intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định hàm lượng một số Kim loại nặng trong Bèo tây, Rong đuôi chồn và Rong xương cá tại 3 nguồn nước ở thành phố Thái Nguyên

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

87
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài báo này, chúng tôi xác định hàm lượng một số kim loại nặng: đồng(Cu), chì(Pb), kẽm(Zn), crôm(Cr), cadimi(Cd) trong bèo tây, rong đuôi chồn, rong xương cá, sống trong ba môi trường nước khác nhau ở thành phố Thái Nguyên. Kết quả cho thấy: hàm lượng mỗi kim loại trong bèo tây nhiều hơn ở rong đuôi chồn, rong xương cá. Tổng hàm lượng các kim loại trong cả ba loài cây lấy ở suối cạnh nhà máy cơ khí Z 115 nhiều hơn ở ao dân cư phường Tân Thịnh và trong hồ Thổ Hồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định hàm lượng một số Kim loại nặng trong Bèo tây, Rong đuôi chồn và Rong xương cá tại 3 nguồn nước ở thành phố Thái Nguyên

XÁC ĐỊNH HÀM LƢỢNG MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG BÈO TÂY,<br /> RONG ĐUÔI CHỒN VÀ RONG XƢƠNG CÁ TẠI 3 NGUỒN NƢỚC Ở<br /> THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN<br /> <br /> Lê Hữu Thiềng*, Lê Huy Hoàng<br /> Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Trong bài báo này, chúng tôi xác định hàm lượng một số kim loại nặng: đồng(Cu),<br /> chì(Pb), kẽm(Zn), crôm(Cr), cadimi(Cd) trong bèo tây, rong đuôi chồn, rong xương cá,<br /> sống trong ba môi trường nước khác nhau ở thành phố Thái Nguyên. Kết quả cho thấy:<br /> hàm lượng mỗi kim loại trong bèo tây nhiều hơn ở rong đuôi chồn, rong xương cá. Tổng<br /> hàm lượng các kim loại trong cả ba loài cây lấy ở suối cạnh nhà máy cơ khí Z 115 nhiều<br /> hơn ở ao dân cư phường Tân Thịnh và trong hồ Thổ Hồng.<br /> Từ khóa: Kim loại nặng, bèo tây, rong đuôi chồn, rong xương cá, Thái Nguyên.<br /> <br /> <br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Trên thế giới, việc sử dụng các thực vật<br /> thủy sinh để đánh giá chất lượng môi<br /> trường nước đã đạt nhiều thành tựu có ý<br /> nghĩa khoa học và thực tiễn [2,3,4]. Ở<br /> Việt Nam hướng nghiên cứu này còn rất<br /> mới mẻ, chỉ có số ít công trình nghiên<br /> cứu đã công bố.<br /> Trong thành phố Thái Nguyên số ao, hồ,<br /> suối chảy qua có các thực vật thủy sinh<br /> sống tương đối nhiều. Để bước đầu có<br /> cơ sở đánh giá khả năng hấp thụ, tích lũy<br /> một số kim loại nặng từ môi trường nước<br /> của bèo tây, rong đuôi chồn, rong xương<br /> cá, chúng tôi xác định hàm lượng đồng,<br /> chì, kẽm, crôm, cadimi có trong chúng.<br /> THỰC NGHIỆM<br /> Hoá chất và thiết bị<br /> Hóa chất<br /> Các hoá chất được sử dụng bao gồm:<br /> HNO3, HCl, HClO4, Mg(NO3)2 , nước cất<br /> hai lần, đều thuộc loại tinh khiết PA.<br /> Thiết bị<br /> Hàm lượng một số kim loại nặng được<br /> xác định trên máy đo phổ hấp thụ nguyên<br /> tử Thermo của Anh. Ngoài ra chúng tôi<br /> <br /> <br /> Lê Hữu Thiềng, Tel: 0982859002<br /> <br /> còn sử dụng một số thiết bị và các dụng<br /> cụ khác như tủ sấy Jeiotech (Hàn Quốc),<br /> lò nung (Trung Quốc), chén thạch anh,<br /> bình Kendan....<br /> Lấy mẫu<br /> Bèo tây, rong đuôi chồn, rong xương cá<br /> cùng<br /> lấy ở ba vị trí khác nhau trong thành phố<br /> Thái Nguyên.<br /> - Mẫu 1: lấy ở suối cạnh nhà máy cơ<br /> khí Z 115.<br /> - Mẫu 2: lấy ở ao dân cư phường Tân<br /> Thịnh.<br /> - Mẫu 3: lấy ở hồ Thổ Hồng, thuộc khu<br /> bắc của hồ Núi Cốc<br /> Thời gian lấy các mẫu<br /> - Bèo tây: lấy tháng 5 và tháng 12 năm<br /> 2008<br /> - Rong đuôi chồn, rong xương cá lấy tháng<br /> 12 năm 2008. Các mẫu cây lấy ngẫu nhiên<br /> được rửa sạch bằng nước máy sau đó<br /> bằng nước cất, đem cắt nhỏ rồi sấy khô ở<br /> 850C trong 45 giờ [4].<br /> Xác định hàm lƣợng đồng, chì, kẽm,<br /> crôm, cadimi bằng phƣơng pháp phổ<br /> hấp thụ nguyên tử ngọn lửa F-AAS<br /> -Quy trình chuẩn bị mẫu phân tích<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lê Hữu Thiềng và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Cân 1 gam mỗi loại mẫu cây đã nghiền<br /> mịn cho vào chén thạch anh, thêm 0,25<br /> gam Mg(NO3)2,<br /> 1 ml HNO3 35%; trộn đều, đem nung 3<br /> giờ đầu ở 4500C , sau đó ở nhiệt độ<br /> 5500C trong thời gian 2 giờ. Hòa tan tro<br /> thu được của bèo tây bằng dung dịch<br /> HCl 2N, của tro rong đuôi chồn và rong<br /> xương cá bằng hỗn hợp HNO3 : HClO4<br /> theo tỉ lệ 4:1 về thể tích (hòa tan tro trong<br /> bình Kendan, đun sôi nhẹ để tan hết cặn)<br /> . Định mức các dung dịch thu được bằng<br /> nước cất hai lần đến thể tích xác định rồi<br /> <br /> 59(11): 28 - 31<br /> <br /> đem xác định hàm lượng các kim loại<br /> bằng phép đo F-AAS [4,5].<br /> - Các điều kiện đo phổ hấp thụ nguyên<br /> tử.<br /> Theo [1], các điều kiện đo phổ hấp thụ<br /> nguyên tử của đồng, chì, kẽm, crôm,<br /> cadimi phù hợp, đã khảo sát và chọn<br /> ,được chỉ ra ở bảng 1.<br /> Mỗi mẫu phân tích được lặp lại 3 lần.<br /> Các số liệu xử lý bằng phần mềm<br /> SOLAAR AA system. Hàm lượng các<br /> kim loại được biểu diễn theo mg/kg<br /> trọng lượng tươi.<br /> <br /> Bảng 1. Các điều kiện đo phổ F-AAS của đồng, chì, kẽm, crôm, cadimi<br /> Nguyên<br /> tố<br /> <br /> Bƣớc<br /> sóng<br /> (nm)<br /> <br /> Khe đo<br /> (nm)<br /> <br /> Cƣờng độ<br /> đèn HCL<br /> <br /> Chiều cao<br /> đèn (mm)<br /> <br /> Tốc độ dòng<br /> khí(ml/phút)<br /> <br /> Khoảng<br /> tuyến tính<br /> (mg/l)<br /> <br /> Cu<br /> <br /> 324.8<br /> <br /> 0.02 0.50<br /> <br /> 80.00<br /> <br /> 7.00<br /> <br /> 1.20<br /> <br /> 0-3<br /> <br /> Pb<br /> <br /> 217.0<br /> <br /> 0.20 0.50<br /> <br /> 80.00<br /> <br /> 7.00<br /> <br /> 1.20<br /> <br /> 0-5<br /> <br /> Zn<br /> <br /> 232.0<br /> <br /> 0.20 0.50<br /> <br /> 80.00<br /> <br /> 7.00<br /> <br /> 1.20<br /> <br /> 0-5<br /> <br /> Cr<br /> <br /> 357.9<br /> <br /> 0.20 0.50<br /> <br /> 80.00<br /> <br /> 7.00<br /> <br /> 1.20<br /> <br /> 0-10<br /> <br /> Cd<br /> <br /> 213.9<br /> <br /> 0.20 0.50<br /> <br /> 80.00<br /> <br /> 7.00<br /> <br /> 1.20<br /> <br /> 0-5<br /> <br /> Bảng 2. Hàm lượng đồng, chì, kẽm, crôm, cadimi trong bèo tây (mg/kg trọng lượng tươi)<br /> Thời gian<br /> lấy mẫu<br /> <br /> Tháng 5<br /> <br /> Tháng 12<br /> <br /> Mẫu<br /> <br /> Hàm lƣợng kim loại ( mg /kg)<br /> Cu<br /> <br /> Pb<br /> <br /> Zn<br /> <br /> Cr<br /> <br /> Cd<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,5756<br /> <br /> 1,6821<br /> <br /> 0,3624<br /> <br /> 0,6403<br /> <br /> 0,9442<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,7135<br /> <br /> 1,2452<br /> <br /> 0,1944<br /> <br /> 0,2379<br /> <br /> 0,1238<br /> <br /> 3<br /> <br /> 0,0567<br /> <br /> 0,0256<br /> <br /> 0,0096<br /> <br /> 0,0160<br /> <br /> 0,0252<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1,2338<br /> <br /> 2,5366<br /> <br /> 0,6110<br /> <br /> 1,0317<br /> <br /> 1,6804<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,9395<br /> <br /> 1,7649<br /> <br /> 0,2664<br /> <br /> 0,3545<br /> <br /> 0,2729<br /> <br /> 3<br /> <br /> 0,0733<br /> <br /> 0,0401<br /> <br /> 0,0651<br /> <br /> 0,0227<br /> <br /> 0,0446<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lê Hữu Thiềng và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 59(11): 28 - 31<br /> <br /> Hình 1. So sánh hàm lượng một số kim loại<br /> (mg/kg trọng lượng tươi) trong bèo tây lấy tháng<br /> 5 năm 2008<br /> <br /> Hình 2. So sánh hàm lượng một số kim loại<br /> (mg/kg trọng lượng tươi) trong bèo tây lấy tháng<br /> 12 năm 2008<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> Kết quả xác định hàm lƣợng đồng, chì,<br /> kẽm, crôm, cadimi trong bèo tây<br /> Các số liệu thực nghiệm của quá trình<br /> phân tích được chỉ ra ở bảng 2, biểu diễn<br /> trên hình 1.<br /> Kết quả cho thấy tổng hàm lượng các<br /> kim loại đồng, chì, kẽm, crôm, cadimi<br /> trong bèo tây lấy ở hai thời gian khác<br /> nhau trong năm ở suối cạnh nhà máy cơ<br /> khí Z 115 đều nhiều hơn ở ao dân cư<br /> phường Tân Thịnh và hồ Thổ Hồng (của<br /> bèo tây tháng 5 nhiều hơn gấp ~ 1,7 lần<br /> ở ao dân cư phường Tân Thịnh, ~ 31 lần<br /> ở hồ Thổ Hồng; của bèo lấy tháng 12<br /> nhiều hơn gấp tương ứng ~ 2 lần và 29<br /> lần ).<br /> Trong bèo tây ở suối cạnh nhà máy cơ<br /> khí Z 115 và ở ao dân cư phường Tân<br /> Thịnh có hàm lượng chì nhiều nhất, hàm<br /> lượng kẽm ít nhất so với các kim loại<br /> khác. Ở hồ Thổ Hồng hàm lượng đồng<br /> nhiều nhất, hàm lượng kẽm ít nhất.<br /> So sánh hàm lượng kim loại giữa các vị<br /> trí lấy mẫu cây, hàm lượng chì biến đổi<br /> nhiều nhất (chì trong bèo tây lấy tháng 5<br /> ở suối cạnh nhà máy cơ khí Z 115 nhiều<br /> hơn gấp 66 lần, lấy tháng 12 nhiều hơn<br /> 63 lần của bèo ở hồ Thổ Hồng ). Với<br /> đồng, kẽm, crôm, cadimi hàm lượng biến<br /> đổi tương ứng lần lượt là 10 và 17 lần; 38<br /> và 9 lần; 40 và 45 lần; 37 và 38 lần.<br /> Hàm lượng mỗi kim loại trong các mẫu<br /> bèo lấy tháng 12 nhiều hơn lấy tháng 5<br /> trong cùng năm, đó là do độ tuổi mà khả<br /> <br /> năng tích lũy các kim loại của nó khác<br /> nhau [2].<br /> Kết quả xác định hàm lƣợng đồng, chì,<br /> kẽm. crôm, cadimi trong rong đuôi<br /> chồn, rong xƣơng cá<br /> Các số liệu thực nghiệm được chỉ ra ở<br /> bảng 3, biểu diễn trên hình 3 và hình 4.<br /> Kết quả cho thấy tổng hàm lượng các<br /> kim loại đồng, chì, kẽm, crôm, cadimi<br /> trong rong đuôi chồn, rong xương cá lấy<br /> ở suối cạnh nhà máy cơ khí Z 115 là<br /> nhiều nhất, ở hồ Thổ Hồng là ít nhất<br /> (nhiều hơn gấp 15 lần trong rong đuôi<br /> chồn, 19 lần trong rong xương cá). Trong<br /> đó hàm lượng kẽm biến đổi rất rộng (từ<br /> 0,0631 mg/kg tới 1,0277 mg/kg trong<br /> rong đuôi chồn; từ 0,0685 mg/kg tới<br /> 0,6541 mg/kg trong rong xương cá).<br /> Độ biến đổi hàm lượng đồng là ít nhất<br /> (0,3370 mg/kg ) trong rong đuôi chồn,<br /> crôm là ít nhất (0,1406 mg/kg) trong rong<br /> xương cá. Hàm lượng của các kim loại<br /> còn lại trong mỗi loài cây biến đổi tương<br /> đối đồng đều, ở cùng cấp hàm lượng.<br /> So sánh hàm lượng các kim loại đồng,<br /> chì, kẽm, crôm, cadimi trong các cây<br /> cùng lấy ở ba vị trí khác nhau nhận thấy:<br /> tổng hàm lượng các kim loại trong bèo<br /> tây nhiều hơn trong rong đuôi chồn và<br /> rong xương cá. Hàm lượng đồng, chì,<br /> cadimi trong bèo tây là nhiều, còn trong<br /> rong đuôi chồn, rong xương cá có hàm<br /> lượng nhiều là kẽm, cadimi, crôm.<br /> Hàm lượng của mỗi kim loại, tổng hàm<br /> lượng của các kim loại trong bèo tây,<br /> rong đuôi chồn, rong xương cá lấy ở suối<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lê Hữu Thiềng và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> cạnh nhà máy cơ khí Z 115 đều cao hơn<br /> ở ao dân cư phường Tân Thịnh và hồ<br /> Thổ Hồng. Như vậy, tương quan giữa<br /> hàm lượng các kim loại trong các loài cây<br /> lấy ở cùng vị trí là mối tương quan theo<br /> chiều thuận. Có thể trong nước suối cạnh<br /> nhà máy cơ khí Z 115 có chứa các kim<br /> loại đồng, chì, kẽm, crôm, cadimi với hàm<br /> lượng nhiều hơn. Đây có thể là nguyên<br /> nhân chính để có sự hấp thụ và tích lũy<br /> các kim loại nặng trên khác nhau trong<br /> bèo tây, rong đuôi chồn, rong xương cá.<br /> Một số kết quả nghiên cứu ở Nigeria cho<br /> thấy: hầu hết các loại thực vật rất nhạy<br /> cảm với sự có mặt của các ion kim loại,<br /> thậm chí ở nồng độ rất thấp. Tuy nhiên,<br /> một số loài thực vật thủy sinh như bèo<br /> tây, các loại rong, tảo, ..., chúng không<br /> chỉ có khả năng sống trong môi trường bị<br /> ô nhiễm bởi các kim loại nặng mà còn có<br /> khả năng hấp thụ và tích lũy các kim loại<br /> nặng trong các bộ phận khác nhau của<br /> chúng. Dựa vào hàm lượng cao của các<br /> kim loại nặng trong thực vật thủy sinh có<br /> thể cho biết mức độ ô nhiễm của các<br /> nguồn nước. [5].<br /> <br /> 59(11): 28 - 31<br /> <br /> bèo tây, rong đuôi chồn, rong xương cá<br /> sống ở một số nguồn nước ở thành phố<br /> Thái Nguyên, chúng tôi rút ra kết luận:<br /> - Bèo tây, rong đuôi chồn, rong xương cá<br /> lấy ở suối cạnh nhà máy cơ khí Z115, ao<br /> dân cư thuộc phường Tân Thịnh, hồ Thổ<br /> Hồng thuộc thành phố Thái Nguyên có<br /> khả năng hấp thụ và tích lũy các kim loại<br /> nặng: đồng, chì, kẽm, crôm, cadimi.<br /> - Có sự khác nhau đáng kể về hàm<br /> lượng các kim loại nặng đồng, chì, kẽm,<br /> crôm, cadimi trong bèo tây, rong đuôi<br /> chồn, rong xương cá. Hàm lượng kim loại<br /> vượt trội trong bèo tây là đồng, chì,<br /> cadimi; trong rong đuôi chồn, rong xương<br /> cá là kẽm, cadimi, crôm.<br /> - Tổng hàm lượng các kim loại trong bèo<br /> tây, rong đuôi chồn, rong xương cá lấy ở<br /> suối cạnh nhà máy cơ khí Z 115 nhiều<br /> hơn đáng kể so với lấy ở ao dân cư<br /> phường Tân Thịnh và hồ Thổ Hồng.<br /> Các đặc điểm này là cơ sở để nghiên<br /> cứu tiếp, định lượng khả năng hấp thụ,<br /> tích lũy các kim loại nặng của bèo tây,<br /> rong đuôi chồn, rong xương cá và từ đó<br /> có thể dự đoán mức độ ô nhiễm môi<br /> trường của nguồn nước ở thành phố Thái<br /> Nguyên.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Qua phân tích hàm lượng các kim loại<br /> nặng: đồng, chì, kẽm, crôm, cadimi trong<br /> <br /> Bảng 3. Hàm lượng một số kim loại nặng trong rong đuôi chồn, rong xương cá ( mg/kg trọng<br /> lượng tươi)<br /> Hàm lƣợng kim loại ( mg /kg)<br /> Cây<br /> <br /> Rong đuôi chồn<br /> <br /> Rong xương cá<br /> <br /> Mẫu<br /> Cu<br /> <br /> Pb<br /> <br /> Zn<br /> <br /> Cr<br /> <br /> Cd<br /> <br /> 1<br /> <br /> 0,3756<br /> <br /> 0,5168<br /> <br /> 1,0277<br /> <br /> 0,5339<br /> <br /> 0,6337<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,2645<br /> <br /> 0,2405<br /> <br /> 0,4285<br /> <br /> 0,1038<br /> <br /> 0,2520<br /> <br /> 3<br /> <br /> 0,0386<br /> <br /> 0,0364<br /> <br /> 0,0631<br /> <br /> 0,0158<br /> <br /> 0,0477<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> <br /> 0,5171<br /> 0,3003<br /> <br /> 0,4230<br /> 0,2151<br /> <br /> 0,6541<br /> 0,3503<br /> <br /> 0,1654<br /> 0,1038<br /> <br /> 0,3111<br /> 0,1743<br /> <br /> 3<br /> <br /> 0,0194<br /> <br /> 0,0123<br /> <br /> 0,0685<br /> <br /> 0,0248<br /> <br /> 0,0165<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Lê Hữu Thiềng và cs<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Hình 3. So sánh hàm lượng một số kim loại<br /> (mg/kg trọng lượng tươi) trong rong đuôi chồn<br /> <br /> 59(11): 28 - 31<br /> <br /> Hình 4. So sánh hàm lượng một số kim loại<br /> (mg/kg trọng lượng tươi) trong rong xương cá<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Phạm Luận (1998). Cơ sở lý thuyết của<br /> phương pháp phân tích phổ phát xạ và hấp<br /> thụ nguyên tử. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> [2]. Gabriela Jamnická, Richard Hrivnák ,<br /> Helena Ot’ahel’ová , Marek Skoršepa , Milan<br /> Valachoviě (2007). “Heavy metals content in<br /> aquatic plant species from some aquatic<br /> biotopes in Slovakia”.File:http: //wwwoeniad.org.<br /> [3]. Jorie Wilson & Dr. James Moore (1997).<br /> “Chromiun and zinc uptake in Elodea densa<br /> and Ceratophyllum demersum: Applications<br /> for bioremediation”. Oregon State University<br /> Bioresource<br /> Research 4017 Ag&Life<br /> Science Corvallis, OR 97331 – 7304.<br /> [4]. N. Osmodovskaya, V. Kurilenko (2005).<br /> “Macrophytes in phytoremediation of heavy<br /> metal contaminated water and Sediments in<br /> urban in land ponds”. Geophysical Research<br /> Abstracts, Vol.7, 10510.<br /> [5]. 5.Y. Ogunlade (2000). “Notes on<br /> untilization of water hyacinth (Eichhornia<br /> crassipes) as a means of pollution control”.<br /> Department of Chemistry, Adeyemi College of<br /> Education, Ondo, Ondo State, Nigeria<br /> <br /> Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2