intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA

Chia sẻ: Nguyễn Chí Hiếu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:14

476
lượt xem
91
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1/ Khái niệm: Là nhóm sự vật, hiện tương nào đó có cùng thuộc tính Định nghĩa: gồm có 3 yếu tố ( quy về 1 đại diện, thuộc tính hay mô tả). Vd: ớt: Thực vật, cay là thuộc tính; dài, lá xanh là mô tả - Thuộc tính của vật chất là khách quan - Khái niệm văn hóa: - Văn là đẹp – hóa là giáo hóa, dạy dỗ - Hóa là bày ra, phô ra, làm ra, thể hiện, biểu đạt - Nghệ thuật là phương pháp làm ra cái đẹp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA

  1. XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA I/ TỔNG QUAN VỀ XHH VĂN HÓA: 1/ Khái niệm: Là nhóm sự vật, hiện tương nào đó có cùng thuộc tính Định nghĩa: gồm có 3 yếu tố ( quy về 1 đại diện, thuộc tính hay mô tả). Vd: ớt: Thực vật, cay là thuộc tính; dài, lá xanh là mô tả - Thuộc tính của vật chất là khách quan - Khái niệm văn hóa: - Văn là đẹp – hóa là giáo hóa, dạy dỗ - Hóa là bày ra, phô ra, làm ra, thể hiện, biểu đạt - Nghệ thuật là phương pháp làm ra cái đẹp Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, sở dĩ như vậy là do VH là 1 khái niệm rộng bao trùm lên tòan bộ đời sống XH và nó được rất nhiều ngành khoa học nghiên cứu, mỗi ngành có mục đích khác nhau, lối tiếp cận khác nhau, do đó mà định nghĩa về nó cũng khác nhau. Một cách khái quát người ta chia làm 2 loại định nghĩa + Nghĩa rộng : (triết học) Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo trong quá trình lịch sử của mình(hay trong quá trình thực hiện) + Nghĩa hẹp: ( học giả Đào Duy Anh )cho rằng văn hóa là sinh hoạt(hạn chế định nghĩa này là không đồng nhất văn hóa va xã hội) - Đối vời phương Tây từ văn hóa xuất phát từ chữ Latinh Văn hóa: là sự trao dồi nhân cách và sự rèn luyện của bản thân. XHH tiếp cận văn hóa theo lối tiếp cận giáo dục, do đó VH được hiểu là những khuôn mẫu hành vi và sự định hướng giá trị, được con người tiếp thu từ rất sớm, nó là cái dùng để kiểm soát suy nghĩ và hành động của con người, tạo cho con người có đựơc sự an toàn được sống chung (Max Weber). + Mặt khác XHH tiếp cận văn hóa theo lối mở với cái nhìn xuyên VH do đó VH được hiểu là sản phẩm của con người là cách con người quan niệm về cuộc sống, tổ chức cuộc sống và sống cuộc sống ấy. - Điều kiện sống: điều kiện tự nhiên(nhiệt độ gió mùa) - Điều kiện xã hội Lịch sữ Văn hóa ( Nho giáo- lão giáo- phật giáo) 2/ Đối tượng nghiên cứu XHH văn hóa : gồm có + văn hóa học: nghiên cứu bản chất văn hóa + Lịch sữ: nghiên cứu văn hóa ở quá khứ (khảo cổ) + Nhân học : nghiên cứu nền văn hóa của các tộc người. + Quản lý học VH: nghiên cứu mô hình hành động văn hóa, quản lý XH về mặt VH + Kinh tế học VH: nghiên cứu những hành động VH sinh lợi, nghiên cứu mối quan hệ giữa Kinh tế và văn hóa. - Văn hóa là sự dư thừa, xa xỉ, phá vỡ kinh tế. XHH văn hóa nghiên cứu thực trạng của đời sống văn hóa, nghiên cứu sự vận động và biến đổi(trong không gian, thời gian ) của văn hóa, tập hợp tất cả các xu hướng của sự vận động và biến đổi, trong sự khảo sát và nghiên cứu ở 1 đối tượng nào đó cho ta biết được định hướng giá trị của đối tượng ấy. 1
  2. Tóm lại đối tượng của XHH văn hóa là khảo sát tòan bộ lĩnh vực văn hóa, nhằm xác định cái nhu cầu cụ thể của từng nhóm công chúng để từ đó có những kiến nghị cho người làm công tác văn hóa có những hoạch định chính sách văn hóa phù hợp. Xác định xu hướng và sự biến động của văn hóa để từ đó có những kiến nghị cho sự phát triển của văn hóa cho đời sống văn hóa phù hợp. 3/ Thành tố văn hóa: được hiểu là nhiều yếu tố hợp lại • Văn học vật thể: (hữu thể , vật chất) là những sản phẩm văn hóa gồm : tư liệu sản xuất( danh lam thắng cảnh) và tư liệu sinh hoạt(những mặt hàng thủ công mỹ nghệ). • Văn hóa phi vật thể: ( Vô thể - tinh thần) bao gồm các tác phẩm văn hóa như: âm thanh tạo hình (Hội họa; điêu khắc); những tác phẩm (văn chương; múa, sân khấu). Khuôn mẩu văn hóa: là những quy tắc văn hóa trở thành mẫu mực nhằm duy trì mối quan hệ giữa người và người trong xã hội, con người có bao nhiêu quan hệ xã hội thì có bấy nhiêu khuôn mẫu văn hóa. Vd: - quan hệ gia đình; quan hệ dòng họ; quan hệ hàng sớm; quan hệ tổ quốc; quan hệ nhân loại;QH siêu nhiên => sự phân biệt văn hóa vật thể và phi vật thể cũng chỉ là tương đối mà thội vì trong thực tế văn hóa vật thể luôn mang ý nghĩa phi vật thể còn văn hóa phi vật thể luôn có xu hướng cụ thể hóa ý nghĩa của nó thông qua 1 cái vật thể nào đó. II/ VĂN HÓA VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN: 1/ Văn hóa với tự nhiên: Là sản phẩm của con người, tự nhiên là những cái có sẵn con người luôn dựa vào những điều kiện tự nhiên để sáng tạo cho mình 1 nền văn hóa, chính vì vậy mà trên tất cả các lĩnh vực văn hóa( tác phẩm văn hóa;sản phẩm văn hóa; khuôn mẩu văn hóa)người ta điều nhận thấy dấu ấn của tự nhiên. VD: Âm nhạc: các vùng miền hưởng thụ âm nhạc một cách khác nhau do yếu tố tự nhiên như Trung thì cao; Nam thì bằng. Cần chánh quan điểm cho rằng tự nhiên quyết định VH vì như vậy không thấy được tính chủ động, sáng tạo của con người đối với môi trường tự nhiên mình đang sống như vậy điều kiện tự nhiên qui định tính văn hóa và đó là chất liệu tạo nên bản sắc văn hóa của 1 dân tộc, đất nước, một vùng miền nào đó và thông thường trong những tác phẩm VH người ta hay biến những hình ảnh của tự nhiên trong VH đã được sáng tạo để trở thành những điều gần gũi thân thương với con người. 2/ Văn hóa với xã hội: Văn hóa và xã hội là 2 khái niệm thống nhất nhưng không đồng nhất, thống nhất vì tất cả mọi xã hội điều sản sinh ra những nền VH của mình còn VH thì luôn thuộc về 1 xã hội cụ thể, xã hội tác động đến văn hóa bởi những thiết chế của mình chủ yếu là những thiết chế về chính trị, tôn giáo , gia đình.(VD: con vua thì được làm vua) Người ta gọi những ảnh hưởng của xã hội đó là tính xã hội của VH mặt khác văn hóa luôn luôn phản ánh đới sống xã hội, xã hội chẵng những là 1 cái cơ chế sản sinh ra VH mà còn là nơi lưu trữ, luân chuyển nền văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác, VH chẵng những là sản phẩm của xã hội mà còn là công cụ phản ánh xã hội trên tất cả các lĩnh vực. Xã hội là gì: là một tập hợp các sinh vật, sống trên 1 địa bàn hay một lãnh thổ và tồn tại qua thời gian, cùng nhau thực hiện các chức năng căn bản để duy trì đới sống là: - Lao động sản xuất và lao động không sản xuất. - Sinh sản ( chức năng kép) tính dục và tình dục( tính dục là duy trì nòi giống, duy tôn dòng họ), tình dục thỏa mãn nhu cầu. - Tự vệ - Truyền thông (giao tiếp) Ngoài 4 chức năng trên để phân biệt được con người và con vật thì đòi hỏi phải có yếu tố văn hóa. Do đó để sinh tồn con vật sinh tồn bằng bản năng do duy truyền mà có, còn con người sinh tồn bằng văn hóa do học hỏi. 3/ Văn hóa với văn minh: 2
  3. Văn minh: là nói về cuộc sống định cư, xét về mặt kiến trúc + Nói về một nền học vấn: là nói đến mẩu tự,(chữ quốc ngữ có từ thế kỷ 15 phổ biến trong nhà thời, còn hình thành phổ biến từ thế kỷ 20) + Có sự ra đời của nhà nước: tức là có những bộ Luật, chế tạo vũ khí, những chiến công quân sự(thế giới không công nhận mình có nền văn minh cổ vì không có kiến trúc, chữ viết) Văn minh được hiểu là trình độ phát triển của văn hóa, theo nghĩa này văn minh chứa đựng các yếu tố khoa học kỹ thuật, về trình độ chinh phục tự nhiên của con người do đó khi nói đến văn minh người ta thường xếp các nền văn minh theo trật tự từ thấp đến cao và người ta có thể so sánh được trình độ văn minh cao hay thấp giữa các dân tộc, các thời đại.Khi các nền văn hóa tiếp xúc với nhau thì nền văn hóa nào có trình độ văn minh cao hơn thì sẽ lấn áp những nền VH có trình độ văn minh thấp hơn, bởi vì văn minh thường mang tính nhân loại, văn hóa thường mang tính dân tộc. Trong các hành vi của cá nhân những hành vi nào thiên về văn hóa thì được thực hiện theo động cơ nhân văn, còn những hành vi thiên về văn minh thì được thực hiện theo động cơ định chế do đó con người trong xã hội văn minh luôn có tác phong phức tạp III/ MỘT SỐ NỘI DUNG CĂN BẢN TRONG VĂN HÓA: 1/ Biểu tượng: là mượn một vật để nói lên một nghĩa khác. Biểu tượng là bất cứ vật gì mang ý nghĩa riêng biệt mà các thành viên trong 1 cộng đồng hay 1 xã hội điều có thể nhận biết. Các yếu tố trong tự nhiên: âm thanh, hình ảnh, màu sắc, cử chỉ điều có thể sử dụng như một biểu tượng. Phạm vi của biểu tượng rất rộng có những cái mang tính chất Quốc tế, hiện đại có những cái mang tính chất dân tộc, truyền thống, cũng có những cái mang tính chất đặc thù chuyên biệt ( chuyên ngành) với những cái mang tính chuyên biệt thì chỉ có học mới sử dụng được. Biểu tượng có 1 ý nghĩa hết sức quan trọng trong nền văn hóa, chính nó làm cho nền văn hóa trở nên phong phú đa dạng và còn là cái tạo nên sự khác biệt giữa các nền văn hóa là cách để con người ghi dấu ấn trong cuộc sống và cũng là công cụ để con người sáng tạo và lĩnh hội nghệ thuật(chỉ có biển mới biết thuyền đi đâu về đâu) Tuy nhiên khi các nền văn minh tiếp xúc với nhau nếu việc sử dụng các biểu tượng không được nhất quán thì sẽ dẫn đến những nhằm lẩn đáng tiếc. 2/ Ngôn ngữ: nói, viết, không lời, biểu tượng. Ngôn ngữ có chức năng là phương tiện để giao tiếp. Ngôn ngữ là một hệ thống các biểu tượng mà ý nghĩa của nó đã được chuẩn hóa . Ngôn ngữ có nhiều hình thức nhưng trong giao tiếp người ta sử dụng ngôn ngữ nói.Ngôn ngữ được xem là 1 thành phần tinh túy linh hồn của văn hóa, nó vừa là sản phẩm, vừa là công cụ văn hóa, nhờ có ngôn ngữ mà con người thể hiện nền văn hóa của mình bằng nhiều dạng thức khác nhau, cũng như nhờ có ngôn ngữ mà văn hóa được lưu trữ và luân chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác, mặt khác ngôn ngữ luôn luôn phản ánh đời sống xã hội, tính đa dạng của văn hóa được thể hiện thông qua tính đa dạng của ngôn ngữ(mà tính đa dạng gọi là phương ngữ) Xét về cấp độ thì chúng ta có ngôn ngữ Hàn lâm(Bác học) hay còn gọi là thuật ngữ chuyên ngành; ngôn ngữ văn chương mang tính chất diển ngữ (mang tính chất hình thức) VD: Ô ngọn gió nào đưa anh tới đây. Dưới ngôn ngữ văn chương là ngông ngữ đời thường; dưới đời thường là lời nói thô tục. 3/ giá trị văn hóa: là giá trị chung (XH) có sẳn trong tự nhiên; kinh tế; khoa học; tâm linh(văn hóa tâm linh); thẩm mỹ (VH nghệ thuật); đạo đức(Văn hóa) => Giá trị là cái có lợi ích, đáng kính phục, đáng ngưỡng mộ đôí với con người và đoàn thể => giá trị là qui tắc cao nhất của hành vi Từ 2 cách hiểu trên chúng ta có thể cho rằng giá trị là điều mà các thành viên trong 1 cộng đồng hay 1 XH cho là đúng, là được, là nên, là phải, là tốt là cái để mọi người dựa vào đó để suy nghỉ và ứng xử. 3
  4. - Giá trị được xem là hạt nhân, cốt lõi là thành phần căn bản nhất của nền văn hóa bởi vì chính hệ thống giá trị nó tạo nên bản sắc của nền văn hóa, nó qui định xu hướng của 1 nền văn hóa nó làm cho các nền văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia giữa các thời đại khác nhau, bản sắc văn hóa của 1 dân tộc chính là hệ giá trị mà dân tộc đó đang tôn vinh, ngưỡng mộ và nó chi phối toàn bộ họat động, trí thức của dân tộc ấy, tất nhiên bản sắc văn hóa phải được hiểu trên cơ sở của những giá trị đầu tiên mang tính bản địa. - Tuy nhiên giá trị là cái tương đối bởi vì mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mỗi thời kỳ có những thang giá trị khác nhau mặt khác gia trị cũng thay đổi rất chậm, nó phụ thuộc vào những quá trình XH, sự thay đổi của hệ thống giá trị phản ánh sự thay đổi của nền văn hóa, giá trị thường là cái bên trong, trừu tượng còn biểu hiện ra bên ngoài của nó hay cụ thể hóa nó, chính là những qui tắc hay những tiêu chuẩn, 1 giá trị tùy theo mức độ quan trọng của nó mà có những hệ thống quy tắc, quy chuẩn nhiều hay ít. - Giá trị văn hóa có những chức năng sau: + nó kiểm soát suy nghĩ và ứng sử của con người. + Nó định hướng cho suy nghĩ và hành động của con người. + Nó mang đến cho đời sống cá nhân ý nghĩa (1 người trung thực, 1 ngưồi chung thủy) + Giúp cho sự đòan kết trong xã hội. 4/ Quy tắc, chuẩn mực: (khuôn mẫu) Qui tắc là những cái qui định nhằm duy trì và đều chỉnh hành vi sử xự giữa người và người trong các mối quan hệ xã hội, nhờ đó mà trật tự XH được duy trì những cái quy tắc nào được xem là căn bản để nhằm điều chỉnh những mối quan hệ căn bản trong XH thì được coi là những chuẩn mực hay khuôn mẫu, như vậy phạm vi của qui tắc là rất rộng, có những qui tắc cụ thể, cũng có những qui tắc mơ hồ, có những qui tắc thông thường, cũng có những qui tắc đặt biệt. Thông thường con người không thể biết hết tất cả các quy tắc, và nó có thể tồn tại dưới dạng tiềm thức hay tri thức, nhưng khi vi phạm vào hệ thống qui tắc lập tứ con người được điều chỉnh bằng nhiều hình thức (chế tài), nhiều mức độ khác nhau,chính vì vậy mà qui tắc là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau (tâm lý; đạo đức ; pháp luật). 5/ Phong tục tập quán: (tập tục) Phong tục cũng là 1 quy tắc, nó ra đời từ 1 giá trị được đề cao và bản thân sự tồn tại của nó là nhằm nuôi dưỡng sự tồn tại này, những quy tắc được thể hiện dưới dạng những phong tục thường được thực hiện bằng những nghi lễ, nghi thức, nghi tượng, nghi vật. Tập tục cũng là 1 quy tắc, nhưng nó không ra đời từ 1 giá trị được đề cao, bản thân sự tồn tại của nó cũng không nuôi dưỡng cho 1 giá trị nào, nó hình thành do sự bắt chước, mô phỏng đôi khi mang tính chât hãnh tiến 6/ Sự tuân thủ và sự lệch lạc: a/ Sự tuân thủ: Xã hội luôn điều tiết suy nghĩ và hành động của con người bằng các giá trị của nó nhưng giá trị là cái bên trong, cái trừu tượng do vậy sự điều tiết phải được thực hiện thông qua những quy tắc dưới nhiều dạng thức khác nhau( chẳn hạn như chuẩn mực, khuôn mẩu hay phong tục)do đó sự thay đổi của giá trị Như vậy những quy tắc là sự cụ thể hóa của các giá trị nó trực tiếp điều chỉnh suy nghĩ và hành động của con người dưới 2 hình thức là điều tiết bên ngoài thông qua sự phê phán đánh giá lên án của người khác để cho cá nhân thay đổi suy nghĩ hành động của mình; hình thức thứ 2 là điều tiết bên trong là sự tự cá nhân nhập tâm, hay nội tâm hóa tức là biến những giá trị của xã hội thành cái của mình để nó tự điều tiết suy nghĩ và hành động của mình.(VD: tôi là một người trung thực) tôi là cái tôi của xã hội. b/ Sự lệch lạc: lệch lạc là một hiện tượng không tuân thủ sự điều tiết xã hội, không đáp ứng được sự chờ đợi, kỳ vọng ở người khác. Hiện tương lệch lạc được xét như là 1 hành vi xã hội và nó hết sức phổ biến trong các mối quan hệ xã hội vì bất kỳ cá nhân nào đôi khi người ta cũng có những hành vi, suy nghĩ lệch lạc.Lệch lạc còn là 1 hiện tượng tương đối vì nó không phải là cái mọi lúc mọi nơi và cũng không phải là cái đối với mọi người. Lệch lạc là 1 hiện tượng được nhiều ngành khoa học nghiên cứu(như đạo đức,tâm lý,tội phạm học…) với những mục đích khác nhauvà tùy theo cái qui mô hay tính chất người ta chia lệch lạc thành nhiều loại. 4
  5. VD: về qui mô: gọi là lệch lạc cá nhân hay nhóm + về tính chất: lệch lạc một cách bình thường; lệch lạc nguy hiểm. + Xã hội học thường trú trọng đến hiện tượng lệch lạc dưới góc độ tìm kiếm những nhân xã hội của nó. Lệch lạc bình thường là 1 phần tất yếu của cuộc sống. Đối với lệch lạc nguy hiểm nó đe dọa đến đới sống xã hội(VD: mại dâm, thông thường lệch lạc nguy hiểm có các dạng nguyên nhân xã hội ) là: + Do tính chất hụt hững, trống rỗng, thiếu vắng các giá trị văn hóa biểu hiện của các giá trị này là niềm tin; hoài bảo; ước mơ; lý tưởng. Từ đó dể dẩn đến bị lệch lạc nguy hiểm. + Những cái giá trị và biểu hiện của nó là những công cụ để điều tiết suy nghĩ và hành động của con người nhưng trong 1 hoàn cảnh nào đó nó tỏ ra không còn hiệu quả. + Do sự mâu thuẩn giữa những qui tắc chuẩn mực hay giá trị hoặc sự chồng chéo của nó mà trong 1 hoàn cảnh phải lựa chọn ca nhân không biết phải lựa chọn như thế nào là phù hợp. + Những giá trị mà con người ta được tiếp nhận từ rất sớm trong 2 môi trường gia đình và trường học nó khác với những giá trị thật, bắt gặp khi thật sự bước vào đời. IV/ CÁC KIỂU VĂN HOA: 1/ Văn hóa chung :là nền văn hóa đại diện cho 1 Quốc gia, nó được hình thành trên cơ sở của những giá trị chung, hay giá trị căn bản(đang phổ biến trong nền văn hóa, đó là giá trị căn bản) và nó được phổ biến bằng ngôn ngữ chung hay ngôn ngữ phổ thông. Trong 1 Quốc gia văn hóa chung có ý nghĩa hết sức lớn vì nó là nền văn hóa tạo ra những nền tảng xã hội do vậy trong những hoàn cảnh đặc biệt văn hóa chung rất dể trở thành lý tưởng chung hay cương lĩnh hành động của 1 thời đại hay lý tưởng tập thểv.v.. (VD: lòng yêu nước trở thành chủ nghĩa anh hùng cách mạng) Chính vì vậy văn hóa chung tạo ra sự đòan kết xã hội tuy nhiên nó cũng có những hạn chế của nó như làm cho nền văn hóa bị đồng nhất do đó kém hấp dẩn vì có những nền văn hóa nhỏ dần dần mất đi từ đó mất đi bản sắc của nền văn hóa nào đó. Sự đồng hóa giảm đi sự xung đột về văn hóa. 2/ Tiểu văn hóa: là nền văn hóa nhỏ lẽ, riêng biệt của từng cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng tôn giáo( trong ý thức hệ con người thì ý thức về tôn giáo rất mạnh nó dựa vào niềm tin). + Thể hiện trong các cộng đồng dân tộc + Thể hiện ở các vùng, niềm + Thể hiện ở tầng lớp xã hội, giai cấp. Tiểu văn hóa là nguồn gốc về xung đột. 3/ Phản văn hóa: là một mô hình văn hóa đi ngược lại với văn hóa chung của xã hội, làm cho nền văn hóa trở nên phong phú đa dạng, nhưng cũng bị hạn chế ở chổ tạo ra những cú sóc văn hóa. Được thể hiện ở những trào lưu văn hóa trong giới trẻ(trên vấn đề âm nhạc, thời trang , lối sống) tuy nhiên rất khó phân biệt phản văn hóa vì bất cứ hình thức phản văn hóa ra đời cũng gắn liền với ý nghĩa tiêu cực nên bị XH tẩy chay nhưng vẩn được XH chấp nhận khi nhìn ở mặt tích cực hơn (Vd: áo 2 dây; nhuộm tóc) 4/ Đa văn hóa: là mô hình văn hóa của xã hội hiện đại, ra đời từ những quốc gia đa chủng tộc, các dân tộc gìn giữ và phát huy nền văn hóa của mình trên tinh thần tôn trọng nền văn hóa của các dân tộc khác cùng chung sống hòa bình(do tính chất của toàn cầu hóa dần dần trở thành nền văn hóa đô thị) V/ BIẾN ĐỔI VĂN HÓA: 1/ Khái niệm: là sự thay đổi tất yếu của các nền văn hóa được diển ra trên nền văn hóa bản địa tiếp nhận những yếu tố ngoại lai. Qui mô, tính chất hay mức độ của sự biến đổi văn hóa phụ thuộc rất nhiều vào những nhân tố của sự tác động. 2/ Nguyên nhân: Rất nhiều như: + Những phát minh khoa học kỷ thuật như động cơ chạy bằng hơi nước đến sự ra đời của ngành hàng hải,truyền thông đại chúng như radio, tivi, internet , hay phát minh ra máy bay. 5
  6. + Chiến tranh cũng làm biến đổi văn hóa + Sự di dân từ châu lục này sang châu lục khác + Tòan cầu hóa cũng làm biến đổi văn hóa. 3/ Các kiểu biến đổi văn hóa: a/ Đồng hóa về văn hóa: Gồm có Đồng hóa cưởng chế: thường diển ra sau cuộc chiến tranh xâm lược, dân tộc thắng trận tìm cách áp đặt nền văn hóa của mình lên dân tộc bại trận Đồng hóa tự nguyện: khi một dân tộc nhỏ sống gần dân tộc lớn hơn mình về mọi mặt như: Dân số ;kinh tế, chính trị , văn hóa , quân sự dần dần nền văn hóa dân tộc nhỏ bị hòa tan vào nền văn hóa lớn một cách tự nguyện, kết quả nền văn hóa ấy mất đi sắc tộc chỉ còn lại dân tộc(đây là hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện nay) Quá trình đồng hóa diển ra như thế nào phụ thuộc vào 2 yếu tố + Nội lực của nền văn hóa bị đồng hóa, nếu nội lực mạnh thì việc đồng hóa diển ra khó khăn và đầy xung đột. + Phụ thuộc vào tính tương đồng hay dị biệt giữa 2 nền văn hóa, nếu tương đồng thì quá trình đồng hóa diển ra dể dàng còn dị biệt thì diển ra khó khăn. b/ Sự giao lưu tiếp biến văn hóa: là một quá trình mà các dân tộc giới thiệu cho nhau những cái mà người ta cho là tinh hoa trong nền văn hóa của mình. Được diển ra bằng rất nhiều hình thức tùy thuộc vào thời kỳ lịch sử. Tiếp sau quá trình giao lưu văn hóa là sự tiếp biến văn hóa(tiếp xúc rồi biến đổi) Khi các dân tộc sống chung thẩm thấu vào nhau rất dể dẩn đến qúa trìnhvay mượn bắt chước các hình thức văn hoa với nhau, mặt khác tiếp biến văn hóa còn diển ra bằng con đường hôn phối giữa các dân tộc, kết quả cùa quá trình này thường là các thế hệ về sau càng không biết được đâu là nét văn hóa của dân tộc mình đâu là nét văn hóa dân tộc mình vay mượn.( Vd : người Chiêm thì có cơm hến,bánh khọt, hát chầu văn). VI./ HƯỚNG TIẾP CẬN : 1/ Quá trình xã hội hóa: là quá trình cá nhân tự tiếp nhấn nền văn hóa mà mình đã sinh ra và lớn lên . Là quá trình mà cá nhân biến những giá trị của xã hội thành cái của mình, để đóng các vai trò xã hội(vai trò thông thường và vai trò định chế) Xã hội hóa là 1 quá trình diển ra suốt đời của con người với những nội dung, hình thức, tính chất, mức độ khác nhau(người ta ví xã hội hóa như một con tàu nếu bước xuống con tàu là con người) * Xã hội học chia quá trình này thành 3 giai đoạn • Giai đọan 1 là đứa trẻ và xã hội hóa diển ra trong hoàn cảnh gia đình đặc điểm của giai đoạn này là cá nhân chưa có sự lựa chọn do đó việc tiếp nhận xã hội hóa là 1 cách thụ động mang tính bắt buộc. Nội dung xã hội hóa thời kỳ này hết sức phong phú nó thể hiện trên tất cả các lĩnh vực, đời sống xã hội như là những tri thức, những kỷ năng, những qui tắc chuẩn mực, những giá trị đạo đứcv.v…Tất cả đều được truyền tải đến cá nhân bằng nhiều con đường dưới nhiều hình thức, nội dung, tuy nhiều nhưng tất cả điều được khái quát 1 cách tối đa cho đối tượng tiếp nhận 1 cách dể dàng.Tất cả quá trình xã hội hóa ở giai đọan này đều diển ra trong khung cảnh gia đình thông qua sự yêu thương âu yếm của người thân.Nội dung xã hội hóa thới kỳ này được mỗi cá nhân chuyển hóa 1 cách chặt chẽ và lưu trữ 1 cách sâu sắc để nó trở thành 1 nền tảng cho việc hình thành nhân cách trong mỗi con người. Do vậy đây là 1 thời kỳ hết sức quan trọng, dấu ấn của thời kỳ này sẽ theo con người suốt cả cuộc đời. Tuy nhiên cần lưu ý trong xã hội hiện đại giai đoạn xã hội hóa thời kỳ này đã có nhiều thay đổi do đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành nhân cách của nhiều thế hệ trong tương lai(Vd: trong quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa thì người mẹ trước đó là nội trợ còn xã hội bây giờ người mẹ trong thời kỳ này mang tính chất xã hội do đó vai trò của người mẹ lúc bấy giờ được thay thế bằng cô giáo) • Giai đọan cá nhân đến trường: (6 - 18 tuổi) Cá nhân bắt đầu có ý thức trong việc tiếp nhận xã hội hóa tuy nhiên tính áp chế về xã hội vẫn còn, môi trường xã hội hóa chủ yếu diển ra trong khuing cảnh nhà trường thông qua nhóm bạn học và hình ảnh thầy cô. 6
  7. Nội dung xã hội học thời kỳ này không phong phú bằng thời kỳ trước nhưng tất cả đều được chương trình hóa(mã hóa) cho phù hợp với tâm sinh lý của từng lứa tuổi(được thể hiện ở sách giáo khoa). Nội dung xã hội hóa thời kỳ này diển ra trên các lĩnh vực: về tri thức; kỷ năng; những giá trị sống tất cả đều ở trình độ phổ thông. Đây là 1 thời kỳ được xem như là 1 chiếc chìa khóa cho cá nhân mờ cửa tương lai, chính vì vậy nếu như cá nhân nào không trải qua nền giáo dục phổ thông thì đó là 1 hố sâu cả đời khó lắp. Giai đoạn này thì hình ảnh thấy cô giáo và vai trò của bạn học có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành nhân cách của cá nhân. + Giai đoạn cá nhân thật sự bước vào đời: Đặc điểm là cá nhân đã có ý thức trong việc tiếp xã hội học, tính áp chế từ phía xã hội giảm dần, cá nhân chủ động vươn lên tự hòan thiện mình theo sự điều tiết của xã hội (chủ động xã hội hóa) Nội dung xã hội hóa thời kỳ này là cá nhân hệ thống lại những giá trị cũ 1 cách có lựa chọn và tiếp túc tiếp nhận những giá trị mới, lúc này hành động cá nhân đã có khuynh hướng và nhân cách đã được xác lập. Tóm Lại: Xã hội hóa là một quá trình mà xã hội liên tục tác động đến cá nhân bằng nhiều hình thức, nhiều con đường, còn cá nhân tiếp nhận và chuyển hóa. Quá trình này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chẳng hạn như môi trường, hoàn cảnh, chế độ chính trị, những đặc điểm cá nhânv.v… Mục đích của xã hội hóa cuối cùng là mong muốn sau cho mỗi cá nhân trở thành 1 thành viên thật sự của một xã hội, cộng đồng hay một nhóm xã hội nào đó. Nội dung xã hội hóa diển ra trên rất nhiều hình thức, rất nhiều cấp độ, những tri thức, những giá trị, đạo đức , thẩm mỹ nhân cáchv.v… Nó nhiều hay ích, cao cả hay bình thường, phong phú hay đơn điệu trong mỗi con người thường quyết định bởi cơ chế và biện pháp của các quá trình tác động đặc biệt là 2 môi trường (gia đình và nhà trường phổ thông) còn các yếu tố khác như giới tính; tầng lớp xã hội; tôn giáo chế độ dinh dưỡng; đặc điễm cá nhânv.v…chỉ đóng vai trò là cơ sở là điều kiện chứ không quyết định. 2/ Quan điểm về tính tương đối văn hóa: Xuất phát từ chổ mỗi nền văn hóa ra đời trong điều kiện tự nhiên xã hội khác khi tiếp xúc với nhau người ta dể dàng nhận thấy những điều khác biệt trong phong tục tập quán, trong khuôn mẩu hành vi, trong những sản phẩm văn hóa và những nét văn hóa.Từ sự khác biệt đó dẩn đến tâm lý là chê bai miệt thị, khinh bỉ, mặt khác con người thường có tâm lý thích những cái gì gần gũi, quen thuộc với mình mặt khác con người thường lấy những giá trị trong nền văn hóa của mình để làm tiêu chuẩn làm thước đo làm cơ sở để phán xét đánh giá các nền văn hóa khác từ đó dẩn đến cái chủ nghĩa “ vị chủng”( đề cao dân tộc mình) Xuất phát từ thực tế đó để khắc phục tình trạng xung đột về văn hoa người ta đưa ra quan điểm về tính tương đối văn hóa. Nội dung chủ yếu của quan điển này cho rằng ý nghĩa thực sự của 1 nền văn hóa là ở chổ nó ra đời trong những hoàn cảnh điều kiện như thế nào nhằm đáp ứng hay thỏa mãn những nhu cầu gì và các thành viên của cộng đồng xã hội ấy đón nhận nó với thái độ như thế nào chứ không phải từ sự đánh giá bên ngoài. Trong thực tế người ta rất dể nhận thấy một hình thức văn hóa nào đó rất kỳ quặt đối với dân tộc này nhưng lại được tôn vinh ở 1 dân tộc khác đều đó chỉ có thể giải thích bằng tính tương đối văn hóa(Vd: khi ta thấy các dân tộc đến ngày lễ hội thì thấy sõ kim qua da, đối với ta thì thấy man rợ còn đối với họ thì coi đó là thiêng liêng) Như vậy tính tương đối văn hóa có 1 ý nghĩa rất lớn nó giúp cho con người ta tránh được xung đột về văn hóa, nó giúp cho các nền văn hóa xích lại gần nhau qua đó con người học hỏi những hình thức văn hóa của nhau làm cho sự giao lưu tiếp biến văn hóa được dể dàng và cũng qua đó các nền văn hóa làm phong phú những hình thức văn hóa của dân tộc mình. Nếu quá coi trọng tính tương đối văn hóa thì dần dần mất đi bản sắc của nó. 3/ Lý thuyết sinh học: Nhằm giải thích sự khác biệt cũng như nguồn gốc ra đời của văn hóa. a/ Lý thuyết về chủng tộc cho rằng sở dĩ có sự khác biệt về văn hóa giữa các dân tộc là do có sự khác biệt chủng tộc như vậy chủng tộc quyết định văn hóa. Lý thuyết này cho rằng nhân loại có 3 nền văn hóa lớn gắn liền với 3 chủng tộc(gồm chủng tộc da trắng; da vàng; da đen) 7
  8. b/ Lý thuyết ưu sinh: (ưu tiên trong sinh sản) cho rằng văn hóa bị quyết định bởi vấn đề sinh học do đó muốn có những sản phẩm văn hóa tốt thì phải có những yếu tố sinh học vượt chọi như vậy cần phải thực hiện việc ưu tiên lựa chọn trong vấn đề duy trì nòi giống. Lý thuyết này vạch ra 3 xu hướng bất lợi cho nhân loại + Cho rằng con người luôn luôn có xu hướng nghèo, con đông, học vấn thấp cho nên văn hóa tầng lớp này không cao. + Cho rằng nền y học của nhân loại ngày càng phát triển do đó khả năng sống sót của những người khiếm khuyết là rất cao điều đó tạo cho họ duy trì sự khiếm khuyết của mình cho thế hệ sau do đó văn hóa của loại này không tốt do yếu tố sinh lực quyết định văn hóa do đó nếu tồn tại thì không tốt. + Chiến tranh xảy ra từ khi có nhân loại tới bây giờ cho nên khả năng chết cao nhất thuộc vào thành phần ưu tú (thể lực ; trí thức; tâm lực) văn hóa ở xu hướng này không tốt vì còn lại những người khiếm khuyết để duy trì cho thế hệ sau. 4/ Lý thuyết hệ thống : Coi nền văn hóa trên thế giới này như là một hệ thống, 1 chỉnh thể trong đó có rất nhiều những nền văn hóa khác nhau được coi là những hệ thống con, những hệ thống con này đại diện cho văn hóa của các dân tộc với nhiều tính khác biệt do vậy mà trở thành một hệ thống văn hóa phức tạp do đó người ta đi tìm những nét tương đồng trong hệ thống văn hóa của thế giới, điều đó dẩn đến những quan điểm phân chia hệ thống văn hóa trên thế giới thành 2 hệ thống con với những nét tương đồng, tương đối đó là nền văn hóa phương Đông và nền văn hóa Phương Tây. • Lý thuyết này cho rằng nền văn hóa phương Đông sở dĩ có những nét tương đồng chung là bị ảnh hưởng bởi phât giáo; hồi giáo và nho giáo, lão giáo.Đặc trưng của nền văn hóa phương Đông dựa trên cơ sở kinh nghiệm do đó con người mang tính chất duy cảm(xuất phát từ tâm) cho nên con người Phương Đông là hướng nội, đào sâu vào thế giới nội tâm, chính từ hướng nội cho nên ở xã hội phương Đông không phát triển về khoa học mà chỉ phát triển về huyền học (như Voga, thiền,tôn giáo)Chính vì hướng nội cho nên con người xem thế giới này là không khám phá thế giới. • Nền văn hóa Phương Tây dựa trên tư duy thực nghiệm khác kinh nghiệm ở chổ đi tìm lý do nguyên nhân tại sau bị vậy cho nên mang tính chất duy lý vì vậy khoa học phát triển. Khoa học [phát trểin cho nên con ngươi mang ý niệm hướng ngoại thích khám phá và tìm tòi. 8
  9. VĂN HÓA DÂN GIAN: I/ TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DÂN GIAN: 1/ Mục đích nghiên cứu: Sự họat động biến đổi văn hóa là qui luật tất yếu của tất cả các nền văn hóa, quá trình vận động, biến đổi diển ra trên cơ sở nền văn hóa dân gian do đó việc nghiên cứu văn hóa dân gian là để xác định xu hướng cũng như so sánh khác biệt trong quá trình biến đỗi nền văn hóa. 2/ Các khái niệm văn hóa dân gian: Là văn hóa do nhân dân sáng tạo thưởng thức và lưu truyền , văn hóa dân gian là nền văn hóa bản địa, nền văn hóa gốc, văn hóa khởi đầu của 1 dân tộc chính nền văn hóa này khẳng định bản sắc văn hóa của 1 dân tộc. Văn hóa dân gian là nền văn hóa do nhân dân lao động sáng tạo, hiểu theo nghĩa này là nhằm phân biệt với nền văn hóa Hàn lâm,bác học. 3/ Đặc trưng của nền văn hóa này là tính lưu truyền không văn bản. 4/ ý nghĩa: Nền văn hóa dân gian là nền văn hóa đầu tiên của dân tộc do đó nó là cơ sở , nền tảng việc hình thành nên bản sắc văn hóa, bởi trong một quá trình lịch sử ra đời và phát trểin của nó đó là cái noi vũ trụ của tri thức, của thẩm mỹ, cách nghĩ, cách làm của chiều sâu trí tuệ của 1 dân tộc và lại được lọc lựa chọn trong quá trình lịch sử chính vì vậy văn hóa dân gian đóng vai trò là nền văn hóa căn bản cốt lõi trong nền văn hóa chung của dân tộc và chimnh1 vì vậy khi muốn biết về 1 dân tộc nào đó người ta phải tìm hiểu nền văn hóa dân gian của dân tộc ấy.Tuy nhiên bản chất của văn hóa là luôn luôn biến đỗi do đó văn hóa dân gian không phải là cái thứ nhất mà nó luôn có sự thay đổi phát triển chung của xã hội. Quá trình thay đỗi thích ứng của nền văn hóa dân gian có 1 ý nghĩa hết sức lớn lao với mục tiêu gìn giữ phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc. 5/ Tiêu chí nghiên cứu: Nghiên cứu nền văn hóa dân gian chính là nghiên cứu sự vận động và biến đỗi của nó dưới rất nhiều những nguyên nhân tác động và được xem xét 1 cách cụ thể trong không gian, thời gian nhất định từ đó xác định xu hướng vận động và biến đỗi của văn hóa dân gian. II/ MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA VĂN HÓA DÂN GIAN: 1/ Âm nhạc dân gian: a/ Khái niệm: là loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm, ngôn ngữ thể hiện của nó là âm thanh trên cơ sở sự tác động những chất liệu hay gọi là nhạc cụ . Nguồn gốc của nghệ thuật ra đời từ lao động và tín ngưỡng tôn giáo. Đây là quan điểm chính thống. b/ Đặc trưng của âm nhạc là âm thanh được thể hiện qua nhịp điệu, tiết tấu, giai điệu, phức điệu(bè), hòa thanh. c/ Phân loại: Khi nói đến âm nhạc thì nói đến hệ và loại. Hệ là cách thức tác động để tạo ra âm thanh(Vd: Hệ gõ; hơi; kéo; gãy) Loại là chất liệu để tạo nên nhạc cụ còn gọi là bát âm như: mộc; kim; thạch;bào; giác;trúc; tơ; thổ(trống đất bây giờ không còn sử dụng) Hầu hết những chất liệu tạo ra nhạc cụ dân gian đều lấy từ tự nhiên đặc biệt là những sản vật của những vùng miền. Trong nghiên cứu về âm nhạc dân gian người ta đặc biệt nghiên cứu nền âm nhạc của các dân tộc thiểu số đặc biệt là các âm nhạc dân tộc Tây nguyên(bộ còng chiên) di sản văn hóa phi vật thể thế giới; Đàn tính của người Tày. 2/ Dân ca dân gian: a/ Khái niệm: dân ca là 1 hình thức ca hát trong dân gian mà ngôn ngữ thể hiện chủ yếu là lới ca mà lời ca được sử dụng lấy từ ca dao. b/ Đặc trưng: của dân ca là lời ca, được thể hiện qua nhịp điệu, vần điệu, sắc điệu(sắc thái được diển đạt được nhấn trong âm), giọng điệu( thể hiện được cái hồn của nó) c/ Phân loại: Có nhiều tiêu chí để phân loại nhưng 1 cách phổ biến nhất là theo vùng miền( trong công tác sưu tầm thì ta dùng tiêu chí này nhiều). Tiêu chí theo tính chất được thể hiện qua lao động( hát chầu văn;hát sắc mùa; dân ca tính ngưỡng; dân ca sinh hoạt là 1 hình thức dân ca phổ biến nhất vì nó có thể lồng ghép vào các loại khác nhau như hát ru; hát lý giao duyên; hò đối đáp; ghẹo; hát huê tình) 3/ Múa dân gian: a/ Khái niệm: Là một loại hình nghệ thuật mà ngôn ngữ của nó mang tính chất tạo hình bằng những cử chỉ thể hiện 1 cách liên hoàn trên cơ thể của con người b/ Đặc trưng: Bao gồm 9
  10. + Tính cách điệu: sự biểu đạt mang tính nghệ thuật(chữ viết; vẽ tạo một hai điểm nhấn để tô thêm vẽ đẹp) + Tính tượng trưng: Dùng 1 sự vật nào đó để thay thế cho 1 sự vật khác(Vd: dùng hiện tượng Múa thể hiện 1 cô gái ở độ tuổi hồn nhiên đang hái hoa bắt bướm). + Tính khái quát: Bỏ qua những chi tiết nhỏ nhặt giữ lại những chi tiết căn bản cốt lõi dùng để thể hiện những sự kiện hay quá trình lịch sử nào đó. Người ta thường phân loại múa theo tính chất lao động, tính ngưỡng, múa sinh hoạt. Tuy nhiên sự phân loại chỉ có tính chất tương đối vì múa lao động cũng có thể là múa sinh hoạt, múa tính ngưỡng cũng có thể là múa sinh hoạt(múa lân; múa rồng). Riêng hình thức múa sinh họat thì dân gian Việt Nam không có chỉ có các dân tộc mới có múa sinh họat còn người Kinh không có. 4/Sân khấu dân gian:(Ngữ văn; múa ; hội họa) a/ Khái niệm: là loại hình nghệ thuật mang tính chất tổng hợp(vì sử dụng nhiều loại hình nghệ thuật trong đó)ngôn ngữ thể hiện chủ yếu là lời ca điệu bộ. b/ Đặc trưng: + Gồm tính ước lệ và tính tượng trưng c/ Phân loại: Sân khấu dân gian gồm có + Chèo: là 1 loại hình nghệ thuật dân gian mang tính chất thuần Việt được ra đời ở Châu thổ Sông Hồng, nghệ sĩ là những người nông dân thường ta gọi là chiếu chèo; lên chiuyên nghiệp còn được gọi là phường chèo; gánh chèo; hội chèo. NGôn ngữ thể hiện bằng lời ca, điệu bộ (thường sử dụng quạt). Nội dung chủ yếu là những câu truyện mang tính chất đạo lý. + Tuồng: (Hát bội; hát bộ) là loại hình nghệ thuật, ngôn ngữ chủ yếu là lời ca, điệu bộ, có nguồn gốc từ bên Trung Quốc nhưng lại kết hợp với một loại hình sân khấu khác của người Mông Cổ, đến đời Trần mới xuất hiện ở ta. Xét về tuồng có 2 loại tuồng, nội dung thường thể hiện những câu truyện lịch sử mang tính chất bi tráng, tuồng có 2 loại: Tuồng pho( tuồng có sẳn câu truyện) Tuồng đồ ( tuồng tự sáng tác). + Cải lương: là một loại hình nghệ thuật ngôn ngữ chủ yếu là lời ca và ít điệu bộ, nội dung chủ yếu là những câu truyện mang tính chất trử tình, buồng; ra đời ở Nam bộ vào những thập niên 30. Cải lương là 1 sự kết hợp của tuồng, kịch,bản nhỏ(tài tử; nhã nhạc); hát dạ cổ. Loại hình này bắt đầu từ câu đối của ông Nguyễn Hoài Nghĩa sau đó cải cách thành cải lương. Loại hình này mang tính chất tiếp biến văn hóa nhiều nhất. + Múa rối nước: là 1 hình thức nghệ thuật, ngôn ngữ thể hiện chủ yếu là những quân rối, con rối, chủ đề thường là những câu truyện ngụ ngôn, đối tượng nhắm đến là thiếu nhi. Được ra đời ở Châu thổ Sông Hồng, đây là 1 loại hình nghệ thuật đặc trưng của Việt Nam. 5/ Tạo Hình Dân Gian: a/ Khái niệm: là một loại hình nghệ thuật ngôn ngữ thể hiện chủ yếu là cách tạo hình, tạo vật,sản phẩm hết sức phong phú b/ Đặc trưng: + Màu sắc: chủ yếu là ngũ sắc, được lấy từ tự nhiên( không dùng màu hóa chất) đặc điểm bền màu(bùn; đất; cây; than; đá). + Xa, gần: để diển tả những gì xa, gần. + ánh sáng: chủ yếu sử dụng ánh sáng tự nhiên, dùng để diển tả thời gian và không gian. + Đường nét: gồm nét thẳng và nét cong(trong tạo hình dân gian thì không cần bố cục, vẽ theo ý tưởng). c/ Phân loại: + Hội họa: chủ yếu là dùng tranh khắc gổ, loại hình này hình thành lên những làng nghề (làng nghề tranh đông hồ)loại hình dùng tranh khắc ghổ thì không phong phú, chỉ phong phú khi người Pháp qua và đào tạo . + Điêu khắc: là nghệ thuật làm ra những bức tượng, chủ yếu là tượng người, các con vật linh thiêng(chó , mèo, trâu) chất liệu lấy từ tự nhiên như gổ ; đá ; đất; vàng ; bạc; tre. Phương pháp: nặn , đục, đẻo , gọt. sớm hình thành nên những làng nghề như làng nghề Đồng Kỵ 10
  11. + Kiến trúc: chủ yếu xây dựng những công trình mang tính chất công cộng, tín ngưỡng tôn giáo(lăng, đền, đình, cổng làng, nhà canh) . Theo tốc độ đô thị hóa thì bây giờ không còn. + Thủ công mỹ nghệ: làm ra dụng cụ sinh hoạt phục vụ cho đời sống con người như trang sức, loại hình này sớm hình thành làng nghề với trình độ tinh vi khéo léo, thể hiện tài năng của người dân VIệt Nam. 6/ Lễ hội dân gian: a/ Khái niệm: là 1 hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang tính chất tổng hợp lễ hội dân gian gồm 2 bộ phận: + Lễ : là phần chính bao gồm các nghi thức, nghi tượng, nghi vật; trên lễ hội dân gian phần lễ thường được tiến hành thông qua việc công bố Thần phả, thần tín (nguồn gốc vị thần, gia phả, công lao 1 vị thần đóng góp cho làng) + Phần hội: là phần vui chơi, mang tính chất cộng cảm( tức là cái cảm xúc của cả cộng đồng như nhau) b/ Ý nghĩa:+ Cấu kết cộng đồng: tạo nên sức đoàn kết xã hội rất cao + Giáo dục truyền thống: (nói về anh hùng dân tộc hay một làng nghề để gìn giữ bản sắc của dân tộc) + Mang tính chất bình đẳng xã hội: là không phân biệt giới tính và tuổi tác. + Tìm một chổ dựa cho tinh thần: mong muốn được sự che chở, an bình + Lưu giữ những giá trị, truyển thống của cộng đồng để tạo được niềm tự hào của cộng đồng. + Cũng là nơi bộc lộ tài năng trí tuệ của các thành viên trong cộng đồng bằng hình thức thi thố. c/ Phân loại: có 2 cách phân loại + Theo đồng đại: phân loại theo vùng, miền (không gian diển ra lễ hội) + Theo lịch đại: theo thời gian. Hiện nay đối với chúng ta thì phân loại theo tính chất. Về mặt lao động thì có 2 lễ hội phổ biến là: + Lao động nông nghiệp: tồn tại dưới rất nhiều tên gọi khác nhau(thần nông, cúng trăng của người Khơ me)+ Lao động ngư nghiệp: cúng để cầu sinh mưa thuận gió hòa được diển ra dưới 2 hình thưc là cầu ngư và nghinh ông (đón cá vôi), cầu ngư ở Bắc trung bộ, Trung trung bộ đổ vào là Nghinh ông, + lễ hội anh hùng dân tộc: trong Nam : Lễ hội ông Nguyễn(diển ra ở Rạch giá); Trương định ở Tiềng Giang + Lễ hội tính ngưỡng : Ở Bắc có lễ hội Phủ dầy; Ở Nam có Bà Chúa sứ; ở Tây nguyên có lễ hội Bỏ mã; ler64 hội phồn thực. + lễ hội tôn giáo: có lễ hội Noel; Phật đản; Vu Lan. + Lễ hội nghề: Mộc: ông lỗ Bang; May: Cửu thiên Huyền Nữ; nghề vàng bạc: ở chùa Lệ Châu. 11
  12. 12
  13. VĂN HÓA GIA ĐÌNH: I/ TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA GIA ĐÌNH: 1/ Khái niệm: là những hình thức văn hóa diển ra trong khung cảnh gia đình, nó được duy trì bằng tính truyền thống của mỗi gia đình để tạo thành những nét đặc trưng riêng được gọi là văn hóa gia đình. Cần lưu ý văn hóa gia đình và gia đình văn hóa vì gia đình văn hóa là 1 khái niệm mới bắt đầu từ thập niên 60 để đưa ra tiêu chí gia đình nằm trong thiết chế XHCN. + Chức năng của gia đình gồm: giáo dục( là xã hội hóa); kinh tế hộ gia đình; duy trì nòi giống; duy trì dòng họ; tình dục hợp pháp; nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em và người già;là chổ dựa tinh thần;bảo lưu duy trì và gìn giữ những giá trị truyền thống; diển ra các hoạt động về tôn giáo , tín ngưỡng . + Các kiểu gia đình: gồm gia đình đa thế hệ và gia đình 2 thế hệ. 2/ Nội dung: a/ Nghi lễ gia đình: những nghi lễ gắn liền với vòng đời của con người như: đầy tháng; thôi nôi (mắc miếng); sinh nhật; cưới; thọ; tang; giỗ. b/ Lễ tết. c/ Khuôn mẫu văn hóa: những qui tắc , qui định cách xử sự giữa người với người nhằm duy trì nhựng mối quan hệ căn bản trong gia đình còn được gọi là gia đạo(vợ chồng; cha mẹ; anh chị em; dòng họ; láng giềng). 3/ Tiêu chí nghiên cứu: nghiên cứu sự vận động biến đổi văn hóa gia đình dưới những tác nhân xã hội từ đó tìm ra xu hướng sự vận động biến đổi này. * Sự biến đổi của xã hội làm ảnh hưởng đến một số lĩnh vực trong nghệ thuật bị dần dần phai mờ như sân khấu dân gian nói chung và một số nghệ thuật khác: Trong xu thế hội nhập hiên nay, nhìn vào thực trạng của sân khấu chúng ta thấy đôi điều băn khoăn trước hiện tượng thưa vắng khán giả. Từ sự vắng khách dẫn tới có nhiều chiêu thức được người làm sân khấu thực hiện nhằm mục đích thu hút người xem đến với sân khấu.Đây cũng là một vấn đề hết sức cần thiết vì khi chúng ta hội nhập với sân khấu thế giới, vừa để biết mình vừa để biết người. Chúng ta nhìn ở góc độ sân khấu cải lương vắng khách là do chưa bắt kịp mạch đập của cuộc sống hiện đại. Từ nội dung đến hình thức vẩn là hình ảnh của chính nó một thời vang bóng. Điều đó có nghĩa là gần 1 thế kỷ qua cải lương rất ích thay đổi, bám chắc vào quan điểm thật và đẹp, sau nhiều năm tháng huy hoàng ở đỉnh cao vinh quang đã bắt đầu xa rời bản chất thích nghi với cái mới, khư khư lưu giữ cái cũ đang làm cho cải lương không còn phù hợp với xã hội hiện đại. Xem những vở mới của sân khấu cải lương, lớp trẻ thấy cuộc sống chuyển động với nhịp điệu chậm, thiếu hơi thở cuộc sống hôm nay.Cái tiết tấu chậm chạp ấy không chỉ ở diển xuất mà nó nằm chính trong diễn biến của nội dung câu chuyện. Để phù hợp với đời sống hiện đại, sân khấu cải lương cần thay đổi bằng cách tìm ra phương thức diễn tả mới, từ diễn xuất, trang trí phục trang, hóa trang…Rất tiếc là thay vì tìm tòi các yếu tố mới hay ít ra cũng làm mới lại những cai hay cũ, làm khác đi cái đã xem. Thì sân khấu cải lương lại tìm về các vỡ diễn cũ đã được thời gian khẳng định. Đành rằng phương thức này an toàn nhưng nó không thúc đẩy cải lương đi lên.Sân khấu cải lương phải đi lên bằng nhiều tác phẩm đích thực cải lương, cả về lượng và chất để người xem thưởng thức cái hay cái đẹp của tác phẩm trọn vẹn. CHúng ta chỉ cho họ thưởng thức những cái hay cvủa các trích đọan ngắn, một khi đã quen ngắn rồi, thì khó làm quen với việc xem dài. Hiện tượng khán giả không thích coi nguyên tuồng cải lương đã vô tình đưa tác giả ra khỏi quy trình sáng tạo nên tác phẩm. Hệ quả là không ai còn muốn sáng tác cải lương nữa.Thực ra cũng vân còn tác giả trẻ nhưng họ chưa đủ tự tin, chưa đủ bản lĩnh về nghề… hơn nữa, họ làm gì có môi trường để sáng tác khi không còn diễn từ đó làm cho các tác giả trẻ trưởng thành rất chậm. Từ các vấn đề trên ta thấy xu hướng biến đổi của xã hội đã dần làm cho sân khấu không còn thu hút được đông đảo quần chúng như trước kia. Do đó muốn cho sân khấu phát triển trở lại thì chúng ta phải cần phải hiện đại hóa sân khấu truyền thống. * Nghiên cứu sự vận động biến đổi VHGĐ dưới những tác nhân xả hội từ đó tìm ra xu hướng sự vận động biến đổi : 13
  14. Trong xã hội tiền công nghiệp thì các chức năng của gia đình là rõ ràng không có tổ chức nào thay thế được. Nhưng trong xã hội hậu công nghiệp, khi mà xã hội tham gia và quan tâm đến các dịch vụ nuôi trẻ, dạy dỗ, chăm sóc người già, trẻ em tốt hơn gia đình …và như vậy gia đình không còn giữ chức năng như trước nữa, đã có sự biến đổi mạnh mẽ về cấu trúc và chức năng của gia đình hiện nay.Chính vì những thay đổi về qui mô, cấu trúc gia đình làm cho văn hóa gia đình cũng biến đổi. Ở nức ta hiện nay, chức năng của gia đình ở cả khu vực nông thôn và đô thị đang có sự biến đổi do tác động của nền kinh tế thị trường và công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Quá trình đô thị hoa không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế mà còn diễn ra trong lối sống và cách thức tổ chức cuộc sống của từng gia đình. Một số chức năng được tăng cường như chức năng kinh tế để thay thế cho cho vai trò chủ đạo còn các chức năng khác như xã hội hóa trẻ em, chăm sóc người già đang được chuyển dần cho các tổ chức xã hội, đặc biệt là gia đình ở đô thị hóa. * Xu thế biến đổi dưới quá trình đô thị hóa, chúng ta làm cái gì để hổ trợ cho các làng nghề này: Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra rất mạnh mẽ và nhanh chóng do nhiều nguyên nhân đưa lại, như: Sự tăng trưởng kinh tế, Hệ thống cơ sở hạ tầng không ngừng mỡ rộng, cơi nới cùng với quá trình đó là sự di dân từ vùng nông thôn lên thành thị với mục đích tìm việc. Các đô thị Việt Nam thường có qui mô nhỏ, thiếu đồng bộ, cho nên để cho nền kinh tế đô thị phát triển thuân lợi, giải quyết vấn đề gia tăng dân số đô thị buộc phải đô thị hóa nhanh chóng. Trong quá trình đô thị hóa thì làng nghề Việt Nam cũng đứng trước cơ hội phát triển tốt và nhiều lần nắm bắt cơ hội đó để làm giàu ngay trên thôn làng mình( như gốm sứ bình dương;đá mỹ nghệ non nước). Nhưng thực tế cũng có nhiều làng nghề đang trong tình trạng khó khăn vì thiếu doanh nghiệp làm đầu tàu. Cho nên để các làng nghề phát triển cần phải có nhiều giải pháp đồng bộ từ làng nghề đến chính sách vĩ mô. Bản thân các cơ sở sản xuất ở làng nghề phải biết liên kết lại với nhau để thành những cơ sở, doanh nghiệp mạnh. Khi làm được điều này, làng nghề sẽ có lực bước ra, tìm hiểu thị trường và theo sát được nhu cầu thị trường.Tuy nhiên chính sách vĩ mô để tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển lâu nay chỉ tập trung vào các doanh nghiệp lớn mà lơ là các doanh nghiệp nhỏ. Chỉ khi nào nhà nước quan tâm hơm đến thành phần kinh tế tư nhân nhỏ ở làng nghề bằng các giải pháp cụ thể như chính sách thông thoáng; nguồn vốn dể tiếp cận; hổ trợ xúc tiến thương mại; hổ trợ đào tạo nghề; thì các làng nghề mới phát triển đồng bộ được./. *Hạn chế của thuyết tương đối văn hóa: Dù đươc nhiều người tán thành song thuyết tương đối văn hóa cũng không phải là thứ chìa khóa vạn năng. Trong khi nhấn mạnh tính độc lập và các giá trị tự thân của mỗi nền văn hóa thì thuyết này chưa làm rõ một vấn đề là chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với các hiện tượng có thể gọi là truyền thống mù quáng, không có thông số chung về quyền con người đã và đang tồn tại ở nền văn hóa này hay nền văn hóa khác( như chiếm hữu nô lệ; giết trẻ sơ sinh; săn đầu người; ném đá cho đến chết đối với phụ nữ ngoại tình; cấm phụ nữ đi học.v.v..) Thuyết tương đối chưa đưa ra được giải pháp khả thi đối với các văn hóa còn giữ lại nhiều dấu vết của thời nguyên thủy( như canh tác theo phong tục đốt rừng làm nương rẫy, gieo hạt bằng cách dùng gậy chọc lỗ,v.v..) Ngoài ra những người theo thuyết tương đối đã lúng túng rất nhiều khi giải quyết mối quan hệ vừa thống nhât vừa đa dạng của văn hóa. Cách tư duy siêu hình đã dẫn họ tới chỗ coi mỗi nền văn hoa như một thực thể thuần nhất, không có chổ cho sự đa dạng và sự bất đồng. => Lý thuyết này không dành chổ cho sự thống nhất văn hóa, không thừa nhận các giá trị mang tính phổ biến toàn nhân loại./. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2