intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

việt nam thời tây sơn-lịch sử nội chiến 1771-1802: phần 1 - nxb công an nhân dân

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

84
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 1 gồm các chương: các lực lượng trong và ngoài nước đến khoảng 1775, gia Định, đất tranh chiếm quyết liệt, chiến tranh bắc hà 1,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: việt nam thời tây sơn-lịch sử nội chiến 1771-1802: phần 1 - nxb công an nhân dân

<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tạ Chí Đại Trường<br /> <br /> Tên sách: Việt Nam thời Tây Sơn-Lịch sử nội chiến 1771-1802<br /> Tác giả: Tạ Chí Đại Trường<br /> Nhà xuất bản: Công an Nhân dân<br /> Kích thước: 14,5x20,5 cm<br /> Năm xuất bản: 2007<br /> Nguồn: Quân sử Việt Nam Số hoá: ptlinh, chuongxedap <br /> Làm Ebook: Cotyba<br /> Ngày hoàn thành: 19-07-2008<br /> <br /> <br /> Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br /> <br /> MỤC LỤC:<br /> <br /> LỜI GIỚI THIỆU<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> PHẦN THỨ NHẤT - TAN RÃ Ở NAM HÀ (1771 - 1785)<br /> <br /> Chương 1. CÁC LỰC LƯỢNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ĐẾN<br /> KHOẢNG 1775<br /> Tiết 1 BIẾN CHUYỂN TỚI 1775: TÂY SƠN KHỞI NGHĨA<br /> Tiết 2 LỰC LƯỢNG NGOẠI QUỐC<br /> <br /> Chương 2 - GIA ĐỊNH, ĐẤT TRANH CHIẾM QUYẾT LIỆT<br /> Tiết 3 ĐẤT GIA ĐỊNH VÀ CHÚA TÔI NHÀ NGUYỄN<br /> Tiết 4 NGUYỄN PHÚC ÁNH VÀ QUYỀN UY Ở GIA ĐỊNH<br /> Tiết 5 KỸ THUẬT TÂY PHƯƠNG RỤT RÈ BƯỚC VÀO CHIẾN<br /> TRANH NAM HÀ<br /> Tiết 6 CHIẾN THẮNG TÂY SƠN TRƯỚC VIỆN BINH XIÊM LA<br /> <br /> PHẦN THỨ HAI - SỰ TAN RÃ Ở BẮC HÀ VÀ PHẢN ỨNG DỘI<br /> NGƯỢC KHI TÂY SƠN BÀNH TRƯỚNG (1786 – 1789)<br /> <br /> Chương 3 CHIẾN TRANH BẮC HÀ 1<br /> Tiết 7 CHIẾN TRANH TIÊU DIỆT HỌ TRỊNH<br /> Tiết 8 NỒI DA XÁO THỊT<br /> Tiết 9 ĐỐNG ĐA: TỘT ĐỈNH CỦA TÂY SƠN<br /> <br /> <br /> Chương 4 - HỌ NGUYỄN TRUNG HƯNG<br /> Tiết 10 NGUYỄN PHÚC ÁNH CẦU VIỆN TÂY PHƯƠNG<br /> Tiết 11 NGUYỄN ÁNH VÀ TÂY SƠN CỦA GIA ĐỊNH<br /> Tiết 12 TIẾP VIỆN CỦA BÁ-ĐA-LỘC<br /> <br /> PHẦN THỨ BA - GIAI ĐOẠN THANH TOÁN NGUYỄN - TÂY<br /> SƠN (1789-1802)<br /> <br /> Chương 5. SỰ CỦNG CỐ ĐÔI BÊN Ở THẾ GIẰNG CO<br /> Tiết 13 NHỮNG LỰC LƯỢNG CHIẾN ĐẤU<br /> Tiết 14 DÂN ĐẠI VIỆT Ở CUỐI THẾ KỶ XVIII<br /> Tiết 15 CHIẾN TRANH VỚI NGUYỄN NHẠC<br /> <br /> Chương 6 - GIA ĐỊNH VÀ PHÚ XUÂN ĐỐI ĐẦU<br /> Tiết 16 CÁI CHẾT CỦA NGUYỄN HUỆ<br /> Tiết 17 DAO ĐỘNG Ý THỨC HỆ Ở GIA ĐỊNH<br /> Tiết 18 ĐÁNH VÀ GIỮ Ở QUY NHƠN<br /> Tiết 19 CHIẾN TRANH Ở PHÚ XUÂN VÀ BẮC HÀ<br /> <br /> Chương kết<br /> Tiết 20 TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ CHẤM DỨT PHÂN TRANH<br /> <br /> PHỤ LỤC<br /> <br /> NHỮNG BỨC THƯ NÔM CỦA NGUYỄN ÁNH.<br /> SÁCH BÁO THAM KHẢO<br /> NHẬT KÍ HÀNH QUÂN TRONG CHIẾN TRẬN NGUYỄN - TÂY<br /> SƠN<br /> <br /> <br /> LỜI GIỚI THIỆU<br /> hởi nghĩa Tây Sơn là một đề tài luôn luôn hấp dẫn giới nghiên cứu Việt<br /> K<br /> Nam. Đây không phải chỉ là một cuộc khởi nghĩa đã đánh đổ được hai dòng<br /> họ phong kiến trị vì trong nhiều thế kỷ ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, mà<br /> còn hoàn thành sự nghiệp chống ngoại xâm đánh lui hai kẻ thù hùng mạnh ở<br /> miền nam và miền bắc. Vì vậy trong những năm đầu Chiến tranh thế giới thứ<br /> hai, khi tinh thần dân tộc được nâng cao do tác động của các phong trào<br /> đấu tranh giải phóng, thì cuộc khởi nghĩa lại trở thành trọng tâm chú ý của<br /> nhiều nhà sử học. Tiếp đến trong những năm sau chiến tranh chống Pháp,<br /> trong xu hướng đề cao vai trò động lực lịch sử của nông dân, cuộc nổi dậy<br /> của những người anh hùng áo vải lại tăng thêm sức hấp dẫn các nhà sử học<br /> Mác xít ở miền Bắc, muốn chứng minh cho một định đề có sẵn. Thậm chí có<br /> tác giả còn đi đến nhận định đây là một cuộc cách mạng nông dân, hoặc đi<br /> xa hơn, cho đây là cái mốc đánh dấu sự hình thành của dân tộc Việt Nam.<br /> Cho đến nay, trong thư mục của Thư viện Quốc gia Hà Nội, đã có không<br /> dưới 60 cuốn sách của các tác giả Việt Nam nghiên cứu về phong trào này,<br /> đấy là chưa kể hàng trăm hàng ngàn bài báo và tạp chí cứ mỗi năm đến<br /> ngày Tết nguyên đán lại nhắc đến chiến thắng Đống Đa lịch sử và đưa ra<br /> những đánh giá mới về cuộc khởi nghĩa.<br /> Nhưng rồi những suy nghĩ cảm tính dần dần cũng lắng đọng để đi đến<br /> những phân tích lý trí. Các nhà nghiên cứu quan tâm hơn đến những tài liệu<br /> bổ trợ ngoài lịch sử chính thống, đặc biệt là những tài liệu dân gian và<br /> những văn bản của thời đó còn sót lại, mong dựng lại một bức tranh chính<br /> xác về bản chất cuộc khởi nghĩa. Phải thừa nhận rằng trong mấy thập niên<br /> qua, chúngg ta đã sưu tập được khá nhiều tài liệu mới về Tây Sơn, từ những<br /> văn bia bị bỏ quên, những gia phả trong các dòng họ, đến những văn thư<br /> trao đổi ở các đồn biên cảnh còn lưu giữ được, và nhất là những câu chuyện<br /> kể dân gian rất phong phú. Nhưng lúc này chúng ta đang đứng trước một<br /> thách thức, đó là tài liệu về thời Tây Sơn còn lại không đầy đủ, nhiều lỗ<br /> hổng chưa được chứng minh. Chẳng hạn riêng chuyện các viên tướng Tây<br /> Sơn chỉ huy các mũi tấn công Thăng Long năm 1789, cũng đã làm tốn bao<br /> giấy mực tranh luận mà vẫn chưa làm người đọc thỏa mãn.<br /> Chính vì vậy mà việc tái bản cuốn Việt Nam thời Tây Sơn của Tạ Chí<br /> Đại Trường là một đóng góp mới đối với việc nghiên cứu lịch sử cuộc khởi<br /> nghĩa. Có lẽ đây là một trong những công trình sớm nhất đã cố gắng thu<br /> thập tối đa những tư liệu viết về Tây Sơn của đủ các loại người, từ các sử<br /> gia chính thống, đến những người trong cuộc đương thời, và quan trọng hơn<br /> là lời chứng của các giáo sĩ, thương nhân và bọn phiêu lưu nước ngoài đã<br /> có mặt ở Đại Việt trong những thời kỳ đó (sách xuất bản lần đầu năm 1970<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0