intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng văn hóa học đường – Nhìn từ góc độ giảng viên

Chia sẻ: Đinh Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

158
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn hoá học đường là môi trường để giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nếu môi trường học đường bị “ô nhiễm” thì nhà trường không thực hiện được chức năng truyền tải tri thức, các giá trị, chuẩn mực văn hóa đến thế hệ trẻ. Trong môi trường đại học hiện nay, các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục vẫn giữ được các giá trị, nét đẹp của nền giáo dục truyền thống, đặc biệt chuẩn mực đạo đức yêu trò, kính thầy vẫn là tư tưởng chủ đạo. Bên cạnh đó, trước những tác động tiêu cực của xã hội, đã làm cho môi trường đại học bị biến đổi, đạo đức của một bộ phận giảng viên đang bị xuống cấp, nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực trong giảng đường đại học…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng văn hóa học đường – Nhìn từ góc độ giảng viên

XÂY DỰNG VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ GIẢNG VIÊN<br /> TS. Lê Văn Hùng<br /> Khoa Lý luận chính trị và Xã hội<br /> Văn hoá học đường là môi trường để giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, đặc biệt<br /> là thế hệ trẻ. Nếu môi trường học đường bị “ô nhiễm” thì nhà trường không thực hiện được chức<br /> năng truyền tải tri thức, các giá trị, chuẩn mực văn hóa đến thế hệ trẻ. Trong môi trường đại học<br /> hiện nay, đa số các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục vẫn giữ được các giá trị, nét đẹp của<br /> nền giáo dục truyền thống, đặc biệt chuẩn mực đạo đức yêu trò, kính thầy vẫn là tư tưởng chủ<br /> đạo. Bên cạnh đó, trước những tác động của mặt trái kinh tế thị trường, sự bùng nổ của công<br /> nghệ thông tin, đặc biệt sự du nhập của văn hóa phương Tây đã làm cho môi trường đại học bị<br /> biến đổi, đạo đức của một bộ phận giảng viên đang bị xuống cấp, nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu<br /> cực trong giảng đường đại học. Có thể nói môi trường đại học là một xã hội thu nhỏ, ở ngoài xã<br /> hội có tệ nạn gì thì ở trong môi trường đại học có tiêu cực đó. Sự vi phạm các chuẩn mực đạo<br /> đức, văn hóa trong môi trường đại học diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển<br /> của xã hội, đánh giá về vấn đề này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Nhiều biểu hiện<br /> tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo làm cho xã hội lo lắng như sự suy thoái đạo lý trong<br /> quan hệ thầy trò, bè bạn, môi trường sư phạm xuống cấp; lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn<br /> chơi, nghiện ma túy, tệ nạn xã hội… ở một bộ phận học sinh, sinh viên”[1].<br /> 1. Quan niệm về văn hóa học đường<br /> Văn hoá học đường là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của<br /> một nền giáo dục, trong môi trường này tất cả các chủ thể tham gia từ người học đến nhà quản<br /> lý, giáo viên, nhân viên đều phải tuân thủ pháp luật, quy định, rèn luyện đạo đức, lối sống... Nếu<br /> môi trường học đường không giữ được nền nếp, giá trị, chuẩn mực, thầy không ra thầy, trò<br /> không ra trò thì nhà trường không thể thực hiện được chức năng truyền tải, giáo dục văn hóa.<br /> Để xây dựng văn hóa học đường cần thực hiện đồng bộ từ cơ chế, chính sách, pháp luật,<br /> quy định đến việc giữ đúng chuẩn mực đạo đức, văn hóa của mỗi chủ thể tham gia vào quá trình<br /> giáo dục. Có thể nói, khái niệm văn hóa học đường là một khái niệm còn mới ở Việt Nam, đến<br /> nay có một số nghiên cứu cũng bước đầu đề cập đến khái niệm này: “Văn hoá học đường là hệ<br /> thống những giá trị vật chất và tinh thần được hình thành và tích luỹ trong lịch sử bao gồm<br /> những suy nghĩ, quan niệm thói quen, tập quán, tư tưởng, luật pháp... nhằm thiết lập mối quan<br /> hệ giữa thầy, trò và các thành viên có liên quan để việc dạy và học đạt kết quả cao”[2]. Ở một<br /> khía cạnh khác, khái niệm văn hóa học đường được đề cập đến ở những nội dung cụ thể hơn<br /> “Văn hóa học đường là toàn bộ yếu tố vật chất (giảng đường, phòng thí nghiệm, xưởng thực<br /> hành, không gian, cảnh quan) đảm bảo tính thẩm mỹ, giáo dục, góp phần tạo nên môi trường và<br /> phương tiện giáo dục tốt nhất; nội quy, quy chế của nhà trường phù hợp với chuẩn mực văn hóa<br /> chung của xã hội, phù hợp với nội quy, quy định của môi trường học đường đảm bảo cho các<br /> hoạt động trong trường học diễn ra lành mạnh, đạt mục tiêu giáo dục là đào tạo những con<br /> người toàn diện, có đủ đức, trí, mỹ, thể, có tri thức và có hoài bão khát vọng vươn lên[3]. Như<br /> vậy, nhìn chung khái niệm văn hóa học đường được biểu hiện ở một số nội dung sau: Văn hóa<br /> học đường là khái niệm đề cập đến toàn bộ hoạt động vật chất, tinh thần của một nhà trường;<br /> biểu hiện trước hết ở hệ thống các giá trị, chuẩn mực, niềm tin, quy tắc ứng xử tốt đẹp giữa các<br /> chủ thể trong môi trường giáo dục; đóng góp tích cực vào quá trình hoàn thiện, phát triển nhân<br /> cách người học, hướng đến các giá trị chân, thiện, mỹ.<br /> <br /> Thực tế những năm vừa qua, môi trường giáo dục đại học của Việt Nam có nhiều biểu<br /> hiện tiêu cực. Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý là sự vi phạm văn hóa học đường thời gian qua<br /> không chỉ xuất phát từ phía người học mà không ít trường hợp nó đến từ những người thầy,<br /> người cô, những người đáng lẽ phải là những “khuôn mẫu” đạo đức, văn hóa trong môi trường<br /> giáo dục. Như vậy, để đánh giá khách quan, toàn diện hiện tượng vi phạm văn hóa học đường<br /> phải xét toàn diện các chủ thể tham gia vào quá trình giáo dục như nhà quản lý, nhà giáo, nhân<br /> viên, học sinh, sinh viên, từ pháp luật đến quy định của nhà trường… Tuy nhiên, trong phạm vi<br /> của bài viết, tác giả chỉ tiếp cận thực trạng văn hóa học đường – Nhìn từ góc độ của giảng viên,<br /> còn các chủ thể khác tác giả không đề cập đến.<br /> Câu hỏi xuất phát của vấn đề nghiên cứu rằng tại sao tác giả lại nhấn mạnh đến vai trò<br /> của giảng viên khi xây dựng văn hóa học đường? Như chúng ta đã biết, trường đại học là nơi xây<br /> dựng môi trường văn hóa, truyền tải văn hóa, mà người giữ trọng trách cơ bản ở đây chính là<br /> giảng viên, bởi vậy để tạo nên một nhân cách có văn hóa thì trước hết, nhà giáo dục phải là<br /> người có văn hóa. Thực tế đã chứng minh, muốn có trò giỏi, trò ngoan thì trước hết, thầy phải<br /> giỏi, phải chuẩn mực, bởi vậy C. Mác đã nhấn mạnh rằng, bản thân “nhà giáo dục cũng cần phải<br /> được giáo dục"[4]. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh thì lại nhấn mạnh: “thầy tốt thì ảnh hưởng tốt,<br /> thầy xấu thì ảnh hưởng xấu”[5]. Nhà trường không chỉ là nơi dạy chữ, mà còn là nơi dạy người,<br /> dạy cách ứng xử, lối sống có văn hóa, có đạo đức nên vai trò của người thầy rất quan trọng và<br /> không phải người nào cũng có thể làm thầy “thầy phải xứng đáng là thầy, thầy phải được lựa<br /> chọn cẩn thận vì không phải ai cũng làm thầy được”, thầy “phải là kiểu mẫu về mọi mặt, tư<br /> tưởng, đạo đức, lối làm việc”. Như vậy có thể thấy, các nhà lý luận mác xít đều khẳng định<br /> phương pháp nêu gương của người thầy trong môi trường giáo dục.<br /> 2. Một số biểu hiện vi phạm văn hóa học đường của giảng viên trong môi trường đại học<br /> hiện nay<br /> Dân tộc Việt Nam đã đúc rút được chân lý “không thầy đố mày làm nên” nhưng cũng rất<br /> biện chứng khi khẳng định “Thượng bất chính, hạ tất loạn”, “Người trên ở chẳng chính ngôi;<br /> Khiến cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào” hay muốn trò “tôn sư” thì trước hết thầy phải “trọng<br /> đạo”... Đứng trên quan điểm biện chứng, hiện tượng tiêu cực nảy sinh trong môi trường đại học<br /> hiện nay không thể và không nên đổ lỗi tất cả cho sinh viên, có thể nói đó là cách nhìn phiến<br /> diện, bởi vì, những lỗi đó có thể bắt nguồn từ sự thiếu trách nhiệm, từ sự vi phạm văn hóa học<br /> đường của chính giảng viên. Đánh giá về hiện tượng này, Chiến lược phát triển giáo dục đã<br /> khẳng định, hiện nay “vẫn còn một bộ phận nhỏ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có biểu hiện<br /> thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, vi phạm đạo đức và lối sống, ảnh hưởng không tốt tới<br /> uy tín của nhà giáo trong xã hội”[6]. Có thể khái quát một số biểu hiện vi phạm văn hóa học<br /> đường của một bộ phận giảng viên hiện nay:<br /> - Vi phạm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước: Đã là giảng viên đại học, là<br /> người có trình độ cao, được Đảng và Nhà nước tạo điều kiện để học tập, nâng cao trình độ<br /> chuyên môn, thậm chí hàng năm, Nhà nước còn phải bỏ ngân sách để đưa giảng viên đi đào tạo ở<br /> nước ngoài. Với trình độ cao, đáng lẽ giảng viên phải là người hiểu biết, tích cực truyền bá<br /> đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến người học, phải tích cực truyền bá<br /> tri thức khoa học giúp phát triển nền giáo dục nước nhà, giáo dục tinh thần yêu nước, đạo đức<br /> cách mạng. Tuy nhiên, hiện nay có một bộ phận giảng viên do sự suy thoái về tư tưởng, chính trị,<br /> đạo đức, lối sống… bởi sự tác động của chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các<br /> thế lực thù địch nên vô tình hay hữu ý vi phạm chuẩn mực đạo đức nhà giáo, vi phạm chính sách,<br /> <br /> pháp luật của Đảng và Nhà nước. Thiết nghĩ, trong điều kiện hiện nay, Đảng ta ngoài việc tăng<br /> cường xây dựng chỉnh đốn để làm tốt vai trò lãnh đạo thì cũng cần phải loại bỏ những phần tử<br /> thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng, đồng thời các cơ quan, đoàn thể cũng phải cho thôi việc, chấm<br /> dứt hợp đồng lao động với những kẻ suy thoái về đạo đức, lối sống, tham ô, tham nhũng, xuyên<br /> tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt đối với giảng viên, là người<br /> truyền thụ tri thức, đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ càng cần phải đặt ra yêu cầu<br /> cao về phẩm chất chính trị, tư tưởng, trình độ, năng lực, nếu họ thoái hóa, biến chất sẽ làm vẩn<br /> đục, đầu độc nhân cách của nhiều thế hệ, do đó, cần phải loại bỏ ra khỏi môi trường giáo dục.<br /> Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa<br /> trắng, nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ, vì vậy sự học tập ở nhà trường có ảnh<br /> hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai của thanh niên là tương lai của nước<br /> nhà”[7].<br /> - Vi phạm các quy định về văn hóa trang phục: Trong giảng đường đại học, giảng viên<br /> không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là tấm gương về đạo đức để sinh viên noi theo từ<br /> trang phục đến giao tiếp, ứng xử… Trong đó, trang phục đến trường của mỗi giảng viên cũng là<br /> một yếu tố tác động đến suy nghĩ, nhận thức, lối sống của sinh viên. Nếu giảng viên ăn mặc thiếu<br /> nghiêm túc, đi đứng, ngôn ngữ thiếu chuẩn mực… sẽ ảnh hưởng không tốt đến môi trường giáo<br /> dục vốn lấy đạo đức, lễ nghĩa, nghi thức làm trọng. Có một mâu thuẫn ở đây là, đối với giáo dục<br /> phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định tất cả học sinh phải mặc đồng phục, trong khi đó,<br /> các thầy cô giáo (không có quy định bắt buộc) lại được mặc tự do, theo sở thích. Đối với bậc đại<br /> học, chỉ có một số trường quy định sinh viên, giảng viên phải mặc đồng phục, còn đại đa số là<br /> không có quy định, đặc biệt là đối với giảng viên. Tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, điều 6<br /> quy định đối với cán bộ, viên chức phải “đeo thẻ cán bộ, viên chức, trang phục gọn gàng, lịch sự,<br /> đi giày hoặc dép có quai hậu”[8]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có không ít giảng viên tự cho mình<br /> đặc quyền là không phải đeo thẻ công chức, điều đáng buồn hơn là nó diễn ra không chỉ ở giảng<br /> viên mà còn ở cả cán bộ - giảng viên. Khi lên lớp, giảng viên nào cũng giao giảng về quy định,<br /> đặt ra hết quy định này đến quy định khác đối với sinh viên tuy nhiên, có một quy định tối thiểu<br /> là đeo thẻ đến công sở thì giảng viên đó cũng không thực hiện được, vậy giảng viên đó còn giáo<br /> dục được ai nữa? Còn về trang phục, nếu chú ý quan sát chúng ta cũng sẽ không khó để bắt gặp<br /> những hình ảnh giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ có trang phục “kiệm vải”, mong manh lên<br /> giảng đường…<br /> - Vi phạm quy định về thời gian lên lớp, thời gian công bố điểm: Giờ vào lớp, giờ giải<br /> lao, giờ kết thúc đều ghi rõ trong quy định của Nhà trường và được ghi rõ trong phòng chờ giảng<br /> viên nhưng có không ít giảng viên không thực hiện quy định này. Khi vào lớp nhiều giảng viên<br /> không cho sinh viên vào muộn, đưa ra quy định về trừ điểm chuyên cần khi đến muộn, khi nghỉ<br /> không có lý do nhưng có một thực tế là có một bộ phận không nhỏ giảng viên thường xuyên đến<br /> muộn và vào lớp muộn, ra giải lao rất lâu nhưng lại cho về sớm so với thời gian quy định. Có thể<br /> nói bộ phận giảng viên này đã không tận tâm với nhiệm vụ lên lớp, không làm tròn trách nhiệm<br /> của giảng viên khi lên giảng đường. Thậm chí có giảng viên có việc (nếu là đột xuất) có lẽ cũng<br /> không cần bàn nhưng thực tế có những việc khác vẫn có thể xếp lại được nhưng họ sẵn sàng cho<br /> nghỉ mà không báo lại cho Bộ môn biết để sau này dạy bù sau, với họ ưu tiên số một chưa phải là<br /> việc lên lớp. Thử hỏi lớp có sĩ số một trăm sinh viên, có những sinh viên ở xa đi học nhưng khi<br /> đến lớp nhận được một tin ngắn “thầy cô ốm”, với ứng xử của giảng viên như vậy, họ sẵn sàng<br /> hy sinh thời gian, công sức, tiền bạc của số đông sinh viên để thuận lợi cho công việc riêng của<br /> họ. Việc này không loại trừ khả năng, có một số giảng viên còn lợi dụng khe hở trong quản của<br /> <br /> nhà trường, vì dạy bù rất khó thanh tra nên có thể cho lớp về sớm chăng? Những việc đó có lẽ<br /> chỉ những sinh viên – người trong cuộc, là nạn nhân của sự tùy tiện đó mới hiểu rõ được. Văn<br /> hóa học đường được nhà trường đặt ra nhưng chính người thực hiện nó - giảng viên đã vi phạm<br /> một cách trắng trợn những chuẩn mực tối thiểu, thử hỏi làm sao sinh viên không vi phạm văn<br /> hóa học đường, không coi thường giảng viên.<br /> Có lẽ cũng xuất phát từ thực tế nhiều giảng viên không hoàn thành thời gian nộp điểm về<br /> Ban Quản lý đào tạo đúng thời hạn nên Nhà trường đã đưa ra quy định giảng viên phải nộp điểm<br /> về Ban quản lý đào tạo sau 20 ngày thi. Tuy nhiên, thực tế có một bộ phận không nhỏ giảng viên<br /> vi phạm điều này, thậm chí có giảng viên vi phạm thường xuyên nhưng không bị xử lý. Đặc biệt,<br /> thông thường buổi học cuối cùng của môn học, giảng viên phải công bố công khai điểm giữa kỳ,<br /> điểm chuyên cần của sinh viên, tuy nhiên, điều tối thiểu này cũng có giảng viên cố tình không<br /> thực hiện… Việc chậm công bố điểm của sinh viên có thể ảnh hưởng đến kết quả xét tốt nghiệp,<br /> xét học bổng của sinh viên và không loại trừ có thể nảy sinh tiêu cực trong quá trình chấm điểm<br /> của giảng viên. Thực tế hiện nay, trong môi trường đại học, có một bộ phận giảng viên chỉ xem<br /> nghề dạy là “công cụ” kiếm sống, thậm chí sẵn sàng bán rẻ nhân cách để “đổi điểm lấy tiền”,<br /> “đổi điểm lấy tình” như báo chí đã thông tin. Hiện tượng này có thể chưa trở thành phổ biến<br /> nhưng cũng không còn là hiện tượng “con sâu bỏ rầu nồi canh” nữa. Do đó, cần phải “chú trọng<br /> nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học<br /> sinh, sinh viên”[9]. Có thể khẳng định, nếu giảng viên thực sự tôn trọng sinh viên, có tinh thần<br /> trách nhiệm với nghề nghiệp thì sẽ không có những hành động vi phạm quy chế về học và thi cử<br /> như vậy. Chính sự vi phạm quy định lên lớp, thi và chấm thi của một bộ phận giảng viên đã ảnh<br /> hưởng xấu đến tâm lý, tình cảm, động lực, động cơ học tập, phấn đấu của sinh viên.<br /> - Vi phạm sự phân công của Bộ môn khi lên lớp: Bên cạnh sự tùy tiện về thời gian lên<br /> lớp, còn có một vi phạm khác của giảng viên mà các trường ít quan tâm. Hiện nay, sinh viên<br /> đăng ký theo tín chỉ, khi đăng ký môn học sinh viên đã lựa chọn giảng viên dạy môn học đó. Tuy<br /> nhiên, có những giảng viên rất “hồn nhiên” vì một lý do nào đó như ở xa, dạy tiết 1, đi học nước<br /> ngoài… nên đã chủ động đổi lớp cho giảng viên khác. Điều này cũng tác động lớn đến tâm lý,<br /> tình cảm của sinh viên khi vào học môn học, họ bị rơi vào tình trạng “hẫng hụt”, “bị lừa”, “treo<br /> đầu dê bán thịt chó”… sinh viên không biết kêu ai mà chỉ biết than vãn với nhau “đăng ký cô này<br /> nhưng lại được học cô khác”. Với cách ứng xử tùy tiện của một số giảng viên như vậy đã vô tình<br /> vi phạm quyền dân chủ của sinh viên là được lựa chọn giảng viên khi học, ảnh hưởng đến tâm lý,<br /> kết quả học tập của sinh viên, lỗi này thuộc về giảng viên, Bộ môn và Ban Quản lý đào tạo<br /> nhưng trước hết là thuộc về giảng viên. Giảng viên cần tôn trọng người học, trong đó có quyền<br /> được lựa chọn giảng viên trong quá trình học. Từ thực tế là có một bộ phận nhỏ giảng viên do<br /> trình độ, năng lực, phẩm chất hạn chế nên đã tạo ra điều tiếng không hay cho Bộ môn, Khoa, có<br /> sinh viên khi xin mở lớp đặc biệt đã đề nghị từ chối học một số giảng viên, nếu Bộ môn quyết<br /> tâm phân công cho giảng viên đó thì sinh viên đó miễn cưỡng chấp nhận và không thực hiện các<br /> bước tiếp theo để mở lớp đặc biệt.<br /> - Bảo thủ, không đổi mới hoặc lạm dụng đổi mới phương pháp giáo dục: Trong những<br /> năm qua, Đảng và Nhà nước đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học, trong<br /> đó có nội dung đổi mới phương pháp giáo dục. Phương pháp giáo dục được sử dụng phổ biến<br /> hiện nay là “lấy người học làm trung tâm”, với mục tiêu là biến quá trình giáo dục thành quá<br /> trình tự giáo dục, quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, phát huy tính tích cực, chủ<br /> động, sáng tạo của người học. Giảng viên không còn đóng vai trò là người truyền thụ tri thức<br /> <br /> mà chủ yếu giữ vai trò là người định hướng, gợi mở. Thấy được những tồn tại, yếu kém của giáo<br /> dục và đào tạo những năm qua, Đảng ta đã khẳng định cần phải “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ<br /> phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận<br /> dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy<br /> móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật<br /> và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”[10]. Trước tiên cần khẳng định, để đổi mới<br /> phương pháp giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ cơ sở vật chất của nhà trường; năng lực,<br /> trình độ, phương pháp giảng dạy của giảng viên; điểm đầu vào, năng lực, trình độ nhận thức của<br /> sinh viên… đồng thời, nó còn phụ thuộc vào nội dung chương trình của từng môn học để lựa<br /> chọn và triển khai phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng nội dung… Tuy nhiên, thực tế<br /> phương pháp giáo dục này đang “biến tướng” thành nhiều hình thức khác nhau:<br /> Đối với bộ phận giảng viên “thủ cựu”, họ phê phán phương pháp giáo dục lấy người học<br /> làm trung tâm. Họ vẫn tiếp tục với phương pháp lấy người dạy làm trung tâm: Giảng viên chủ<br /> yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng viên nói sinh viên ghi, giảng viên trình bày toàn bộ<br /> nội dung bài học, tranh thủ truyền thụ vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình. Trong khi đó, sinh<br /> viên tiếp thu thụ động, cố hiểu và nhớ những điều giảng viên đã giảng, trả lời những câu hỏi<br /> giảng viên nêu ra về những vấn đề đã dạy. Thực tế cho thấy, có không ít giảng viên hiện nay<br /> không thể đổi mới phương pháp giáo dục do hạn chế về năng lực, trình độ, phương pháp và mắc<br /> vào căn “bệnh” bảo thủ, ngại khó, ngại khổ để chuyển sang phương pháp mới. Bộ phận giảng<br /> viên có tư tưởng bảo thủ này còn khá nhiều và xem ra họ cũng “tâm huyết” với sinh viên, họ chỉ<br /> sợ đổi mới phương pháp giảng dạy thì sinh viên không thể tự học được. Do đó, những giờ học<br /> trên lớp, họ chỉ tập trung giúp sinh viên chép được những kiến thức ngắn hơn giáo trình, thời<br /> gian để mở rộng và đào sâu kiến thức gần như không có và đối với nhiều sinh viên thụ động, thì<br /> họ cũng thích phương pháp giảng dạy “truyền thống” này vì không phải tư duy nhiều và không<br /> phải đọc tài liệu. Trong thời đại cách mạng khoa học phát triển nhanh, vị trí, vai trò của giảng<br /> viên đã thay đổi nhiều so với truyền thống. Trong nền giáo dục truyền thống, người thầy là người<br /> nắm toàn bộ tri thức trong sách “Thánh hiền” nên phương pháp dạy học lấy người dạy làm trung<br /> tâm là phù hợp. Hiện nay, đặc biệt với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học,<br /> với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát triển như vũ bão, nếu giảng viên vẫn giữ<br /> phương pháp giảng dạy truyền thống sẽ không còn phù hợp. Đặc biệt với hình thức đào tạo tín<br /> chỉ đang triển khai ở nhiều trường đại học, cao đẳng, thời gian lên lớp của sinh viên rất ít, chủ<br /> yếu là thời gian tự học, tự nghiên cứu mà giảng viên không thay đổi phương pháp thì sẽ triệt tiêu<br /> mọi động lực học tập, nghiên cứu của sinh viên, lên lớp mà giảng viên vẫn sử dụng những câu<br /> quen thuộc như “ghi đi”, “chép đi”, v.v.. thì làm sao phát huy được năng lực chủ động, sáng tạo<br /> của sinh viên, và thực chất đó cũng không phải là giáo dục đại học mà cùng lắm mới chỉ dừng lại<br /> ở “giáo dục cấp 4” mà thôi.<br /> Đối với bộ phận giảng viên “cấp tiến” thì triệt để sử dụng phương pháp giáo dục lấy<br /> người học làm trung tâm. Ở phương pháp này, giảng viên coi trọng việc tổ chức cho sinh viên<br /> hoạt động độc lập hoặc theo nhóm (thảo luận, làm thí nghiệm…) thông qua đó sinh viên vừa chủ<br /> động nắm tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, làm quen với<br /> phương pháp nghiên cứu. Giảng viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng<br /> cá nhân và của tập thể nhóm sinh viên để hình thành, phát triển kiến thức, năng lực cho họ. Tuy<br /> nhiên, nếu sử dụng không đúng, lạm dụng phương pháp giáo dục lấy người học làm trung tâm sẽ<br /> dẫn đến sinh viên “tự bơi” trong tri thức. Bộ phận này không nhiều nhưng cũng không phải hiếm<br /> trong môi trường đại học hiện nay. Thực chất của hiện tượng này là giảng viên rất giữ sức khi<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2