intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng bộ công cụ đánh giá học sinh theo năng lực trong dạy học địa lí 10 – trung học phổ thông

Chia sẻ: ViNobinu2711 ViNobinu2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

121
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này đã đề xuất được quy trình xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá học sinh theo năng lực trong dạy học Địa lí 10 – THPT với các tiêu chí có thể đo lường dựa trên thang bậc nhận thức của Bloom.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng bộ công cụ đánh giá học sinh theo năng lực trong dạy học địa lí 10 – trung học phổ thông

TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 3(28) - Thaùng 5/2015<br /> <br /> <br /> XÂY DỰNG BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH THEO<br /> NĂNG LỰC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 10 – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br /> <br /> TRỊNH DUY OÁNH(*)<br /> LÊ VĂN NHƯƠNG(**)<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Bài viết này đã đề xuất được quy trình xây dựng bộ công cụ kiểm tra đánh giá học sinh<br /> theo năng lực trong dạy học Địa lí 10 – THPT với các tiêu chí có thể đo lường dựa trên<br /> thang bậc nhận thức của Bloom. Từ kết quả này, chúng tôi đã xây dựng một bộ công cụ<br /> đánh giá học sinh gồm: Kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết phục vụ đánh giá<br /> quá trình và kiểm tra học kì phục vụ đánh giá tổng kết.<br /> Từ khóa: năng lực, năng lực đặc thù, kiểm tra đánh giá, công cụ đánh giá, tiêu chí<br /> đánh giá<br /> <br /> ABSTRACT<br /> This paper proposed a process to establish pupil’s competence assessment toolkit in<br /> teaching Geography at grade 10 - high school. This toolkit contains measurable criteria<br /> based on the awareness level of Bloom. Based on this result, we have developed a pupil<br /> assessment toolkits includes: oral test, 15 minutes test, 45 minutes test for processing<br /> assessment and semester exam for summative assessment.<br /> Keywords: competence, special competence, assessment, assessment toolkits,<br /> evaluation criteria<br /> <br /> 1. GIỚI THIỆU(*)(**) rất ít tốn kém, khi thay đổi cách KTĐG sẽ<br /> Phát triển năng lực là xu thế dạy học có tác động ngược lại đối với việc thay đổi<br /> đã và đang phổ biến ở nhiều quốc gia có mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy<br /> nền giáo dục phát triển trên thế giới như học. Đổi mới KTĐG càng trở nên quan<br /> Hoa Kì, Úc, Đức,… Ở nước ta, Bộ Giáo trọng trong bối cảnh phương pháp KTĐG<br /> dục và Đào tạo cũng đã xác định nhiệm vụ kết quả học tập HS ở bậc phổ thông của<br /> quan trọng nhất đối với việc đổi mới giáo nước ta chưa có nhiều thay đổi, về bản chất<br /> dục phổ thông trong giai đoạn hiện tại (sau KTĐG vẫn tập trung nhiều vào nội dung và<br /> 2015) là phát triển toàn diện học sinh (HS) quá phụ thuộc vào sách giáo khoa. Cách<br /> theo hướng tiếp cận năng lực. Trong các KTĐG hiện tại là một trong những nguyên<br /> khâu cần đổi mới (Mục tiêu, Nội dung, nhân dẫn đến tình trạng học vẹt, học tủ và<br /> Phương pháp, Đánh giá) thì kiểm tra đánh học để đối phó của HS.<br /> giá (KTĐG) được xác định là khâu đột phá, Như vậy, để KTĐG vừa là thước đo,<br /> cần tập trung thực hiện. Sở dĩ KTĐG được vừa công cụ giúp HS phát triển một cách<br /> xem là khâu đột phá vì việc tiến hành nó toàn diện (cả về năng lực tư duy lẫn năng<br /> lực giao tiếp, hợp tác, thuyết trình,…), giáo<br /> (*)<br /> TS, Trường Đại học Sài Gòn viên (GV) cần phải xây dựng được những<br /> (**)<br /> ThS, Trường Đại học Cần Thơ<br /> <br /> 59<br /> bộ tiêu chí đánh giá phù hợp với năng lực Địa lí 10 – THPT theo hướng phát triển<br /> của từng đối tượng HS qua các nội dung năng lực được xác lập bởi 3 yếu tố: Nội<br /> học tập. Quan trọng hơn, các bộ tiêu chí dung (thể hiện qua câu hỏi hoặc yêu cầu),<br /> này phải đảm bảo đánh giá xác thực kết Năng lực cần phát triển (năng lực tổng hợp<br /> quả dạy học của GV và học tập của HS. lãnh thổ, năng lực sử dụng bản đồ,…) phù<br /> Đến hiện tại, trong dạy học Địa lí vẫn hợp với nội dung và Mức độ nhận thức<br /> chưa có các nghiên cứu cụ thể nào về (Biết, Hiểu, Vận dụng thấp và Vận dụng<br /> KTĐG theo hướng tiếp cận năng lực kể cả cao) phù hợp với nội dung và năng lực.<br /> ở bậc đại học lẫn phổ thông. Chính vì vậy, 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br /> các nghiên cứu về đổi mới KTĐG trong THẢO LUẬN<br /> dạy học Địa lí, nhất là nghiên cứu xây 3.1. Xác định các năng lực đặc thù<br /> dựng được những bộ tiêu chí và công cụ cần đánh giá qua chương trình Địa lí 10<br /> đánh giá phù hợp với năng lực của từng đối – THPT<br /> tượng HS là rất cần thiết. Tham khảo kinh nghiệm KTĐG của<br /> 2. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU các quốc gia có nền giáo dục phát triển như<br /> Để có được bộ tiêu chí đánh giá cho Liên minh châu Âu, Singapore, Úc,…<br /> các năng lực và bộ công cụ đánh giá phù chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam<br /> hợp với nội dung chương trình Địa lí 10 – tập trung phát triển 2 nhóm năng lực là<br /> THPT, chúng tôi đã thực hiện các công Năng lực chung và Năng lực chuyên biệt.<br /> việc sau: Xét về năng lực chung, có thể thấy điểm<br /> - Khảo sát ý kiến của 20 GV trên tổng tương đồng giữa giữa Việt Nam với các nước<br /> số 34 GV của 10 trường THPT thuộc địa có nền giáo dục phát triển là tập trung phát<br /> bản tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ triển nhóm Năng lực giao tiếp, Năng sử dụng<br /> về các năng lực và bộ tiêu chí đánh giá cho ngôn ngữ, Năng lực giải quyết vấn đề, Năng<br /> từng năng lực đặc thù cần phát triển qua lực hợp tác, Năng lực tính toán, Năng lực tự<br /> chương trình Địa lí 10 – THPT. Bên cạnh học,…[4]<br /> các năng lực và bộ tiêu chí đánh giá các Riêng về năng lực đặc thù, mỗi môn<br /> năng lực do nhóm tác giả đề xuất, giáo viên học sẽ tự xác định cho mình các năng lực<br /> có thể đề xuất thêm các năng lực và tiêu đặc thù và các tiêu chí đánh giá (có thể đo<br /> chí mà mình thấy cần thiết. Các năng lực được) của môn học đó. Dựa trên chương<br /> (đã đề xuất 9 năng lực) và tiêu chí được trình SGK Địa lí 10 hiện tại và kết quả<br /> trên 70% GV đồng ý sẽ được đưa vào nhóm khảo sát GV tại các trường THPT, 7 năng<br /> năng lực và tiêu chí cần đánh giá cho lực đặc thù được xác định gồm: Năng lực<br /> chương trình Địa lí 10 - THPT. tư duy tổng hợp lãnh thổ, Năng lực quan<br /> - Sau khi xác định được các năng lực sát và học tập thực địa, Năng lực sử dụng<br /> và bộ tiêu chí đánh giá cho từng năng lực, bản đồ, Năng lực xử lí và phân tích số liệu<br /> chúng tôi tiến hành nghiên cứu nội dung thống kê, Năng lực vẽ và sử dụng biểu đồ,<br /> sách giáo khoa Địa lí 10 – THPT và xây Năng lực sử dụng phim ảnh địa lí, Năng<br /> dựng bộ công cụ đánh giá mức độ nhận lực thực hiện dự án. Kết quả cụ thể được<br /> thức phù hợp cho từng nội dung. Như vậy, thể hiện qua bảng 3.1 bên dưới:<br /> bộ công cụ KTĐG học sinh trong dạy học<br /> <br /> <br /> 60<br /> Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về các năng lực đặc thù trong dạy học Địa lí 10- THPT<br /> Số lượng Tỉ lệ GV<br /> TT Năng lực<br /> GV đồng ý đồng ý (%)<br /> 1 Năng lực Tư duy tổng hợp lãnh thổ 19 95<br /> 2 Năng lực Quan sát và học tập tại thực địa 16 80<br /> 3 Năng lực Sử dụng bản đồ 18 90<br /> 4 Năng lực Xử lí và sử dụng số liệu thống kê 19 95<br /> 5 Năng lực Vẽ và sử dụng biểu đồ 19 95<br /> 6 Năng lực Sử dụng phim ảnh địa lí (Hình vẽ, tranh ảnh, 18 90<br /> video, mô hình,…)<br /> 7 Năng lực thực hiện dự án 16 80<br /> (Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT<br /> trên địa bàn Hậu Giang và Cần Thơ, tháng 5 năm 2014, M=20)<br /> <br /> 3.2. Xác lập các tiêu chí đánh giá đánh giá cho 7 năng lực đặc thù của môn<br /> năng lực đặc thù trong dạy học Địa lí 10 - Địa lí và tiến hành khảo sát ý kiến GV về<br /> THPT theo thang bậc nhận thức của mức độ đồng ý và không đồng ý đối với<br /> Bloom các tiêu chí này. Dưới đây, chúng tôi chỉ<br /> Việc xây dựng tiêu chí để đánh giá các trình bày kết quả đánh giá đối với 3 bộ tiêu<br /> năng lực theo thang bậc nhận thức là công chí của các nhóm năng lực có tỉ lệ đồng ý<br /> việc tất yếu trước khi xây dựng bộ công cụ cao nhất gồm: Năng lực Tư duy tổng hợp<br /> KTĐG. Nhận thức được tầm quan trọng lãnh thổ, Năng lực xử lí và sử dụng số liệu<br /> đó, chúng tôi cũng đã xây dựng các tiêu chí thống kê, Năng lực vẽ và sử dụng biểu đồ.<br /> <br /> Bảng 3.2. Kết quả khảo sát GV về những tiêu chí đánh giá các năng lực đặc thù<br /> của môn Địa lí theo thang bậc nhận thức của Bloom<br /> Số lượng Tỉ lệ GV<br /> Năng<br /> Mức Đánh giá Tiêu chí đánh giá GV đồng ý đồng ý<br /> lực<br /> (người) (%)<br /> Xác định được các thành phần tự nhiên, kinh<br /> Biết 18 90<br /> tế - xã hội trên một lãnh thổ<br /> Tư Xác định được mối quan hệ giữa các thành<br /> duy Hiểu phần tự nhiên, kinh tế - xã hội trên một lãnh 19 95<br /> tổng thổ<br /> hợp<br /> Xác định được hệ quả của mối quan hệ giữa<br /> lãnh các thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội trên<br /> thổ Vận dụng thấp một lãnh thổ Phân tích và Giải thích mối 17 85<br /> quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, kinh tế<br /> - xã hội và hệ quả của nó trên một lãnh thổ<br /> <br /> <br /> 61<br /> Số lượng Tỉ lệ GV<br /> Năng<br /> Mức Đánh giá Tiêu chí đánh giá GV đồng ý đồng ý<br /> lực<br /> (người) (%)<br /> <br /> Vận dụng Đánh giá và dự báo xu hướng phát triển của<br /> các thành phần tự nhiên, kinh tế - xã hội và 16 80<br /> Cao của cả lãnh thổ<br /> Mô tả quy mô, cấu trúc và xu hướng biến đổi<br /> của các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội<br /> Biết 20 100<br /> thông qua số liệu thống kê. Xử lí các bài toán<br /> đơn giản về số liệu thống kê.<br /> So sánh về quy mô, cấu trúc và xu hướng<br /> Xử lí Hiểu biến đổi của các đối tượng tự nhiên và kinh 20 100<br /> và sử tế - xã hội thông qua số liệu thống kê<br /> dụng Giải thích được quy mô, cấu trúc, xu hướng<br /> số liệu biến đổi hoặc nét tương đồng hay khác biệt<br /> thống của các đối tượng thể hiện qua số liệu thống<br /> Vận dụng thấp 19 95<br /> kê kê. Phân tích mối quan hệ của đối tượng tự<br /> nhiên, kinh tế - xã hội được thể hiện qua số<br /> liệu thống kê.<br /> <br /> Vận dụng Sử dụng số liệu thống kê để chứng minh, giải<br /> thích hoặc dự báo xu thế phát triển của các 16 80<br /> Cao cho các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội.<br /> Nhận dạng được các loại biểu đồ cần vẽ qua<br /> số liệu và vẽ được các loại biểu đồ đơn giản,<br /> Biết 20 100<br /> chứa đựng 1 hoặc 2 đối tượng/nội dung cần<br /> thể hiện.<br /> Xử lí số liệu và vẽ được các loại biểu đồ<br /> Hiểu phức tạp hơn, có thể chứa đựng nhiều đối 20 100<br /> tượng/nội dung.<br /> Vẽ và<br /> sử Mô tả được đặc điểm, mối quan hệ giữa các<br /> dụng đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội qua<br /> biểu đồ, nhận biết được các đối tượng bất<br /> biểu<br /> Vận dụng thấp thường. Phân tích và giải thích được đặc 18 90<br /> đồ điểm, mối quan hệ giữa các đối tượng tự<br /> nhiên, kinh tế - xã hội và các đối tượng bất<br /> thường qua biểu đồ.<br /> Sử dụng biểu đồ để so sánh, chứng minh,<br /> Vận dụng giải thích các vấn đề tự nhiên hay kinh tế - xã<br /> 17 85<br /> Cao hội làm tăng mức độ khoa học của nội dung<br /> cần phản ánh.<br /> (Nguồn: Khảo sát tại các trường THPT<br /> trên địa bàn Hậu Giang và Cần Thơ, tháng 5 năm 2014, M=20)<br /> <br /> 62<br /> Lưu ý: Ở mỗi chủ đề (1 bài hoặc nhiều trình, quan sát), kiểm tra 15 phút (hình<br /> bài học), GV sẽ xác định các năng lực cần thức: viết, thực hành, quan sát), kiểm tra 1<br /> đạt được và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tiết (hình thức: viết, thực hiện dự án, học<br /> phù hợp với chủ đề cho từng năng lực đó. sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau).<br /> Mỗi chủ đề có thể phát triển nhiều năng lực Nhóm công cụ KTĐG tổng kết gồm:<br /> nhưng chỉ có 1 hoặc 2 năng lực phù hợp Kiểm tra học kì (hình thức: viết), thi học<br /> nhất với chủ đề, vì vậy GV phải cân nhắc sinh giỏi các cấp (Hình thức: viết) – Ít phổ<br /> cẩn thận trước khi chọn năng lực cần phát biến nên không trình bày trong bài viết<br /> triển qua chủ đề. này.<br /> Ví dụ: Tiêu chí đánh giá năng lực Tư 3.3.2. Quy trình thiết kế bộ công cụ<br /> duy tổng hợp lãnh thổ theo thang bậc nhận Quy trình xây dựng bộ công cụ đánh<br /> thức của Bloom qua chủ đề “Thuyết Kiến tạo giá được chúng tô tiến hành qua 4 bước,<br /> mảng” Ở mục II bài 7, tr 27 - SGK Địa lí 10 trong đó các năng lực được đánh giá sẽ phụ<br /> (Cơ bản) với các mức sau [2]: thuộc vào chủ đề của bài học và mục đích<br /> - Biết: Xác định được tên và hướng di đánh giá [1].<br /> chuyển của các mảng kiến tạo lớn, vị trí - Bước 1: Xác định chủ đề của bài học/<br /> của sống núi đại dương và các mảng kiến Mục đích đánh giá.<br /> tạo trên bản đồ Thế giới. - Bước 2: Xác định và mô tả các mức<br /> - Hiểu: Mô tả được sự di chuyển của yêu cầu cần đạt (theo bộ tiêu chí ở mục<br /> các mảng tách (hoặc xô vào nhau) dựa trên 3.2) của các loại câu hỏi/bài tập đánh giá<br /> ranh giới và hướng di chuyển. năng lực học sinh trong chủ đề.<br /> - Vận dụng thấp: Trình bày được hệ - Bước 3: Biên soạn bộ câu hỏi/bài tập<br /> quả khi các mảng kiến tạo tách hoặc xô vào kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học<br /> nhau. Phân tích được mối quan hệ giữa địa mỗi chủ đề đã xác định, xây dựng bảng cấu<br /> hình bề mặt Trái đất với các hệ quả tách trúc 2 chiều (đối với bài 1 tiết và học kì).<br /> hoặc xô vào nhau của các mảng kiến tạo. Đối với phương pháp dự án, ở bước 3 GV<br /> - Vận dụng cao: Liên hệ với Việt Nam cần xác định các năng lực cần đạt được sau<br /> và dự báo xu thế phát triển của các dạng khi thực hiện dự án, sau đó tiến hành xây<br /> địa hình trên bề mặt Trái đất và địa hình dựng bộ tiêu chí đánh giá cho năng lực<br /> nước ta. Thực hiện dự án (nhằm phát triển tổng hợp<br /> 3.3. Bộ công cụ đánh giá học sinh các năng lực đã xác định).<br /> theo năng lực trong dạy học Địa lí 10 - - Bước 4: Tổ chức kiểm tra đánh giá và<br /> THPT những lưu ý cần thiết khi tổ chức KTĐG.<br /> 3.3.1. Khái quát về bộ công cụ 3.3.3. Các công cụ đánh giá học sinh<br /> Công cụ đánh giá trong bài viết này theo năng lực<br /> được hiểu là các câu hỏi/ bài tập hoặc các a. Kiểm tra miệng<br /> tiêu chí được thiết kế nhằm tập trung đánh - Bước 1: Chủ đề: “Khí quyển.<br /> giá học sinh dựa trên 7 năng lực đặc thù Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái<br /> trong dạy học Địa lí 10. Bộ công cụ này đất” (Bài 11 – SGK Địa lí 10 tr39 đến<br /> được chia thành 2 nhóm: tr43) [2].<br /> Nhóm công cụ đánh giá quá trình gồm: - Bước 2: Các năng đặc thù cần đánh<br /> Kiểm tra miệng (hình thức: vấn đáp, thuyết giá gồm: năng lực xử lí và sử dụng số liệu<br /> <br /> 63<br /> thống kê, năng lực sử dụng bản đồ, năng chính xác của câu trả lời, HS sẽ được cộng<br /> lực sử dụng phim ảnh địa lí. Ở đây chúng tối đa là 3 điểm và thấp nhất là 1 điểm. GV<br /> tôi chỉ xác định bộ tiêu chí đánh giá cho phát phiếu điểm tương ứng cho các em<br /> năng lực xử lí và sử dụng số liệu thống kê (chuẩn bị phiếu có chữ ký của GV; phiếu<br /> như sau: đỏ: 3 điểm, phiếu vàng: 2 điểm, phiếu<br /> +) Biết: Mô tả được sự thay đổi (tăng xanh: 1 điểm). GV thu lại phiếu ở cuối giờ<br /> hoặc giảm dần) của nhiệt độ trung bình và và sử dụng để chấm điểm hoặc cộng điểm<br /> biên độ nhiệt năm theo vĩ độ trên Trái đất. cho HS ở cuối kì.<br /> Trình bày được sự đối nghịch của nhiệt độ b. Kiểm tra 15 phút<br /> trung bình và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ - Bước 1: Chủ đề: “Các mùa trong năm”<br /> trên Trái đất. (Mục II, Bài 6 – SGK Địa lí 10 tr22, 23).<br /> +) Hiểu: Giải thích được sự thay đổi - Bước 2: Năng lực cần đánh giá là Sử<br /> (tăng hoặc giảm dần) của nhiệt độ trung dụng phim ảnh địa lí. Bộ tiêu chí đánh giá<br /> bình và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ trên cho năng lực này như sau:<br /> Trái đất. +) Biết: Nêu tên và thời gian diễn ra<br /> +) Vận dụng thấp: Nhận biết và giải các mùa trong năm dựa trên hình 6.2 – tr23<br /> thích được sự bất thường của nhiệt độ SGK Địa lí 10. Trình bày được sự luân<br /> trung bình ở khu vực chí tuyến. phiên của các mùa trong năm ở 2 nửa cầu<br /> +) Vận dụng cao: Liên hệ với Việt Bắc và Nam.<br /> Nam - so sánh sự thay đổi nhiệt độ trung +) Hiểu: Giải thích được nguyên nhân<br /> bình và biên độ nhiệt năm theo vĩ độ ở dẫn đến sự luân phiên của các mùa trong<br /> nước ta. Giải thích sự thay đổi này. năm ở 2 nửa cầu Bắc và Nam.<br /> - Bước 3: Biên soạn bộ câu hỏi và xác +) Vận dụng thấp: Phân tích và lấy ví<br /> định mức độ năng lực đạt được dụ minh họa về sự thay đổi mùa của các<br /> Câu hỏi 1: Dựa bảng số liệu tr41, hãy khu vực khác nhau trên Trái đất.<br /> mô tả sự thay đổi về nhiệt độ trung bình và +) Vận dụng cao: Liên hệ với Việt<br /> biên độ nhiệt năm theo vĩ độ (Biết)? Giải Nam – Vận dụng hình trên để giải thích sự<br /> thích tại sao có sự thay đổi này (Hiểu). khác biệt về mùa giữa 2 miền Nam, Bắc<br /> Câu hỏi 2: Giải thích tại sao nhiệt độ của nước ta.<br /> trung bình cao nhất lại ở khu vực chí tuyến - Bước 3: Biên soạn bộ câu hỏi và xác<br /> (Vận dụng thấp)? Sự thay đổi về nhiệt độ định mức năng lực đạt được<br /> trung bình và biên độ nhiệt ở nước ta diễn Câu dẫn: Tháng 6 năm nay, bạn An sẽ<br /> ra như thế nào và tại sao (Vận dụng cao)? đi du học ở Australia, Mẹ của An đã chuẩn<br /> - Bước 4: Tổ chức kiểm tra đánh giá bị thật nhiều áo ấm cho An. Theo em:<br /> GV có thể sử dụng bộ tiêu chí này để Câu hỏi 1: Tại sao mẹ bạn An lại<br /> đánh giá học sinh ngay trong tiết dạy hoặc chuẩn bị áo ấm trong mùa hè như vậy<br /> kiểm tra bài cũ. HS chỉ cần trả lời đến mức (Biết)?<br /> khái quát cao là đạt điểm tối đa. Có nhiều Câu hỏi 2: Giải thích nguyên nhân dẫn<br /> cách thực hiện khác nhau đối với bài kiểm đến sự khác biệt về mùa giữa Việt Nam và<br /> tra miệng, trong bài viết này chúng tôi đề Australia (Hiểu và Vận dụng cao).<br /> xuất các thực hiện như sau: Mỗi lần trả lời - Bước 4: Tổ chức kiểm tra đánh giá<br /> đúng nội dung câu hỏi, tùy mức độ chưa GV có thể chọn các chủ đề khác, sau<br /> <br /> 64<br /> đó tiến hành xây dựng các tiêu chí đánh giá và trong tương lai. Rèn luyện các kĩ năng<br /> và bộ câu hỏi để kiểm tra 15 phút. Câu hỏi cần đạt của con người trong thế kỉ 21.<br /> phải đánh giá được các mức độ năng lực Trình bày các khái niệm về Môi trường,<br /> khác nhau để phân loại học sinh. Bên cạnh Tài nguyên thiên nhiên và Phát triển bền<br /> đó GV nên đặt câu hỏi gắn với thực tế bằng vững. Lựa chọn và thực hiện được các sản<br /> các câu dẫn đơn giản nhưng gần gũi với phẩm đầu ra phù hợp với mục tiêu của dự<br /> HS. Hoạt động kiểm tra 15 phút có thể án là clip ngắn, tờ rơi, sản phẩm tái chế từ<br /> thực hiện nhiều lần (ít nhất là 3 lần theo qui rác,…<br /> định của nhà trường phổ thông) trong năm, +) Hiểu: Lập kế hoạch thực hiện dự án<br /> vì vậy GV nên đa dạng trong cách các chủ theo từng giai đoạn và đảm bảo tiến độ thực<br /> đề và năng lực cần đánh giá. hiện.<br /> c. Kiểm tra 1 tiết +) Vận dụng thấp: Lựa chọn sản phẩm<br /> Đối với kiểm tra 1 tiết, GV có thể chọn thực hiện và giải thích được nguồn gốc ý<br /> 2 hình thức: Thực hiện bài viết trên lớp nghĩa và khả năng sử dụng của các sản<br /> (Xem ở phần kiểm tra học kì) và thực hiện phẩm.<br /> dự án. Dưới đây chúng tôi trình bày ví dụ +) Vận dụng cao: Thực hiện báo cáo<br /> về hình thức KTĐG theo dự án với 4 bước tổng kết theo nhóm về việc thay đổi nhận<br /> đã đề xuất. thức sau khi thực hiện dự án.<br /> - Bước 1: Thực hiện dự án: “Bảo vệ - Bước 3: Biên soạn bộ câu hỏi định<br /> môi trường, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên hướng<br /> nhiên vì sự phát triển bền vững” (Chương Câu hỏi nội dung:<br /> X – SGK Địa lí 10 tr158 đến tr163). Có mấy loại môi trường? Nêu định<br /> - Bước 2: Năng lực cần đánh giá là nghĩa? (Biết)<br /> Năng lực thực hiện dự án về môi trường và So sánh môi trường tự nhiên và môi<br /> phát triển bền vững. Tuy nhiên, sau khi trường nhân tạo? (Biết)<br /> thực hiện dự án này HS sẽ phát triển rất Tài nguyên thiên nhiên là gì? Có<br /> nhiều năng lực như năng lực Tự học, năng những loại tài nguyên thiên nhiên nào?<br /> lực Hợp tác, năng lực Sử dụng công nghệ (Biết)<br /> thông tin (thuộc nhóm năng lực chung) và Phát triển bền vững là gì (Biết)? Tại<br /> năng lực Xử lí và sử dụng số liệu thống kê, sao thế giới phải quan tâm đến vấn đề phát<br /> năng lực Sử dụng phim ảnh địa lí, năng lực triển bền vững (đặc biệt là bảo vệ môi<br /> Tư duy tổng hợp lãnh thổ, năng lực Sử trường) (Hiểu)?<br /> dụng bản đồ (thuộc nhóm năng lực đặc Câu hỏi tọa đàm:<br /> thù). Bộ tiêu chí đánh giá cho năng lực Môi trường nước ngày càng ô nhiễm<br /> Thực hiện dự án này như sau: nghiêm trọng (biểu hiện và nguyên nhân)<br /> +) Biết: Trình bày được mục tiêu của (Hiểu)?<br /> dự án nhằm giúp HS có được những nhận Chứng minh những hoạt động của con<br /> thức đứng đắn về môi trường nói chung và người là nguyên nhân gây ô nhiễm nước tại<br /> môi địa phương nói riêng. Qua đó nâng cao địa phương (Vận dụng thấp)?<br /> tinh thần bảo vệ môi trường thông qua Em phải làm gì để các con kênh, con<br /> những hành động thiết thực, góp phần giải sông trở nên sạch hơn (Vận dụng thấp)?<br /> quyết vấn đề môi trường toàn cầu hiện nay Cho biết suy nghĩ sau khi thực hiện dự<br /> <br /> 65<br /> ản này (Vận dụng cao)? lực Xử lí và sử dụng số liệu, Vẽ và sử dụng<br /> - Bước 4: Lưu ý khi tổ chức kiểm tra biểu đồ. Với các tổ chức này, GV tránh<br /> đánh giá được tình trạng “học tủ, dạy tủ”, có thể<br /> Dự án được thực hiện trong 3 tháng đánh giá được mức độ hoàn thành nhiều<br /> (tháng 3,4 và báo cáo vào tháng 5). Giáo mục tiêu của phần chương trình tương ứng.<br /> viên theo dõi thường xuyên quá trình thực d. Kiểm tra học kì<br /> hiện dự án để có những điều chỉnh và đánh Kiểm tra học kì ở trường THPT thường<br /> giá chính xác. Kết quả được đánh giá (qui thực hiện tập trung nên số lượng HS được<br /> về thang điểm 10 để tính cho điểm 1 tiết) đánh giá rất lớn, đòi hỏi tính khách quan và<br /> được tính như sau: Bám sát chủ đề 1/10, phân hóa cao. Đề thi kiểm tra học kì phải<br /> Trình bày và giải quyết vấn đề rõ ràng đánh giá tổng hợp các kiến thức và năng<br /> 2/10, Sáng tạo 2/10, Quá trình làm việc lực đã phát triển trong học kì. Vì vậy,<br /> 3/10, HS tự đánh giá 1/10 (tự đánh giá lẫn chúng tôi chọn hình kết hợp các hình thức<br /> nhau trong nhóm), Đánh giá sản phẩm của như ở kiểm tra 1 tiết kết hợp với câu hỏi<br /> bạn 1/10. dạng sơ đồ. Chẳng hạn đề kiểm tra học kì 2<br /> Đối với hình thức kiểm tra viết, do – chương trình Địa lí 10 - THPT được<br /> khối lượng nội dung kiến thức nhiều, kiểm chúng tôi thực hiện như sau:<br /> tra số lượng HS rất lớn nên chúng tôi - Bước 1: Chủ đề: “Dân số và sự phát<br /> thường chọn hình thức kiểm tra trắc triển kinh tế - xã hội bền vũng”<br /> nghiệm khách quan kết hợp với các câu hỏi - Bước 2: Xây dựng bảng cấu trúc 2<br /> theo dạng PISA và bài tập kiểm tra năng chiều cho đề kiểm tra<br /> <br /> Bảng 3.5. Bảng cấu trúc 2 chiều cho đề kiểm tra hoc kì 2 chương trình Địa lí 10<br /> Mức độ<br /> Vận TỔNG<br /> nhận thức Biết Hiểu<br /> dụng ĐIỂM<br /> Chủ đề<br /> I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0đ)<br /> - Dân số và sự phân bố dân cư 0.75 0.75<br /> - Cơ cấu kinh tế 0.5 0.5<br /> - Địa lí nông nghiệp 0.5 0.5<br /> - Địa lí dịch vụ 0.25 0.25<br /> - Kênh đào Suez và Panama 0.5 0.5 1.0<br /> II. PHẦN TỰ LUẬN (4.0đ)<br /> 1. Hoàn thành sơ đồ về các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế<br /> - Cơ cấu theo thành phần kinh tế 0.5 0.5<br /> - Cơ cấu theo lãnh thổ 0.5 0.5<br /> 2. Đọc và trả lời các câu hỏi về ngành dịch vụ dựa vào bài viết<br /> a. Mức sống và thu nhập thực tế 0.5 0.5<br /> <br /> <br /> 66<br /> Mức độ<br /> Vận TỔNG<br /> nhận thức Biết Hiểu<br /> dụng ĐIỂM<br /> Chủ đề<br /> b. Các dấu hiệu nhận biết 1.5 1.5<br /> c. Bài học kinh nghiệm 1.0 1.0<br /> III. PHẦN BÀI TẬP (Chọn phần 1 hoặc phần 2) (3.0đ)<br /> - Phần 1: Vẽ và nhận xét biểu đồ cột 3.0<br /> 3.0<br /> - Phần 2: Vẽ và nhận xét biểu đồ đường 3.0<br /> TỔNG ĐIỂM 3.0 4.0 3.0 10.0<br /> Nguồn: Nhóm tác giả xây dựng<br /> <br /> - Bước 3: Xây dựng bộ câu hỏi kiểm bày ví dụ về bài tập dạng PISA cho phần<br /> tra II-2, các phần còn lại đã quen thuộc với<br /> Trong bài viết này, chúng tôi chỉ trình GV. Cụ thể như sau:<br /> <br /> Đọc và trả lời các câu hỏi bên dưới (3đ):<br /> <br /> <br /> Triệu phú viễn thông 45 tuổi người Mĩ Michael Hirtenstein có sở thích là<br /> sưu tập những ngôi nhà sang trọng. Hiện ông có trong tay 8 ngôi nhà, trong đó<br /> có căn hộ 27 triệu USD trên tầng 76 của tòa nhà Time Warner trên phố<br /> Manhattan ở New York.<br /> Tháng 8 năm ngoái, ông khoe với báo giới dự định mua thêm một căn hộ 35 triệu<br /> USD ở tòa nhà Tribeca cũng trên con phố này. Nhưng sau đó, sự xuống dốc của kinh tế<br /> đã khiến kế hoạch này của ông tiêu tan.<br /> Đương nhiên, triệu phú này vẫn giàu, nhưng trong tình hình hiện nay, ông phải<br /> có cách chi tiêu khác đi. “Tôi có thể mua ngay một chiếc Ferrari, nhưng tất cả bạn<br /> bè của tôi đều đang khó khăn. Tôi không muốn mua sắm tùy tiện”, triệu phú<br /> Hirtenstein nói.<br /> Thời gian này, tầng lớp những người giàu có ở Mĩ như triệu phú Hirtenstein đang<br /> mang một cảm giác kì lạ: “nỗi hổ thẹn về sự sang trọng”. Nhà thiết kế thời trang lừng<br /> danh Coco Chanel từng cho rằng, sự sang trọng là “mặt đối lập của những gì khiếm<br /> nhã”, chứ không phải là mặt đối lập của sự nghèo khó. Nhưng trong thời kỳ khó khăn<br /> kinh tế hiện nay, việc phô trương lối sống xa hoa dường như đang được xem là khiếm<br /> nhã.<br /> <br /> <br /> <br /> a. Hộp trên cho thấy nhân tố nào đang c. Em rút ra bài học gì về sự phù hợp<br /> ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố giữa nhu cầu và việc sử dụng dịch vụ từ bài<br /> ngành dịch vụ? viết này?<br /> b. Dấu hiệu nào cho thấy điều đó? - Bước 4: Lưu ý khi tổ chức kiểm<br /> <br /> 67<br /> tra đánh giá 4. KẾT LUẬN<br /> Mục đích của đánh giá học kì đánh Qua quá trình nghiên cứu, chúng<br /> giá mức độ hoàn thành các mục tiêu của tôi đã đề xuất được quy trình xây dựng<br /> chương trình học kì và phân loại HS; bộ công cụ KTĐG năng lực HS trong<br /> chẩn đoán những hạn chế, khó khăn cơ dạy học Địa lí 10 – THPT với các tiêu<br /> bản mà HS gặp phải để giúp các em rút chí có thể đo lường được theo thang bậc<br /> kinh nghiệm ở các kì thi sau đó. Bên nhận thức của Bloom. Với quy trình<br /> cạnh đó, đánh giá học kì còn giúp GV này, GV ở các trường phổ thông có thể<br /> chẩn đoán những hạn chế về phương áp dụng để xây dựng các bộ công cụ<br /> pháp để tiếp tục điều chỉnh cho học kì KTĐG riêng cho mình hoặc cho tập thể.<br /> sau hoặc năm học sau. Chính vì vậy, Có được bộ KTĐG tốt không chỉ giúp<br /> khi xây dựng công cụ này, GV phải đưa nâng cao năng lực học tập của HS mà<br /> ra những câu hỏi bao quát được chương còn giúp GV cải tiến phương pháp DH,<br /> trình của học kì, đánh giá được các kĩ từ đó nâng cao chất lượng dạy học.<br /> năng đã được phát triển trong học kì đó.<br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> <br /> 1. Nguyễn Công Khanh (2013), Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phổ thông theo cách<br /> tiếp cận năng lực, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Kiểm định chất lượng chương trình giáo<br /> dục – Kinh nghiệm Việt Nam và Thế giới”, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.<br /> 2. Lê Thông (chủ biên) và tgk (2013), Địa lí 10, Nxb Giáo Dục Việt Nam.<br /> 3. Nguyễn Quốc Toàn (2014), Vai trò của giáo viên trong đổi mới kiểm tra, đánh giá kết<br /> quả học tập ở trường THPT, Tạp chí khoa học ĐH Sài Gòn, số 24 tháng 11/2014.<br /> 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Kiểm tra đánh giá trong quá trình<br /> dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong trường THPT.<br /> <br /> * Ngày nhận bài: 12/01/2015. Biên tập xong: 24/4/2015. Duyệt đăng: 04/5/2015.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 68<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2