intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Với bé hay 'lý sự'

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

67
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở tuổi học nói, bé xuất hiện quan điểm cá nhân riêng và không phải lúc nào cũng đồng ý với mọi yêu cầu của bạn. Khi bạn buộc bé làm những việc bé không thích, lập tức bé sẽ phản đối hoặc đề nghị bạn giải thích lý do.Tuy vậy, không phải lúc nào bé cũng hài lòng với sự giải thích của bạn. Hơn nữa, nhận thức và tầm hiểu biết của bé chưa đủ để đánh giá hay nhận định mức độ quan trọng của những việc bạn hướng dẫn bé thực hiện. Và nếu bé đã...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Với bé hay 'lý sự'

  1. Với bé hay 'lý sự' Ở tuổi học nói, bé xuất hiện quan điểm cá nhân riêng và không phải lúc nào cũng đồng ý với mọi yêu cầu của bạn. Khi bạn buộc bé làm những việc bé không thích, lập tức bé sẽ phản đối hoặc đề nghị bạn giải thích lý do. Tuy vậy, không phải lúc nào bé cũng hài lòng với sự giải thích của bạn. Hơn nữa, nhận thức và tầm hiểu biết của bé chưa đủ để đánh giá hay nhận định mức độ quan trọng của những việc bạn hướng dẫn bé thực hiện. Và nếu bé đã không thực sự thích thú với một việc gì đó thì sự giải thích của bạn sẽ chỉ khiến bé thêm bực bội hay khó chịu. Theo BHG, bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ sau nếu muốn giải quyết dứt điểm các cuộc "đôi co" với bé.
  2. Khi bạn yêu cầu bé hành động Giải quyết vấn đề chính theo tư duy hợp với bé Với tư duy của bé, hầu hết các ý kiến bé đưa ra biện minh cho hành động của mình đều không rõ ràng, mạch lạc thậm chí lộn xộn và khó hiểu. Quan trọng là bạn tìm ra được vấn đề chính mà bỏ qua các chi tiết rườm rà, rắc rối. Sau đó, bạn nên hướng bé xoay quanh vấn đề chính này. Chẳng hạn, bé cứ liên tục đưa ra lý do vì không muốn lên giường ngủ lúc 9h. Bé sẽ giải thích rằng vì còn muốn xem tivi, chơi ôtô, chưa buồn ngủ… Lúc này, bạn nên cương quyết hướng sự chú ý của bé vào giải quyết một vấn đề cụ thể. Nếu bé đang chơi, bạn nên nhanh chóng yêu cầu bé thu dọn đồ chơi và đi ngủ.
  3. Ảnh: GettyImages Dùng ngôn từ phù hợp Đôi khi bé không thể hiểu hết những yêu cầu hay những nguyên tắc mà bạn muốn bé thực hiện. Lý do là vì khoảng cách thế hệ khá lớn giữa bạn và bé. Vì vậy, khi tranh luận với bé, bạn nên sử dụng ngôn từ dễ hiểu, đơn giản kết hợp với những câu ngắn gọn, rõ nghĩa. Tốt nhất, bạn nên kết thúc cuộc tranh luận với bé bằng cụm từ: “Con nên làm thế” và không giải thích gì hơn. Khi tranh luận về quan điểm
  4. Quan điểm là điều bạn không nên áp đặt cho bé. Nếu bạn đã đưa ra lý do trong cuộc tranh luận với bé nhưng bé vẫn khăng khăng không chấp nhận điều đó thì bạn nên phân tích, tôn trọng và chấp nhận quan điểm riêng của bé. Không nên cố nài nỉ hay ép buộc bé phải nghe theo ý kiến của cá nhân bạn. Bạn cũng không nên thường xuyên chế nhạo bé bằng những câu: “Nếu mẹ là con, chẳng bao giờ mẹ làm thế” hay “Con toàn nói điều vớ vẩn, chả ra làm sao”. Bên cạnh đó, bạn nên tạo tâm lý thoải mái cho bé khi tranh luận cùng bố mẹ. Hãy cho bé biết rằng dù còn nhỏ nhưng ý kiến của bé vẫn luôn luôn được bạn lắng nghe. Bạn cũng sẵn lòng tranh luận với bé về bất cứ vấn đề nào ở bất kỳ thời điểm nào. Phương Thảo (mevabe.net)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2