intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở để kiểm nghiệm dược liệu Kim anh tử (Fructus rosa Laevigata Michx. ) họ hoa hồng (Rosaceae)

Chia sẻ: ViNaruto2711 ViNaruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

49
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu: Đề xuất được các chỉ tiêu chất lượng, phương pháp thử và xác định mức chất lượng cho mỗi chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu Kim anh tử. Mẫu nghiên cứu được thu hái tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng và chế biến theo phương pháp cổ truyền.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở để kiểm nghiệm dược liệu Kim anh tử (Fructus rosa Laevigata Michx. ) họ hoa hồng (Rosaceae)

Hoàng Thị Cúc và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 188(12/1): 33 - 37<br /> <br /> XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN CƠ SỞ ĐỂ KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU KIM ANH<br /> TỬ (FRUCTUS ROSA LAEVIGATA MICHX. ) HỌ HOA HỒNG (ROSACEAE)<br /> Hoàng Thị Cúc*, Vũ Tú Uyên, Nguyễn Thị Thu Huyền<br /> Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở để kiểm nghiệm dược liệu giúp đơn vị sở hữu tiêu chuẩn có căn cứ để<br /> kiểm định nguyên liệu đầu vào đồng thời công bố chất lượng đầu ra của sản phẩm. Cây Kim anh là<br /> dược liệu từ lâu đã được sử dụng trong Y học cổ truyền để chữa bệnh, có vùng phân bố tự nhiên<br /> lớn ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu: Đề xuất được<br /> các chỉ tiêu chất lượng, phương pháp thử và xác định mức chất lượng cho mỗi chỉ tiêu kiểm<br /> nghiệm dược liệu Kim anh tử. Mẫu nghiên cứu được thu hái tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao<br /> Bằng và chế biến theo phương pháp cổ truyền. Bằng phương pháp qui định trong Dược điển Việt<br /> Nam IV và phương pháp nghiên cứu đặc điểm vi học, thành phần hóa thực vật của dược liệu<br /> chúng tôi đã xây dựng được tiêu chuẩn cơ sở của Dược liệu Kim anh tử với 7 chỉ tiêu chất lượng<br /> chính. Trong đó: Có 05 chỉ tiêu có mức chất lượng tương đương Dược điển Việt Nam IV, chỉ tiêu<br /> hàm lượng chất chiết được bằng ethanol trong dựơc liệu và đặc điểm vi học bột dược liệu do cơ sở<br /> đề xuất thêm cũng cho kết quả rõ ràng và mức chất lượng ổn định.<br /> Từ khóa: Tiêu chuẩn cơ sở; Kim anh tử; chỉ tiêu; mức chất lượng; phương pháp thử<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ*<br /> Trong sản xuất thuốc Đông dược để thuốc có<br /> hiệu lực, an toàn và chất lượng ổn định thì<br /> toàn bộ quy trình sản xuất phải được tiêu<br /> chuẩn hóa. Tiêu chuẩn hóa nguyên liệu đầu<br /> vào là khâu cơ bản nhất, đối với dược liệu có<br /> nguồn gốc tự nhiên thì việc tiêu chuẩn hóa<br /> phải bắt đầu từ quy trình thu hái cây thuốc<br /> hoang dã trong tự nhiên. Ngày nay, cùng với<br /> sự phát triển của y học cổ truyền, các loại<br /> thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên đang được<br /> nghiên cứu đưa vào sản xuất và sử dụng với<br /> mục đích hỗ trợ trong bảo vệ, nâng cao sức<br /> khỏe. Quả Kim anh (Fructus Rosa laevigata<br /> Michx.) từ lâu đã được sử dụng trong Y học<br /> cổ truyền làm thuốc chữa bệnh với nhiều mục<br /> đích sử dụng khác nhau như: Chữa di tinh, di<br /> niệu, đái són, đái rắt, bạch đới, tiêu chảy lâu<br /> ngày không khỏi, ra mồ hôi quá nhiều, ho<br /> mạn tính, chữa phong thấp, tê bại, đau nhức<br /> tay chân…[1]. Để làm cơ sở cho việc thu<br /> mua, chế biến và phát triển vùng nguyên liệu<br /> dược liệu Kim anh và làm cơ sở cho việc phát<br /> triển một số sản phẩm điều trị từ dược liệu<br /> kim anh đề tài “Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở<br /> *<br /> <br /> Tel: 0912735760, Email: hoangcuctn@gmail.com<br /> <br /> để kiểm nghiệm dược liệu Kim anh tử<br /> (fructus Rosa Laevigata Michx.) họ Hoa hồng<br /> (Rosaceae)” được thực hiện với mục tiêu: Đề<br /> xuất được các chỉ tiêu chất lượng, phương pháp<br /> thử và xác định mức chất lượng cho mỗi chỉ<br /> tiêu kiểm nghiệm dược liệu Kim anh tử thu hái<br /> tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.<br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Mẫu nghiên cứu: Quả Kim anh thu hái khi vỏ<br /> đã chuyển sang màu vàng, được thu hái tại<br /> huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng tháng<br /> 11/2017. Chế biến theo phương pháp cổ<br /> truyền theo qui định của Bộ Y tế [3].<br /> Phương tiện nghiên cứu<br /> Hóa chất: Ethanol (TQ), cloroform (TQ),<br /> anhydrid acetic (TQ), methanol (TQ), HCl<br /> (TQ), H2SO4(TQ), dicloromethan (TQ), ethyl<br /> acetat (TQ), methanol (TQ), acid formic<br /> (TQ)…<br /> Thuốc thử: TT Mayer, TT Dragendoff, TT<br /> Buchardat, Acid picric, TT Baljet, TT Fehling<br /> A, TT Fehling B. đạt tiêu chuẩn tinh khiết<br /> phân tích.<br /> Thiết bị nghiên cứu: Cân kỹ thuật Precisa, cân<br /> phân tích Mettler Toledo, kính hiển vi<br /> 33<br /> <br /> Hoàng Thị Cúc và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Primostar, đèn soi tử ngoại VL - 6.LC, bản<br /> mỏng Silicagel GF254, máy ảnh kỹ thuật số<br /> Canon Power Shot SX260 HS, tủ sấy<br /> Memmert 100l, nồi cách thủy Memmert…<br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Phương pháp đề xuất các chỉ tiêu đánh giá<br /> chất lượng dược liệu<br /> Căn cứ đề xuất các chỉ tiêu: Dược điển Việt<br /> Nam IV và tuân thủ nguyên tắc “Tiêu chuẩn<br /> cơ sở phải có mức chất lượng tương đương<br /> hoặc cao hơn tiêu chuẩn Dược điển”.<br /> Các chỉ tiêu đề xuất: Tính chất cảm quan, đặc<br /> điểm vi học bột, mất khối lượng do làm khô,<br /> hàm lượng chất chiết được, tỷ lệ tạp chất,<br /> định tính [2].<br /> Xác định chỉ tiêu tính chất cảm quan: Quan<br /> sát hình thái, mầu sắc, mùi vị mẫu. Mẫu dược<br /> liệu phải có những đặc điểm phù hợp với yêu<br /> cầu Dược điển Việt Nam IV [2].<br /> Xác định chỉ tiêu đặc điểm vi học bột dược<br /> liệu: Sử dụng phương pháp Kiểm nghiệm<br /> dược liệu bằng phương pháp vi học. Dược<br /> liệu kim anh đã được chế biến đúng cách, tán<br /> thành bột mịn, làm tiêu bản bột, quan sát các<br /> đặc điểm vi học của bột dược liệu dưới kính<br /> hiển vi [4]. Chụp ảnh, mô tả các đặc điểm của<br /> bột dược liệu, nhận biết và chỉ được các đặc<br /> điểm vi phẫu, các đặc điểm của bột dược liệu<br /> <br /> 188(12/1): 33 - 37<br /> <br /> Xác định chỉ tiêu độ ẩm, hàm lượng chất chiết<br /> được, tỷ lệ tạp chất: Tiến hành theo phương<br /> pháp qui định của Dược điển Việt Nam IV [2].<br /> Xác định chỉ tiêu định tính: Thực hiện các<br /> phản ứng hóa học đặc hiệu để khẳng định sự<br /> hiện diện của các nhóm hợp chất hóa thực<br /> vật trong chế phẩm [2], [4].<br /> Hợp chất glycosid tim: Phản ứng Liberman,<br /> phản ứng Baljet, phản ứng Keller-Kiliani;<br /> Hợp chất flavonoid: Phản ứng Cyanidin, phản<br /> ứng tăng màu;<br /> Hợp chất saponin: Phản ứng tạo bọt, phản<br /> ứng<br /> Lieberman<br /> –<br /> Buchardart;<br /> hợp chất tannin: Phản ứng tạo màu với thuốc<br /> thử FeCl3, phản ứng với thuốc thử gelatin;<br /> phản ứng với thuốc thử Pb(CH3COO)2 10%.<br /> Đường khử: Phản ứng với thuốc thử Fehling;<br /> Acid hữu cơ: Thuốc thử Na2CO3 khan.<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> Tính chất cảm quan<br /> Mô tả hình thái quả: Quả Kim anh được thu<br /> hái khi bắt đầu chuyển sang màu vàng. Quả<br /> có hình trứng dài 1,5 – 3 cm, đường kính nơi<br /> phình to nhất khoảng 1,3- 1,8 cm, mặt ngoài<br /> có lông dạng gai cứng, khi chín màu vàng<br /> nâu, vàng da cam hoặc đỏ nhạt, có đài tồn tại<br /> khô xác, bên trong chứa nhiều hạt (quả bế)<br /> thon, dẹt, có góc đóng, màu vàng nâu nhạt, rất<br /> cứng, có nhiều lông tơ.<br /> <br /> Hình 1. Hình thái quả Kim anh khi thu hái (a), và sau khi bổ đôi (b)<br /> <br /> Mô tả vị dược liệu: quả Kim anh được thu hái khi bắt đầu chuyển sang màu vàng xanh. Sau khi<br /> thu hái cạo bỏ gai cứng, bổ dọc quả, nạo sạch hạt và lông phía trong, phơi hoặc sấy đến độ ẩm<br /> qui định. Dược liệu sau khi làm khô có mặt ngoài màu da cam, nâu đỏ hoặc nâu sẫm bóng, hơi<br /> nhăn nheo, có vết của gai đã rụng. Đầu trên mang vết tích của lá đài và nhị. Đầu dưới còn sót lại<br /> một đoạn cuống ngắn. Phần lớn đã được nạo sạch hạt (quả bế) và lông. Mép cắt thường hay quăn<br /> gập lại. Vị hơi ngọt, chát, mùi thơm nhẹ.<br /> 34<br /> <br /> Hoàng Thị Cúc và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 188(12/1): 33 - 37<br /> <br /> Hình 2. Mẫu dược liệu Kim anh tử sau chế biến (c) và bột Kim anh tử sau khi nghiền mịn (d)<br /> <br /> Đặc điểm vi học bột dược liệu<br /> Bột dược liệu Kim anh tử có màu vàng, mùi thơm.<br /> <br /> Hình 3. Đặc điểm vi học bột kim anh tử<br /> <br /> Các đặc điểm quan sát được dưới kính hiển vi của bột dược liệu gồm: Mô mềm (1); lông (2);<br /> mảng biểu bì vỏ quả (3,5); sợi (4); mạch và mảng mạch (6,7,12); tế bào thành dày và đám tế bào<br /> thành dày (8,9,10); tinh thể calcioxalat hình khối.<br /> Định tính dược liệu bằng các phản ứng đặc hiệu<br /> <br /> 35<br /> <br /> Hoàng Thị Cúc và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 188(12/1): 33 - 37<br /> <br /> Đường khử<br /> <br /> Bảng 1. Kết quả định tính bằng thuốc thử đặc hiệu<br /> Thuốc thử- Phản ứng<br /> Hiện trượng<br /> Phản ứng Keller - Kiliani<br /> Ở mặt phân cách giữa 2 lớp thuốc<br /> thử xuất hiện 1 vòng màu đỏ nâu<br /> Phản ứng Liebermann<br /> Vòng ngăn cách, sát phía dưới<br /> vòng có màu hồng hoặc tím<br /> Phản ứng Baljet<br /> Không có màu da cam đậm hơn<br /> so với ống chứng<br /> Phản ứng tăng màu trong Dung dịch tăng màu với TT<br /> môi trường kiềm<br /> NaOH 10%<br /> Phản ứng Cyanidin<br /> Dung dịch có màu từ hồng tới đỏ<br /> Phản ứng<br /> định tính TT HCl 10%, TT NaOH 10%<br /> anthocyanosid<br /> Phản ứng tạo bọt<br /> Cột bọt bền trong vòng 15<br /> Phản ứng Lieberman - Mặt phân cách giữa 2 lớp chất<br /> Buchardart<br /> lỏng có màu hồng đến tía<br /> TT FeCl3 5%<br /> Dung dịch phải chuyển sang màu<br /> xanh đậm<br /> Dung dịch gelatin 1%<br /> Có tủa bông trắng<br /> Thuốc thử Pb(CH3COO)2 10% Có tủa bông xuất hiện<br /> Thuốc thử Fehling<br /> Có tủa đỏ gạch<br /> <br /> Acid hữu cơ<br /> <br /> Na2CO3<br /> <br /> Có bọt khí nổi lên<br /> <br /> ++<br /> <br /> Hợp<br /> chất<br /> polyuronid<br /> <br /> TT cồn 95%<br /> <br /> Có tủa bông<br /> <br /> ++<br /> <br /> Hợp chất<br /> Glycosid tim<br /> <br /> Flavonoid<br /> <br /> Saponin<br /> <br /> Tanin<br /> <br /> Kết quả<br /> ++<br /> ++<br /> <br /> Nhận định<br /> Có glycosid<br /> tim<br /> <br /> ++<br /> Có flavonoid<br /> ++<br /> ++<br /> ++<br /> <br /> Có saponin<br /> triterpenoid<br /> <br /> ++<br /> Có tanin<br /> ++<br /> +++<br /> ++<br /> <br /> Có<br /> đường<br /> khử<br /> Có acid hữu<br /> cơ<br /> Có<br /> polyuronid<br /> <br /> Nhận xét: Kết quả định tính bột dược liệu Kim anh tử với các thuốc thử đặc hiệu cho thấy trong<br /> dược liệu có chứa: Glycoside tim, saponin, flavonoid, tannin, đường khử, acid hữu cơ,<br /> polyuronid.<br /> Kết qủa thử độ ẩm, tỷ lệ tạp chất, hàm lượng chất chiết được<br /> Bảng 2. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu khác<br /> Chỉ tiêu<br /> Độ ẩm (%)<br /> Hàm lượng chất chiết được trong ethanol<br /> Tỷ lệ quả chưa nạo sach hạt và lông<br /> Tỷ lệ tạp chất khác<br /> <br /> Số lần lặp lại thí nghiệm<br /> 5<br /> 5<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> Trung bình<br /> 11,66 ±0,33<br /> 30,16 ± 0,45<br /> 2,72%<br /> 0,45%<br /> <br /> Qui định của DĐ VN4<br /> ≤15%<br /> Chưa có qui định<br /> ≤ 3%<br /> ≤ 1%<br /> <br /> Nhận xét: Mẫu nghiên cứu có các chỉ tiêu: Độ ẩm, tỷ lệ tạp chất khác, tỷ lệ quả chưa nạo sạch hạt<br /> và lông đạt mức cao hơn so với qui định của Dược điển Việt Nam IV. Hàm lượng chất chiết được<br /> trong ethanol của mẫu nghiên cứu đạt 30,16 ± 0,45.<br /> vạch, tế bào mô cứng, tinh thể calci oxalat<br /> BÀN LUẬN<br /> hình khối.<br /> Từ những kết quả thực nghiệm thu được trong<br /> + Độ ẩm: Không quá 12%.<br /> quá trình nghiên cứu, chúng tôi đề xuất tiêu<br /> + Tỷ lệ quả chưa nạo sach hạt và lông: Không<br /> chuẩn cơ sở của dược liệu Kim anh tử (Rosae<br /> quá 3%.<br /> laevigata Michx.) gồm các chỉ tiêu và mức<br /> đạt như sau:<br /> + Tạp chất khác: Không quá 1%<br /> + Lượng chất chiết được: Không được ít<br /> + Tính chất: Dược liệu phải có đầy đủ các đặc<br /> hơn 28%.<br /> điểm đặc trưng của Kim anh tử.<br /> + Định tính: Dịch chiết dược liệu phải cho<br /> + Đặc điểm vi học bột: Tế bào mô mềm, sợi phản ứng đặc trưng của glycosid tim,<br /> bó sợi, lông, mảnh biểu bì vỏ quả, mảnh mạch<br /> 36<br /> <br /> Hoàng Thị Cúc và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> flavonoid, saponin, đường khử, tanin, acid<br /> hữu cơ, polyuronid.<br /> Những kết quả thu được từ nghiên cứu này<br /> góp phần cho việc tiêu chuẩn hóa và kiểm<br /> nghiệm tiêu chuẩn chất lượng chế phẩm, phục<br /> vụ cho các nghiên cứu triển khai tiếp theo.<br /> KẾT LUẬN<br /> Từ những kết quả thu được của đề tài chúng<br /> tôi có một số kết luận sau:<br /> - Dược liệu Kim anh tử có mặt ngoài màu<br /> bóng màu da cam, nâu đỏ hoặc nâu sẫm, có<br /> vết của gai đã rụng. Đầu trên mang vết tích<br /> của lá đài và nhị. Đầu dưới còn sót lại một đoạn<br /> cuống ngắn. Phần lớn đã được nạo sạch hạt (quả<br /> bế) và lông. Mép cắt thường hay quăn gập lại.<br /> Vị hơi ngọt, chát, mùi thơm nhẹ. Bột dược liệu<br /> Kim anh tử có màu vàng, mùi thơm.<br /> - Chế phẩm đạt các yêu cầu về tính chất, độ<br /> ẩm, tỷ lệ quả chưa nạo sạch hạt và lông, tạp<br /> chất, lượng chất chiết được trong ethanol.<br /> <br /> 188(12/1): 33 - 37<br /> <br /> - Dịch chiết dược liệu có chứa các hợp chất<br /> glycoside tim, flavonoid, saponin, đường khử,<br /> tanin, acid hữu cơ, polyuronid.<br /> Những kết quả thu được từ nghiên cứu này<br /> góp phần cho việc tiêu chuẩn hóa và kiểm<br /> nghiệm tiêu chuẩn chất lượng chế phẩm, phục<br /> vụ cho các nghiên cứu triển khai tiếp theo và<br /> có triển vọng đóng góp với cộng đồng một<br /> lựa chọn mới trong điều trị.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Đỗ Huy Bích và cs (2006), Cây thuốc và động<br /> vật làm thuốc ở Viêt Nam, tập II, Nxb Khoa học và<br /> Kỹ thuật, tr. 103 - 105.<br /> 2. Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, Nxb Y<br /> học, tr. PL110, 182, 221.<br /> 3. Bộ Y tế (2017), Thông tư hướng dẫn phương pháp<br /> chế biến vị thuốc cổ truyền, Số: 30/2007/TT-BYT<br /> ban hành ngày 11/7/2017, tr. 63-64.<br /> 4. Trần Hùng (2006), Giáo trình phương pháp<br /> nghiên cứu dược liệu, Đại học Y dược TP. HCM.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> BUILDING STANDARDS FOR TESTING MEDICINAL PLANTS FRUIT ROSA<br /> LAEVIGATA MICHX. (ROSACEAE)<br /> Hoang Thi Cuc*, Vu Tu Uyen, Nguyen Thi Thu Huyen<br /> University of Medicine and Pharmacy - TNU<br /> <br /> Establishment of standards for testing pharmaceutical ingredients helps standard owners have<br /> grounds to test input materials and publish quality output of products. Rosa laevigata Michx. is a<br /> medicinal herb that has long been used in traditional medicine for healing, with a large natural<br /> distribution area in Trung Khanh district, Cao Bang province. The research was carried out with<br /> the objective of: Proposing quality criteria, testing methods and determining the quality level for<br /> each criterion of testing medicinal anhydride. The sample was collected in Trung Khanh district,<br /> Cao Bang province and processed according to the traditional method. By the method prescribed<br /> in the Vietnam Standard IV and the method of studying the micro-characteristics, chemical<br /> composition of medicinal plants, we have developed the basic criteria of Rosa laevigata Michx.<br /> with 7 standards main volume. In particular, there are 05 indicators with the quality level<br /> equivalent to Vietnamese standard IV, the content of ethanol extracts in the material and the<br /> characteristics of micro-powder of pharmaceutical powder proposed by the establishment also give<br /> clear results.<br /> Keywords: basic standards, needles, norms, quality levels, test methods<br /> <br /> Ngày nhận bài: 27/8/2018; Ngày phản biện: 10/9/2018; Ngày duyệt đăng: 12/10/2018<br /> *<br /> <br /> Tel: 0912735760, Email: hoangcuctn@gmail.com<br /> <br /> 37<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2