intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định thông số công nghệ là hơi tối ưu cho vải len trên quan điểm tối đa độ ổn định kích thước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Xác định thông số công nghệ là hơi tối ưu cho vải len trên quan điểm tối đa độ ổn định kích thước nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đế bàn, áp suất nồi hơi (bar), khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt đế bàn là (cm) đến độ ổn định kích thước của vải len theo hướng hàng vòng và cột vòng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định thông số công nghệ là hơi tối ưu cho vải len trên quan điểm tối đa độ ổn định kích thước

  1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Xác định thông số công nghệ là hơi tối ưu cho vải len trên quan điểm tối đa độ ổn định kích thước Determination the parameter of the optimal steaming iron techology for wool fabric on maximum the stable of dimension point of view Phạm Thị Kim Phúc*, Nguyễn Thị Hiền, Đỗ Thị Làn *Email: ptkphuc@saodo.edu.vn Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 13/01/2022 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 26/5/2022 Ngày chấp nhận đăng: 03/01/2023 Tóm tắt Vải len dệt kim có tính co giãn và đàn hồi lớn, dưới tác dụng của nhiệt độ, hơi nước khi là đã làm thay đổi kích thước vải và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Kích thước vải khi xì hơi nước chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Nhiệt độ đế bàn là, áp suất nồi hơi, khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt đế bàn là. Trong bài báo này, tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đế bàn là (oC), áp suất nồi hơi (bar), khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt đế bàn là (cm) đến độ ổn định kích thước của vải len theo hướng hàng vòng và cột vòng. Sử dụng phương pháp qui hoạch thực nghiệm tổ hợp quay trung tâm của Box - Willson và phần mềm Design Expert thiết kế các phương án thí nghiệm, xử lý và phân tích thực nghiệm. Kết quả xác định thông số tối ưu khi là hơi theo hướng hàng vòng và cột vòng với nhiệt độ 152oC, áp suất nồi hơi 3,4 bar và khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt bàn là 1,3cm. Từ khóa: Nhiệt độ đế bàn là; áp suất nồi hơi; khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt bàn là. Abstract Knitted wool fabric has great stretch and elasticity, under the effect of iron’s temperature & steam, the size of fabric changes, affect to product’s quality. Fabric’s size when ironing are affected by factors such as: Iron’s sole temperature, boiler pressure, distance from fabric surface to iron sole-plate. In this research, the author studies the influence of the iron’s soleplate temperature (oC), boiler pressure (bar), the distance from the fabric surface to the soleplate (cm) on the stable of wool fabric’s size in the direction of the loop and tie the loop. Using the experimental planning method of the central rotation of Box - Willson and Design Expert software to design experimental plans, handling and analyze the actual results. The results determine the optimal parameters when ironing in the loop and column directions with the temperature of 152oC, the boiler pressure of 3.4 bar and the distance from the fabric’s surface to the table’s surface is 1.3cm. Keywords: Iron’s sole temperature; boiler pressure; the distance from the fabric’s surface to the ironing board. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ thước của vải bông và vải len [4]. Quá trình là hơi ảnh hưởng đến tính chất nhiệt, tính thẩm thấu không khí và Là hơi giúp làm tăng giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm may hơi nước của các loại vải [5]. Công trình nghiên cứu [6] và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. đề cập đến ảnh hưởng của quá trình là đến các tính chất cơ học và kích thước của vải bông, len và polyester. Vải len dệt kim có tính co giãn lớn dưới tác dụng của nhiệt độ đế bàn là, áp suất nồi hơi, khoảng cách từ bề Đã có nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của các mặt vải đến mặt đế bàn là làm thay đổi kích thước vải yếu tố công nghệ là hơi tới chất lượng sản phẩm may. ảnh hưởng chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc tối ưu các yếu tố công nghệ: Nhiệt độ đế bàn là, áp suất nồi hơi, khoảng cách từ bề mặt vải đến Trong nghiên cứu [2] đã đề cập đến nhiệt độ là, thời gian mặt đế bàn là cho quá trình là hơi vải len chưa được đề là và lực ép ảnh hưởng đến độ bền màu trong quá trình cập đến. Mục tiêu của nghiên cứu này xác định thông là. Độ phẳng mịn của sản phẩm trong quá trình là bị số công nghệ là hơi tối ưu cho vải len trên quan điểm ảnh hưởng bởi nhiệt độ và áp suất nồi hơi [3]. Chu trình sự ổn định kích thước vải. giặt, là ảnh hưởng đến độ mịn, tính chất cơ học và kích 2. THIẾT BỊ VÀ VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM 2.1. Thiết bị Người phản biện: 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Lê 2. PGS. TS. Lã Thị Ngọc Anh - Bàn là nhiệt hơi: Dùng để là các mẫu thí nghiệm. 42 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (79) 2022
  2. LIÊN NGÀNH CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC Quá trình là mẫu được thực hiện trên bàn là hơi, ký 75 ÷ 100mm. Giá trị khoảng cách mỗi vạch trên thân hiệu: ES-3200N, trọng lượng: 2,57kg, công suất tiêu thước 1mm được xếp 2 bên vạch chuẩn xen kẽ nhau thụ: 1300W, điện áp 120V, tần số: 50Hz. 0,5mm. Độ chính xác của thước cặp: 0,01mm. Hình 5. Thước cặp 2.2. Vật liệu Hình 1. Bàn là nhiệt hơi - Vải: Len - Bàn hút chân không: Dùng để giữ mẫu thí nghiệm trong quá trình xì hơi. + Thành phần: Acrylic 95%, Cotton 5%; + Kiểu dệt: Rib 1:1; + Mật độ hàng vòng: 210 (Hàng vòng/10cm); + Mật độ cột vòng: 130 (Cột vòng/10cm); + Khối lượng vải: 210 (g/m2). 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đế bàn là (oC), áp Hình 2. Bàn hút chân không MTD -1250DB suất nồi hơi (bar), khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt đế bàn là (cm) đến độ ổn định kích thước của vải len - Nồi hơi: Công suất: 550W ~ 800W. Điện áp: 220V. theo hướng hàng vòng và cột vòng. Tần số: 50Hz. Áp suất hơi từ 0 ÷ 10 bar. Xác định thông số công nghệ là hơi tối ưu cho vải len trên quan điểm sự ổn định kích thước. 3.2. Phương pháp nghiên cứu - Tiến hành lấy mẫu ban đầu theo TCVN 12341: 2018 [7]. - Mẫu thí nghiệm được chuẩn bị có kích thước 60×60(cm). Đánh dấu vị trí đo 50×50(cm) theo hướng hàng vòng và cột vòng. Dùng cữ xác định khoảng cách từ mặt đế bàn là tới bề mặt vải. Xì hơi mặt trái và mặt phải của vải. Hình 3. Nồi hơi MTD-1250DB - Phương pháp bề mặt đáp ứng (Response Surface Methodology) được lựa chọn để tối ưu hóa kích thước - Dụng cụ đo: vải len sau xì hơi. Ba thông số quan trọng ảnh hưởng + Dụng cụ đo nhiệt độ cầm tay: Đo nhiệt độ đế bàn là. đến biến dạng vải được nghiên cứu gồm: X1 - Nhiệt độ Đo nhiệt độ từ: - 50oC ÷ 330oC. đế bàn là, X2 - Áp suất nồi hơi, X3 - khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt đế bàn là. Hai biến đầu ra Y1: Độ co vải sau xì hơi theo hướng cột vòng. Y2: Độ giãn vải sau xì hơi theo hướng hàng vòng. Phương án thí nghiệm trong nghiên cứu thực nghiệm với ba biến đầu vào và hai biến đầu ra, được thiết kế theo phương pháp mô hình tổ hợp quay trung tâm của Box - Willson [1], gồm 20 thí nghiệm trong đó tiến hành 8 thí nghiệm ở hai mức (trên và dưới), 6 thí nghiệm ở các điểm sao và 6 thí nghiệm ở trung tâm của quy hoạch. Mỗi thí nghiệm được tiến hành lặp lại ba lần và lấy kết quả trung bình. Mô hình toán học mô tả ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc có dạng hàm đa thức bậc hai có dạng tổng quát như sau: Hình 4. Dụng cụ đo nhiệt độ cầm tay + Thước cặp: Đo kích thước mẫu thí nghiệm. Giới Y= b0 + b1x1 + b2x2 + b3x3 + b11x21+ b22x22+ b33x23 + b12x1x2 hạn thước đo: 0 ÷ 25mm; 25 ÷ 50mm; 50 ÷ 75mm; + b13x1x3+ b23x2x3 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (79) 2022 43
  3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Trong đó: Ma trận bố trí thí nghiệm mã hóa các biến độc lập và Y: Hàm mục tiêu; các phương án thí nghiệm được trình bày trong các Bảng 1 và 2. b1,b2, b3,b11,b22, b33, b12, b13, b23: Các hệ số hồi quy. Bảng 1. Ma trận bố trí thí nghiệm mã hóa các biến độc lập Mức mã hóa Biến số Thông số Đơn vị -1,68 -1 0 +1 +1,68 X1 Nhiệt độ đế bàn là o C 133 140 150 160 167 X2 Áp suất nồi hơi bar 1,3 2 3 4 4,7 X3 Khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt đế bàn là cm 0 0,5 1 1,5 2 Bảng 2. Phương án thí nghiệm Số thí nghiệm x1 x2 x3 X1 X2 X3 1 - - - 140 2 0,5 2 + - - 160 2 0,5 3 - + - 140 4 0,5 4 + + - 160 4 0,5 5 - - + 140 2 1,5 6 + - + 160 2 1,5 7 - + + 140 4 1,5 8 + + + 160 4 1,5 9 -1,68 0 0 133 3 1 10 +1,68 0 0 167 3 1 11 0 -1,68 0 150 1,3 1 12 0 +1,68 0 150 4,7 1 13 0 0 -1,68 150 3 0 14 0 0 +1,68 150 3 2 15 0 0 0 150 3 1 16 0 0 0 150 3 1 17 0 0 0 150 3 1 18 0 0 0 150 3 1 19 0 0 0 150 3 1 20 0 0 0 150 3 1 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng của các yếu tố: Nhiệt độ đế bàn là, áp suất nồi hơi, khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt đế bàn là 4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đế bàn là, áp suất nồi hơi, khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt đế bàn là tới thông tới thông số vải len theo hướng hàng vòng và cột vòng số vải len được trình bày trong Bảng 3. Bảng 3. Kết quả thí nghiệm sau khi là hơi (xì hơi) Biến mã hóa Biến thực Số thí nghiệm Y1 (cm) Y2 (cm) x1 x2 x3 X1 ( C) o X2 (bar) X3 (cm) 1 - - - 140 2 0,5 - 0,55 0,6 2 + - - 160 2 0,5 - 0,6 0,65 3 - + - 140 4 0,5 - 1,1 0,95 4 + + - 160 4 0,5 - 1,4 1 5 - - + 140 2 1,5 - 0,45 0,5 6 + - + 160 2 1,5 - 0,5 0,55 7 - + + 140 4 1,5 -1 0,7 8 + + + 160 4 1,5 - 1,15 0,75 9 -1,68 0 0 133 3 1 - 0,65 0,5 10 +1,68 0 0 167 3 1 - 0,8 0,55 11 0 -1,68 0 150 1,3 1 - 0,4 0,4 44 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (79) 2022
  4. LIÊN NGÀNH CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC Biến mã hóa Biến thực Số thí nghiệm Y1 (cm) Y2 (cm) x1 x2 x3 X1 (oC) X2 (bar) X3 (cm) 12 0 +1,68 0 150 4,7 1 - 1,05 1,2 13 0 0 -1,68 150 3 0 - 1,1 1,05 14 0 0 +1,68 150 3 2 - 0,45 0,45 15 0 0 0 150 3 1 - 0,7 0,55 16 0 0 0 150 3 1 - 0,8 0,6 17 0 0 0 150 3 1 - 0,65 0,6 18 0 0 0 150 3 1 - 0,7 0,6 19 0 0 0 150 3 1 - 0,7 0,55 20 0 0 0 150 3 1 - 0,7 0,55 Trong đó: Y1: Độ co vải sau xì hơi theo hướng cột vòng; Y2: Độ giãn vải sau xì hơi theo hướng hàng vòng. Hình 6. Ảnh hưởng của nhiệt độ đế bàn là, áp suất nồi hơi, khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt đế bàn là tới độ co vải theo hướng cột vòng Hình 7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đế bàn là, áp suất nồi hơi, khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt đế bàn là tới độ giãn vải theo hướng hàng vòng Tiến hành xử lý bằng phần mềm Design Expert thu Phương trình hồi quy (1) có R2 = 0,89, phương trình được phương trình hồi quy như sau: hồi quy (2) có R2 = 0,92. Kết quả cho thấy: Nhiệt độ đế Phương trình hồi quy xác định độ co vải theo hướng bàn là, áp suất nồi hơi và khoảng cách từ bề mặt vải cột vòng. đến mặt đế bàn là ảnh hưởng đáng kể đến thông số vải theo hướng cột vòng và hàng vòng. Khi tăng áp suất nồi hơi và nhiệt độ đế bàn là vải co lại theo hướng cột (1) vòng và giãn ra theo hướng hàng vòng. Bên cạnh đó khoảng cách là ảnh hưởng đáng kể đến thông số vải Phương trình hồi xác định độ giãn vải theo hướng sau khi xì hơi, khi đặt đế bàn là càng sát mặt vải trong hàng vòng. quá trình xì hơi thì vải co lại theo hướng cột vòng và giãn ra theo hướng hàng vòng càng lớn và ngược lại. (2) Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (79) 2022 45
  5. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Bảng 4. Kiểm định sự có nghĩa của các hệ số hồi quy Độ co vải theo hướng cột vòng Độ giãn vải theo hướng hàng vòng Các Kiểm định biến số Giá trị Kiểm định Giá trị Các hệ Phương Các hệ Phương ý nghĩa hồi quy kiểm p - value ý nghĩa kiểm p - value số b sai số b sai (0,05) định F (0,05) định F Mô hình 0,0001 + 0,0001 + X0 0,7038 0,5746 X1 0,1137 0,1446 8,23 0,0185 + 0,0208 0,0059 7,903 0,0364 + X2 0,2056 0,4726 26,90 0,0006 + 0,1791 0,4379 66,93 < 0,0001 + X3 0,1386 0,2146 12,21 0,0068 + 0,1251 0,2139 32,69 0,0002 + X1X2 0,0126 0,0009 0,0525 0,8238 - 0,000 0,0000 0,0000 1,0000 - X1X3 0,1126 0,0736 4,19 0,0710 - 0,00 0,0000 0,0000 1,0000 - X2X3 0,0751 0,0327 7,86 0,0205 + 0,3075 0,0112 6,72 0,0219 + X12 0,0354 0,0176 1,0000 0,3434 - 0,0148 0,0031 0,4808 0,5038 - X22 0,0266 0,0099 6,15 0,0472 + 0,0825 0,0980 14,97 0,0031 + X32 0,0531 0,0395 8,25 0,0162 + 0,0648 0,0605 9,24 0,0125 + *Ghi chú: (+): Có nghĩa,(-): Không có nghĩa. Phương trình hồi quy xác định độ co vải theo hướng cột vòng và độ giãn vải theo hướng hàng vòng sau khi (3) có giá trị p = 0,0001 nên tất cả các hệ số của phương trình hồi quy đều có nghĩa. Phương trình xác định độ Phương trình hồi xác định độ giãn vải theo hướng co vải theo hướng cột vòng có hệ số b1,b2, b3 b2b3, b22, hàng vòng: b23 và phương trình độ giãn vải theo hướng hàng vòng có hệ số b1, b2, b3, b22, b23, b23 là có nghĩa, các hệ số còn lại không có nghĩa loại khỏi phương trình. (4) Phương trình hồi quy xác định độ co vải theo hướng cột vòng: 4.2. Tối ưu hóa bằng phần mềm Design Expert Bảng 5. Kết quả tối ưu hóa theo hướng cột vòng, hàng vòng bằng phần mềm Design Expert STT Nhiệt độ Áp suất Khoảng cách từ Độ co vải Độ giãn vải Đáp ứng đế bàn là (oC) nồi hơi (bar) bề mặt vải đến mặt theo hướng cột theo hướng hàng kỳ vọng đế bàn là (cm) vòng (cm) vòng (cm) 1 152 3,4 1,3 -0,74 0,58 1,000 2 140 4 0,5 -0,85 1,03 1,000 3 140 2 1,5 -0,41 0,42 1,000 4 160 2 0,5 -1,04 0,64 1,000 5 140 2 0,5 -0,61 0,59 1,000 6 160 2 1,5 -0,39 0,46 1,000 7 140 4 1,5 -0,95 0,70 1,000 8 160 4 0,5 -1,33 1,07 1,000 9 160 4 1,5 -0,98 0,74 1,000 10 149 2 0,6 -0,82 0,69 1,000 Hình 8. Biểu đồ giá trị tối ưu của nhiệt độ đế bàn là, áp suất nồi hơi, khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt đế bàn là theo hướng hàng vòng và cột vòng 46 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (79) 2022
  6. LIÊN NGÀNH CƠ KHÍ - ĐỘNG LỰC Tối ưu hóa các yếu tố nhiệt độ đế bàn là, áp suất nồi học Sao Đỏ. Nhóm tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ hơi, khoảng cách từ bề mặt vải đến mặt đế bàn là bằng trợ của Trường Đại học Sao Đỏ đã tạo điều kiện để phần mềm Design Expert lựa chọn 10 phương án tối chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này. ưu với mục đích tối đa sự ổn định kích thước vải len khi xì hơi đồng thời tăng chất lượng sản phẩm. Theo Bảng 5 các phương án thí nghiệm 3 và 6 khi sử dụng áp suất TÀI LIỆU THAM KHẢO nồi hơi 2 bar thì độ co và độ giãn thấp. Trong thực tế thí nghiệm khi áp suất quá thấp làm cho bề mặt vải không [1]. Nguyễn Cảnh (1993), Quy hoạch thực nghiệm, phẳng mịn. Dựa vào phần mềm Design Expert đã lựa Trường ĐH Bách khoa Hồ Chí Minh. chọn phương án tối ưu nhất: Nhiệt độ 152oC, áp suất [2]. Trần Thị Kim Phượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, 3,4 bar và khoảng cách là 1,3cm. Nguyễn Thị Tuyết Trinh (2012), Nghiên cứu các 5. KẾT LUẬN yếu tố ảnh hưởng đến độ bền màu của vải trong quá trình giặt, là, Tạp chí Đại học công nghiệp, - Nhiệt độ đế bàn là ảnh hưởng đến thông số vải khi trang 32-38. là. Khi tăng nhiệt độ đế bàn là vải len co theo chiều cột [3]. Đào Thị Hạp và Trương Thị Hoàng Yến (2019), vòng và giãn theo chiều hàng vòng. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của điều kiện là hơi tới - Áp suất nồi hơi là một trong những thông số ảnh chất lượng sản phẩm áo Jacket, Tạp chí KN & CN, hưởng lớn đến thông số vải len, khi áp suất nồi hơi số 24, trang 108-114. thấp vải len ít thay đổi thông số, tăng áp suất nồi hơi [4]. Rim Cheriaa, Imed Ben Marzoug & Sakli Faouzi vải len có xu hướng co lại theo hướng cột vòng và giãn (2016), Effects of repeated ironing - laundering ra theo hướng hàng vòng. cycles on cotton, cotton/polyester and polyester - Khoảng cách từ đế bàn là tới bề mặt vải ảnh hưởng plain fabrics, International journal of applied đến độ co và giãn của vải. Khi tăng khoảng cách vải research on textile, Volume 4, issue 2, pp 31-44. len co theo hướng cột vòng và giãn theo hướng hàng [5]. Amal Boughattas, Sofien Benltoufa, Lubos Hes, vòng thấp. Faten Fayala (2017), Heat and water vapour transfer through ironed plain woven fabrics, - Xây dựng được hai phương trình hồi quy ảnh hưởng Proceeding of Engineering and Technology - PET, nhiệt độ đế bàn là, áp suất nồi hơi và khoảng cách từ Vol.29, pp.1-4. bề mặt vải đến mặt đế bàn là tới thông số vải len theo hướng hàng vòng và cột vòng đảm bảo độ tin cậy. [6]. Rim Cheriaaa, Imed Ben Marzoug & Faouzi Sakli (2016), Effects of industrial ironing on mechanical - Sử dụng phần mềm Design Expert xác định được and dimensional properties of cotton, wool and thông số tối ưu khi là vải len dệt kim theo cả hai hướng polyester fabrics, Indian Journal of Fibre & Textile cột vòng và hàng vòng với nhiệt độ 152oC, áp suất 3,4 Researc Vol. 41, pp. 167-172. bar và khoảng cách là 1,3cm. [7]. TCVN 12341: (2018), Chuẩn bị, đánh dấu và đo LỜI CẢM ƠN mẫu thử vải và sản phẩm may mặc trong phép thử xác định sự thay đổi kích thước. Kết quả nghiên cứu này thuộc đề tài KHCN cấp cơ sở, mã số 19.KHCN/21-22 được tài trợ bởi Trường Đại THÔNG TIN TÁC GIẢ Phạm Thị Kim Phúc - Năm 2012: Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. - Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên khoa May & Thời trang, Trường Đại học Sao Đỏ. - Lĩnh vực quan tâm: Công nghệ vật liệu dệt may, thiết kế trang phục. - Điện thoại: 0972942093; Email: ptkphuc@saodo.edu.vn. Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (79) 2022 47
  7. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Nguyễn Thị Hiền - Năm 2012: Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. - Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên khoa May và Thời trang, Trường Đại học Sao Đỏ. - Lĩnh vực quan tâm: Công nghệ vật liệu dệt may, xơ dệt mới, công nghệ may. - Điện thoại: 0979184365; Email: nthiencnmay@saodo.edu.vn. Đỗ Thị Làn - Năm 2012: Tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ vật liệu dệt may, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. - Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên khoa May và Thời trang, Trường Đại học Sao Đỏ. - Lĩnh vực quan tâm: Công nghệ vật liệu dệt may, công nghệ may. - Điện thoại: 0971520980; Email: dtlan@saodo.edu.vn. 48 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, Số 4 (79) 2022
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2