intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng kế hoạch dạy học để hình thành kiến thức mới theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Địa lý ở trường trung học phổ thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xây dựng kế hoạch dạy học để hình thành kiến thức mới theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Địa lý ở trường trung học phổ thông" với mục tiêu nhằm xây dựng kế hoạch dạy học theo mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực đạt hiệu quả, cần thực hiện theo quy trình xây dựng kế hoạch dạy học với bốn bước sau: xác định mục tiêu dạy học, xác định chuỗi các hoạt động dạy học, phát triển các hoạt động dạy học cụ thể và kiểm tra lại, hoàn thiện kế hoạch dạy học. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng kế hoạch dạy học để hình thành kiến thức mới theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực môn Địa lý ở trường trung học phổ thông

  1. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” DEVELOPING LESSON PLANS TO FORM NEW KNOWLEDGE IN THE DIRECTION OF DEVELOPING QUALITY AND COMPETENCE IN GEOGRAPHY AT HIGHT SCHOOLS Abstract: According to the new general education program, when developing a teaching plan in the direction of developing students' qualities and competencies, teachers need to define goals in the form of qualities and competencies based on the requirements to be achieved. Therefore, in order to build a teaching plan according to the goal of effective quality and capacity development, it is necessary to follow the process of developing a teaching plan with the following four steps: determining teaching objectives, determining sequence of teaching activities, develop specific teaching activities and re-check and complete the teaching plan. Keywords: The teaching plan, form new knowledge, quality, competency, Geography. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC ĐỂ HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Huỳnh Thị Huyền Trân 1 Tóm tắt: Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, khi xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, giáo viên cần xác định mục tiêu dưới dạng các phẩm chất và năng lực dựa trên các yêu cầu cần đạt. Do đó, để xây dựng kế hoạch dạy học theo mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực đạt hiệu quả, cần thực hiện theo quy trình xây dựng kế hoạch dạy học với bốn bước sau: xác định mục tiêu dạy học, xác định chuỗi các hoạt động dạy học, phát triển các hoạt động dạy học cụ thể và kiểm tra lại, hoàn thiện kế hoạch dạy học. Từ khóa: Kế hoạch dạy học, hình thành kiến thức mới, phẩm chất, năng lực, Địa lý. 1. Đặt vấn đề Trong quá trình học đại học chuyên ngành Sư phạm Địa lý, tôi đã được tiếp xúc, tìm hiểu qua các mẫu giáo án khác nhau cũng như có được cơ hội tiếp cận với bộ sách giáo khoa mới và Chương trình giáo dục phổ thông mới. Qua quá trình tìm hiểu, quan sát thực tế, thực tập thực tế cũng như học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô đi trước, tôi đã tổng hợp lại được kiến thức và xây dựng quy trình gồm bốn bước để lập kế hoạch dạy 1 Sinh viên ngành Sư phạm Địa lý (lớp DH19DL), Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang, ĐHQG-HCM; Email: hthtran_19dl@student.agu.edu.vn. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 1
  2. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực đối với môn Địa lý ở trường Trung học phổ thông (THPT) đạt hiệu quả hơn. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu Các tài liệu thu thập được phân tích, tổng hợp có chọn lọc, nhằm thể hiện nội dung nghiên cứu. Phương pháp này được vận dụng thông qua việc tổng hợp các nguồn tài liệu, số liệu, các kết quả nghiên cứu của các nhà giáo dục, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để xây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực đối với môn Địa lý ở trường Trung học phổ thông. 2.2. Phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn Phương pháp quan sát được thực hiện để thu thập thông tin về đối tượng (cụ thể là giáo viên dạy môn Địa lý và học sinh một số lớp ở trường Trung học và phổ thông) bằng tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác liên quan đến đối tượng. Qua đó nhằm thu thập và tổng kết thông tin từ thực tiễn dạy và học môn Địa lý tại một số trường Trung học phổ thông qua các năm. Từ đó thấy rằng, cần xây dựng kế hoạch bài dạy theo kiểu hình thành kiến thức mới theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực để phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay và giúp nâng cao chất lượng dạy và học môn Địa lý ở trường Trung học phổ thông. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Đặc điểm kế hoạch dạy học để hình thành kiến thức mới Xây dựng kế hoạch dạy học theo dạng bài hình thành kiến thức mới trong dạy và học Địa lý là dạng bài tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh để hiểu biết các sự vật, hiện tượng địa lý; các quy luật và mối quan hệ giữa chúng. Những hoạt động này giúp cho học sinh có những hiểu biết cơ bản, hệ thống về Trái Đất- môi trường sống của con người, về thiên nhiên và những hoạt động kinh tế - xã hội của con người trên phạm vi quốc gia, khu vực và thế giới; rèn luyện cho học sinh những kỹ năng hành động, ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên, xã hội. Đó là những vấn đề cần thiết cho mỗi người lao động trong xã hội hiện đại, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Dạng bài này bao gồm có các hoạt động nhận thức như: hoạt động nhận thức đối tượng địa lý trong không gian; hoạt động xác định các yếu tố địa lý trong hệ thống không gian; hoạt động đánh giá và đề xuất biện pháp để hành động, ứng xử thích hợp với môi trường tự nhiên, xã hội; hoạt động thu thập và sử dụng nguồn thông tin địa lý. 3.2. Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học để hình thành kiến thức mới Ở các giai đoạn trước, trên cơ sở kế hoạch của Tổ chuyên môn và sự phân công của tổ, giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục của cá nhân. Kế hoạch cá nhân là cơ sở quan trọng để giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch dạy học. Dựa trên thời điểm (tuần giảng dạy) trong kế hoạch cá nhân và thời khóa biểu, giáo viên tiến hành xây TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 2
  3. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” dựng và hoàn thiện kế hoạch dạy học trước khi lên lớp. Trong kế hoạch cá nhân, các thông tin cơ bản như tên bài dạy, số tiết, thiết bị dạy học, địa điểm dạy học đã được xác định. Những thông tin này, kết hợp với những hình dung về đối tượng giảng dạy (số lượng, đặc điểm học tập…) sẽ giúp giáo viên xác định rõ bối cảnh giảng dạy cụ thể. Những điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc thiết kế kế hoạch dạy học của giáo viên. Sau khi xác định bài dạy và bối cảnh giảng dạy, giáo viên tiến hành xây dựng kế hoạch bài dạy. Trong công việc này, giáo viên đóng vai trò như một nhà thiết kế. Tùy vào năng lực bản thân, đặc điểm bài học và các yếu tố khác, mỗi giáo viên có thể có những cách thực hiện khác nhau, bao gồm nhiều công đoạn, thao tác. Do đó, quy trình dưới đây được cung cấp như một hướng dẫn có tính chất gợi ý để giáo viên xây dựng kế hoạch bài dạy, các bước trong quy trình này cũng không phải là một loạt các thao tác một chiều mà có sự linh động, liên hệ ngược trong quá trình thực hiện. Hình 1. Quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy môn Địa lý ở trường THPT. a. Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học Cơ sở xác định mục tiêu: mục tiêu của dạy học là các tuyên bố mô tả những gì học sinh dự kiến sẽ đạt được (kỳ vọng) sau khi học xong bài học. Giáo viên dựa vào các căn cứ chính sau đây để xác định mục tiêu dạy học: Yêu cầu cần đạt tương ứng của bài học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lý, ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; hoặc từ kết quả xây dựng kế hoạch giáo dục của Tổ chuyên môn. Căn cứ vào đặc điểm học sinh. Đặc điểm xây dựng dựa vào nội dung, kiến thức, phương tiện, thiết bị và hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học. Khi thiết kế giáo án trong chương trình cũ (2006), giáo viên xác định các mục tiêu dưới dạng kiến thức, kỹ năng, thái độ dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng. Đối với Chương trình giáo dục phổ thông mới, khi xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, giáo viên xác định mục tiêu dưới dạng các phẩm chất và năng TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 3
  4. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” lực dựa trên các yêu cầu cần đạt. Ví dụ, khi dạy bài “Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước” trong chương trình môn Địa lý lớp 11, từ các yêu cầu cần đạt được mô tả trong chương trình, có thể xác định mục tiêu như sau: Bảng 1. Các yêu cầu cần đạt và mục tiêu bài học. YCCĐ trong Mục tiêu CTGDPT - Phân biệt được các 1. Yêu cầu cần đạt: nước trên thế giới - Phân biệt được các nước trên thế giới theo trình độ phát triển theo trình độ phát kinh tế; triển kinh tế; - Trình bày được sự khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh - Trình bày được sự xã hội của các nhóm nước; khác biệt về kinh tế và một số khía cạnh - Sử dụng được bản đồ để xác định sự phân bố các nhóm nước, xã hội của các nhóm phân tích được bảng số liệu về KT-XH của các nhóm nước; nước; - Thu thập được tư liệu về KT-XH của một số nước từ các - Sử dụng được bản nguồn khác nhau. đồ để xác định sự 2. Năng lực phân bố các nhóm nước, phân tích được - Xác định và lý giải được sự phân bố các đối tượng địa lý; bảng số liệu về KT- - Đọc được bản đồ để khai thác thông tin, kiến thức cần thiết. XH của các nhóm - Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp nước; với mục đích, nhiệm vụ học tập. - Thu thập được tư - Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với các loại phương tiện phi liệu về KT-XH của ngôn ngữ đa dạng để trình bày thông tin, ý tưởng và để thảo một số nước từ các luận. nguồn khác nhau. 3. Phẩm chất - Thể hiện mong muốn học tập tốt để góp phần vào thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới trong thời kì hội nhập quốc tế. Một số lưu ý khi xác định và thể hiện mục tiêu: - Mục tiêu thường mô tả hoạt động học tập của học sinh thay vì mô tả hoạt động diễn ra trong lớp học hoặc mô tả hành vi của giáo viên. Mục tiêu phải được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hóa được để có căn cứ đánh giá học sinh có đạt được mục tiêu hay không. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 4
  5. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” - Ngôn ngữ diễn đạt mục tiêu cần phù hợp với học sinh và phù hợp với sự tiến triển mặt khái niệm của học sinh vì giáo viên có thể truyền đạt đến học sinh các mục tiêu của hoạt động và đảm bảo các em hiểu về nó trước khi thực hiện. - Việc xác định các năng lực, phẩm chất có thể hình thành và phát triển không chỉ dựa trên yêu cầu và các mục tiêu đã được xác định mà còn phụ thuộc vào cách thức tổ chức hoạt động dạy học cụ thể của giáo viên. Vì thế, việc xác định mục tiêu năng lực, phẩm chất ở bước này cần được liên hệ với cách thức tổ chức hoạt động của giáo viên, điều này liên quan trực tiếp đến phương pháp, kỹ thuật, phương tiện dạy học, kể cả cách thức đánh giá mà họ sử dụng trong mỗi hoạt động của bài học. - Một hoạt động dạy học có thể hướng đến hình thành và phát triển nhiều thành phần phẩm chất và năng lực khác nhau. Ngược lại, có thể có nhiều hoạt động cùng góp phần hình thành và phát triển một thành phần phẩm chất, năng lực nào đó. - Đối với phẩm chất và năng lực chung, chỉ nêu tên và biểu hiện nổi bật mà môn Địa lý có lợi thế phát triển, liên quan mật thiết đến nội dung bài học. - Bên cạnh cách thể hiện mục tiêu bài dạy như trên, GV có thể sử dụng các cách viết mục tiêu khác theo hướng linh hoạt. b. Bước 2: Xác định chuỗi các hoạt động dạy học Trên cơ sở mục tiêu và mạch nội dung dạy học, giáo viên xác định chuỗi các hoạt động dạy học (thực chất là các hoạt động học của học sinh) để có phương án dạy học tổng thể. Đây là bước trung gian để làm cơ sở cho việc thiết kế các hoạt động học cụ thể trong bài dạy. Để xác định chuỗi hoạt động dạy học, giáo viên thực hiện như sau: (1) Phác họa tiến trình dạy học theo chuỗi các động dạy học và xác định mục tiêu của mỗi hoạt động trong chuỗi: Chuỗi các hoạt động sẽ bao gồm các hoạt động theo logic: Mở đầu/xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập => Hình thành kiến thức mới/ giải quyết vấn đề/ thực thi nhiệm vụ đặt ra =>Luyện tập => Vận dụng. Mỗi hoạt động trong bước này có một ý nghĩa nhất định: - Hoạt động xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu: Có vai trò gây hứng thú ngay từ ban đầu cho học sinh, từ đó học sinh có động cơ và nhu cầu tìm tòi, khám phá các kiến thức trong chủ đề. Hoạt động này có thể bắt đầu từ một trò chơi/tình huống thực tiễn/nhắc lại một kinh nghiệm thực tế/bài tập có mâu thuẫn… gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh và chỉ có thể giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả nhưng chưa lý giải được đầy đủ bằng kiến thức và kỹ năng hiện có, từ đó đặt ra được vấn đề bài học. - Hoạt động hình thành kiến thức: Thông thường trong một bài dạy thường có một hoặc nhiều nội dung kiến thức mới, do đó hoạt động này có thể chia thành nhiều hoạt động nhỏ hơn (bản chất đây là nhóm các hoạt động khám phá các kiến thức). Thông qua hoạt động nhóm, cá nhân mà giáo viên tổ chức với các tư liệu học tập bằng kênh TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 5
  6. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” hình/chữ/tiếng…Học sinh lần lượt khám phá ra các kiến thức của bài dạy. - Hoạt động luyện tập: Giúp học sinh ôn tập lại hoặc hoàn thiện các kiến thức và kỹ năng đã phát triển qua hoạt động hình thành cứng nhắc thông qua thực hiện các nhiệm vụ theo cá nhân hoặc nhóm để giải các bài tập, giải quyết các tình huống quen thuộc, gắn trực tiếp với kiến thức bài học. Đây cũng là một hoạt động có tính chất của một đánh giá quá trình, giúp giáo viên đánh giá xem học sinh đã đạt được các mục tiêu trước đó hay chưa và hỗ trợ các em đạt được những mục tiêu đó nếu cần. - Hoạt động vận dụng: Học sinh sử dụng những kiến thức đã học, kỹ năng đã hình thành (năng lực của cá nhân) để giải quyết các vấn đề phức tạp hơn, đặc biệt là các vấn đề gắn thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp), từ đó mà các thành tố phấm chất và năng lực có cơ hội được phát triển và bền vững. [3] Một số lưu ý sau khi thực hiện bước này: - Việc xác định chuỗi các hoạt động nhằm đảm bảo giải quyết trọn vẹn mà không bỏ sót các mục tiêu của bài học và đảm bảo chúng được triển khai theo trình tự phù hợp. - Tùy thuộc vào từng kiểu bài dạy, giáo viên có thể linh hoạt trong việc xác định chuỗi các hoạt động dạy học - Hoạt động hình thành kiến thức có thể được tổ chức thành nhiều hoạt động để giải quyết đầy đủ các mục tiêu đặt ra trong bài học. - Giáo viên có thể linh động trong việc đặt tên hoạt động, có thể theo tên của chuỗi hoạt động trên, hoặc tên thể hiện nội dung hoạt động. (2) Định hướng trước phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và phương án đánh giá cho mỗi hoạt động trong chuỗi đã xác định: Đây là bức tranh khái quát về phương án dạy học, là phần mô tả ý tưởng sư phạm của giáo viên để hiện thực hóa các mục tiêu dạy học đã được xác định ở trên. Giữa mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và các phương án đánh giá có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Do đó, giáo viên cần đặt ra và trả lời các câu hỏi sau như để tổ chức và hướng dẫn học sinh triển khai các hoạt động, cần sử dụng các phương pháp dạy học nào? Sử dụng phương tiện nào để hỗ trợ? Làm sao để đo được mức độ đạt được của học sinh so với mục tiêu dạy học trong từng hoạt động? Hoạt động này cần bao nhiêu thời gian? [3] Ví dụ: Từ mục tiêu dạy học đã được phát triển ở ví dụ trên, giáo viên có thể phác họa về chuỗi các hoạt động dạy học cụ thể cho bài học như sau: TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 6
  7. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Bảng 2. Các hoạt động dạy học cụ thể. Hoạt Thời Phương Mục tiêu Phương tiện Đánh giá động gian pháp HS bước đầu nhận thức Tờ giấy tròn sự phân hóa các nhóm 7 Tình Vấn đáp, Mở đầu và một chiếc nước, có hứng thú với phút huống nhận xét kéo chủ đề bài học. HS phân biệt được các Nhận xét Bản đồ sự nước trên thế giới theo 8 Thảo luận phần trình phân bố các trình độ phát triển KT- phút cặp đôi bày của HS Hình nhóm nước thành XH trên bản đồ kiến HS trình bày được sự Bản đồ, bảng Dựa trên sản thức khác biệt của nhóm 15 Thảo luận số liệu về phẩn, HS nước phát triển và đang phút nhóm GDP, GDP/ nhận xét, phát triển. người,… GV nhận xét HS hệ thống hóa được Bài tập dán Nhận xét một số điểm khác biệt Luyện 10 Thảo luận nhãn trên bản dựa trên sản cơ bản về kinh tế, xã hội tập phút nhóm đồ, vẽ lược phẩm, HS, của nước phát triển và đồ tư duy GV nhận xét đang phát triển HS thu thập được tư Nhận xét Vận liệu về KT-XH của một 5 Tự học ở Viết đoạn tin sản phẩm dụng số nước từ các nguồn phút nhà ngắn của HS khác nhau. Một số lưu ý đối với thao tác này: - Bên cạnh sự phù hợp trong mỗi hoạt động, cần chú ý về sự hài hòa tổng thể giữa các yếu tố trên trong toàn bộ bài dạy. - Đây chỉ là bước phác họa, làm cơ sở cho việc thiết kế, giáo viên không cần trình bày trong kế hoạch bài dạy. - Phương án đánh giá cần quan tâm đến đánh giá quá trình, tập trung vào sản phẩm yêu cầu, có thể đa dạng các hình thức và không nhất thiết hoạt động nào, bài nào cũng thiết kế các phiếu đánh giá. c. Bước 3: Phát triển các hoạt động dạy học cụ thể TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 7
  8. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Dựa trên chuỗi các hoạt động dạy học đã xây dựng, giáo viên tiến hành phát triển các hoạt động dạy học cụ thể. Với mỗi hoạt động, trên cơ sở mục tiêu và các phác họa ban đầu ở bước trước đó, giáo viên tiến hành cụ thể hóa và hoàn thành mô tả hoạt động. Mỗi hoạt động cần thể hiện được mục tiêu, nội dung, sản phẩm và tổ chức thực hiện. Bảng 3. Mô tả thiết kế một hoạt động học (Mở đầu) [1] Tên hoạt động: (Động từ chỉ hoạt động) - thời gian…phút Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần Mục tiêu giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học. Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lý tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn Nội dung đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết Sản phẩm quả xử lý tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện. Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển Tổ thức giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết thực hiện quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập. - Về mục tiêu của hoạt động: Căn cứ vào mục tiêu chung của toàn bài để cụ thể hóa mục tiêu của từng hoạt động tương ứng. Giáo cần lưu ý đảm bảo mục tiêu các hoạt động cụ thể phải góp phần thực hiện mục tiêu chung của bài dạy. - Nội dung hoạt động là nội dung của nhiệm vụ mà giáo viên giao cho học sinh hay nội dung hoạt động học của học sinh. Nội dung có thể là câu hỏi, bài tập, xử lý tình huống… có tác dụng kích thích học sinh huy động kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm đã có để thực hiện các thao tác tư duy và các hành động học tập cụ thể, từ đó tạo ra kết quả. - Sản phẩm hoạt động là câu trả lời, kết quả thực hiện nhiệm vụ kỳ vọng tương ứng với nội dung giao việc. Đó là căn cứ để giáo viên định hướng cho học sinh thực hiện nhiệm vụ, định hướng thảo luận và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh. Sản phẩm hoạt động còn là vấn đề giáo viên cần kết luận lại cho học sinh ghi vào vở sau mỗi hoạt động học tập. Sản phẩm cần tương thích và đáp ứng mục tiêu dạy học. - Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học cụ thể gồm các pha sau: Chuyển giao nhiệm vụ; Thực hiện nhiệm vụ; Báo cáo, thảo luận; Kết luận, nhận định. Quá trình TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 8
  9. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” này giáo viên cần bám sát các bước của phương pháp và kỹ thuật dạy học được sử dụng. Về cơ bản, nội dung của các bước này như sau: + Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên trình bày cụ thể nội dung nhiệm vụ được giao cho học sinh để tất cả học sinh đều hiểu rõ nhiệm vụ phải thực hiện. + Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện; giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Trình bày cụ thể nhiệm vụ học sinh phải thực hiện theo yêu cầu của giáo viên; dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải kèm theo biện pháp hỗ trợ; dự kiến các mức độ cần phải hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu. + Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): Trình bày cụ thể giải pháp sư phạm trong việc lựa chọn các nhóm học sinh báo cáo và cách thức tổ chức cho học sinh báo cáo. Giáo cần dự kiến tiến trình thảo luận, bao gồm những câu hỏi phân tích, làm rõ, phát triển kết quả thực hiện nhiệm vụ. + Kết luận, nhận định: Phân tích cụ thể về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành theo yêu cầu; làm rõ những nội dung/yêu cầu về kiến thức, kỹ năng để học sinh ghi nhận, thực hiện; làm rõ các nội dung/vấn đề cần giải quyết/giải thích và nhiệm vụ học tập mà học sinh phải thực hiện tiếp theo. Một số lưu ý trong quá trình phát triển các hoạt động cụ thể: - Cấu trúc của một hoạt động được mô tả ở trên thể hiện các yếu tố cần được mô tả trong mỗi hoạt động. Tuy nhiên, về mặt trình bày đây chỉ là một cấu trúc gợi ý. Giáo viên có thể linh hoạt trong việc thể hiện các yếu tố cấu thành trên. - Việc trình bày các pha trong tiến trình thực hiện cũng có thể linh hoạt tùy theo phương pháp sử dụng. - Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, giáo viên cần sử dụng kỹ thuật phản hồi tích cực nhằm động viên, khuyến khích, tạo động lực cho học sinh. d. Bước 4: Kiểm tra lại, hoàn thiện kế hoạch dạy học Sau khi phát triển các hoạt động dạy học, giáo viên cần xem lại tất cả các phần để hoàn thiện kế hoạch dạy học. Chẳng hạn, giáo viên xem xét lại sự phù hợp giữa các mục tiêu và chuỗi các hoạt động dạy học, sự phù hợp giữa các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học trong từng hoạt động, sự phù hợp của các phương án đánh giá, phân bổ thời gian cho các hoạt động, sự liên kết giữa các hoạt động trong kế hoạch dạy học, sự đa dạng của các hoạt động và phương án dự phòng trong những trường hợp cần thiết. Để tổ chức hiệu quả các tiết học hình thành kiến thức mới, giáo viên cần phải quan tâm tới một số vấn đề như sau: Thứ nhất, cần phải xác định rõ mục tiêu của bài học [5] Mục tiêu bài học là những gì học sinh phải có được về kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, hành vi và năng lực sau một bài học. Giáo viên xác định được mục tiêu bài học TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 9
  10. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” thì mới xác định rõ “đầu ra” của bài học, chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ cần phải đạt được của học sinh. Vì vậy, việc xác định rõ mục tiêu bài học là công việc quan trọng hàng đầu của giáo viên trong khâu chuẩn bị bài lên lớp. Có xác định được có mục tiêu bài học thì giáo viên mới biết được mình cần phải thiết kế, tổ chức những hoạt động nhận thức cho học sinh và mới có thể xác định được “chuẩn đầu ra” của bài học. Thứ hai, xác định cụ thể nội dung các hoạt động nhận thức trong bài học [5] Trong nhà trường, việc học tập của học sinh có bản chất hoạt động và bằng hoạt động, thông qua các hoạt động của bản thân mà chiếm lĩnh tri thức, hình thành và phát triển trí tuệ cũng như các quan điểm đạo đức và thái độ. Hoạt động nhận thức trong dạy học Địa lý, được hiểu là hoạt động để hiểu biết sự vật, hiện tượng địa lý, các quy luật và mối quan hệ của chúng cụ thể thông qua các hoạt động học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tiến hành các hoạt động để chiếm lĩnh nội dung tri thức và hệ thống kỹ năng, kỹ xảo địa lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Từ các mục tiêu bài học đã được xác định, giáo viên cần phải xác định nên tổ chức hoạt động nào đó để đạt được mục tiêu bài học đó. Sao cho, thông qua hoạt động nhận thức, học sinh “nêu được cái gì?”, “ xác định được cái gì?”, “ phân tích được cái gì?”… để đạt được mục tiêu bài học về kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực. Bên cạnh việc xác định các hoạt động nhận thức, giáo viên cần phải quan tâm tới hoạt động khởi động, hoạt động củng cố, đánh giá và hoạt động vận dụng của bài học nhằm tạo hứng thú cho quá trình nhận thức và khắc sâu kiến thức của bài học. Thứ ba, lựa chọn kênh hình để trực quan hóa đối tượng nhận thức [5] Sử dụng kênh hình trong dạy học là cách thức giáo viên sử dụng hình ảnh để học sinh tri giác, tìm hiểu đối tượng học tập. Thông qua đó, học sinh có hình ảnh trực quan về đối tượng nhận thức, chủ thể và đối tượng nhận thức gặp nhau, làm cho quá trình nhận thức được dễ dàng và sâu sắc hơn. Trong dạy học Địa lý, kênh hình chính là nguồn thông tin dưới dạng trực quan nhằm thay thế hay đại diện cho các sự vật, hiện tượng địa lý, là công cụ để giáo viên và học sinh tác động vào đối tượng nhận thức. Thông qua kênh hình, học sinh có hình ảnh trực quan về đối tượng nhận thức, chủ thể và đối tượng nhận thức gặp nhau, làm cho quá trình nhận thức được dễ dàng và sâu sắc hơn. Khi lựa chọn kênh hình, giáo viên cần chú ý tới việc phân tích và sử dụng triệt để hệ thống kênh hình có sẵn trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, do khuôn khổ có hạn của sách giáo khoa và đặc điểm của sự vật, hiện tượng địa lý có sự vận động và phát triển theo không gian và biến đổi theo thời gian nên trong quá trình giảng dạy địa lý, giáo viên cần phải thiết kế thêm một số kênh hình để làm cho sự vật, hiện tượng địa lý có tính cập nhật, sống động, phong phú hơn. Thứ tư là lựa chọn phương pháp, kỹ thuật dạy học và hình thức tổ chức phù hợp với mỗi hoạt động nhận thức [5] TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 10
  11. Kỷ yếu Hội thảo “Sinh viên Trường Đại học An Giang với hoạt động nghiên cứu khoa học” Khi đã xác định được các kênh hình để trực quan cho đối tượng nhận thức, giáo viên cần phải xác định xem những phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nào để học sinh đạt được mục tiêu của bài học. Đặc biệt, giáo viên cần phải xác định cụ thể xem học sinh cần phải làm gì, tiến hành như thế nào để chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo địa lý, hình thành thái độ hành vi, phát triển năng lực. Theo quan điểm dạy học mới, phương pháp dạy học là cách thức hướng dẫn và chỉ đạo của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức, hoạt động thực hành của học sinh, dẫn tới học sinh chiếm lĩnh vững chắc nội dung học vấn, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực nhận thức. Các phương pháp dạy học hiện nay rất phong phú và đa dạng, mỗi phương pháp có những thế mạnh riêng nên giáo viên cần phải phối hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học, các kĩ thuật dạy học truyền thống và hiện đại. Giáo viên cần phải biết vận dụng và cải tiến các phương pháp, phương tiện đặc trưng của môn địa lý (bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh…), đồng thời phải tăng cường kết hợp các phương pháp dạy học hiện đại khác (động não, thảo luận, dự án…) nhất là kỹ thuật dạy học (động não viết, động não nói, các mảnh ghép, khăn trải bàn, tia chớp…) nhằm tạo ra nhiều cơ hội và khuyến khích sự tham gia của học sinh, tạo môi trường hình thành và phát triển hoạt động học (không khí lớp học, quan hệ thầy trò) nhằm phát huy tính tích cực, năng lực làm việc độc lập và hợp tác của từng học sinh, nhóm học sinh. 4. Kết luận Việc xây dựng kế hoạch dạy học trước khi lên lớp là rất quan trọng, nó góp phần giúp người giáo viên có thể định hướng được quy trình tiến hành một bài dạy để người giáo viên dễ thực hiện và không để sót kiến thức. Một người giáo viên khi xây dựng cho mình một kế hoạch bài dạy tốt thì sẽ hướng học sinh khai thác kiến thức hiệu quả hơn. Kế hoạch bài dạy tuy có phần thay đổi về cấu trúc cũng như tên gọi, nhưng các phần trong kế hoạch cơ bản thì vẫn dựa trên các mẫu giáo án trước đó đã thực hiện. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020). Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể. Tài liệu tập huấn. Lưu hành nội bộ. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Mô đun 4: Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trung học phổ thông môn Địa lý. Tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng giáo viên phổ thông cốt cán. Lưu hành nội bộ. [4] Hà Bích Liên – Nguyễn Kim Hồng (Chủ biên) (2020). Sách giáo khoa Địa lý 6 (Chân trời sáng tạo). NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. [5] Nguyễn Minh Tuệ - Lê Thông (Chủ biên) (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Địa lý trung học cơ sở. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG, THÁNG 6 NĂM 2022 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2