intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định tiêu chí, yếu tố hấp dẫn sinh viên đến với chương trình đại học chuẩn Nhật Bản

Chia sẻ: Bigates Bigates | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

36
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết có những hàm ý về giải pháp nhằm hỗ trợ các học sinh trung học phổ thông trong việc chọn trường và giúp phần nâng cao giá trị hấp dẫn của Chương trình đào tạo đại học chuẩn Nhật Bản đến với các bạn học sinh trung học phổ thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định tiêu chí, yếu tố hấp dẫn sinh viên đến với chương trình đại học chuẩn Nhật Bản

  1. XÁC ĐỊNH TIÊU CHÍ, YẾU TỐ HẤP DẪN SINH VIÊN ĐẾN VỚI CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC CHUẨN NHẬT BẢN Lê Hoàng Mỹ Uyên, Tạ Mỹ Linh, Trương Thị Thu Hòa, Phạm Thị Kim Hồng, Nguyễn Tường Vy Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Xuân Hưng TÓM TẮT Trong những năm gần đây nhu cầu muốn vào đại học của học sinh ngày càng tăng cao, nhằm muốn nâng cao đời sống, nâng cao trình độ tri thức hơn. Nhưng vì lẽ đó, việc chọn trường đại học nào để phù hợp với bản thân cũng như đáp ứng được các yếu tố sau khi ra trường lại là một vấn đề nan giải mà học sinh hiện nay luôn băn khoăn. Để lý giải điều đó nhóm chúng em đã quyết định thực hiện bài nghiên cứu này để giúp học sinh có được cái nhìn cụ thể nhất về việc lựa chọn theo học tại Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT-HUTECH). Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố hấp dẫn học sinh đến với Chương trình Đại học Chuẩn Nhật Bản. Từ đó, nhóm nghiên cứu có những hàm ý về giải pháp nhằm hỗ trợ các học sinh THPT trong việc chọn trường và giúp phần nâng cao giá trị hấp dẫn của Chương trình đào tạo này đến với các bạn học sinh THPT. Từ khóa: chương trình đại học chuẩn Nhật Bản, tiêu chí, yếu tố hấp dẫn học sinh THPT, hàm ý giải pháp. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu chung về vấn đề nghiên cứu Trong những năm gần đây nhu cầu muốn vào đại học của học sinh ngày càng tăng cao, nhằm muốn nâng cao đời sống, nâng cao trình độ tri thức hơn. Nhưng vì lẽ đó, việc chọn trường đại học nào để phù hợp với bản thân cũng như đáp ứng được các yếu tố sau khi ra trường lại là một vấn đề nan giải nhiều học sinh đã bước chân vào giảng đường đại học vẫn chưa biết bản thân sẽ làm gì, học gì và nên chọn một chương trình đào tạo nào sẽ phù hợp. 1.2 Nghiên cứu hỗ trợ định hướng ngành học, quảng bá chương trình đại học chuẩn Nhật Bản Để có thể hiểu rõ được vấn đề, nhóm đã quyết định thực hiện bài nghiên cứu này để giúp học sinh có được cái nhìn cụ thể hơn về việc lựa chọn ngành học, khơi dậy định hướng cho tương lai của mỗi học sinh để bước đến môi trường đại học, cũng như biết đến ngành đào tạo mới tại Viện Công nghệ Việt - Nhật. 1163
  2. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Để có thể tìm hiểu, xác định và đánh giá được mức độ ảnh hưởng đến các quyết định then chốt trong việc lựa chọn trường Đại học của học sinh. Nhóm đưa ra các mục đích nghiên cứu cụ thể như sau: - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh hiện nay. - Đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến việc chọn trường đại học. - Tìm hiểu và giới thiệu đến học sinh chương trình đào tạo mới. =>> Từ các kết quả nghiên cứu được sẽ đề xuất ra các giải pháp và khuyến nghị nhằm giúp công tác tuyển sinh cũng như việc quảng bá của trường đạt được hiệu quả cao. 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Một số cơ sở lý thuyết về các yếu tốt ảnh hưởng đến việc học sinh chọn trường đại học Theo D.W. Chapman đã đề nghị một mô hình tổng quát của việc lựa chọn trường đại học của các học sinh. Dựa vào kết quả thống kê cho thấy có 02 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh: - Thứ nhất là đặc điểm của gia đình và cá nhân học sinh. - Thứ hai là một số yếu tố bên ngoài ảnh hưởng cụ thể như các cá nhân ảnh hưởng, các đặc điểm cố định của trường đại học và nỗ lực giao tiếp của trường đại học với các học sinh. Cabera và La Nasa (được bởi trích M. J. Burn) dựa trên nền tảng của D.W.Chapma và K. Freeman cũng nhấn mạnh rằng những mong đợi về công việc trong tương lai của học sinh cũng là một nhóm yếu tố quan trong tác động đến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh. Học sinh trung học phổ thông về việc xét tuyển dự kỳ thi đại học: Theo Luật giáo dục Việt Nam năm 2006 (Luật Giáo dục số 38/2005QH11 có hiệu lực ngày 01/01/2006, Mục 2, Điều 26). Đối tượng học sinh THPT là các học sinh đang học lớp 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp trung học phổ thông, chuẩn bị dự thi vào đại học. Như vậy, học sinh lớp 12 có thể được xem là khách hàng tiềm năng của dịch vụ giáo dục bậc đại học. Đối với học sinh có tuổi khoảng 18 với tâm sinh lý của người chuẩn bị trưởng thành nên cũng có nhiều điểm phức tạp, chẳng hạn: thích khẳng định mình, ảnh hưởng của bạn bè, các cá nhân khác... Việc hướng nghiệp lựa chọn ngành nghề đặt nguyện vọng: hướng nghiệp là sự tác động của một tổ hợp lực lượng xã hội, lấy nền tảng của hệ thống sư phạm làm trung tâm nhằm giúp cho các học sinh có sự hiểu biết cơ bản về ngành nghề trong xã hội. Từ đó, học sinh có thể lực chọn cho mình một cách có ý thức về nghề nghiệp trong tương lai. Tầm quan trọng của việc chọn trường đại học: từ lớp 12 trước khi chuẩn bị tốt nghiệp thường được nhà trường, gia đình, người thân tư vấn trong việc chọn trường, ngành học phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và học lực. Khái niệm chọn trường được hiểu là quyết định chọn trường đại học để đăng ký dự thi và theo học sau khi tốt nghiệp THPT. 1164
  3. Lựa chọn ngành nghề đào tạo: việc lựa chọn ngành nghề của học sinh là một quá trình lâu dài, phức tạp. Nó được biểu hiện ở những mức độ khác nhau, ngày càng phát triển dần và hoàn thiện qua từng giai đoạn, nhất là cuối lớp 12 của bậc THPT. Quá trình chọn lựa này gồm những đặc tính sau: - Tính chủ thể: việc lựa chọn ngành nghề được diễn ra với nhiều sự chi phối của mối quan hệ xã hội phức tạp như: gia đình, bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp, đoàn thể... Các mối quan hệ này tác động đến nhận thức, nhu cầu, động cơ, sự hứng thú của học sinh. Tuy nhiên, để đi đến một quyết định lựa chọn ngành nghề cho tương lai là do chính chủ thể đưa ra và tự khẳng định. - Tính khách thể: lựa chọn ngành nghề là sự kết hợp giữa nhu cầu, nguyện vọng cá nhân với yêu cầu do ngành nghề và xã hội đòi hỏi (không phải ngành nghề nào cũng được xã hội chấp nhận). Trong xã hội, mỗi cá nhân có một vị trí xác định. Với vị trí đó, cá nhân vừa được hưởng quyền lợi cũng như phải có trách nhiệm với cộng đồng xã hội. - Tính cấu trúc: trong quá trình tồn tại và phát triển, lựa chọn ngành nghề là mắc xích trong cấu trúc đời sống con người. Khi xác định hướng đi, vị trí hoạt động trong đời sống xã hội là lúc lựa chọn ngành nghề. Quá trình lựa chọn ngành nghề được đặt trong một hệ thống các mối quan hệ giữa chủ thể (người lựa chọn) và những điều kiện khách quan có mối quan hệ trực tiếp đối với ngành nghề. 2.2 Một số các nghiên cứu liên quan Stt Nghiên cứu Nội dung 1 yếu tố ảnh hưởng đến Các Nghiên cứu được thực hiện với 1897 sinh viên năm việc sinh viên chọn trường thứ nhất hệ chính quy. 07 nhân tố ảnh hưởng đến Đại học Mở TP. HCM việc sinh viên chọn trường bao gồm: Nỗ lực của nhà trường đưa thông tin đến sinh viên sắp tốt nghiệp (TS. Nguyễn Minh Hà, 1 THPT, chất lượng dạy học, đặc điểm của bản thân TS. Huỳnh Gia Xuyên, sinh viên, công việc trong tương lai, khả năng đậu TS. Huỳnh Thị Kim Tuyến) và trường, người thân trong gia đình, người thân ngoài ra đình. 2 yếu tố ảnh hưởng đến Các Kết quả phân tích 227 bảng trả lời của học sinh lớp quyết định chọn trường ĐH 12, năm học 2008-2009 của 05 trường THPT tại Quảng Ngãi cho thấy 05 yếu tố bao gồm: yếu tố cơ (Trần Văn Qúy, Cao Hảo Thi) hội việc làm trong tương lai, yếu tố đặc điểm cố định 2 của trường đại học, yếu tố về bản thân cá nhân học sinh, yếu tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định học sinh và yếu tố về thông tin có sẵn ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH. 3 yếu tố ảnh hưởng đến Các Kết quả nghiên cứu mô hình hồi quy gồm 05 nhóm quyết định chọn trường ĐH yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường bao gồm: trên địa bàn tỉnh Tiền Giang mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành học, yếu tố đặc điểm về trường học, yếu tố khả năng đáp ứng mong 1165
  4. Stt Nghiên cứu Nội dung (Nguyễn Phương Toàn) đợi sau khi ra trường, yếu tố về những nỗ lực giao tiếp của trường ĐH và yếu tố về danh tiếng của trường ĐH. 3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để làm rõ hơn về việc chọn trường đại học và học tập tại chương trình chuẩn Nhật Bản- VJIT, nhóm đã tiến hành khảo sát 100 sinh viên đang học tại chương trình đào tạo chuẩn Nhật Bản thông qua google drive biểu mẫu. 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Hình 1. Vì sao bạn đến và học tập môi trường đại học? Hình 1: Theo kết quả khảo sát thì cho thấy các bạn đến với chương trình đại học là do đã có đam mê với ngành nghề hoặc được được người thân, bạn bè định hướng. Hình 2. Phương tiện giúp học sinh biết đến chương trình đào tạo? Hình 2: Kết quả trên, học sinh biết đến chương trình đào tạo chuẩn Nhật Bản là được nghe tư vấn kỳ tuyển sinh đại học tại trường THPT hoặc được nghe trực tiếp tại khi đến xét tuyển. 1166
  5. Hình 3. Yếu tố, tiêu chí quan trọng để chọn trường đại học? Hình 3: Với kết quả trên cho thấy yếu tố, tiêu chí để học sinh đến với trường trình đại học là do muốn mở rộng cơ hội việc làm việc, ngoài ra còn chú trọng vào cơ sở vật chất và chương trình giảng dạy. 5 GIẢI PHÁP – GỢI Ý VÀ KẾT LUẬN Dựa vào quá trình nghiên cứu và kết quả khảo Nhóm đã đưa ra giải pháp và gợi ý gồm hai phần chính để hỗ trợ học sinh có thể chọn được ngành học phù hợp cũng như có thể quảng bá đưa chương trình đào tạo chuẩn Nhật Bản đến gần hơn với mọi người. 5.1 Bộ danh mục các tiêu chí yếu tố hấp dẫn học sinh đến chương trình đại học chuẩn Nhật Bản Tiêu chí 1: chương trình đào tạo chuẩn Nhật Bản – VJIT là một chương trình hoàn toàn mới hiện tại đang được vận hành phát triển chỉ có tại trường đại học HUTECH. Tiêu chí 2: chương trình giảng dạy hiện đại, đội ngũ giảng viên có nhiều kinh nghiệm. Tiêu chí 3: chương trình đào tạo nhiều ngành đa dạng, đào tạo, trang bị những kiến thức về chuyên ngành song song là một ngôn ngữ mới đó là tiếng Nhật. Tiêu chí 4: môn học về chuyên ngành, chương trình đào tạo luôn bám sát với giáo trình và cách giảng dạy của trường đại học HUTECH. Tiêu chí 5: sinh viên được đào tạo tiếng Nhật bắt đầu trình độ sơ cấp từ năm 1, bắt đầu học từ những điều cơ bản nhất của tiếng Nhật, cùng với bộ chữ Hán tự được tích lũy dần. Là sự kết hợp giữa giảng viên người Việt và Bản xứ trong đó trên 50% giờ học tiếng Nhật được các giảng viên người Nhật trực tiếp giảng dạy. Tiêu chí 7: tại doanh nghiệp luôn đòi hỏi những kỹ năng chuyên nghiệp, sáng tạo. Chính vì thế, chương trình đạo sẽ đặc biệt có học phần thiết kế dự án (Project design - PD) giúp sinh viên thỏa sức sáng tạo, nâng cao khả năng làm việc nhóm, khắc phục các tình trạng hiện có ngoài xã hội, tự tin giao tiếp trước đám đông. Tiêu chí 8: sinh viên được học tại các phòng học có trang thiết bị tốt nhất, với số lượng tiêu chuẩn khoảng 30 sinh viên trong 1 lớp có thể giúp các bạn tiếp thu bài hiệu quả nhất. 1167
  6. Tiêu chí 9: học kỳ Internship tại doanh nghiệp của Nhật Bản kéo dài từ 3 đến 6 tháng vào học kỳ 2 của năm 3 sẽ đem lại có các kinh nghiệm, kỹ năng làm việc, phong cách chuẩn Nhật Bản. Có cơ hội nâng cao khả năng giao tiếp và linh hoạt xử lý công việc. Tiêu chí 10: khi tốt nghiệp, dựa vào kiến thức, trình độ ngoại ngữ và kỹ năng. Sinh viên sẽ được cam kết 100% được giới thiệu tuyển dụng tại các Doanh nghiệp Nhật Bản với mức lương khởi điểm hấp dẫn. Tiêu chí 11: khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được cấp bằng Đại học chính quy kỹ sư hoặc cử nhân về ngành học và trình độ tiếng Nhật đạt tương đương N3 trở lên. Tiêu chí 12: hàng năm có đa dạng học bổng học tập, làm việc tại Nhật. Sinh viên có cơ hội săn đón hàng trăm học bổng. Tiêu chí 13: ngày hội tuyển dụng việc làm là thời gian các doanh nghiệp Nhật Bản đặt bàn tuyển dụng tại trường đại học HUTECH. Sinh viên có thể tiếp cận, đến phỏng vấn tuyển dụng. Tiêu chí 14: các câu lạc bộ của VJIT giúp các bạn thỏa sức đam mê về nhảy, hát…hoặc cần rèn luyện thêm tiếng Nhật. 5.2 Thực hiện quảng bá qua kênh Youtube “Nhật ký sinh viên khi là một VJITer” Giải pháp giúp học sinh biết được trải nghiệm, học tập những gì khi đến môi trường đại học, định hướng ngành học và có thể mở rộng quảng bá thu hút học sinh trung học biết đến chương trình đào tạo chuẩn Nhật Bản. Thông qua kênh Youtube với chuỗi các video clip về “Nhật ký sinh viên khi là một VJITer”. Nhóm sẽ phụ trách các việc như: lên ý tưởng, kịch bản sao phù hợp với phong cách như việc viết Nhật Ký; Việc quay phim sẽ được thực hiện trên điện thoại thông minh, máy quay; thời lượng của mỗi tập khoảng từ 15-20 phút; địa điểm thực hiện: khuôn viên trường; viện Công nghệ Việt Nhật; các lớp học… Tên tiêu đề dự kiến của các tập từ 1 đến 4: “Bạn là ai khi đến trường đại học HUTECH”. Nội dung của các tập này sẽ giới thiệu chi tiết hơn vào từng ngành nghề sinh viên sẽ được học, cơ sở thực hành. Được thể hiện thông qua một số cảnh các tiết học có sinh viên đang học và thực hành tại chương trình đào tạo. Tên tiêu đề dự kiến của tập 5: “Hành trình khởi đầu của sinh viên VJIT – HUTECHer”. Nội dung của tập 5 là hành trình học của sinh viên đang học tại VJIT, các điểm nổi bậc nhất về chương trình giảng dạy ngay từ năm nhất, các lớp học Nhật Ngữ, học phần thiết kế dự án chỉ riêng có tại VJIT; nội quy, quy tắc sinh viên VJITer mang chuẩn phong cách Nhật Bản. Tên tiêu đề dự kiến của tập 6: “Khẳng định bản thân VJITer – HUTECHer”. Nội dung tập 6 sẽ giới thiệu về các hoạt động phong trào mang đậm nét Nhật Bản, các hội thảo kỹ năng, nghiên cứu cũng như các nét đẹp giữa 2 đất nước Việt Nam và Nhật Bản. Tên tiêu đề dự kiến của tập 7: “VJITer thử sức trên mọi hành trình – HUTECHer”. Nội dung tập 7 sẽ nói đến hành trình học tập năm 3 của sinh viên và các cơ hội có thể săn đón nhiều học bổng du học liên kết tại VJIT. Giới thiệu đến kỳ thực tập Intership từ 3 đến 6 tháng tại Nhật Bản. 1168
  7. 5.3 Chi phí và doanh thu khi thực hiện giải pháp, sản phẩm Công việc do chính các thành viên trong nhóm thực hiện theo đúng sở trường của mỗi thành viên nên có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư. Với chi phí thực hiện: tổng chi phí sự tính là khoảng từ 300.000 – 500.000 đồng cho mỗi tập như: Viết kịch bản, lên ý tưởng; xây dựng bố cục; công cụ, dụng cụ (máy quay, điện thoại thông minh); chỉnh sửa video; quản lý kênh Youtube. Doanh thu của việc thực hiện sản phẩm Youtube sẽ phần lớn từ việc vận hành kênh Youtube, Nên doanh thu sẽ không được cố định mà sẽ phụ thuộc vào mức độ đáng tin cậy, độ hấp dẫn của từng tập phát sống trên kênh Youtube. 5.4 Đánh giá về giải pháp dự kiến Ưu điểm: chi phí thực hiện thấp do được lên kế hoạch và vận hành bởi chính các thành viên trong nhóm nên có thể tiết kiệm được chi phí và giúp cho mọi người dễ dàng biết đến Hệ đào tạo chuẩn Nhật Bản, nhận diện thương hiệu. Nhược điểm: cần nhiều thời gian để đầu tư vào sản phẩm và có rủi ro về doanh thu thấp. 6 KẾT LUẬN Hàng năm, các kỳ thi đại đều được tổ chức vô cùng căng thẳng, học sinh tại trường THPT bị áp lúc đè nặng lên việc chọn và định hướng trong tương lai trở thành vấn đề nan giải của các em. Nhưng học sinh chỉ có thể biết thông tin về trường đại học thông qua các phương tiện như fanpage trường, facebook, brochure... và có thể gặp tình trạng không thể quyết định được do được nghe quá nhiều thông tin cùng 1 lúc chính vì vậy nhờ vào sự phát triển của trang trang mạng xã hội cực kỳ được ưa chuộng ở mọi lứa tuổi. Nhóm đã đưa ra giải pháp và gợi ý sử dụng kênh Youtube để quảng bá chương trình học đào tạo Chuẩn Nhật Bản với các video clip có thời lượng dài hơn và sinh động hơn khoảng từ 15-20 phút cho mỗi tập phát sóng và bộ tiêu chí hấp dẫn VJIT để có thể hỗ trợ các học sinh có thể định hướng tốt hơn và biết đến VJIT rộng rãi hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chapman, D. W. (1981). A model of student college choice. The Journal of Higher Education. [2] Cabrera, A. F., & La Nasa, S. M. (2000). Understanding the college choice of disadvantaged students. 3. New Directions for Institutional Research. San Francisco: Jossey-Bass. [3] Nguyễn Minh Hà & Ctg. (2011). Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn Trường Đại học Mở TP. HCM. Đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Trường Đại học Mở TP. HCM. [4] Nguyễn Phương Toàn. (2011). Khảo sát các yếu tốảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Luận văn Thạc sỹ, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Sia Kee Ming, J (2010). Institutional Factors Influencing Students’ College Choice Decision in Malaysia: A Conceptual Framework. International Journal of Business and Social Science, 1(3). 1169
  8. [6] Trần Văn Quí, Cao Hào Thi. (2009). Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh trung học phổ thông. Tạp chí phát triển Khoa học & Công nghệ (số 15/2009), ĐHQG TP.HCM. [7] Yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh, https://123doc.net//document/2960397-nghien-cuu-cac-yeu-to-anh-huong-den-viec- chon-truong-dai-hoc-cua-hoc-sinh-thpt-tai-tp-ho-chi-minh.htm [8] Giới thiệu chương trình đào tạo Chuẩn Nhật Bản VJIT, https://www.hutech.edu.vn/vjit/dao-tao [9] Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học, https://tailieu.vn/doc/bao-cao- khoa-hoc-cac-yeu-to-anh-huong-den-quyet-dinh-chon-truong-dai-hoc-cua-hoc-sinh- pho-thong-tru-1216466.html [10] Yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh trung học phổ thông, https://sc.sshpa.com/post/5497 [11] Các nghiên cứu liên quan, https://www.slideshare.net/anbcde5/yu-t-quyt-nh-chn-trng- htg-ca-hc-sinh-trung-hc-ph-thng-trn-a-bn-tnh-tin-giang 1170
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2