intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định các test đánh giá thể lực cho nữ vận động viên lứa tuổi 12 – 13 đội tuyển Taekwondo huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy nhưng đảm bảo hàm lượng khoa học và tính logic. Công trình đã tổng hợp được 14 test thường được dùng để đánh giá thể lực cho nữ vận động viên Taekwondo lứa tuổi 12 – 13, thông qua quá trình chọn lọc, phỏng vấn, kiểm định độ tin cậy thì công trình đã xác định được 9 test đánh giá thể lực cho nữ vận động viên lứa tuổi 12 – 13 đội tuyển Taekwondo huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định các test đánh giá thể lực cho nữ vận động viên lứa tuổi 12 – 13 đội tuyển Taekwondo huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

  1. Thể thao thành tích cao XÁC ĐỊNH CÁC TEST ĐÁNH GIÁ THỂ LỰC CHO NỮ VẬN ĐỘNG VIÊN LỨA TUỔI 12 – 13 ĐỘI TUYỂN TAEKWONDO HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG TS. Trần Quang Đại, ThS. Nguyễn Minh Huân Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.Hồ Chí Minh Tóm tắt: Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy nhưng đảm bảo hàm lượng khoa học và tính logic. Công trình đã tổng hợp được 14 test thường được dùng để đánh giá thể lực cho nữ vận động viên Taekwondo lứa tuổi 12 – 13, thông qua quá trình chọn lọc, phỏng vấn, kiểm định độ tin cậy thì công trình đã xác định được 9 test đánh giá thể lực cho nữ vận động viên lứa tuổi 12 – 13 đội tuyển Taekwondo huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Từ khóa: Test, Thể lực, Taekwondo, Nữ vận động viên. Abstract: Using conventional scientific research methods but ensuring scientific content and logic. The work has synthesized 14 tests commonly used to assess fitness for female Taekwondo athletes aged 12-13, through the process of selection, interview, reliability testing, the work has determined. 9 fitness assessment tests for female athletes aged 12-13, Taekwondo team, Phu Tan district, An Giang province. Keywords: Test, Fitness, Taekwondo, Female Athlete. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thể thao đóng vai trò chủ đạo đối với sự nghiệp bảo vệ, nâng cao sức khỏe, tạo dựng nhân cách và lối sống lành mạnh của các thế hệ người Việt Nam. Cùng với sự phát triển của ngành Thể dục thể thao, môn Taekwondo đã có những bước tiến vượt bậc và những đóng góp đáng kể vào thành tích của Thể thao Việt Nam. Trong số các môn thể thao được tỉnh đầu tư, các môn võ hiện là thế mạnh của An Giang trong đó có môn Taekwondo. Những năm qua, môn thể thao này đã có một số VĐV tập luyện và thi đấu, đạt được trình độ cao tại các giải vô địch học sinh toàn quốc; vô địch các lứa tuổi trẻ toàn quốc; vô địch toàn quốc, vô địch các câu lạc bộ mạnh toàn quốc, cung cấp VĐV cho đội tuyển trẻ và đội tuyển quốc gia, thành tích các VĐV đạt được không ngừng được nâng cao, điển hình là VĐV Hồ Thị Kim Ngân, sinh năm 2001 HCV giải vô địch trẻ Thế giới năm 2016, HCV giải vô địch trẻ Châu Á năm 2015, HCV vô địch trẻ Đông Nam Á năm 2017, 3 lần HCV giải vô địch các lứa tuổi trẻ toàn quốc, 3 lần HCV giải vô địch các câu lạc bộ mạnh toàn quốc, là VĐV đang được đầu tư đặc biệt của địa phương và của quốc gia. Để tiến hành xây dựng được một quy trình đào tạo vận động viên hoàn chỉnh, khoa học có tính hiệu quả cao thì việc tìm ra những hệ thống bài tập thể lực đóng một vai trò quan trọng và được sự quan tâm đặc biệt của các Nhà chuyên môn. Bởi bên cạnh những yếu tố hiểu biết, đạo đức, ý chí, kỹ thuật và chiến thuật, thể lực đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định hiệu quả hoạt động của con người. Hơn nữa, rèn luyện thể lực lại là một trong hai đặc điểm cố định là phương tiện chủ yếu, chuyên biệt của quá trình huấn luyện thể thao nói chung và huấn luyện thể lực nói riêng. Đặc biệt đối với vận động viên Taekwondo, để có kết quả thi đấu cao, đòi hỏi phải chuẩn bị cho vận động viên một cách có hệ thống ngay từ tuyến phong trào. Xuất phát từ thực tế trên tác giả chọn hướng nghiên cứu: “Xác định các test đánh giá thể lực cho nữ vận động viên lứa tuổi 12 – 13 đội tuyển Taekwondo huyện Phú Tân, tỉnh An Giang” để PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 108
  2. Thể thao thành tích cao bước đầu lựa chọn ra được các test kiểm tra đánh giá thể lực, sau đó đánh giá điều chỉnh giáo án huấn luyện nhằm mang lại hiệu quả tập luyện góp phần nâng cao thành tích thể thao. Khách thể nghiên cứu: Phỏng vấn 28 giảng viên, HLV, chuyên gia và kiểm tra 12 nữ vận động viên lứa tuổi 12 – 13 đội tuyển Taekwondo huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu là: Phương pháp tham khảo tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thống kê toán. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 2.1 Tổng hợp và phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá thể lực cho nữ vận động viên lứa tuổi 12 – 13 đội tuyển Taekwondo huyện Phú Tân, tỉnh An Giang Qua quá trình tìm hiểu, tổng hợp, phân tích tài liệu có liên quan, qua quan sát các buổi tập, qua thực tế huấn luyện cho nữ vận động viên lứa tuổi 12 – 13 đội tuyển Taekwondo huyện Phú Tân, tỉnh An Giang công trình đã tổng hợp được 14 test thường được dùng để đánh giá thể lực cho nữ vận động viên Taekwondo lứa tuổi 12 – 13. Công trình tiến hành phỏng vấn bằng phiếu đối với 28 HLV, chuyên gia, giảng viên. Mục đích của các câu hỏi này nhằm tìm hiểu và lựa chọn các test đánh giá thể lực cho nữ vận động viên lứa tuổi 12 – 13 đội tuyển Taekwondo huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Những chuyên gia, huấn luyện viên, giảng viên sẽ được hỏi chọn một trong 2 phương án: Sử dụng và không sử dụng. Với số phiếu phát ra ở lần một là 28 phiếu và thu vào là 28, lần hai phát ra là 28 thu vào là 28. Qua kết quả phỏng vấn tiến hành tính tỷ lệ phần trăm để lựa chọn các test đánh giá thể lực nữ vận động viên lứa tuổi 12 - 13 đội tuyển Taekwondo huyện Phú Tân, tỉnh An Giang kết quả phỏng vấn và tính toán được thể hiện qua bảng 1. Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá thể lực cho nữ vận động viên lứa tuổi 12 – 13 đội tuyển Taekwondo huyện Phú Tân, tỉnh An Giang Kết quả trả lời phỏng vấn TT Lần 1 Lần 2 Test Sử Tỷ lệ Sử Tỷ lệ dụng % dụng % Thể lực chung 1 Chạy 30m XPC (giây) 25 89.29 26 92.86 2 Nằm sấp chống đẩy (số lần) 24 85.71 25 89.29 3 Bật xa tại chỗ (cm) 17 60.71 18 64.29 4 Chạy 3000m (phút) 19 67.86 21 75.00 5 Nằm ngửa gập bụng trong 1 phút (số lần) 23 82.14 24 85.71 6 Bật cao tại chỗ (cm) 16 57.14 19 67.86 7 Nhảy dây 1 phút (số lần) 24 85.71 25 92.86 Thể lực chuyên môn 1 Đá vòng cầu chân trước thuận tại chỗ 10s (số lần) 23 82.14 24 85.71 2 Đá vòng cầu chân sau thuận tại chỗ 10 giây (số lần) 24 85.71 25 89.29 3 Phối hợp động tác trong 10 giây (số lần) 16 57.14 17 60.71 Đá vòng cầu chân trước phối hợp đá vòng cầu chân 4 22 78.57 23 82.14 sau liên tục 10s (số lần) 5 Đá vòng cầu chân sau 2 chân 10 giây (số lần) 24 85.71 25 89.29 6 Đá tốc độ 2 chân trong 10 giây (số lần) 19 67.86 20 71.43 Đá vòng cầu chân trước phối hợp đá chẻ chân sau 7 23 82.14 24 85.71 trong 10 giây (số lần) PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 109
  3. Thể thao thành tích cao Qua bảng 1 cho thấy: Các Giảng viên, Huấn luyện viên, Cộng tác viên có sự nhất trí cao về ý kiến trả lời. Theo phương pháp luận đã trình bày ở trên các test trong phỏng vấn chiếm tỷ lệ 75% trên tổng số phiếu ở mức rất có ý nghĩa được tiếp tục đưa vào nghiên cứu. Để kiểm định sự trùng hợp kết quả giữa 2 lần phỏng vấn của các chuyên gia, chúng tôi tiến hành so sánh kết quả của hai lần phỏng vấn qua chỉ số 𝑥 2 , thể hiện ở bảng 2. Để kiểm định sự trùng hợp kết quả giữa 2 lần phỏng vấn của các chuyên gia, chúng tôi tiến hành so sánh kết quả của hai lần phỏng vấn qua chỉ số x2. Bảng 2. Kiểm định Kết quả phỏng vấn một số test trong đánh giá hình thái và thể lực của các nữ vận động viên đội tuyển Thể dục thể hình tỉnh An Giang qua 2 lần phỏng vấn. Kết quả trả lời phỏng vấn TT Lần 1 (n=28) Lần 2 (n=28) Test x2 P Đồng Không Đồng Không ý đồng ý ý đồng ý Thể lực chung 1 Chạy 30m XPC (giây) 25 3 26 2 0,22 > 0.05 2 Nằm sấp chống đẩy (số lần) 24 4 25 3 0,16 > 0.05 3 Bật xa tại chỗ (cm) 17 11 18 10 0,08 > 0.05 4 Chạy 3000m (phút) 19 9 21 7 0,35 > 0.05 Nằm ngửa gập bụng trong 1 phút 5 23 5 24 4 0,13 >0.05 (số lần) 6 Bật cao tại chỗ (cm) 16 12 19 9 0,69 > 0.05 7 Nhảy dây 1 phút (số lần) 24 4 25 3 0,16 >0.05 Thể lực chuyên môn Đá vòng cầu chân trước thuận tại 1 23 5 24 4 0,13 >0.05 chỗ 10s (số lần) Đá vòng cầu chân sau thuận tại 2 24 4 25 3 0,16 >0.05 chỗ 10 giây (số lần) Phối hợp động tác trong 10 giây 3 16 12 17 11 0,07 >0.05 (số lần) Đá vòng cầu chân trước phối hợp 4 đá vòng cầu chân sau liên tục 10s 22 6 23 5 0,11 >0.05 (số lần) Đá vòng cầu chân sau 2 chân 10 5 24 4 25 3 0,16 >0.05 giây (số lần) Đá tốc độ 2 chân trong 10 giây 6 19 9 20 8 0,08 >0.05 (số lần) Đá vòng cầu chân trước phối hợp 7 đá chẻ chân sau trong 10 giây (số 23 5 24 4 0,13 >0.05 lần) Số liệu từ bảng 2 cho thấy ở tất cả các kết quả quan sát qua hai lần phỏng vấn của các chỉ tiêu 2 2 2 đều có 𝑥𝑡í𝑛ℎ < 𝑥𝑏ả𝑛𝑔 (𝑥𝑏ả𝑛𝑔 =3.84) ở ngưỡng xác suất P > 0.05 nên sự khác biệt ở hai giá trị quan sát không có ý nghĩa thống kê. Vậy kết quả giữa hai lần phỏng vấn các chuyên gia, HLV có sự đồng nhất cao về ý kiến trả lời. Qua 2 bước lựa chọn, đề tài đã xác định được hệ thống gồm 9 test dùng để đánh giá thể lực cho nữ vận động viên lứa tuổi 12 – 13 đội tuyển Taekwondo huyện Phú Tân, tỉnh An Giang được đưa vào nghiên cứu ở bước tiếp theo. 2.2 Kiểm nghiệm độ tin cậy và tính thông báo của test đánh giá thể lực cho nữ vận động viên lứa tuổi 12 – 13 đội tuyển Taekwondo huyện Phú Tân, tỉnh An Giang PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 110
  4. Thể thao thành tích cao 2.2.1. Kiểm nghiệm độ tin cậy Độ tin cậy của test là mức độ phù hợp giữa kết quả các lần lập test trên cùng một khách thể thực nghiệm trong cùng một điều kiện như nhau, song ngay sau khi tiêu chuẩn hoá chặt chẽ và dụng cụ đo lường rất chính xác, các kết quả test vẫn biến động chút ít. Các nguyên nhân chính gây ra dao động này là: Biến đổi trạng thái của khách thể thực nghiệm (sự mệt mỏi, động cơ, sự tập trung chú ý . . .). Sự thay đổi điều kiện bên ngoài và dụng cụ đo lường không được chuẩn hóa (nhiệt độ, gió, độ ẩm, nguồn điện . . .) tức là những gì liên quan đến thuật ngữ “sai số tự nhiên của phép đo”. Sự thay đổi trạng thái của người tiến hành đo lường hoặc đánh giá. Sự thiếu hoàn thiện của kỹ thuật lập test. Theo TS Đỗ Vĩnh, Trịnh Hữu Lộc: “Dùng phương pháp test lặp lại (retest) đánh giá mức độ tương đồng hay mức độ tương quan giữa hai lần lặp lại test. Lần thứ nhất (test) lần thứ hai (retest) được tiến hành trong cùng một điều kiện; cùng một đối tượng; khoảng nghỉ giữa hai lần thực hiện đủ để nghiệm thể hồi phục hoàn toàn… Khoảng nghỉ thích hợp thường từ 1 đến 7 ngày, sau đó so sánh hai tập hợp kết quả thu được (test và retest) thông qua phân tích tương quan bằng phương pháp Pearson.” [5] Độ tin cậy của test được chia thành các mức sau: Nếu hệ số tương quan 0.95< r
  5. Thể thao thành tích cao Lần 1 Lần 2 Stt Test r p X ±S X ±S Đá vòng cầu chân trước phối 3 hợp đá vòng cầu chân sau trong 6.42 ± 0.51 6.33 ± 0.49 0.84
  6. Thể thao thành tích cao Theo Đỗ Vĩnh và Trịnh Hữu Lộc thì │r│≥ 0,40 với p < 0,05 thì test có tính thông báo. Kết quả bảng cho thấy tất cả các test đánh giá thể lực chuyên môn của khách thể nghiên cứu đều có hệ số tương quan r > 0.4 nên có đủ tính thông báo. Qua các bước Phỏng vấn lựa chọn test, kiểm tra độ tin cậy và tính thông báo thì đề tài đã đủ cơ sở để sử dụng 9 test để đánh giá đánh giá thể lực cho nữ vận động viên lứa tuổi 12 – 13 đội tuyển Taekwondo huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Vì vậy 9 test nêu trên đều đảm bảo để đánh giá thể lực cho nữ vận động viên lứa tuổi 12 – 13 đội tuyển Taekwondo huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. 3. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu nhóm tác giả đã xác định được 9 test dùng để đánh giá thể lực cho nữ vận động viên lứa tuổi 12 – 13 đội tuyển Taekwondo huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đảm bảo ý nghĩa thực tiễn và hàm lượng khoa học là: Thể lực chung: 4 test (1) Chạy 30m XPC (s). (2) Nằm sấp chống đẩy (số lần). (3) Nằm ngửa gập bụng trong 1 phút (lần) (4) Nhảy dây trong 1 phút (số lần). Về thể lực chuyên môn: 5 test (5) Đá vòng cầu chân trước thuận trong 10 giây (số lần). (6) Đá vòng cầu chân sau thuận trong 10 giây (số lần). (7) Đá vòng cầu chân trước phối hợp đá vòng cầu chân sau trong 10 giây (số lần). (8) Đá vòng cầu chân sau 2 chân liên tục trong 10 giây (số lần). (9) Đá vòng cầu chân trước phối hợp đá chẻ chân sau trong 10 giây (số lần). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trương Ngọc Để, Trần Quang Hạ, Nguyễn Đăng Khánh, Nguyễn Quốc Tâm (2001), “Kế hoạch huấn luyện dài hạn 6 năm cho VĐV Taekwondo trình độ cao”, NXB TDTT, Hà Nội. 2. Nguyễn Thy Ngọc, (2008),“Nghiên cứu một số thành phần của trình độ tập luyện ở VĐV Taekwondo 14 – 16 tuổi”, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT, Hà Nội. 3. Lâm Quang Thành, Bùi Trọng Toại (2004), “Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển sức mạnh chuyên biệt dành cho VĐV Taekwondo và Judo Thành Phố Hồ Chí Minh”, tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT. 4. Vũ Xuân Thành (2012), “Nghiên cứu hệ thống bài tập phát triển sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Taekwondo trẻ tại Việt Nam”, luận án tiến sĩ giáo dục học, Viện khoa học TDTT. 5. Đỗ Vĩnh - Trịnh Hữu Lộc (2010), “Giáo trình Đo lường thể thao”, NXB Thể dục thể thao. 6. Đỗ Vĩnh, Nguyễn Quang Vinh, Nguyễn Thanh Đề (2016),“Giáo trình Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu khoa học thể dục thể thao”, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 7. Đỗ Vĩnh – Huỳnh Trọng Khải (2010), “Thống kê học trong TDTT”, NXB TDTT. Nguồn bài báo: Bài báo trích từ đề tài: “Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao thể lực cho nữ vận động viên lứa tuổi 12 – 13 đội tuyển Taekwondo huyện Phú Tân, tỉnh An Giang”, Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. PROCEEDINGS OF INTERNATIONAL SCIENTIFIC CONFERENCE 11/2021 113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2