quan hệ chính trị - ngoại giao đã góp phần làm sâu và đa dạn 2 hơn quan hệ chung của hai nước. Do đó, cho dù nhiều học giả nhận xét quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam - Hoa KỸ có sự "tụt hậu" và "độ trễ" hơn so với các điểm sáng về kinh tế. giáo dục nhưng cùng với sự biến động của tinh hình thế eiới và khu vực, quan hệ chính trị - ngoại giao cùa hai nước trẽn 154
  12. Phần II. Từ quan hệ đối tác toàn diện.. các diễn đàn song phương, đa phương đang trở thành cẩu nôi quan trọng rút ngắn khoảng cách giữa hai nước cựu thù, là "công cụ mềm" đưa quan hệ chung của hai nước từng bước xích lại gần nhau hơn. Quan hệ chính trị - ngoại giao cũng là một nội dung quan trọng trong nội hàm quan hệ Đối tác toàn diện mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama đã quyết định xác lập tại Nhà Trắng ngày 25 tháng 7 năm 2013. Việc hai nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện "sẽ góp phần nâng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ vào một khuôn khổ sâu sắc, hiệu quả và thực chất hom"1. Theo GS. Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia, việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trước hêt là một tuyên bô chính trị, chứng minh ràng quan hệ song phương đã phát triển trên cả bề rộng và chiều sâu, thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển thông qua các cơ chế điều phối song phương đem lại sự hợp tác chặt chẽ hơn. Đồng thời, thiết lập một cơ chế đối thoại chính trị - ngoại giao mới ở cấp Bộ trưởng. Điều này cho thấy, trong quan hệ quốc tế, quan hệ chính trị - ngoại giao luôn đi trước một bước và đảm nhận trách nhiệm cầu nối cho phát triển các mối quan hệ khác. Dưới đây sẽ tập trung đi sâu vào hai phương diện chính. Đó là Quan hệ chính trị - ngoại giao song phương và Quan hệ chính trị - ngoại giao đa phương. 1. Phát biểu cùa Chú tịch nước Trương Tấn Sang trong chuyến thăm Hoa Kỳ (tháng 7/2013) http://laodong.com.vn/Doi-ngoai/Quan-he- Viet-Nam-Hoa-Kỵ-se-duoc-nang-cap-thuc-chat-hon/129268. bld 155
  13. HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC. 2.2.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao song phưomg Lịch sử là nhân chứng cho những sự kiện quan ưọne mang tính cột mốc trong đó quan hệ Việt Nam - Hoa KỸ là một chặng đường với nhiều ngã rẽ, gấp khúc và đứt gãy. Mặc dù có những giai đoạn, quan hệ giữa hai nước đã có nhữne cơ duyên vô cùng tốt đẹp và thuận lợi. Hồ Chí Minh được xem là người đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. Từ những năm đầu khi Việt Nam còn đang đấu tranh chốne thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm kiếm sự ủne hộ từ phía Hoa Kỳ. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ II, Chù tịch Hồ Chí Minh đã xác định, "dán tộc ta đứng về phe Đồng Minh chống chủ nghĩa phát xít", quan điểm lớn về giành thắng lợi cho các lực lượng dân chủ tiến bộ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong thời điểm này là thống nhất. Trong Tuyên ngôn độc lập nước Việt Nam Dân chù Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viện dẫn Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ: "Tất cả mọi người đểu sinh ra có quyển bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sổng, quyền tự do và quyển mưu cầu hạnh phúc". Điều này thể hiện bản sắc chung trong đường lối phát triển của Việt Nam và Hoa Kỳ, trong đó mục tiêu dân tộc độc lập. tự do, hạnh phúc cho nhân dân là điểm gặp gỡ của bản sắc chung đó. Giai đoạn sau 1945 đến 1995 chúng kiến mối quan hệ bất bình thường trong quan hệ song phương, và chạm đẽn điém thấp nhất khi Hoa Kỳ quay lưng với Việt Nam trong kháng 156
  14. Phần l i Từ quan hệ đối tác toàn diện.. chiến chống thực dân Pháp và từng bước leo thang trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Nhiều học giả cho ràng "độ vênh" về chế độ chính trị, và đường lối phát triển là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh Việt Nam - Hoa Kỳ. Một chuyên viên của Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ đã phát biểu vào "đêm trước" khi Trung Quốc tuyên bố sự ra đời của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) rằng, "việc mở rộng Chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc thể hiện một thất bại chính trị đau thương của chúng ta, nếu Đông Nam Á được lấp đầy bởi Chủ nghĩa Cộng sản, chúng ta đã và sẽ phải chịu một thất bại chính trị thảm hại và hậu quả nặng nề này sẽ là áp lực của chúng ta với phần còn lại của thế giới"1. Mâu thuẫn và khác biệt về chế độ chính trị đã cản trở quan hệ hai nước giai đoạn này. Lo sợ trước "mối đe dọa cộng sản" ở Châu Á và ngăn chặn Liên Xô ờ Châu Âu, Hoa Kỳ khiến Việt Nam trở thành con tốt trên bàn cờ toàn cầu của mình, biến Việt Nam trở thành một phần của Chiến tranh Lanh và từng bước can thiệp trực tiếp đến Việt Nam. Sự kiện này mở ra chương buồn nhất trong quan hệ song phương giữa hai nước. Quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước trong giai đoạn này thể hiện sự đối kháng về ý thức hệ và mục tiêu chiến lược. Đó là mối quan hệ giữa một nhà nước xã hội chủ nghĩa còn non trẻ với một nhà nước đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa. Với quá khứ cay đắng và sự khác biệt hệ tư tường, giai đoạn này người ta khó có thể mong đợi một tương lai tươi sáng cho quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ. 1. Pentagon Papers. 1971, p. 37. 157
  15. HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC.. Tuy nhiên, trong quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, lịch sử đã từng khép lại rồi lại mở ra một chưcme mới cho quan hệ hai nước. Đó là ngày 11/7/1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tuyên bố thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Sự đột phá này trong quan hệ hai nước do sự tác động của bối cảnh quốc tế, khu vực, đặc biệt là sự điều chinh chiến lược, chính sách của Hoa Kỳ kết hợp với đường lối đổi mới. chính sách m ở cửa của Việt Nam. Dấu mốc lịch sử này đà khép lại quá khứ bất bình thường hơn 50 năm, mở ra trane sử mới cho hai nước cựu thù. Nếu giai đoạn trước ý thức hệ là nhân tố đoạn tuyệt, thì trong thời gian này chỉ còn là nhán tổ hạn chế quan hệ chính trị - ngoại giao hai nước. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ, quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ đã tiến triển đều đặn mặc dù có sự khác nhau về mức độ và tốc độ phát triển trong từng giai đoạn lịch sử. Ba năm đầu sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, người ta chứng kiến những thành tựu quan trọng nhất trong quan hệ chính trị - ngoại giao song phương Việt Nam - Hoa Kỳ. Các chuyến trao đổi cấp cao đã diễn ra thường xuyên với mật độ khá dày đặc. Mở đầu là chuyến thăm của Ngoại trường Hoa Kỳ William Christopher đến Việt Nam vào tháng 8/1995. về phía Việt Nam có các chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Nóne nghiệp, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến Hoa Kỳ. Tháng 5 năm 1997, lần đầu tiên, hai nước đã trao đổi Đ ại sứ, theo đó Thượng viện Hoa Kỳ khăn 2 định cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh Việt Nam D oualas Pete Peterson làm Đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Xam. 158
  16. Phần IL Từ quan hệ đối tác toàn diện... Cùng ngày, Việt Nam cử ông Lê Văn Bàng làm Đại sứ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Hoa Kỳ. Cuối năm đó, Hoa Kỳ và Việt Nam đã thành lập Tổng Lãnh sự tương ứng tại Thành phố Hồ Chí Minh và San Francisco. Như vậy, trụ sở pháp nhân về quan hệ chính trị - ngoại giao đã được thiết lập ở hai nước. Đặc biệt chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton tháng 11 năm 2000 được xem là một biểu hiện sinh động và là bằng chứng về những tiến bộ mà hai nước đã đạt được trong thập niên cuối thế kỷ XX về khía cạnh chính trị - ngoại giao. Đây thực sự là một sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử to lớn. Bởi đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam thống nhất sau một phần tư thế kỷ kể từ khi binh lính Hoa Kỳ cuối cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam. Sự kiện này nhấn mạnh cam kết "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" theo hướng thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị của hai nước. Trong dịp này, hai bên đã ký kết nhiều thỏa thuận và Nghị định thư như thiết lập Diễn đàn Đối thoại Việt Nam - Hoa Kỳ về kinh tế, ký kết Hiệp định hợp tác Khoa học - Công nghệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Bản ghi nhớ về Hợp tác lao động, Nghị định thư về đầu tư, thương mại. Giá trị biểu tượng của chuyến thăm cũng như những kết quả trong các điều khoản mà hai nước ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton đã tạo động lực phát triển cho mối quan hệ song phương trong giai đoạn tiếp theo. Sự kiện này đã làm nổi bật hình ảnh của một Việt Nam "mới" với công chúng Hoa Kỳ và toàn thể giới. Hình ảnh V iệt Nam trong quá khứ bị tàn phá bời xung đột và chiến tranh đã không còn, thay vào đó là một 159
  17. HƯỚNG TỚI XÂY DỰNG QUAN HỆ ĐỐI TẨC- Việt Nam "mới" đang chuyển mình trong quá trình mớ cửa với thế giới. Đối với Clinton, Việt Nam mới là "một quốc gia. chứ không phải là một cuộc chiến tranh”1 như nguời ta vẫn thường nhắc đến. Bên cạnh những lợi ích hữu hình của chuyến thăm đối với cả hai quốc gia, người ta cũng có thể nhận thấy những lợi ich vô hình đối với quá trình hội nhập quốc tế và khu vực của Việt Nam và sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực Châu A - Thái Bình Dương thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Điều này cho thấy quan hệ chính trị - ngoại giao song phương Việt Nam - Hoa Kỳ đã từng bước đi vào thực chất hơn, phù hợp với dòng chảy của khu vực và thế giới thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Thời kỳ này, sự tương thích về vấn đề giải quyết hậu quả chiến tranh, lợi ích kinh tế, thương mại, cũng như chính trị đả đưa Hoa Kỳ và Việt Nam đến gần nhau hom. Điều này chứng tỏ, sau khi bình thường hóa quan hệ chính trị, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng mang tính hợp tác và rộng mở hơn. Tiếp nổi thành công chuyến công du của Tổng thống Bill Clinton, một loạt các cuộc gặp thượng đỉnh song phươne sau đó đã giúp đẩy mạnh quan hệ chính trị - ngoại giao song phương giữa hai nước. về phía Hoa Kỳ, có chuyển thăm của Tổng thống G Bush . tháng 11/2006 (nhân dịp dự Hội nghị cấp cao APEC lần thử 14 tại Hà Nội). Đây là chuyến thăm chính thức lần thứ hai cùa 1. Remarks by President Bill Clinton to Vietnam National University. Hanoi, Novem ber 17, 2000. 160
  18. Phẩn II. Từ quan hệ đối tác toàn diện.. quan chức cao cấp nhất Nhà Trắng đến Việt Nam. Việc người đứng đầu Lầu Năm góc liên tục có sự hiện diện ờ Hà Nội thể hiện mức độ quan tâm của Hoa Kỳ đến Việt Nam ngày càng gia tăng. Đến năm 2010, tiếp nối sau chuyến thăm Hà Nội hai lần trong vòng ba tháng của Ngoại trưởng Hillary Clinton là chuyến thăm của Cựu Tổng thống Bill Clinton. Cựu Tổng thống Hoa Kỳ đã làm "tròn đầy" một cách có ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ khi một lần nữa nhấn mạnh quan hệ "Đối tác tích cực, hữu nghị, xây dựng, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đảng, cùng có lợi". Có thể nói đây là những sự kiện ngoại giao có ý nghĩa chính trị sâu sắc. về phía Việt Nam, có chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải (6/2005). Đây là chuyển thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Việt Nam đến Hoa Kỳ kể từ sau khi kết thúc chiến tranh. Trong dịp này, Tuyên bố chung Việt Nam - Hoa Kỳ đã được ký kết. Hai nhà lãnh đạo đã khẳng định "hai nước có lợi ích chung trong việc tăng cường hơn nữa hợp tác song phương trong khuôn khổ một mối quan hệ đối tác ổn định và bền vững", đồng thời cần "tăng cường hợp tác song phương và đa phương về các vấn đề xuyên quốc gia" "trên cơ sở bình đẳng, cùng tôn trọng lẫn nhau và hai bên cùng có lợi"1. Đặc biệt, chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ đầu tiên của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (6/2007) đã cho thấy Việt Nam đã gạt bỏ những nghi ngại với Hoa Kỳ trước kia, đồng thời từng bước khẳng định 1. http://vietnam.usembassy.gov/pr210605.html 161
  19. HƯỚNG TỚI XAY dựng quan hệ đ ố i t á c . sẽ cùng với đối tác tiềm năng Hoa Kỳ "nắm tay nhau hướng đến tương lai". Cái bắt tay ngoại giao giữa người đứng đẩu nhà nước Việt Nam và lãnh đạo Nhà Trắng mang đậm màu sắc chính trị, thể hiện quyết tâm cao từ cả hai phía để hướng tới một mối quan hệ song phương tốt đẹp. Sau đó là chuyến thăm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (6/2008) và tháng 4/2010 với trọng tâm là táng cường quan hệ kinh tế giúp hai nước từng bước đổi thoại cởi mở và thẳng thắn với nhau hơn. Trong bản "Tuyên bố chung giữa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam " được ký nhân chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tuớng Nguyễn Tấn Dũng tháng 6/2008, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thống Hoa Kỳ G. Bush nhất trí đánh giá: "Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ hữu nghị tích cực và đang phát triển, tôn trọng lẫn nhau và cùng cam kết hợp tác nhiều mặt mang tính xâv dựng trên nhiều vấn đề để góp phần làm sâu rộng quan hệ vì lợi ích lâu dài của hai nước. Hai nhà lãnh đạo cũng chia sẻ tầm nhìn và mục tiêu hướng tới một khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ổn định, an ninh, dân chủ, hòa bình"1. Cường độ và mức độ tương tác trong quan hệ chính trị - ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam đạt đỉnh vào năm 2010. Trong năm đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại Washington DC, sau đó là chuvến thăm của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đến Việt Nam 1. littp://tliutuon 2 .cliinbpliu.vn/Home/Tuyen-bo-chung-giua-Hop-chun 2- quoc-Hoa-Ky-va-Cong-hoa-xa-hoi-chu-nghia-Viet-Nam/20086/11299. vgp 162
  20. Phần II. Từ quan hệ đối tác toàn diện.. vào tháng 7 và tháng 10, và chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates vào tháng 10. Nhiều ý kiến cho rằng việc Hoa Kỳ gia tăng các chuyến thăm trong thời gian này phần lớn bị chi phối bởi nguyên nhân Việt Nam đang là Chủ tịch ASEAN. Và chính quyền Obama xem đây là cơ hội để tăng sự hiện diện của mình trong khu vực Đông Nam Á nói chung. Tuy nhiên, nhìn nhận ở góc độ quan hệ song phương, có thể thấy Việt Nam đ ã định vị được chỗ đứng trong chính sách đối ngoại của Washington và đây là tiền đề để Việt Nam - Hoa Kỳ từng bước tiến tới nâng cấp quan hệ chiến lược. Thời gian này, lãnh đạo Hà Nội và Washington luôn tìm kiếm những cách thức mới để nâng cấp quan hệ song phương. Biểu hiện của mục tiêu này là Hoa Kỳ mở rộng Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) cho Việt Nam năm 2007 và bốn hội nghị thượng đinh hàng năm từ 2005 - 2008. Cùng các chuyến tham vấn giữa quan chức cấp cao hai nước như ngày 23/5/2011, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đồng chủ trì cuộc gặp Hội đồng Thương mại và đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ (TIFA) tại Washington DC; ngày 26/9/2011, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh gặp Bộ trường Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton bên lề Phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc tại N ew York; ngày 3 - 6/10/2011, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thăm Hoa Kỳ; ngày 10/11/2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Bộ trường Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC 2011 tại Hawaii (Hoa Kỳ); Ngày 7-11/2/2012, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thăm và làm việc tại Hoa Kỳ; Ngày 12-14/3/2012, Phó Chủ tịch Quốc hội U ông Chu Lưu thăm và làm việc tại 163
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2