intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

XÉT NGHIỆM MAC-ELISA CHẨN ĐOÁN BỆNH SỐT DENGUE VÀ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở NGƯỜI LỚN

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

475
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là một vấn đề quan trọng của y tế toàn cầu, đặc biệt đối với các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chẩn đoán lâm sàng chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Các xét nghiệm cho thấy có bằng chứng về nhiễm virút Dengue ở bệnh nhân chưa được sử dụng rộng rãi. Mục tiêu nghiên cứu: Phát hiện và xác định tỉ lệ kháng thể IgM kháng virút Dengue ở bệnh nhân người lớn được chẩn đoán SD/SXHD trên lâm sàng. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: XÉT NGHIỆM MAC-ELISA CHẨN ĐOÁN BỆNH SỐT DENGUE VÀ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở NGƯỜI LỚN

  1. XÉT NGHIỆM MAC-ELISA CHẨN ĐOÁN BỆNH SỐT DENGUE VÀ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở NGƯỜI LỚN TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là một vấn đề quan trọng của y tế toàn cầu, đặc biệt đối với các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chẩn đoán lâm sàng chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Các xét nghiệm cho thấy có bằng chứng về nhiễm virút Dengue ở bệnh nhân chưa được sử dụng rộng rãi. Mục tiêu nghiên cứu: Phát hiện và xác định tỉ lệ kháng thể IgM kháng virút Dengue ở bệnh nhân người lớn được chẩn đoán SD/SXHD trên lâm sàng. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 101 mẫu huyết thanh của bệnh nhân người lớn được chẩn đoán SD/SXHD trên lâm sàng tại BV. Thống nhất TP. HCM từ tháng 6/2006 đến tháng 11/2006. Sử dụng kỹ thuật MAC-ELISA (IgM antibody capture enzyme linked immunosorbent assay) để phát hiện kháng thể IgM kháng virút Dengue. Kết quả: Số bệnh nhân tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi trẻ (từ 16 -40 tuổi). Tỉ lệ IgM dương tính chung c ủa lô nghiên cứu là 62,38%, cao hơn ở
  2. nhóm bệnh nhân bị sốt từ ngày thứ 5 trở đi và cao nhất ở lứa tuổi dưới 20 (73,91%). Kết luận: Xét nghiệm MAC-ELISA có thể dùng để giám sát các bệnh virus trên lâm sàng. Xét nghiệm này còn dùng để chẩn đoán SD/SXHD trên các bệnh nhân lớn tuổi và có triệu chứng lâm sàng không điển hình. SUMMARY Background: Dengue Fever and Dengue Haemorrhagic Fever (DF/DHF) is a major global health problem, primarily of tropical and subtropical areas. Clinical diagnosis is based on criteria of WHO. Laboratory diagnosis is not applied. Purpose: to detect and determine percentage of the anti-dengue IgM antibody on adult patients are diagnosed DF/DHF by clinical. Method: descriptive and cross-sectional methods were used on 101 serum samples from patients at Thong nhat hospital from June 2006 to November 2006. MAC-ELISA (IgM antibody capture enzyme linked immunosorbent assay) was tested to detect the anti-dengue IgM antibody. Results: The majority of patients were detected in young (16-40 year olds). The positive anti-dengue IgM antibody is 62.38% in general. This
  3. percentage is higher in patiens with fever over 5 days and highest in group under 20 year olds patients – 73.91% Conclusion: MAC-ELISA can be used in clinical surveillance for viral illness. It is useful for hospitalized adult patients and atypic clinical symptoms. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là bệnh nhiễm virus cấp tính do muỗi vectơ truyền. Bệnh hiện lưu hành ở trên 100 nước thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Phi với khoảng 2,5 tỉ người sống trong vùng nguy cơ dịch. Hiện nay, SD/SXHD là một trong những gánh nặng về sức khỏe cộng đồng và là mối quan tâm chủ yếu của lĩnh vực Y tế Cộng đồng trên toàn Thế giới. Số ca mắc SD/SXHD liên tục tăng cao trong những năm gần đây, hàng năm ước tính khoảng 50 triệu người. Có 500.000 trường hợp SD/SXHD phải nhập viện mỗi năm. Tỉ lệ chết trung bình khoảng 5%(2,4,5,7,9). Tại TP. Hồ Chí Minh, số lượng bệnh sốt xuất huyết gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây ở cả trẻ em và người lớn. Ơ người lớn, nhiều trường hợp có những biểu hiện phức tạp, kết hợp với các bệnh lý khác gây khó khăn
  4. cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Việc chẩn đoán SD/SXHD chủ yếu dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng của Tổ chức Y tế Thế giới(9). Chẩn đoán theo tiêu chuẩn này có thể giúp người thầy thuốc lâm sàng xử lý và điều trị hiệu quả những ca SD/SXHD thông thường. Tuy nhiên, đối với những trường hợp có triệu chứng không điển hình, đặc biệt khi bệnh nhân là người lớn thì việc chẩn đoán theo tiêu chuẩn này chưa đủ vì vẫn chưa có xét nghiệm cho thấy có bằng chứng về nhiễm virút Dengue ở bệnh nhân. Tại TP. HCM đã lưu hành một số bộ kít của Việt nam và nước ngoài giúp phát hiện kháng nguyên, kháng thể và còn định được genotype (kiểu gen) của virus Dengue. Chúng tôi tiến hành đề tài “Xét nghiệm MAC-ELISA chẩn đoán huyết thanh bệnh Sốt xuất huyết Dengue ở bệnh nhân người lớn” nhằm mục đích: 1. - Phát hiện kháng thể IgM của virút Dengue bằng kỹ thuật MAC- ELISA (IgM antibody capture enzyme linked immunosorbent assay) ở những bệnh nhân có chẩn đoán SXH-D trên lâm sàng. - Xác định tỉ lệ có kháng thể IgM của virút Dengue ở các đối tượng trên. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu
  5. Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng gồm 101 bệnh nhân người lớn được các bác sĩ lâm sàng nghi ngờ bị SXH-D (dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng của WHO) và chỉ định làm xét nghiệm MAC-ELISA chẩn đoán SXH-D. Địa điểm & thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Vi sinh – Bệnh viện Thống nhất TP. HCM từ tháng 6/2006 đến tháng 11/2006. Phương pháp nghiên cứu: - Kỹ thuật xét nghiệm: xét nghiệm MAC-ELISA chẩn đoán SXH-D bằng cách xác định kháng thể IgM đối với virus Dengue trong huyết thanh bệnh nhân. Sử dụng bộ sinh phẩm xét nghiệm MAC-ELISA do Viện Pasteur TP. HCM sản xuất theo qui trình của CDC (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ), có độ nhạy là 96% và độ đặc hiệu là 99%. - Thu thập dữ liệu nghiên cứu từ kết quả thực nghiệm và theo mẫu phiếu xét nghiệm cận lâm sàng của từng bệnh nhân. - Xử lý dữ liệu bằng các phương pháp Thống kê Y học. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
  6. Qua nghiên cứu này, chúng tôi thu được những kết quả sau: Về đặc tính mẫu theo giới Số bệnh nhân nữ có tỉ lệ cao so với nam (54,45% so với 45,54%, p>0,05) (Bảng 1). Bảng 1. Đặc điểm giới của mẫu khảo sát (n = 101) Giới Số lượng Tỉ lệ % Nam 46 45,54 Nữ 55 54,45 Về đặc tính mẫu theo nhóm tuổi Bảng 2. Đặc điểm về lứa tuổi của mẫu khảo sát (n = 101) Nhóm Số Tỉ lệ tuổi % lượng 16 - 20 23 22,77 21 – 30 45 44,55
  7. Nhóm Số Tỉ lệ tuổi % lượng 31 – 40 17 16,83 41 – 50 5 4,95 51 – 60 6 5,94 61 – 70 3 2,97 71 – 80 1 0,99 81 – 90 1 0,99 Chẩn đoán lâm sàng Bảng 3. Chẩn đoán lâm sàng (n=101) STT Chẩn n % đoán lâm sàng 1 Theo 26 25,74 dõi Sốt xuất
  8. huyết Sốt 2 2 1,98 xuất huyết N2 Sốt 3 8 7,92 xuất huyết N3 Sốt 4 14 13,86 xuất huyết N4 Sốt 5 11 10,89 xuất huyết N5 Sốt 6 11 10,89 xuất huyết N6 Sốt 7 14 13,86
  9. xuất huyết N7 Sốt 8 2 1,98 xuất huyết N8 9 SXH 2 1,98 N11 và N15 10 Không 11 10,89 nghi nhận /Bệnh lý khác Tổng số 101 100 Thường gặp sốt xuất huyết thể nhẹ, độ II (ghi nhận được 26 ca – 25,74%), 4 ca độ I, 2 ca độ III, đa số không nghi nhận. Số lượng và tỉ lệ huyết thanh dương tính (bảng 4) Bảng 4. Tỉ lệ huyết thanh dương tính (n = 101)
  10. Số IgM (+) Tỉ lệ mẫu % 101 63 62,38 Tỉ lệ huyết thanh dương tính theo chẩn đoán lâm sàng (bảng 5) Bảng 5. Tỉ lệ huyết thanh dương tính theo chẩn đoán lâm sàng (n=101) Chẩn Số IgM Tỉ lệ lâm ca (+) đoán sàng Theo 26 20 76,92 dõi Sốt xuất huyết Sốt 2 1 ½ xuất huyết N2 Sốt 8 5 5/8 xuất huyết
  11. N3 Sốt 14 4 28,57 xuất huyết N4 Sốt 11 9 81,82 xuất huyết N5 Sốt 11 9 81,82 xuất huyết N6 Sốt 14 9 64,29 xuất huyết N7 Sốt 2 1 ½ xuất huyết N8 SXH 2 0 0/2
  12. N11 và N15 Không 11 5 5/11 nghi nhận /Bệnh lý khác Tỉ lệ huyết thanh dương tính theo lứa tuổi (bảng 6): Bảng 6. Tỉ lệ Tỉ lệ huyết thanh dương tính theo lứa tuổi (n=101) Nhóm Số IgM Tỉ lệ tuổi ca (+) 16 - 23 17 73,91% 20 21 – 45 28 62,22% 30 31 – 17 7 41,18% 40 41 – 5 3 3/5
  13. Nhóm Số IgM Tỉ lệ tuổi ca (+) 50 51 – 6 4 4/6 60 61 – 3 3 3/3 70 71 – 1 0 0/1 80 81 – 1 1 1/1 90 BÀN LUẬN Về giới trong lô nghiên cứu (Bảng 1) Số bệnh nhân nữ có tỉ lệ cao so với nam (54,45% so với 45,54%); tuy nhiên, sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỉ lệ nữ/nam cũng không khác biệt vớI số liệu của các nghiên cứu khác trong và ngoài nước(1,2,3,6,7,9).
  14. Về lứa tuổi mắc bệnh SXH-D (Bảng 2) Theo báo cáo của WHO(9), có 500.000 trường hợp SXH-D phải nhập viện mỗi năm trong đó 90% trường hợp dưới 15 tuổi. Trong những năm gần đây, SD/SXHD người lớn đã gia tăng đáng kể tại miền Nam Việt nam, từ 14% tổng số bệnh nhâ n SD/SXHD nhập viện năm 1991 đến 36% năm 2001(1,2,3,6,7). Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận: tuổi của bệnh nhân phân bố từ 15 đến 90 tuổi. Tuy bệnh nhân trong lô nghiên cứu là người lớn nhưng tập trung cao nhất ở nhóm tuổi từ 21 - 30 (44,55%), tiếp theo là lứa tuổi 16 – 20 (22,77%) và 31 – 40 (16,83%). Các nhóm tuổi còn lại có tỉ lệ bệnh nhân rất thấp, chỉ chiếm từ 2,97% đến 5,99%, thậm chí chỉ có 01 ca bệnh duy nhất (0,99%) ở nhóm tuổi trên 70. Chẩn đoán lâm sàng Chẩn đoán lâm sàng các bệnh nhân trong lô nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3. Đa số các trường hợp SD/SXHD được chẩn đoán dễ dàng trên lâm sàng dựa vào tiêu chuẩn của TCYTTG. Tuy nhiên, có một số trường hợp chẩn đoán khó khăn có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác như nhiễm khuẩn huyết, sốt thương hàn, sốt chưa rõ nguyên nhân, ... Xét nghiệm MAC- ELISA là một công cụ giúp người thầy thuốc xác định hoặc loại bỏ chẩn
  15. đoán SD/SXHD để có hướng xử trí và điều trị thích hợp. Các bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm MAC-ELISA chẩn đoán SD/SXHD với chẩn đoán lâm sàng thường gặp nhất là “Theo dõi SXH” (25,74%). Một số ít trường hợp không ghi chẩn đoán lâm sàng (9 ca) hoặc chẩn đoán bệnh lý khác (2 ca). Số lớn còn lại (63,37%) được ghi nhận là SD/SXHD từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 8 (N2 – N8). Số lượng và tỉ lệ huyết thanh dương tính Phương pháp ELISA phát hiện kháng thể IgM được thiết lập từ những năm 1990, có thể giúp chẩn đoán các trường hợp nhiễm virus Dengue cấp tính. Kháng thể IgM có thể phát hiện được vào ngày thứ 2 – 4 ở một số bệnh nhân và thường được phát hiện vào ngày thứ 4 – 7 sau khi bắt đầu sốt, trong khi bệnh nhân thường nhập viện vào ngày thứ 2 – 4. Đây chính là điểm hạn chế khiến xét nghiệm này chưa được dùng phổ biến, hơn nữa giá trị tiên đoán dương của thử nghiệm chỉ ở mức dưới 70%(1,2,3,5,9). Để hỗ trợ cho chẩn đoán lâm sàng, đặc biệt trong các trường hợp không có dấu hiệu sốt xuất huyết điển hình ở người lớn, chúng tôi tiến hành xét nghiệm MAC-ELISA cho 101 bệnh nhân và ghi nhận được 63 trường hợp có kháng thể IgM, chiếm tỉ lệ 62,38% (bảng 4). Tuy nhiên, đây mới chỉ là tỉ lệ huyết thanh dương tính chung cho cả lô nghiên cứu, vào mỗi thời điểm của bệnh (ngày sau sốt), tỉ lệ này sẽ khác nhau(7). Một số bệnh nhân trong lô nghiên cứu này
  16. còn được cấy máu để chẩn đoán bệnh vì trên lâm sàng khó chẩn đoán phân biệt giữa sốt xuất huyết và nhiễm khuẩn huyết. Nếu có kết quả cấy máu dương tính và kết quả MAC-ELISA âm tính, chúng ta hướng đến chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết do tác nhân vi khuẩn phân lập được qua cấy máu. Trường hợp ngược lại, cấy máu âm tính và kết quả MAC-ELISA dương hay âm tính, phải kết hợp các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng khác để có chẩn đoán chính xác. Tỉ lệ huyết thanh dương tính theo chẩn đoán lâm sàng Theo một số y văn(1,2,3,7,9), xét nghiệm MAC-ELISA chẩn đoán SD/SXHD cho kết quả dương tính 30-40% vào ngày thứ ba, thứ tư (N3, N4) của bệnh, 75% vào ngày thứ 5 (N5) và 100% vào ngày thứ 10 (N10) của bệnh. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 5) chưa hoàn toàn phù hợp với những nghi nhận trên, có thể do cách chọn mẫu và cỡ mẫu không giống nhau. Tuy nhiên, cũng phải ghi nhận rằng (bảng 5), tỉ lệ IgM dương tính cao nhất ở những bệnh nhân sốt vào ngày thứ 5, thứ 6 (81,82%), tiếp theo là ngày thứ 7 (64,29%), ngày thứ 4 (28,57%). Hai trường hợp sốt vào ngày thứ 11, 15 đều cho kết quả IgM âm tính; như vậy loại trừ được chẩn đoán sốt xuất huyết. Tỉ lệ huyết thanh dương tính theo lứa tuổi
  17. Theo kết quả từ bảng 6, chỉ có thể bàn luận về tỉ lệ này ở ba nhóm tuổi trẻ nhất: 15-20, 21-30 và 31-40 vì có số lượng đủ lớn. Các nhóm tuổi còn lại có số mẫu không nhiều nên kết quả sẽ không có ý nghĩa thống kê. Kết quả cho thấy, ở nhóm tuổi càng trẻ, tỉ lệ IgM dương tính càng cao: từ 73,91 (nhóm 15-20 tuổi) giảm xuống 62,22% (nhóm 21-30 tuổi) và thấp hơn cả là 41,18% (nhóm 31-40 tuổi). Điều này cho thấy, ở nhóm tuổi càng trẻ, chẩn đoán lâm sàng “sốt xuất huyết” càng phù hợp với kết quả xét nghiệm MAC- ELISA và tỉ lệ kháng thể IgM dương tính càng cao. Đặc biệt chúng tôi ghi nhận được 1 trường hợp bệnh nhân rất lớn tuổi (90 tuổi), có chẩn đoán lâm sàng là sốt xuất huyết và được chẩn đoán xác định bằng sự hiện diện của kháng thể IgM. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu này, chúng tôi rút ra được những kết luận sau: 1. Tỉ lệ bệnh nhân nữ nhiều hơn nam (54,45% so với 45,54%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Số bệnh nhân tập trung chủ yếu ở nhóm tuổi trẻ (từ 16-40 tuổi) dù vẫn ghi nhận được bệnh nhân bị sốt xuất huyết ở lứa tuổi rất cao – 90 tuổi. 2. Tỉ lệ IgM dương tính chung cho cả lô nghiên cứu là 62,38%.
  18. 3. Tỉ lệ IgM dương tính cao ở nhóm bệnh nhân sốt từ ngày thứ 5 và ở các nhóm tuổi càng trẻ. Tỉ lệ IgM dương tính cao nhất ở lứa tuổi dưới 20: 73,91%. Tóm lại, Xét nghiệm MAC-ELISA có thể dùng để giám sát các bệnh virus trên lâm sàng. Xét nghiệm này còn dùng để chẩn đoán SD/SXHD trên các bệnh nhân lớn tuổi và có triệu chứng lâm sàng không điển hình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2