intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Chia sẻ: Trần Thị Thủy Tiên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

160
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nền kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đang từng bước chuyển biến tích cực, có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật tăng lên đáng kể, những tỉnh trong vùng đều thuộc vào loại có tiềm năng về kinh tế và lao động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

  1. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Tình hình thực hiện. Nền kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đang từng bước chuyển biến tích cực, có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật tăng lên đáng kể, những tỉnh trong vùng đều thuộc vào loại có tiềm năng về kinh tế và lao động. Do đó, tất cả các tỉnh đều có mức tăng trưởng kinh tế nhanh và dự kiến tốc độ tăng trưởng cao cho thời kỳ đến năm 2010. Nhìn chung trong những năm qua, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đã phát triển khá toàn diện, duy trì được mức tăng trưởng tương đối cao, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 1.1. Những kết quả đạt được: Những thành tựu cơ bản của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ thể hiện ở các nội dung sau đây: (1) Dân số và mật độ dân số của vùng Bảng 1: Dân số và mật độ dân số 2000 2001 2002 2003 Dân số (nghìn người) 8193,2 8344,5 8483,7 8591,3 Mật độ dân số (Người/km2) 750,9 764,6 777 789,3 (2) Các tỉnh trong vùng đã duy trì được tốc độ tăng trưởng tương đối cao so với mức bình quân cả nước.
  2. Thời kỳ 1996 - 2002 tốc độ tăng trưởng bình quân của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đạt khoảng 8,8% (gấp 1,26 lần so với mức tăng trung bình của cả nước là 7%); Trong đó giá trị gia tăng của công nghiệp đạt khoảng 11,4% (giá trị sản xuất tăng 15%/năm); nông nghiệp khoảng 3%/năm (giá trị sản xuất 4,5%/năm) và ngành dịch vụ khoảng 9%/năm. Giai đoạn 2001 - 2003 theo ước tính của các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ tốc độ tăng trưởng đạt khoảng 8,7%. Năm 2002, GDP bình quân đầu người của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gấp khoảng 1,18 lần mức bình quân của cả nước (7,96/6,7 triệu đồng). Đời sống nhân dân trong vùng được cải thiện (nămn (năm 2002 so với năm 1995: GDP/người gấp 2,4 lần; KWh/người gấp 3,6 lần; tỷ lệ hộ đói nghèo giảm được 3,3%,…). (3) Cơ cấu kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá góp phần lôi kéo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng. Trong thời kỳ 1995 - 2002 tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng thêm được 4,46 điểm, tương ứng tỷ trọng nông lâm giảm được 4,46 điểm (nông, lâm, thủy sản giảm từ 15,42% xuống 10,96%; công nghiệp - xây dựng tăng từ 30,46% lên 41,67%; và dịch vụ giảm từ 54,12% xuống 47,37%, Lực lượng lao động của vùng có chất lượng khá hơn so với các vùng khác (năm 2001, tỷ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 9,1% là mức cao nhất trong cả nước; tỷ lệ lao động có chuyên môn nghề nghiệp chiếm khoảng 30%), đang đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu lao động xã hội đã có chuyển biến rõ rệt (thời kỳ 1991 - 2002, tỷ trọng lao động nông, lâm, thuỷ sản đã giảm từ khoảng trên 72% xuống khoảng 56%; tỷ trọng lao động công nghiệp và xây dựng tăng từ khoảng 11,5% lên khoảng 16,6%; lao động dịch vụ tăng nhanh, tỷ trọng tăng từ 16,5% lên khoảng 27,6%).
  3. - Công nghiệp phát triển khá nhanh, trong 3 năm (2001 - 2003), giá trị gia tăng đạt mức tăng bình quân khoảng 12%; cơ cấu sản phẩm đã có những chuyển dịch tích cực (ngoài những sản phẩm công nghiệp truyền thống được củng cố và tăng liên tục (năm 2002 so với năm 1995 sản xuất động cơ gấp khoảng 3 lần, sản xuất thép gấp khoảng 8 lần, xi măng gấp 1,1 lần, than gấp 1,5 lần, sơn các loại gấp 2 lần, sản xuất điện thoại tăng gần 3 lần,...), đã xuất hiện một số mặt hàng mới như lắp ráp ô tô, lắp ráp máy tính, công nghiệp phần mềm, vật liệu trang trí nội thất... (năm 2002 so với năm 1995 lắp ráp ô tô tăng khoảng 3 lần, sản phẩm công nghiệp phần mềm gấp vài chục lần, sản phẩm sành sứ nội thất gấp khoảng 4 lần,…). Đến hết năm 2002, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có 11 khu công nghiệp được thành lập (chiếm khoảng 15% so với cả nước), với tổng diện tích khoảng 1704 ha (chiếm 11,3% so với cả nước). Các khu công nghiệp có doanh thu khoảng 200 triệu USD (chiếm khoảng 13% so với cả nước) và thu hút 15.300 lao động (chiếm 5% so với cả nước). Là một trong 2 vùng có khu công nghệ cao và công nghiệp sản xuất phần mềm. Công nghiệp nông thôn ở nhiều nơi phát triển mạnh, đặc biệt là các làng nghề có khởi sắc mới. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có trên 400 làng nghề, chiếm gần 1/3 số làng nghề của cả nước. Theo số liệu thống kê; năm 2002, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có khoảng 15 vạn doanh nghiệp công nghiệp, chiếm 23% số doanh nghiệp công nghiệp cả nước, riêng số doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm khoảng 15,8% cả nước và tạo ra 13,8% giá trị gia tăng công nghiệp và xây dựng của cả nước. - Nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có sự chuyển đổi mạnh về cơ cấu sản xuất cây trồng, mùa vụ, vật nuôi theo hướng hiệu quả, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất nông nghịêp. Nông sản hàng hoá có bước phát triển khá, xuất hiện
  4. nhiều mô hình phát triển trang trại có thu nhập cao (khoảng 50 triệu đồng/ha). Ngoài việc đảm bảo an ninh lương thực; việc phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa, cây cảnh, nuôi trồng thuỷ sản đã có bước tiến bộ đáng kể (khoảng 4 nghìn ha trồng lúa năng suất thấp đã chuyển sang trồng cây ăn quả và 6 nghìn ha lúa bấp bênh do úng ngập chuyển sang nuôi trồng thủy sản, khu vực gần thành phố đã xuất hiện nghề nuôi bò sữa,...). - Các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng và có nhiều lĩnh vực phát triển khá như thương mại; dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, nhà hàng; dịch vụ tài chính, tiền tệ, ngân hàng, tư vấn,… (4) Mức đóng góp vào thành quả chung của cả nước của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ tiếp tục tăng Năm 2002, so với cả nước, vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ chiếm khoảng 19,4% về GDP; 21,66% về thu ngân sách; 19,58% về kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời nếu so với năm 1995, tỷ trọng của nhiều chỉ tiêu tổng hợp (về GDP, giá trị gia tăng công nghiệp, giá trị gia tăng nông nghiệp, giá trị gia tăng dịch vụ,..) của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ tăng hơn được khoảng 1 - 1,5%. (5) Kết cấu hạ tầng được cải thiện đáng kể, tạo tiền đề cho sự phát triển nhanh - Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chiếm tỷ trọng lớn (trong thời kỳ 1995 - 2002 chiếm khoảng 43,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội) đã tập trung vào một số công trình then chốt, tạo ra những điều kiện thuận lợi khai thác tiềm năng của vùng .Thời kỳ 1996 - 2002, đầu tư toàn xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ ước đạt khoảng 120 nghìn tỷ đồng (theo giá hiện hành), bằng khoảng 20% đầu tư toàn xã hội của cả nước; trong đó vốn Nhà nước chiếm khoảng 63%, vốn FDI chiếm khoảng 22% và vốn của dân chiếm khoảng 15%.
  5. - Đầu tư bước đầu tạo được tiềm lực cho phát triển lâu dài và đang hình thành được các khâu đột phá. - Về hệ thống đường bộ: quốc lộ 1A là tuyến chiến lược quan trọng đã hoàn thành việc khôi phục, cải tạo nâng cấp từ Lạng Sơn về Hà Nội đi Ninh Bình đến Thanh Hoá, đạt tiêu chuẩn cấp III; quốc lộ 18, từ Bắc Ninh đi Bãi Cháy đã hoàn thành cơ bản việc nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III. Đoạn Bãi Cháy - Mông Dương - Móng Cái đang triển khai nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp IV; việc nâng cấp quốc lộ 10 hoàn thành; đường Láng - Hoà Lạc hoàn thành giai đoạn I đạt tiêu chuẩn cấp I. Đã xây dựng mới các cầu như cầu Bình, Triều Dương, Tân Đệ, Tiên Cựu; đang xây dựng cầu Yên Lệnh, Thanh Trì, Bãi Cháy...; Các quốc lộ khác như 2B, 38, 39, 183, 12B, 21, 21B và 23 cũng được cải tạo. Giao thông nông thôn được phát triển khá mạnh (cải tạo khoảng 300 km, làm mới khoảng 150 km). - Về hệ thống các sân bay: trong vùng có 3 sân bay hiện đang khai thác là sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Cát Bi và sân bay Gia Lâm. Sân bay Nội Bài đã được đầu tư đạt công suất 4 triệu hành khách/năm, có điều kiện mở rộng để đạt 6 triệu hành khách/năm. Sân bay Cát Bi đang là sân bay nội địa hiện đảm nhận vai trò dự bị cho sân bay Nội Bài; dự kiến sẽ kéo dài đường hạ - cất cánh đạt khoảng 2800 mét dài, mở rộng nhà ga từ 4000 m2 lên 6000 m2; quy hoạch mở thêm đường bay khu vực và hướng tới xây dựng Cát Bi thành sân bay quốc tế. Sân bay Gia Lâm chủ yếu phục vụ quân sự và dịch vụ trực thăng - Về hệ thống cảng biển: đã mở rộng cảng Hải Phòng, đến năm 2002 thực tế hàng hoá thông qua cảng đã đạt 11,4 triệu tấn; cảng Cái Lân hiện đầu tư giai đoạn I đạt 1,1 triệu tấn. Đã hình thành đội tầu biển có tổng trọng tải trên 50 vạn DWT, thực
  6. hiện vận tải trên 2,4 triệu tấn (so với cả nước chiếm tỷ trọng gần 50% về phương tiện và 40% về khối lượng). - Về mạng lưới đường sắt: các tuyến đường sắt: Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Thái Nguyên và Hà Nội - Vinh đã được nâng cấp; hệ thống đường ray, tà vẹt đã được thay mới; các đường ngang, cầu, thông tin tín hiệu đã được sửa chữa đảm bảo an toàn chạy tàu. - Về mạng lưới đường sông: trong những năm qua đường sông đã được đầu tư và quản lý, khai thác tốt hơn (trong đó có tuyến Đáy - Ninh Phúc; tuyến Lạch Giang - Hà Nội; tuyến Quảng Ninh - Phả Lại - Việt Trì; tuyến Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình). Các cảng sông đã được nâng cấp để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, rõ nhất là cụm cảng Hà Nội, Ninh Phúc, Việt Trì. - Mạng bưu chính, viễn thông: Mạng lưới bưu chính viễn thông vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ được chú trọng đầu tư, phát triển nhanh, rộng khắp đến hầu hết các xã với công nghệ, kỹ thuật số hiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin, phục vụ các ngành kinh tế - xã hội phát triển, góp phần nâng cao dân trí, đảm bảo an ninh quốc phòng. - Mạng lưới điện đã được phát triển đến các xã, phường trên lãnh thổ toàn vùng. - Kết cấu hạ tầng đô thị được cải thiện nhanh, nhất là ở các khu vực thành phố Hà Nội, Hải Phòng. Hệ thống cung cấp nước sạch đã được nâng cấp, mở rộng ở các thành phố, thị xã. Trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đã có các nhà máy nước với tổng công suất cấp khoảng 60 vạn m3/ngày đêm, tỷ lệ cung cấp nước sạch cho người dân trong vùng đã nâng lên và có nhiều cải thiện. Hiện nay bằng nhiều nguồn vốn vay ODA của WB, OECF,... các tỉnh đang triển khai các dự án cấp nước như: ở Hà Nội (100.000 m3/ngày đêm), ở Hạ Long hai dự án Đồng Ho và Đồi Vọng (công suất
  7. 80.000 m3/ngày đêm) và nâng công suất nhà máy nước An Dương ở Hải Phòng (từ 60.000 lên 100.000 m3/ngày đêm). - Kết cấu hạ tầng xã hội được phát triển khá, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề đã được nâng cấp, trong đó một số trường đại học trọng điểm và dạy nghề trọng điểm đã được hiện đại hoá một bước. Năm 2003, trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có 41 trường đại học (cả nước 82 trường), 20 trường cao đẳng (cả nước 127 trường), 47 trường dạy nghề (cả nước 213 trường). Năm 2003, toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ hiện có 104 bệnh viện (chiếm 12,5% so với cả nước), hơn 18 nghìn giường bệnh (chiếm hơn 16,3% so với cả nước), có một số cơ sở đầu ngành của cả nước và đạt trình độ khám chữa bệnh tương đối cao so với khu vực và quốc tế. Việc kiểm soát bệnh dịch SARS thành công là một cố gắng lớn, đã được bạn bè quốc tế đánh giá cao, góp phần ổn định phát triển ngành du lịch và hàng không nói riêng, cũng như đời sống kinh tế - xã hội nói chung. Trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ tất cả các xã, phường đều đã có trạm y tế, có 51 bệnh viện từ tuyến tỉnh trở lên (trong đó 42 bệnh viện đã và đang được cải tạo, nâng cấp) có bước tiến bộ đáng kể về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ khám, chữa bệnh. (6) Một số mặt văn hoá - xã hội có bước phát triển khá Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đáng kể (từ 9,6% năm 1995 xuống còn 6,3% năm 2002); mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 12 vạn người. Hưởng thụ văn hoá của nhân dân được nâng cao một bước, 100% số hộ thành thị có thiết bị nghe nhìn, khoảng 90% các hộ nông dân được hưởng thụ các dịch vụ phát thanh và truyền hình.
  8. An ninh, chính trị và trật tự xã hội có nhiều tiến bộ, thực hiện tốt các chương trình phát triển xã hội, chương trình 3 giảm (ma tuý, mại dâm, tội phạm); chương trình giải quyết việc làm và giới thiệu việc làm. 1.2. Những thành tựu nổi bật từ năm 2000 đến 2003 Bảng 2: Một số chỉ tiêu cơ bản đạt được từ năm 2000 - 200 3 (Đơn vị: Tỷ đồng) 2000 2001 2002 2003 Tổng sản phẩm của vùng 55823,8 63304,4 73718,2 84833,5 ( GDP giá thực tế) Tổng sản phẩm của vùng (giá so 38938,7 43060,1 48108,4 53645,9 sánh 1994) Giá trị sản xuất công 31126,1 36347,8 43307,6 51788,3 nghiệp (giá so sánh 1994) Giá trị sản xuất nông 7940,9 8032,3 8554,3 8864,3 nghiệp (giá so sánh 1994) Giá trị sản xuất thuỷ sản 1309,6 1508,1 (giá thực tế)
  9. Tổng thu ngân 23149,706 27876,402 33544,730 33922,041 sách của vùng Doanh thu bưu 2174,336 2598,214 3125,615 3663,550 điện của vùng Bảng 3: Một số chỉ tiêu về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thương mại 2000 2001 2002 2003 Số dự án đầu tư trực 68 120 145 tiếp nước ngoài Vốn đăng ký đầu tư 221,3 210,5 432,9 (triệu USD) Xuất khẩu trực tiếp của vùng ( nghìn 690786,6 836670,4 942590,6 1233436 USD) ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2010 Phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ phải có tầm nhìn xa, toàn diện nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, hệ thống kết cấu hạ tầng để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ một cách có hiệu quả và bền vững; đi đầu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, luôn giữ vai trò đầu tàu đối với cả vùng Bắc bộ và cả nước trong quá trình thúc đẩy, hỗ trợ các vùng khác, nhất là các vùng khó khăn, cùng phát triển. Đi đầu về hợp tác quốc tế, về thu hút đầu tư nước ngoài, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường.
  10. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có tiềm năng lớn và đã được Chính phủ ban hành nhiều chủ trương có tầm chiến lược và có cả ý nghĩa chiến thuật để phát triển kinh tế xã hội của vùng. Nổi bật là chủ trương phát triển đô thị; cải tạo, nâng cấp các cảng biển, cải tạo sân bay, các tuyến quốc lộ huyết mạch; xây dựng các khu công nghiệp, phát triển công nghiệp điện tử, sản xuất xi măng và sản xuất thép.v.v. 1. Một số mục tiêu phát triển cơ bản. 1.1. Xây dựng vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với các vùng khác trong cả nước. 1.2. Phấn đấu đưa tỷ trọng GDP của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ so với GDP cả nước đạt 18 - 19% vào năm 2010. 1.3.Tổng giá trị xuất khẩu tăng với nhịp độ khoảng 20% thời kỳ 2001 - 2010 và chiếm tỷ trọng khoảng 30% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. 1.4. Giải quyết cơ bản việc làm cho những người trong độ tuổi lao động cần có việc làm. Tiến tới xoá bỏ hộ nghèo vào năm 2010. 1.5. Xây dựng xã hội văn minh, đảm bảo tốt các nhu cầu cung ứng điện, nước, đi lại, thông tin liên lạc cho nhân dân các đô thị hạt nhân và nâng mức sống của nhân dân khu vực nông thôn vượt mức trung bình cả nước, bảo vệ tốt và cải thiện môi trường sinh thái, giảm hẳn các tệ nạn xã hội.
  11. 1.6. Bảo đảm kỷ cương, trật tự an toàn xã hội và giữ vững an ninh quốc phòng. 2. Những nhiệm vụ phát triển chủ yếu. (1) Về phát triển công nghiệp: - Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 16,5%/năm giai đoạn từ năm1995 đến năm 2010. - Nhanh chóng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, một phần để thay thế hàng nhập khẩu và một phần để xuất khẩu. Đồng thời phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực tạo nguyên vật liệu trên cơ sở tài nguyên và lợi thế của vùng. - Song song với việc phát triển của ngành công nghiệp, yêu cầu tập trung, phát triển các ngành công nghiệp có khả năng bố trí phân tán nhằm giải quyết việc làm, phát triển những nhà máy có quy mô vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến, hiện đại. - Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tập trung tại các khu vực ngoại vi thành phố lớn, dọc đường 18, đường 21 và đường 5. - Những ngành công nghiệp trọng điểm cần được ưu tiên phát triển là: kỹ thuật điện, điện tử; sản xuất thiết bị máy móc; đóng và chữa tàu thuỷ; lắp ráp chế tạo ôtô, xe gắn máy; sản xuất vật liệu xây dựng, năng lượng, luyện cán thép; chế biến lương thực, thực phẩm; công nghiệp dệt, da, may.
  12. (2) Về thương mại, dịch vụ, du lịch: - Chuyển dịch cơ cấu các ngành thương mại, dịch vụ theo hướng ưu tiên phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ cảng, tài chính, ngân hàng, chuyển giao công nghệ. Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng hàng năm các ngành dịch vụ đạt 13%/năm trong suốt thời kỳ đến năm 2010. - Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình du lịch, hình thành các tuyến du lịch hợp lý để thu hút khách, mở thêm các tuyến du lịch quốc tế nối Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long với các nước trên thế giới và trong khu vực. Xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, gắn khai thác với tôn tạo, duy trì, bảo dưỡng phát triển tài nguyên du lịch, truyền thống văn hoá dân tộc. (3) Về nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: - Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp: đưa tỷ trọng chăn nuôi từ 36% năm 1997 tăng lên 45% vào năm 2010; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung, tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến sản phẩm cao cấp phục vụ cho xuất khẩu. Giữ vững nhịp độ tăng trưởng GDP trong nông nghiệp bình quân khoảng 4%/năm trong suốt thời kỳ đến năm 2010. - Phát triển vùng rừng nguyên liệu gỗ trụ mỏ, vùng rừng ngập mặn ven biển. Phát triển trồng cây xanh trong các đô thị và các khu công nghiệp. - Phát triển nuôi trồng thuỷ, hải sản nước ngọt, nước lợ. Phát triển đánh bắt hải sản xa bờ. Sớm hình thành một số trung tâm dịch vụ nghề cá vịnh Bắc bộ.
  13. (4) Phát triển kết cấu hạ tầng: - Kết hợp cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cảng biển, sân bay, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ theo quy hoạch cùng với hệ thống cầu có ý nghĩa quyết định với việc giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế của vùng. Hoàn chỉnh hệ thống giao thông công cộng ở các thành phố lớn. - Nâng cấp, xây dựng mới mạng lưới điện tương ứng với nguồn điện, đáp ứng yêu cầu của sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân. - Hiện đại hoá mạng lưới thông tin liên lạc. Mở rộng thông tin di động, mạng truyền số liệu, bưu chính, thông tin duyên hải, phủ sóng phát thanh, truyền hình toàn địa bàn. - Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cấp nước ở các đô thị lớn, các khu công nghiệp tập trung, đảm bảo nhu cầu về nước sạch cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, cải thiện điều kiện ăn ở, sinh hoạt và vệ sinh môi trường đô thị và nông thôn. (5) Phát triển các lĩnh vực văn hoá - y tế - xã hội: - Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá của vùng và cả nước. - Phát triển mạng lưới chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân,
  14. đầu tư nâng cấp các bệnh viện hiện có và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. - Nghiên cứu triển khai áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại làm nền tảng và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng . - Phát triển văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh, truyền hình đạt trình độ cao và hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và xứng đáng với vai trò là nguồn động lực phát triển. 3. Đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh của vùng (1) Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có tiềm năng kinh tế - xã hội tương đối đa dạng, cho phép phát triển kinh tế theo hướng đa ngành.Vùng có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là vùng có đủ điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, công nghiệp sử dụng công nghệ cao, phát triển khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, phát triển dịch vụ, du lịch.v.v. Một trong những ưu thế nổi trội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ so với các vùng khác trong cả nước là: vùng này có lực lượng lao động kỹ thuật, đặc biệt lao động có trình độ chuyên môn cao, có cán bộ đầu ngành của hầu hết mọi lĩnh vực, đã hình thành hệ thống đào tạo và nghiên cứu khoa học, trung tâm y tế trình độ cao, giữ vai trò quyết định trong việc đào tạo và chăm sóc sức khoẻ cho cả vùng và cả nước. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có số lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học cao nhất so với các vùng khác, chiếm tới 32% cả nước. Đây là vùng tập trung đông nhất các cơ sở nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, có các trang thiết bị hiện đại nhất cả nước.Trong tương lai ưu thế nổi trội này của
  15. vùng vẫn được củng cố và có chiều hướng phát triển. Đây rõ ràng là một tiềm năng, lợi thế lớn, nổi trội vào loại hàng đầu cần được phát huy tạo ra sự phát triển nhanh, mạnh, vững chắc của vùng này và lôi kéo các vùng khác trong cả nước phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuẩn bị tiền đề phát triển nền kinh tế tri thức. (2) Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có vị trí địa chính trị, địa kinh tế rất đặc biệt: có Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước, là đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; có các cửa ra biển lớn để phục vụ cho cả vùng Bắc bộ, cả phía Tây - Nam Trung Quốc, phía Bắc Lào, Thái Lan. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ là đầu mối giao thương bằng cả đường biển, đường sắt và đường hàng không của cả vùng, cả nước với quốc tế. Ngoài các cụm cảng biển quan trọng nhất cả nước như các cảng lớn (Hải Phòng, Cái Lân), vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ còn có sân bay quốc tế Nội Bài, có các đường quốc lộ, đường sắt, đường sông toả đi các vùng khác trong cả nước và đi quốc tế. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có mặt tiền hướng ra biển Đông, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng cả về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng cho cả vùng lớn và cả nước. Nguồn lợi thuỷ, hải sản của vùng tương đối lớn, có giá trị kinh tế cao. (3) Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ là nôi của nền văn minh lúa nước, đã và đang hình thành hệ thống đô thị phát triển hơn hẳn so các vùng khác, tạo cục diện mới cho tổ chức không gian lãnh thổ, cho tăng trưởng và giao lưu giữa các vùng trong nước và quốc tế. Đặc biệt nơi đây có Hà Nội - Thủ đô và là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước; thành phố Hải Phòng mới được xếp vào đô thị loại I cấp
  16. quốc gia, ngoài ra còn có 2 thành phố thuộc tỉnh (cả nước có 20), 9 thị xã (cả nước có 62), 77 thị trấn (cả nước có 565). Tỷ lệ đô thị hoá của vùng đạt khoảng 27,4% (cả nước 24,8%). Nơi đây là khởi nguồn của văn minh đô thị của cả nước. Nhờ đô thị phát triển mạnh nên đã tạo ra sự phát triển chung cho cả vùng, tạo sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài đến vùng và các vùng xung quanh. (4) Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ cũng là cái nôi của ngành công nghiệp và đội ngũ công nhân của cả nước. Trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đã hình thành một số khu công nghiệp lớn và tiêu biểu của cả nước, tập trung đội ngũ công nhân công nghiệp tương đối đông, có trình độ và kỹ năng cao hơn hẳn nhiều vùng khác. (5) Tuy không nhiều tài nguyên khoáng sản, song có một số khoáng sản quan trọng như than đá, trữ lượng chiếm 98%, than nâu, đá vôi làm xi măng trữ lượng hơn 20%, cao lanh làm sứ trữ lượng khoảng 40% so với cả nước… Việc khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản tạo tiền đề cho phát triển nền kinh tế vùng và cả nước, kéo theo hàng loạt các ngành công nghiệp và dịch vụ khác phát triển theo. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có tiềm năng lớn về du lịch với các địa điểm du lịch nổi tiếng trong nước và quốc tế, như Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên của thế giới. Ngoài ra còn rất nhiều các bãi biển, danh thắng và hàng trăm di tích lịch sử, văn hoá, làng nghề truyền thống... tạo khả năng phát triển du lịch đặc sắc, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có ưu thế nổi trội hơn so với các vùng khác về lợi thế khí hậu á nhiệt đới đặc thù có mùa đông lạnh để phát triển các vùng rau, hoa
  17. quả, chăn nuôi (diện tích đất nông nghiệp của vùng hiện có khoảng 585 nghìn ha), nhất là các vùng xung quanh các đô thị, các thành phố lớn, các khu công nghiệp tạo ra giá trị lớn trên một đơn vị diện tích. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có dải đất chuyển tiếp giữa Miền núi Trung du Bắc bộ với Đồng bằng sông Hồng thuận thiện cho phân bố các khu công nghiệp, các đô thị mà không ảnh hưởng nhiều đến quỹ đất nông nghiệp. (6) Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ là vùng có tiềm năng về rừng và kinh tế rừng, đặc biệt là rừng có nhiều gỗ quý như: lim, lát, muồng và nhiều loại chim thú lạ như: trăn gấm, trăn gió, đại bàng đất, v.v. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Một số nhiệm vụ chủ yếu Để góp phần tăng trưởng cho nền kinh tế nước ta nói chung và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ nói riêng. Nhiệm vụ đặt ra là phải tiếp tục tăng tốc độ và chất lượng tăng trưởng nhằm tăng hiệu quả kinh tế - xã hội, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân. (1) Tiếp tục phát huy vị trí, vai trò động lực của vùng đối với khu vực Bắc bộ và cả nước. Để cả nước có tốc độ tăng GDP khoảng trên 8%/năm vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ cần phấn đấu đạt mức tăng trưởng khoảng 11%/năm (gấp khoảng 1,4 lần mức tăng chung của cả nước). (2) Chuyển dịch nhanh cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá gắn với hiện đại hoá, để từ năm 2005, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt 43% trở lên, ngành dịch vụ
  18. đạt mức từ 48 - 49%. Tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng từ 44% năm 2000 lên 57% năm 2005 và tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Các nhiệm vụ cụ thể là: Đóng góp cho cả nước khoảng 20% về GDP; trên 20 % về thu ngân sách. Nếu theo dự kiến của các tỉnh, tốc độ tăng GDP của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đạt khoảng 10,3% trong giai đoạn 2001 - 2005, nhưng theo ước tính trong giai đoạn 2001 - 2003 tốc độ tăng trưởng chỉ khoảng 9% (bằng 83% so mức dự kiến). Vì vậy để hoàn thành được chỉ tiêu tăng trưởng, hai năm (2004 - 2005) ít nhất vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ phải có tốc độ tăng GDP trên 10%/năm để tạo tiền đề cho tăng trưởng GDP cho các năm tiếp theo. 2. Phương hướng mới có tính chất đột phá - Tập trung vào hiện đại hoá: Phát triển các ngành kỹ thuật cao, dịch vụ chất lượng cao như: Công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hoá và các sản phẩm nghiên cứu khoa học thành ngành công nghiệp mũi nhọn; sản xuất các thiết bị tự động hoá, rô bốt; phát triển các ngành công nghiệp cơ khí chế tạo. - Khẩn trương xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ (hỗ trợ) mà vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ có lợi thế cạnh tranh để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, đảm bảo thắng lợi trong hội nhập và hiệu quả: các ngành cơ khí chế tạo thiết bị và phù tùng như các thiết bị cho sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất thiết bị điện và linh kiện điện tử, sản xuất động cơ nổ, động cơ điện - Xây dựng mới khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh. - Xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao cho cả vùng đặt tại Hà Tây (ở đây có khu công nghệ cao, gần Hà Nội - trung tâm đào tạo lớn của cả nước). - Xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao và nghiên cứu xây dựng trường đại học đa ngành chất lượng cao đặt tại Hưng Yên.
  19. - Nghiên cứu xây dựng trung tâm đào tạo nghề trình độ cao cho cả vùng đặt tại Vĩnh Phúc. - Xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu cho cả vùng dự kiến đặt tại Hà Tây và Hải Dương. - Phát triển mới các tuyến đường cao tốc: Hà Nội - Hải Phòng (theo hướng đường 5 lệch về Nam Đồng bằng sông Hồng); - Xây dựng mới tuyến đường sắt từ Yên Viên - Phả Lại; Hạ Long - Cái Lân; đường sắt nối cảng Hải Phòng ra Đình Vũ. - Xây dựng đường xe điện ngầm, đường sắt nội đô Hà Nội và nối đường sắt Hà Nội - Hoà Lạc cũng như các tuyến đường sắt nối cảng biển với các kho trung chuyển. - Xây dựng tổng kho trung chuyển ở Hải Dương để tập kết hàng hoá từ các cảng biển rồi giải phóng đi các nơi cho thuận tiện, nhanh chóng và thông suốt vì đây là nơi có khả năng tập trung đầu mối giao thông bộ, sắt, thuỷ phù hợp với trung chuyển hàng hoá đi các nơi trong vùng. 3. Định hướng điều chỉnh quy hoạch 3.1. Chuyển dịch nhanh hơn cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo ra các sản phẩm mũi nhọn, gắn với thị trường và tăng sức cạnh tranh. 3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung Đến năm 2010 ngành công nghiệp và dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ sẽ tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP của vùng, từ khoảng 89% năm 2002 lên 94 - 95% năm 2010 (công nghiệp khoảng 44 - 45%, dịch vụ khoảng 50 - 51%) và 96 - 97% vào năm 2020 (công nghiệp khoảng 46-47%, dịch vụ 50 - 51%).
  20. Tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng từ 44% năm 2000 lên 57% năm 2005 và 65% năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng số việc làm có năng suất cao, tiêu hao ít năng lượng hơn, sử dụng đất có hiệu quả hơn... trên cơ sở phát triển các ngành công nghệ cao và sản xuất các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Lao động làm việc trong các ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu chiếm trên 10% lao động xã hội. 3.1.2. Về cơ cấu sản phẩm chủ lực và lĩnh vực ưu tiên Cơ cấu sản phẩm chủ lực là các sản phẩm có sức cạnh tranh, có quy mô giá trị lớn, chứa hàm lượng chất xám cao như kỹ thuật phần mềm, phần cứng, kỹ thuật điện, điện tử, sản xuất thiết bị máy móc, đóng và sửa chữa tàu thuỷ, sản xuất thép (các sản phẩm thép hợp kim, thép tấm, thép lá, thép chế tạo), than, xi măng, vật liệu xây dựng cao cấp, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, da, may… Đồng thời phát huy thế mạnh của vùng phát triển mạnh công nghiệp bổ trợ nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm; phát triển sản phẩm mới đi ngay vào công nghệ hiện đại đi đôi với bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản. Chuyển dịch dần công nghiệp lên dọc tuyến hành lang đường 18 tại những khu vực gò đồi, đất xấu để giảm sử dụng đất tốt dành cho sản xuất nông nghiệp và tránh sự tập trung công nghiệp quá mức vào các đô thị, khu dân cư ở vùng đồng bằng. Tuy nhiên, cũng cần tính đến phát triển công nghiệp sạch ở các tỉnh trong vùng đủ đảm bảo cơ cấu kinh tế. Về nông nghiệp, cơ cấu sản phẩm chủ lực là các sản phẩm đặc sản có quy mô giá trị lớn trên một đơn vị diện tích, có sức cạnh tranh như rau, hoa quả, cây cảnh, thuỷ hải sản…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2