intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

XÂY DỰNG MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT" CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1961 - 1965)_2

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

111
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'xây dựng miền bắc, đánh thắng chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc mỹ (1961 - 1965)_2', tài liệu phổ thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: XÂY DỰNG MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT" CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1961 - 1965)_2

  1. XÂY DỰNG MIỀN BẮC, ĐÁNH THẮNG CHIẾN LƯỢC "CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT" CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1961 - 1965) Nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam và đoàn kết quốc tế đặt ra những yêu cầu mới về xây dựng Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Tiếp theo đợt sinh hoạt chính trị mùa xuân 1961, Trung ương Đảng chủ trương tăng cường công tác giáo dục lý luận và chính trị (tháng 3-1962), mở cuộc vận động xây dựng chi bộ và đảng bộ 4 tốt (tháng 6-1962), kiện toàn tổ chức và cải tiến lề lối làm việc từ Trung ương đến cơ sở, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, kết nạp đảng viên mới. Từ năm 1961 đến năm 1965 đã kết nạp 30 vạn đảng viên, tổ chức Đảng ở các cấp được củng cố. Đến cuối năm 1964, kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã giành được những thắng lợi quan trọng. Miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc của cả nước. 3. Chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ phá sản Thực hiện chiến lược "chiến tranh đặc biệt", Mỹ vạch ra kế hoạch
  2. Xtalây - Taylo nhằm bình định miền Nam trong 18 tháng. Viện trợ quân sự của Mỹ tăng gấp hai lần, quân chính quy nguỵ từ 15 vạn tăng lên tới 30 vạn. Lực lượng yểm trợ và cố vấn của Mỹ tăng từ 2.000 tên năm 1960 lên gần 1,2 vạn tên năm 1962. Tháng 2-1962, Mỹ chuyển cơ quan viện trợ (MAAG) thành Bộ tư lệnh quân sự (MACV). (MAAG (Military Assistance and Advisory Group): Phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự Mỹ ở Đông Dương thành lập năm 1950 để phụ trách viện trợ quân sự Mỹ cho lực lượng Pháp tham chiến ở Đông Nam Á. MACV (Military Assistance Command Vietnam): Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam đặt dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Thái Bình Dương, thực chất là Bộ Tư lệnh của quân đội xâm lược Mỹ ở miền Nam Việt Nam). Mỹ - nguỵ coi việc lập ấp chiến lược là "xương sống" của chiến lược "chiến tranh đặc biệt" nhằm kìm kẹp dân, lùng bắt cán bộ, đảng viên của ta, đánh phá tận gốc phong trào đấu tranh của quần chúng. Chúng dự tính đến hết năm 1962 tập trung 10 triệu dân ở nông thôn vào 16.000 ấp chiến lược. Để lập ấp chiến lược, Mỹ - nguỵ tiến hành những cuộc hành quân càn quét, dồn dân, thực hiện các chiến thuật mới "trực thăng vận", "thiết xa vận" đóng thêm hơn 1.000 đồn bốt. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đấu tranh kiên cường, chống trả các hành động chiến tranh mới của địch. Đảng bộ miền Nam được kiện toàn với hệ thống tổ chức thống nhất, tập trung từ Trung ương Cục đến các chi bộ. Mặt trận giải phóng làm thêm chức năng của chính
  3. quyền cách mạng. Ngày 15-2-1961, các lực lượng vũ trang ở miền Nam được thống nhất với tên gọi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Lực lượng vũ trang ba thứ quân được chú trọng xây dựng. 50% số đảng viên toàn Đảng bộ miền Nam được điều động làm nòng cốt xây dựng bộ đội tập trung. Phối hợp với đấu tranh chính trị và binh vận, lực lượng vũ trang đẩy mạnh hoạt động tiêu hao, tiêu diệt địch, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của quân nguỵ, hỗ trợ quần chúng nổi dậy giành và giữ quyền làm chủ. Trong năm 1961 hơn 33,8 triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị. Tính đến cuối năm 1961 ta đã phá thế kìm kẹp ở hơn 8.000 thôn, giải phóng 6,5 triệu dân trong số 14 triệu ở miền Nam. Các Đảng bộ lãnh đạo thực hiện từng bước cải cách ruộng đất, chia thêm cho nông dân 4 vạn hécta đất canh tác. Ngày 16-2-1962, Đại hội lần thứ nhất Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam họp cử ra Uỷ ban Trung ương do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch. Tháng 2-1962, Bộ Chính trị họp khẳng định những thắng lợi to lớn trong năm 1961, đề ra nhiệm vụ trước mắt là đẩy mạnh đấu tranh chính trị, quân sự, giành và giữ thế chủ động, tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt, phát triển cơ sở Đảng ở miền Nam.
  4. Tháng 4-1962, Hội nghị Thường vụ Trung ương Cục và Hội nghị Khu uỷ Khu V quán triệt nghị quyết Bộ Chính trị, nhấn mạnh ba nhiệm vụ lớn: tích cực phá ấp chiến lược; ra sức xây dựng và mở rộng căn cứ địa; khẩn trương xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, đẩy mạnh tác chiến tiêu hao, tiêu diệt địch. Nhiều tỉnh tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm chống càn, phá ấp chiến lược, vận dụng phương châm đấu tranh "hai chân, ba mũi". Tháng 11-1962, Trung ương Cục mở hội nghị tổng kết kinh nghiệm chiến tranh du kích. Cũng trong thời gian này, cuộc chiến tranh cách mạng ở Lào đã có bước phát triển nhảy vọt. Đế quốc Mỹ và tay sai buộc phải chấp nhận ngừng bắn, thành lập chính phủ liên hiệp ba phái. Tháng 7-1962, Hiệp định Giơnevơ về Lào được ký kết, cam kết tôn trọng nền độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Lào. Từ thực tiễn cuộc kháng chiến, ngày 6-12-1962, Bộ Chính trị họp, khẳng định ta phải và có khả năng kiềm chế và thắng địch trong "chiến tranh đặc biệt" nhưng phải sẵn sàng đối phó với mọi hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm của đế quốc Mỹ, tiến hành một cuộc chiến tranh toàn dân và trường kỳ, trước mắt là làm thất bại kế hoạch tiến công của địch trong năm 1963.
  5. Bước sang năm 1963, cuộc kháng chiến miền Nam giành được nhiều thắng lợi lớn. Mở đầu là trận Ấp Bắc (Mỹ Tho) ngày 2-1-1963, lần đầu tiên tại vùng đồng bằng lực lượng vũ trang phối hợp với lực lượng chính trị đánh bại cuộc càn quét lớn của Mỹ - nguỵ, mở ra khả năng đánh bại các chiến thuật cơ động bằng máy bay lên thẳng và thiết giáp của chúng. Nhân thắng lợi này, Trung ương Cục phát động phong trào "Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công". Hàng nghìn ấp chiến lược được chuyển thành làng chiến đấu. Phong trào đấu tranh ở nông thôn tác động mạnh đến các đô thị, thúc đẩy phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động, sinh viên, phật tử chống Mỹ - nguỵ. Nguỵ quyền Sài Gòn khủng hoảng trầm trọng. Ngày 1-11-1963, Mỹ đạo diễn cuộc đảo chính giết Diệm và Nhu. Kế hoạch Xtalây - Taylo bị phá sản. Tháng 12-1963, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ chín (khoá III) bàn về cách mạng miền Nam, tiếp tục khẳng định phương châm kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, trong đó đấu tranh vũ trang có vị trí quyết định trực tiếp. Hội nghị nhấn mạnh: tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng miền Nam là nhiệm vụ của cả nước nhưng do chủ trương kiềm chế và thắng địch ở miền Nam nên cách tham gia của mỗi miền khác nhau. Quân và dân miền Bắc phải tăng cường hơn nữa tiềm lực kinh tế, quốc phòng, đẩy mạnh chi viện miền Nam về
  6. mọi mặt, khẩn trương chuẩn bị để đánh bại hành động mở rộng chiến tranh của Mỹ. Đầu năm 1964, Giônxơn lên làm Tổng thống Mỹ thay Kennơđi (bị ám sát), Giônxơn chủ trương tăng cường mở rộng "chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam Việt Nam, ném bom miền Bắc Việt Nam và Lào, đe doạ, gây sức ép hòng buộc miền Bắc ngừng chi viện cho miền Nam. Ngày 27-3-1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tậpHội nghị chính trị đặc biệt. Người vạch rõ âm mưu và hành động chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, khẳng định sự thất bại của "chiến tranh đặc biệt" là không thể tránh khỏi và cách giải quyết đúng đắn vấn đề Việt Nam là quân đội và vũ khí Mỹ phải rút khỏi miền Nam. Người tuyên bố: nếu đế quốc Mỹ liều lĩnh động đến miền Bắc thì nhất định chúng sẽ thất bại thảm hại; quân và dân miền Bắc nêu cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, "làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt". Tháng 6-1964, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra chỉ thị "tăng cường sẵn sàng chiến đấu, phá tan âm mưu khiêu khích, đánh phá miền Bắc của không quân địch". Ngày 2-8-1964, bộ đội hải quân anh dũng đánh đuổi tàu chiến Mỹ xâm phạm vùng biển miền Bắc. Ngày 5-8-1964, sau hàng loạt hành động khiêu khích phá hoại có hệ thống và dựng lên "sự kiện Vịnh Bắc Bộ" đánh lừa Quốc hội, nhân dân Mỹ và dư luận thế giới,
  7. chính quyền Mỹ chính thức dùng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại quy mô lớn, dài ngày và vô cùng tàn bạo. Với tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, được chuẩn bị tốt về mọi mặt, các đơn vị bộ đội hải quân, phòng không và lực lượng vũ trang các địa phương đã nổ súng kịp thời, anh dũng đánh trả các đợt tiến công của địch, bắn rơi 8 máy bay hiện đại, bắn bị thương một số chiếc khác, bắt sống một giặc lái. Chiến thắng ngày 5-8-1964 chứng tỏ quân và dân ta có khả năng đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, cổ vũ mạnh mẽ khí thế chiến đấu, củng cố niềm tin đánh thắng đế quốc Mỹ của quân và dân cả nước. Tháng 9-1964, Bộ Chính trị họp nhận định tình hình, quyết định động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tập trung mọi khả năng, đẩy mạnh tác chiến tập trung quy mô chiến dịch, giành thắng lợi quyết định ở miền Nam trong một vài năm tới. Tháng 9-1964, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng cùng nhiều cán bộ quân sự cao cấp được Bộ Chính trị cử vào miền Nam trực tiếp phụ trách, chỉ đạo phong trào. Chấp hành chủ trương của Bộ Chính trị, ngày 11-10-1964, Quân uỷ Trung ương chỉ thị "mở đợt hoạt động Đông Xuân 1964-1965 trên khắp chiến trường miền Nam". Ở Khu V (gồm cả Tây Nguyên và Trị Thiên),
  8. quân và dân ta giành thắng lợi liên tiếp trong các trận đánh, các chiến dịch An Lão, Đèo Nhông - Dương Liễu, Việt An, Ba Gia... Ở Nam Bộ thắng lợi nổi bật là các chiến dịch Bình Giã, Đồng Xoài với lực lượng tập trung quy mô nhiều trung đoàn trong mỗi chiến dịch, tiêu diệt nhiều tiểu đoàn địch. Đòn tiến công quân sự hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá tan từng mảng lớn ấp chiến lược. Ở thành thị, bộ đội đặc công, biệt động đánh vào một loạt căn cứ, hậu cứ, sân bay, kho tàng. Nguỵ quân, nguỵ quyền đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt và sụp đổ, không làm được chức năng là công cụ chủ yếu để tiến hành chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ. Chiến lược "chiến tranh đặc biệt" bị phá sản. Thất bại của chiến lược "chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam Việt Nam có ý nghĩa quốc tế quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá: "Cuộc "chiến tranh đặc biệt" mà chúng đang thí nghiệm ở miền Nam Việt Nam đã thất bại, thì chúng cũng sẽ thất bại ở bất kỳ nơi nào khác".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2