intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định biên giới trên biển và khu vực biên giới biển của Việt Nam từ góc độ pháp Luật quốc tế

Chia sẻ: ViMessi2711 ViMessi2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

111
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, các tác giả đã phân tích và bình luận những quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề xác định biên giới và khu vực biên giới quốc gia trên biển theo quy định của pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đã phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, đưa ra những vấn đề còn bất cập, hạn chế và từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về việc xác định biên giới và khu vực biên giới của quốc gia trên biển, góp phần bảo vệ lợi ích tối cao và chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam tại biển Đông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định biên giới trên biển và khu vực biên giới biển của Việt Nam từ góc độ pháp Luật quốc tế

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 165-177<br /> <br /> Xác định biên giới trên biển và khu vực biên giới biển<br /> của Việt Nam từ góc độ pháp Luật quốc tế<br /> Nguyễn Bá Diến*, Nguyễn Hùng Cường*<br /> Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,<br /> 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam<br /> Nhận ngày 22 tháng 3 năm 2011<br /> <br /> Tóm tắt. Trong bài viết này, các tác giả đã phân tích và bình luận những quy định của pháp luật<br /> quốc tế về vấn đề xác định biên giới và khu vực biên giới quốc gia trên biển theo quy định của<br /> pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc. Bên cạnh đó, các<br /> tác giả cũng đã phân tích những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, đưa ra những vấn<br /> đề còn bất cập, hạn chế và từ đó đề xuất những giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về việc<br /> xác định biên giới và khu vực biên giới của quốc gia trên biển, góp phần bảo vệ lợi ích tối cao và<br /> chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam tại biển Đông.<br /> <br /> thực địa, bảo dưỡng duy tu mốc quốc giới và<br /> xây dựng quy chế pháp lý cho khu vực biên<br /> giới. Việc xác định biên giới trên bộ, trên không<br /> và trong lòng đất tuy phức tạp nhưng việc xác<br /> định một cách chính xác đường biên giới,<br /> đường ranh giới trên biển còn phức tạp hơn<br /> nhiều đặc biệt là đối với các vùng biển chồng<br /> lấn hay các vùng biển có tranh chấp về chủ<br /> quyền của các quốc gia ven biển.<br /> Lịch sử phát triển của Luật biển quốc tế gắn<br /> liền với quá trình pháp điển hoá các quy định<br /> của pháp luật và tập quán hoá quy chế pháp lý<br /> các vùng biển xác định ranh giới giữa các vùng<br /> biển và biên giới quốc gia trên biển. Trải qua<br /> bốn hội nghị pháp điển hoá Luật quốc tế, mà<br /> với đỉnh cao là Công ước của Liên Hợp Quốc<br /> về Luật biển 1982 đã đáp ứng tốt nhất nhu cầu<br /> và quyền lợi của tất cả các quốc gia. Đây là một<br /> Công ước có quy mô đồ sộ với 320 điều khoản,<br /> 17 phần, 9 phụ lục và 4 nghị quyết. Công ước<br /> Luật biển 1982 thực sự là một cơ sở pháp lý<br /> quan trọng cho tất cả các quốc gia ven biển,<br /> <br /> 1. Xác định biên giới trên biển và khu vực biên<br /> giới của quốc gia theo pháp luật quốc tế*<br /> Chủ quyền và biên giới quốc gia là một<br /> trong những vấn đề trọng yếu, là mối quan tâm<br /> hàng đầu của mọi dân tộc và chính thể nhà<br /> nước trong mọi thời đại. Lịch sử các cuộc chiến<br /> tranh xảy ra cũng chính là lịch sử của các cuộc<br /> tranh chấp về lãnh thổ, biên giới quốc gia nhằm<br /> chia lại phạm vi ảnh hưởng về mặt không gian<br /> lãnh thổ của mỗi quốc gia. Vì vậy mà các vấn<br /> đề pháp lý về biên giới lãnh thổ quốc gia bao<br /> giờ cũng mang tính thời sự.<br /> Biên giới quốc gia bao gồm biên giới trên<br /> bộ, trên biển, trên không, và biên giới trong<br /> lòng đất. Việc xác định biên giới trên bộ của<br /> các quốc gia rất phức tạp trải qua rất nhiều công<br /> đoạn từ đàm phán đi đến thống nhất về đường<br /> biên giới cho đến việc xây dựng cắm mốc trên<br /> <br /> ______<br /> *<br /> <br /> ĐT: 84-4-35650769<br /> E-mail: nbadien@yahoo.com<br /> <br /> 165<br /> <br /> 166<br /> <br /> N.B. Diến, N.H. Cường / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 165-177<br /> <br /> quốc gia quần đảo hoạch định ranh giới, biên<br /> giới trên biển của mình. Công ước đã được xác<br /> nhận xu hướng phát triển hiện đại của luật biển<br /> quốc tế, hoặc qua con đường các tuyên bố đơn<br /> phương, hoặc qua các thoả thuận song phương,<br /> các phương thức nhất trí “Consensus”, mở rộng<br /> tuần tự ranh giới của các vùng biển và theo đó<br /> chủ quyền, quyền chủ quyền và các quyền tài<br /> phán của các quốc gia biển. Sự ra đời của Công<br /> ước Luật biển 1982 gắn liền với việc xuất hiện<br /> quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven<br /> biển và đặc biệt là việc hoạch định đường cơ sở<br /> để xác định chiều rộng lãnh hải (12 hải lý),<br /> song song với nó là xác định biên giới trên biển<br /> của quốc gia ven biển.<br /> Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển<br /> 1982 sau khi có hiệu lực đã trở thành khuôn<br /> khổ pháp lý bắt buộc đối với đại đa số các quốc<br /> gia trên thế giới là thành viên của Công ước và<br /> đồng thời đối với các quốc gia khác nó cũng có<br /> giá trị như một luật tập quán. Tuy nhiên, Công<br /> ước không đề cập tới tất cả các khía cạnh luật<br /> pháp trong hoạt động thực tiễn của các quốc<br /> gia, nó không phải là nguồn luật duy nhất để<br /> các quốc gia hoạch định các vùng biển của<br /> mình và giải quyết phân định các vùng biển<br /> chồng lấn với các quốc gia khác. Trong việc<br /> đơn phương quy định các vùng biển của mình<br /> và phân định các vùng biển chồng lấn, các quốc<br /> gia ngoài việc vận dụng vào Luật biển quốc tế,<br /> còn dựa vào thực tiễn quốc tế, các thoả thuận<br /> song phương và đa phương.<br /> Theo Công ước 1982, các vùng biển thuộc<br /> chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán<br /> quốc gia bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp<br /> giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.<br /> Mỗi một vùng biển đều có một quy chế chế độ<br /> pháp lý riêng được điều chỉnh bằng luật pháp<br /> quốc gia trên cơ sở phù hợp với Luật quốc tế,<br /> nhất là các điều ước quốc tế, các hiệp định đa<br /> phương hoặc song phương mà các quốc gia đó<br /> tham gia. Trong nội thuỷ, quốc gia ven biển có<br /> chủ quyền hoàn toàn đầy đủ và tuyệt đối như<br /> trên đất liền. Quốc gia ven biển có chủ quyền<br /> đối với lãnh hải nhưng chủ quyền này bị hạn<br /> chế bởi quyền qua lại vô hại của các tàu nước<br /> <br /> ngoài. Trong vùng tiếp giáp, quốc gia ven biển<br /> có thẩm quyền tiến hành các hoạt động kiểm<br /> soát để ngăn ngừa các vi phạm về hải quan,<br /> thuế khoá, y tế và nhập cư bất hợp pháp. Trong<br /> vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, quốc<br /> gia ven biển có chủ quyền đối với các tài<br /> nguyên khoáng sản, sinh vật và các công trình<br /> trên biển do Công ước quy định. Để xác định<br /> được giới hạn, phạm vi các vùng biển thuộc các<br /> chế độ pháp lý khác nhau việc đầu tiên các quốc<br /> gia ven biển phải làm là xác định hệ thống<br /> đường cơ sở là căn cứ để xác định được biên<br /> giới của các quốc gia trên biển cũng như xác<br /> định ranh giới ngoài vùng tiếp giáp, vùng đặc<br /> quyền kinh tế và thềm lục địa. Việc xác định<br /> biên giới quốc gia trên biển bên cạnh việc xác<br /> định đường cơ sở, còn thông qua biện pháp<br /> phân định các vùng biển chồng lấn giữa các<br /> quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp liền.<br /> 1.1. Xác định biên giới quốc gia trên biển theo<br /> quy định của pháp luật quốc tế<br /> Biên giới trên biển của một quốc gia được<br /> xác định là ranh giới phía ngoài của lãnh thổ<br /> quốc gia trên biển, đảo. Mặc dù khái niệm “biên<br /> giới trên biển” không được Công ước Luật biển<br /> năm 1982 đề cập đến một cách rõ ràng, tuy<br /> nhiên chúng ta có thể hiểu khái niệm này thông<br /> qua các điều khoản nói về ranh giới lãnh hải (Mục<br /> 2 Công ước) và điều khoản về cách xác định<br /> đường cơ sở quốc gia trên biển (Điều 5, Điều 7<br /> Công ước). Theo thực tiễn quốc tế thì việc xác<br /> định biên giới quốc gia trên biển là việc xác định<br /> đường ranh giới ngoài của lãnh hải.<br /> Hai hội nghị đầu tiên của Liên Hợp Quốc về<br /> luật biển, Hội nghị năm 1958 và năm 1960, đã<br /> thất bại trong việc thống nhất hoá chiều rộng<br /> lãnh hải. Công ước Genevơ năm 1958, Điều 24<br /> khoản 2 chỉ gián tiếp hạn chế sự mở rộng chiều<br /> rộng lãnh hải bằng quy định: “Vùng tiếp giáp<br /> không thể mở rộng quá 12 hải lý tính từ đường<br /> cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”. Công<br /> ước đã không đáp ứng được xu hướng mở rộng<br /> lãnh hải của các quốc gia mới vì vậy nó đã thất<br /> bại. Hội nghị Liên Hợp Quốc lần thứ hai về luật<br /> biển cũng đã không đạt được thành công. Đề<br /> <br /> N.B. Diến, N.H. Cường / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 165-177<br /> <br /> nghị của Mỹ và Canada về công ước 6 + 6 (lãnh<br /> hải 6 hải lý và vùng đánh cá đặc quyền 6 hải lý)<br /> đã không nhận được sự ủng hộ của các quốc gia<br /> tham dự. Điều 3 của Công ước 1982 đã tạo lập<br /> được việc thống nhất quốc gia ven biển có<br /> quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không quá 12<br /> hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều<br /> rộng lãnh hải. Điều khoản này đã dành cho<br /> quốc gia ven biển quyền đơn phương ấn định<br /> chiều rộng lãnh hải của mình với điều kiện tuân<br /> thủ điều kiện chiều rộng lãnh hải không được<br /> vượt quá 12 hải lý. Ranh giới ngoài của lãnh hải<br /> được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.<br /> Việc xác định đường cơ sở có ý nghĩa quyết<br /> định trong việc ấn định chiều rộng lãnh hải cũng<br /> như là cơ sở để tính chiều rộng của các vùng biển<br /> thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của các<br /> quốc gia ven biển. Theo thực tiễn và pháp luật<br /> quốc tế, có hai phương pháp chính để vạch đường<br /> cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải:<br /> + Đường cơ sở thông thường<br /> Cả hai Công ước 1958 và 1982 đều mô tả<br /> ngấn nước triều thấp nhất là đường cơ sở<br /> “thông thường”. Ngấn nước thuỷ triều thấp nhất<br /> tạo thành đường cơ sở thông thường dùng để<br /> tính chiều rộng lãnh hải.<br /> Phương pháp ngấn nước thuỷ triều thấp<br /> nhất được công nhận vào năm 1930 tại Hội nghị<br /> pháp điển hoá luật quốc tế La Haye, và được<br /> ghi nhận tại Điều 5 Công ước Giơnevơ năm<br /> 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp. Điều 5<br /> Công ước 1982 vẫn duy trì phương pháp này:<br /> “Trừ khi có quy định trái ngược của Công ước,<br /> đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều<br /> rộng lãnh hải là ngấn nước triều thấp nhất dọc<br /> theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ<br /> tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức<br /> công nhận” [1]. Tuy nhiên, việc áp dụng đường<br /> cơ sở thông thường sẽ khó thực hiện đối với<br /> những bờ biển có cấu tạo địa hình phức tạp:<br /> trường hợp bờ biển lồi lõm, có nhiều cửa sông,<br /> châu thổ không ổn định hoặc có nhiều đảo chạy<br /> dọc ven bờ. Trong những trường hợp này,<br /> phương pháp cơ sở thẳng có thể được sử dụng.<br /> + Đường cơ sở thẳng<br /> <br /> 167<br /> <br /> Đường cơ sở thẳng là đường cơ sở được<br /> hình thành bởi nhiều đoạn thẳng nối liền các<br /> điểm thích hợp dọc bờ biển. Việc xác định<br /> đường cơ sở thẳng phải tuân theo những tiêu<br /> chí, thủ tục nhất định.<br /> Phương pháp dùng đường cơ sở thẳng để xác<br /> định ranh giới ngoài của lãnh hải lần đầu tiên<br /> được sử dụng ở Nauy năm 1935. Toà án Công lý<br /> quốc tế đã có dịp xem xét và công nhận tính hợp<br /> pháp của phương pháp đường cơ sở thẳng trong<br /> vụ kiện Ngư trường Nauy (Anh kiện Nauy) [2].<br /> Công ước Giơnevơ năm 1952 và Công ước Luật<br /> biển năm 1982 sau này khi quy định về đường cơ<br /> sở thẳng cũng ít nhiều ghi nhận lại án lệ của Tòa<br /> án. Theo quy định tại Điều 7, Công ước Luật biển<br /> năm 1982, việc áp dụng đường cơ sở thẳng phải<br /> đáp ứng các tiêu chí sau:<br /> Thứ nhất, tiêu chí về đặc điểm địa lý, địa<br /> mạo của bờ biển, cụ thể: đường cơ sở thẳng chỉ<br /> được áp dụng “ở nơi nào bị khoét sâu và lồi lõm<br /> hoặc nếu có chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy<br /> dọc theo bờ biển”, hoặc “ở nơi nào bờ biển cực<br /> kỳ không ổn định do có một châu thổ và những<br /> đặc điểm tự nhiên khác”;<br /> Thứ hai, tiêu chí về hướng đi của đường cơ<br /> sở thẳng so với bờ biển: “tuyến các đường cơ sở<br /> không được đi chệch quá xa hướng chung của<br /> bờ biển”;<br /> Thứ ba, tiêu chí về độ gắn kết giữa vùng<br /> nước biển nằm phía trong đường cơ sở thẳng<br /> với bờ biển: “các vùng biển ở bên trong các<br /> đường cơ sở này phải gắn với đất liền đủ đến<br /> mức đặt dưới chế độ nội thuỷ”.<br /> Thứ tư, tiêu chí về các điểm xác lập các<br /> đường cơ sở thẳng: “các đường cơ sở thẳng<br /> không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi<br /> cạn lúc nổi, lúc chìm”.<br /> Thứ năm, tiêu chí tôn trọng lợi ích của quốc<br /> gia khác: “phương pháp cơ sở thẳng do một<br /> quốc gia áp dụng không được làm cho lãnh hải<br /> của một quốc gia khác bị tách khỏi biển cả hoặc<br /> vùng đặc quyền kinh tế”;<br /> Thứ sáu, tiêu chí về thủ tục công bố: hệ<br /> thống đường cơ sở thẳng được quốc gia ven<br /> biển xác định phải được thể hiện trên các hải đồ<br /> <br /> 168<br /> <br /> N.B. Diến, N.H. Cường / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 165-177<br /> <br /> có tỷ lệ lớn, được công bố và gửi đến Tổng thư<br /> ký Liên Hợp Quốc một bản lưu chiểu (Điều 16<br /> Công ước).<br /> Có thể nhận thấy trong số những tiêu chí<br /> trên, có những tiêu chí có thể dẫn đến sự xung<br /> đột trong cách hiểu, áp dụng. Đặc biệt, khi<br /> Công ước sử dụng những tính từ để xác định<br /> mức độ mà không thể định lượng một cách<br /> chính xác. Hơn nữa, cũng tại Điều 7 quy định<br /> về đường cơ sở thẳng, tại khoản 5 Công ước<br /> còn quy định “khi ấn định một số đoạn đường<br /> cơ sở có thể tính đến những lợi ích kinh tế riêng<br /> biệt của khu vực đó mà thực tế và tầm quan<br /> trọng của nó đã được một quá trình sử dụng lâu<br /> dài chứng minh rõ ràng”. Để hiểu, giải thích và<br /> áp dụng thống nhất những quy định như vậy<br /> chắc chắn sẽ không dễ dàng.<br /> Thực tế đã có nhiều quốc gia sử dụng<br /> phương pháp đường cơ sở thẳng để xác định<br /> chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển. Tính<br /> đến trước thời điểm Công ước Luật biển năm<br /> 1982 có hiệu lực (ngày 16/11/1994) đã có hơn<br /> 60 quốc gia tuyên bố đường cơ sở thẳng nhưng<br /> không công bố toạ độ hay bản đồ [3]. Khá<br /> nhiều đường cơ sở thẳng được công bố đã gặp<br /> phải sự phản đối của các nước ngoài.<br /> Điều 46 của Công ước của Liên Hợp Quốc<br /> về Luật Biển 1982 định nghĩa về các quốc gia<br /> quần đảo và điều tiếp theo đã quy định các quy<br /> tắc vạch đường cơ sở quần đảo.<br /> Theo quy định của Điều 46 thì quốc gia<br /> quần đảo là quốc gia bao gồm toàn bộ, một hay<br /> nhiều quần đảo. Các quần đảo được xác định là<br /> một nhóm các đảo bao gồm chính các đảo này,<br /> phần nước nối các đảo và các đặc điểm tự nhiên<br /> khác có quan hệ về mặt lịch sử đã được coi như<br /> một thực thể địa lý kinh tế và chính trị, về mặt<br /> lịch sử đã được coi như là một thực thể như<br /> vậy. Yêu cầu đối với tính quan hệ chặt chẽ giữa<br /> các đảo và các vùng nước là sự đánh giá mang<br /> tính chủ quan và hiện có 35 quốc gia quần đảo<br /> được coi là đáp ứng được yêu cầu quy định của<br /> Điều 46.<br /> Điều 47 của Công ước Luật biển năm 1982<br /> có 9 đoạn, quy định 5 tiêu chuẩn yêu cầu đường<br /> cơ sở quần đảo phải đáp ứng được, quy định cụ<br /> <br /> thể để đảm bảo cho các quốc gia kế cận không<br /> bị bất lợi do đường cơ sở này gây ra và đồng<br /> thời quy định việc công bố đường cơ sở này<br /> như thế nào.<br /> Tiêu chuẩn đầu tiên là các đảo chính phải<br /> khép kín, thứ hai là không được có quá 3% số<br /> đoạn cơ sở thẳng có độ dài vượt quá 100 hải lý<br /> và thứ ba là đường cơ sở thẳng không được tách<br /> xa rõ rệt đường bao quanh chung của quần đảo.<br /> Đảo “chính” có thể áp dụng với các đảo có ưu<br /> thế về lịch sử hay văn hoá. Quy tắc 3% số đoạn<br /> thẳng có thể vượt quá 100 hải lý nghe ra có vẻ<br /> chính xác nhưng nếu một quốc gia muốn có<br /> nhiều đoạn thẳng dài hơn như vậy để duy trì<br /> hình dáng chung của quần đảo.<br /> Một tiêu chuẩn tiếp theo là các đường cơ sở<br /> quần đảo được phép bao quanh một diện tích<br /> nước với tỷ lệ nước so với mặt đất kể cả vành<br /> đai san hô phải ở giữa tỷ số 1/1 và 1/9. Tiêu<br /> chuẩn này cần phải được áp dụng một cách nhất<br /> quán, khách quan.<br /> Tiêu chuẩn thứ năm không cho phép một<br /> đoạn đường cơ sở của quần đảo dài quá 125 hải<br /> lý. Các điểm cơ sở có thể xác định trên các bãi<br /> cạn lúc nổi lúc chìm mà trên đó có đặt hải đăng<br /> hay một công trình tương tự.<br /> Có 15 quốc gia đảo không được phép vạch<br /> đường cơ sở quần đảo vì các đường đó không<br /> thể bao quan một diện tích nước bằng diện tích<br /> đất liền. Đó là Úc, Cu Ba, Haiiti, Iceland,<br /> Iceland, Ireland, Nhật Bản, Madagasca, Malta,<br /> Tân Tây Lan, Singapore, Srilanca, Đài Loan,<br /> Triniđa và Tobago, Vương quốc Anh và Tây<br /> Samoa. Tám trong số các nước này đã vạch các<br /> đường cơ sở thẳng dọc theo toàn bộ hay một<br /> phần các bờ biển của họ. Cu Ba, Haiiti và Malta<br /> đã vạch những đường cơ sở thẳng xung quanh<br /> toàn bộ bờ biển của mình mặc dù có một số<br /> đoạn không được biện minh [4]. Trong khi đó<br /> Tuvalu, Maurituis và Kirabiti lại không thể<br /> vạch được đường cơ sở quần đảo vì diện tích<br /> nước mà không cơ sở bao quanh có thể lớn hơn<br /> 9 lần diện tích đất [4].<br /> Có 12 quốc gia có thể vạch đường cơ sở<br /> quần đảo bao quanh toàn bộ lãnh thổ của mình,<br /> đó là: Antigue, Bahamas, Cape Verde,<br /> <br /> N.B. Diến, N.H. Cường / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) 165-177<br /> <br /> Comoros, Grenada, Inđônêxia, Jamaica,<br /> Maldives, Philipin, Sao Tome, và Principe, và<br /> Vanuatu đòi được quần đảo Hunter và Mathew<br /> từ New Caledonia thì họ có thể sáp nhập những<br /> đảo này vào hệ thống đường cơ sở quần đảo<br /> hiện tại [4].<br /> 1.2. Khu vực biên giới trên biển theo Công ước<br /> Luật biển năm 1982<br /> Trong Công ước Luật biển năm 1982 đã<br /> không quy định cụ thể về biên giới quốc gia<br /> trên biển, cũng như về khu vực biên giới trên<br /> biển. Theo những phân tích, trình bày ở trên có<br /> thể hiểu rằng khu vực biên giới trên biển là khu<br /> vực phía trong và giáp với đường biên giới biển.<br /> Việc áp dụng quy chế pháp lý cho khu vực biên<br /> giới trên biển được căn cứ vào quy chế pháp lý<br /> của lãnh hải và các quy định của pháp luật quốc<br /> gia ven biển.<br /> 1.3. Phân định các vùng biển chồng lấn giữa<br /> các quốc gia<br /> Trong vụ thềm lục địa Biển Bắc năm 1969,<br /> khái niệm phân định biển được Toà án pháp lý<br /> đưa ra: “là một quá trình thiết lập đường biên<br /> giới của một khu vực về mặt nguyên tắc vốn đã<br /> thuộc về quốc gia ven biển đó … hay nói một<br /> cách khác quá trình phân định là một quá trình<br /> vạch ra một đường phân chia khu vực biển vốn<br /> đã thuộc một quốc gia này với một khu vực<br /> biển thuộc quốc gia khác” [5].<br /> Theo quy định của Công ước Luật biển năm<br /> 1982, các quốc gia ven biển đều có quyền đơn<br /> phương quy định về ranh giới các vùng biển<br /> của mình, bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp<br /> giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm<br /> lục địa, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc và<br /> quy định của Công ước. Trong trường hợp có<br /> sự chồng lấn giữa các vùng biển yêu sách quốc<br /> gia ven biển với vùng biển được yêu sách bởi<br /> quốc gia kề cận hoặc đối diện, việc xác định<br /> ranh giới các vùng biển chồng lấn không còn<br /> thuộc quyền đơn phương định đoạt của mỗi<br /> quốc gia. Đường ranh giới phân định biển trong<br /> trường hợp này chỉ có thể đạt được trên cơ sở<br /> <br /> 169<br /> <br /> thoả thuận quốc tế, hoặc thông qua việc ký kết<br /> điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan, hoặc<br /> dựa trên phán quyết của một cơ quan tài phán<br /> mà các bên lựa chọn.<br /> Do các vùng biển có các chế độ pháp lý<br /> khác nhau nên cơ sở pháp lý để phân định các<br /> vùng biển này cũng khác nhau. Vùng nội thuỷ<br /> và lãnh hải thuộc chủ quyền của quốc gia ven<br /> biển nên đường phân định các vùng này được<br /> gọi là “đường biên giới biển”. Vùng đặc quyền<br /> kinh tế và thềm lục địa là các vùng biển thuộc<br /> quyền chủ quyền tài phán quốc gia nên đường<br /> phân định vùng này được gọi là “đường ranh<br /> giới vùng đặc quyền kinh tế”, “đường ranh giới<br /> thềm lục điạ” hoặc được gọi chung là “đường<br /> ranh giới trên biển”. Công ước Luật biển năm<br /> 1982 có những điều khoản quy định về phân<br /> định các vùng biển chồng lấn: Điều 15 đối với<br /> phân định lãnh hải; Điều 74 đối với vùng đặc<br /> quyền kinh tế; Điều 83 đối với thềm lục địa.<br /> Tuy nhiên, Công ước không có quy định riêng<br /> cho việc phân định chồng lấn trong nội thuỷ và<br /> vùng tiếp giáp lãnh hải.<br /> Việc phân định biển là một quá trình rất<br /> phức tạp nó chứa đựng sự tác động đan xen của<br /> các yếu tố pháp lý, chính trị, ngoại giao, kỹ<br /> thuật. Các quy tắc và nguyên tắc chi phối việc<br /> phân định biên giới biển quốc tế, quan niệm<br /> phân định biển quốc tế (hay phân định đường<br /> biên giới trên biển) đã được thiết lập một cách<br /> vững chắc trong luật pháp quốc tế, mặc dù quá<br /> trình phân định trong các hoàn cảnh cụ thể bao<br /> giờ cũng có đặc tính riêng của nó. Đường biên<br /> giới có thể thoả thuận hoặc có thể xác định qua<br /> con đường tố tụng.<br /> Nguyên tắc phân định biên giới biển trong<br /> lãnh hải giữa các quốc gia có bờ biển kề cận<br /> hoặc đối diện được quy định trong Công ước,<br /> tại Điều 15 như sau:<br /> Khi hai quốc gia có bờ biển kề nhau, không<br /> quốc gia nào có quyền mở rộng lãnh hải ra quá<br /> đường trung tuyến mà mọi điểm nằm trên đó<br /> cách đều các điểm gần nhất của các đường cơ<br /> sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi<br /> quốc gia, trừ khi có sự thoả thuận ngược lại.<br /> Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1