intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định tiềm năng thực hiện nông lâm kết hợp tại Tây Bắc Việt Nam

Chia sẻ: Angicungduoc2 Angicungduoc2 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

42
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Canh tác hoa màu hàng năm là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho người dân sống tại vùng cao ở Tây Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, việc canh tác hoa màu cũng gây xói mòn nghiêm trọng trên đất dốc với diện tích rất lớn tại khu vực này. Cải tiến hệ thống canh tác bằng cách đưa các hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH) vào những khu vực đất bị thoái hóa này có tiềm năng mang lại sinh kế cao hơn và sức chống chịu tốt hơn cho người dân. Để ước tính diện tích đất canh tác thực tế trên đất dốc từ các nguồn bản đồ có sẵn là khá khó khăn vì diện tích canh tác hoa màu ở bản đồ hiện trạng sử dụng đất không phản ánh đúng thực tế canh tác của người dân. Nghiên cứu này nhằm xác định bản đồ đất canh tác hoa màu trên đất dốc và các khu vực tiềm năng cho các phương án nông lâm kết hợp thay thế độc canh hoa màu trên đất dốc dựa trên các yếu tố lý sinh và ưu tiên của người dân bản địa. Các cơ hội cho NLKH và những hạn chế cũng được thảo luận trong điều kiện văn hóa và dân tộc khác nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định tiềm năng thực hiện nông lâm kết hợp tại Tây Bắc Việt Nam

  1. Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững Xác định tiềm năng thực hiện nông lâm kết hợp tại Tây Bắc Việt Nam Nguyễn Mai Phương1,2, Tim Pagella2, Tor-Gunnan Vagen3, Delia Catacutan1, Fergus Sinclair2,3 Cơ quan 1 Trung tâm Nông lâm Thế giới, Văn phòng Hà Nội, Việt Nam. 2 Đại học Bangor, UK. HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC 3 Trung tâmtâm Nông lâm Thếgiới, Nairobi, Kenya. Tác giả đại diện n.maiphuong@cgiar.org Từ khóa Ảnh Landsat, viễn thám, đất trồng cây hàng năm, bản đồ thích nghi, nông lâm kết hợp, ưu tiên của người dân Giới thiệu 116 Canh tác hoa màu hàng năm là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho người dân sống tại vùng cao ở Tây Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, việc canh tác hoa màu cũng gây xói mòn nghiêm trọng trên đất dốc với diện tích rất lớn tại khu vực này. Cải tiến hệ thống canh tác bằng cách đưa các hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH) vào những khu vực đất bị thoái hóa này có tiềm năng mang lại sinh kế cao hơn và sức chống chịu tốt hơn cho người dân. Để ước tính diện tích đất canh tác thực tế trên đất dốc từ các nguồn bản đồ có sẵn là khá khó khăn vì diện tích canh tác hoa màu ở bản đồ hiện trạng sử dụng đất không phản ánh đúng thực tế canh tác của người dân. Nghiên cứu này nhằm xác định bản đồ đất canh tác hoa màu trên đất dốc và các khu vực tiềm năng cho các phương án nông lâm kết hợp thay thế độc canh hoa màu trên đất dốc dựa trên các yếu tố lý sinh và ưu tiên của người dân bản địa. Các cơ hội cho NLKH và những hạn chế cũng được thảo luận trong điều kiện văn hóa và dân tộc khác nhau. Phương pháp tiếp cận Nghiên cứu này sử dụng ảnh vệ tinh Landsat 8, các điểm GPS thực địa và thuật toán phân loại Random Forest nhằm xác định bản đồ canh tác cây hàng năm (chủ yếu là ngô) trên đất dốc tại 7 huyện thuộc tỉnh Điện Biên, Sơn La, Yên Bái. Bản đồ thích nghi được thành lập dựa trên các yếu tố lý sinh của các loại cây lâu năm để xác định phương án nông lâm kết hợp có thể thực hiện được. Các loại cây được lựa chọn là những cây thân gỗ, cây ăn trái và cây công nghiệp đang được thử nghiệm trong dự án AFLI bao
  2. Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững gồm sơn tra (Docyniaindica), chè Shan, mận, cây mắcca, cà phêArabica, tếch (Tectonagrandis), keo tai tượng (Acacia mangium), xoài và nhãn (Dimocarpuslongan). Ngoài ra, những nghiên cứu kiến thức bản địa cũng được triển khai tại sáu thôn người Kinh, Thái và H’Mông nhằm tìm hiểu nguyện vọng và nhu cầu của người dân địa phương với các phương án nông lâm kết hợp (Xem Hình 1). NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN 117 Hình 1: Khung lồng ghép kiến thức khoa học và kiến thức bản địa nhằm hỗ trợ việc mở rộng NLKH tại Tây Bắc Việt Nam Kết quả Sử dụng phương pháp phân loại Random Forest và dữ liệu Landsat, chúng tôi thấy rằng dất đốc (trên 15◦) chiếm 70% tổng diện tích đất tại vùng Tây Bắc Việt Nam. Đất canh tác hoa màu (chủ yếu trồng ngô) chiếm 23% diện tích (xấp xỉ 130.000 ha). Ở khu vực đất đốc trên 25o, diện tích đất canh tác hoa màu tính từ ảnh Landsat gấp đôi diện tích canh tác được ước tính hiện nay từbản đồ hiện trạng sử dụng đất của Bộ TNMT năm 2015. Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy 30% diện tích đất canh tác thực tế nằm trong đất rừng và tỷ lệ rừng che phủ đang được dự tínhcao hơn so với thực tế khoảng 15%. Phân tích tính thích nghi dựa trên các điều kiện lý sinh cho thấy các khu vực phù hợp với cây lâu năm chiếm khoảng 85% tổng diện tích đất canh tác trên đất dốc (trên 15o). Điều này cũng cho thấy tiềm năng đáng kể để
  3. Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững kết hợp cây lâu năm vàohệ thống độc canh hoa màu và mở rộng các hệ thống NLKH hiện tại. Qua khảo sát về kiến thức bản địa, người dân cũng xác định khu vực tiềm năng để trồng cây lâu năm đất độc canh hoa màu trên đất dốc do năng suất và chất lượng đất đang suy thoái mạnh. Người Kinh và người Thái thích trồng cây ăn quả hoặc cây cà phê, trong khi người H’Mông thíchtrồng mận và sơn tra do các loài này phù hợp với điều kiện tự nhiên ở mỗi địa phương. Người dân cũng đề xuất các loài cây lấy gỗ khác như cây mỡ (Manglietia), pơ mu (Fokienia), hay xoan (Melia)do dễ bán và có HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC thể trồng xen trong hệ thống NLKH. 118 Hình 2: Diện tích thích nghi của các loại cây lâu năm trên đất canh tác dốc trên 15◦ dựa vào điều kiện lý sinh và ưu tiên của người dân Thảo luận và kết luận Diện tích canh táchoa màu trên đất dốc ngày càng tăng là chỉ số cho thấy rủi ro cao về xói mòn và suy thoái đất. Đặc biệt những khu vực nằm trong đất rừng cho thấy ước tính về độ che phủ rừng quá cao tại vùng Tây Bắc. Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các hộ nông dân cần nhận thức được những rủi ro sẵn có và cơ hội cho các biện pháp canh tác bền vững hơn. Trong bối cảnh này, trồng xen cây lâu năm với hoa màu trong hệ thống NLKH là một lựa chọn tiềm năng. Nghiên cứu cũng xác định các thách thức trong việc áp dụng những mô
  4. Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững hình NLKH khác nhau tại ba nhóm dân tộc do địa điểm, khả năng tiếp cận thị trường, và truyền thống canh tác khác nhau.Hầu hết các hộ nông dân thiếu cây giống chất lượng cao và sự kết nối với thị trường. Các hộ người Kinh và người Thái ở vùng thấp lo lắng về biến đổi khí hậu và chi phí quản lý cao do họ thích các loại cây có giá trị cao. Người H’Mong quan tâm đến các vấn đề như côn trùng, dịch bệnh và hỗ trợ tài chính để mua cây giống và phân bón. Nghiên cứu này cũng góp phần nâng cao nhận thức về các can thiệp nông lâm tiềm năng trong khu vực và hỗ trợ các chính sách của chính phủ về lập kế hoạch sử dụng đất cũng như đưa ra các phương án canh tác cho NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN hộ nông dân quy mô nhỏ. Những phát hiện ở nghiên cứu này cũng giúp hiểu rõ những vấn đề và những yếu tố cần được xem xét ở mức độ vi mô trong việc triển khai các chính sách và chương trình. Nghiên cứu cũng cho thấy rằngbối cảnh xã hội cụ thể của người nông dân kết nối với văn hóa tác động đến sở thích của họ về các mô hình NLKH và việc bỏ qua các yếu tố này có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng thành công biện pháp canh tác bền vững. 119
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2