intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xu hướng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020

Chia sẻ: Mao A Mẫn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

45
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nêu lên thực trạng xu hướng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế, tổng hợp số liệu từ các điều tra riêng lẻ cho thấy các doanh nghiệp tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển hầu hết chỉ cải tiến công nghệ sẵn có thay vì mở rộng sang các ngành mới. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xu hướng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG XU HƢỚNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ThS. Lê To n Thắng Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch v Đầu tƣ ThS. Đỗ Thị An Giang Trung Tâm Thông tin v Dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch v Đầu tƣ TÓM TẮT Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (công nghiệp 4.0) với xu hướng phát triển của nhiều công nghệ mới, công nghệ cao, sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo và liên kết kinh doanh đã và đang làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất và thương mại trên thế giới. Trong khi đó, thực trạng xu hướng đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế, tổng hợp số liệu từ các điều tra riêng lẻ cho thấy các doanh nghiệp tiến hành hoạt động nghiên cứu và phát triển hầu hết chỉ cải tiến công nghệ sẵn có thay vì mở rộng sang các ngành mới. Đặc biệt, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn đã cản trở doanh nghiệp mua những công nghệ phù hợp, buộc họ phải tự đầu tư cho cải tiến công nghệ bằng nguồn vốn eo hẹp. Những năm gần đây, mặc dù Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và đổi mới sáng tạo và công nghệ nói riêng, song khách quan nhìn nhận thì những chính sách hỗ trợ vẫn còn thiếu và yếu, chưa thực sự thiết thực và đi vào cuộc sống. Từ thực trạng đó, chúng tôi đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp, tầm nhìn đến 2020. Từ khóa: Doanh nghiệp khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo, Công nghệ cao, R&D, Cải tiến công nghệ 1. MỞ ĐẦU Nghiên cứu xu hướng đổi mới sáng tạo (ĐMST) là chủ đề được lựa chọn trước yêu cầu thực tiễn hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong quá trình thực hiện đổi mới sáng tạo đã gặp phải rất nhiều khó khăn trực tiếp hoặc gián tiếp. Mặc dù đã có một số cơ chế, chính sách và biện pháp của nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp ĐMST nhưng các cơ chế, chính sách và biện pháp đó còn lẻ tẻ, chưa đồng bộ và chưa được thực hiện một cách hệ thống. Ngoài ra, năng lực nội tại của doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu xu hướng ĐMST của doanh nghiệp Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết. Với mục tiêu đó, chúng tôi đã nghiên cứu thực trạng xu hướng ĐMST của doanh nghiệp thông qua tổng hợp số liệu từ các điều tra riêng lẻ để cho thấy phác họa về bức tranh ĐMST của doanh nghiệp Việt Nam thông qua sử dụng số liệu trong Báo cáo điều tra năng lực cạnh tranh (NLCT) ĐMST và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Tổng cục thống kê và Nhóm kinh tế phát triển thuộc Khoa kinh tế Trường đại học Copenhagen từ năm 2011; số liệu điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và số liệu từ các nghiên cứu khác, từ đó đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực ĐMST của doanh nghiệp Việt Nam. 2. NỘI DUNG 2.1. M t số chính sách ưu đãi tài chính cho hoạt đ ng ĐMST và chuyển gi o c ng nghệ củ do nh nghiệp trong thời gi n vừ qu Ưu đãi tài chính cho ĐMST và chuyển giao công nghệ Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia được thành lập theo Thông tư liên bộ Tài chính và Khoa học và công nghệ số 120/2014/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25/8/2014. Quỹ này được cấp khoảng 1.000 tỷ đồng để tài trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của các 594
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG doanh nghiệp. Gần một nửa trong tổng quỹ này sẽ được sử dụng để bảo lãnh các khoản vay hoặc cho vay với mục tiêu nhằm tăng cường khả năng đổi mới trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Dự án ĐMST Việt Nam trị giá 55 triệu USD bắt đầu triển khai từ năm 2013 với mục tiêu nhằm cải thiện năng lực công nghệ và đổi mới của các DNNVV thông qua việc giúp các doanh nghiệp phát triển, mua, tiếp nhận và sử dụng công nghệ và thực hiện đổi mới (World Bank 2013). Một nguồn hỗ trợ khác đến từ các Quỹ Kinh doanh mạo hiểm, Quỹ này hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển các mô hình kinh doanh sáng tạo thông qua việc cung cấp nguồn vốn không hoàn lại lên tới 49% tổng đầu tư của dự án được lựa chọn (DFID 2015). 2.2. Thực trạng ĐMST của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã phát hành Cẩm nang về Đổi mới sáng tạo được gọi là Cẩm nang Oslo (2005, ấn bản thứ ba), trong đó đã nêu “ĐMST là việc thực hiện một sản phẩm (hàng hóa hoặc dịch vụ) mới hoặc được cải tiến đáng kể; hoặc là quy trình, phương pháp marketing mới hoặc là phương pháp tổ chức mới trong hoạt động kinh doanh, trong tổ chức nơi làm việc hoặc trong quan hệ với bên ngoài” [34, tr. 47]. Do đó, các hoạt động ĐMST bao gồm 04 nhóm là đổi mới sản phẩm, đổi mới quy trình, đổi mới tổ chức và đổi mới marketing. Như vậy, nếu chúng ta hiểu đổi mới công nghệ bao gồm đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình thì ĐMST rộng hơn, ngoài đổi mới công nghệ còn bao gồm cả đổi mới tổ chức và đổi mới marketing. Theo định nghĩa này, các doanh nghiệp có thể phát triển ĐMST bằng nhiều cách khác nhau, có thể bằng các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D activities) hoặc các hoạt động không phải là nghiên cứu và phát triển (non-R&D activities), phản ánh quá trình khác nhau của sáng chế, phát minh và truyền bá công nghệ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tổng hợp các số liệu từ các điều tra riêng rẽ có thể cho một phác họa thô về bức tranh ĐMST của Việt Nam trong thời gian qua thông qua một số chỉ tiêu về: đổi mới sản phẩm và đổi mới quy trình; đổi mới tổ chức và đổi mới marketing như sau: Nghiên cứu và phát triển công nghệ, đổi mới sản phẩm và quy trình của doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. 2013 2015 18 16 14 Phần 12 trăm 10 8 6 4 2 0 Chung Thành thị Nông thôn Siêu nhỏ Nhỏ Vừa Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ dữ liệu điều tra NLCT công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam Hình 1: Công nghệ mới Nhìn vào biểu đồ hình 1, có thể thấy tỷ lệ các doanh nghiệp tiếp nhận công nghệ mới có xu hướng giảm, từ 6,4% năm 2013 xuống còn 4,7% năm 2015. Đây là tỷ lệ tiếp nhận công nghệ mới thấp nhất kể từ vòng điều tra năm 2005 (CIEM et al. 2010; Rand et al. 2008). Sự giảm sút về tỷ lệ tiếp nhận công nghệ mới diễn ra ở cả hai khu vực là thành thị và nông thôn và đặc biệt 595
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG là trong nhóm các doanh nghiệp quy mô siêu nhỏ. Các doanh nghiệp nhỏ cho thấy tỷ lệ giảm thấp hơn mức giảm trung bình (0,5 điểm %), trong khi đó các doanh nghiệp lớn hơn (quy mô vừa) lại có xu hướng gia tăng trong tiếp nhận công nghệ mới (tăng 1,5 điểm %). Điều này có thể là kết quả của tỷ lệ cao hơn trong đa dạng hóa và đổi mới ở nhóm các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Nghiên cứu và phát triển công nghệ (R&D): Chỉ có khoảng 8% doanh nghiệp tiến hành hoạt động R&D, trong khi khoảng 5% chi cải tiến công nghệ sẵn có. Quan trọng hơn, 84% doanh nghiệp không hề có bất cứ chương trình cải tiến hoặc phát triển công nghệ nào. Một báo cáo khác cho thấy trong khu vực chế biến chế tạo chỉ có 0,34% có đầu tư cho R&D, việc ứng dụng sáng chế cho đổi mới sản phẩm rất hạn chế, chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp (46/583) thử áp dụng hoặc áp dụng sáng chế trong giai đoạn 2009-2012 (Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân, 2013). Đổi mới của sản phẩm: có 3% sản phẩm là mới so với thế giới, 42% là mới với thị trường và 55% là mới đối với doanh nghiệp. Theo báo cáo của Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ, tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của nền kinh tế Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn. Nâng cấp công nghệ: Cách tiếp cận phổ biến của doanh nghiệp là cải thiện chất lượng sản phẩm, tổ chức sản xuất, hay đa dạng hóa sản phẩm. Nhìn chung, doanh nghiệp không có xu hướng tăng hoạt động của doanh nghiệp hay đổi sang lĩnh vực khác. Các doanh nghiệp đang nỗ lực sản xuất các sản phẩm cũ một cách hiệu quả hơn, hướng tới đạt chất lượng cao hơn, thay vì mở rộng sang các ngành mới. Nguồn: Báo cáo điều tra NLCT công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam2013 Hình 2: Chiến lược nâng cấp của các doanh nghiệp Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là cải tiến công nghệ, lý do chủ yếu là không đủ năng lực tài chính để mua công nghệ mới. 65% doanh nghiệp có biết đến công nghệ sẵn có nhưng lại quá đắt đỏ đối với doanh nghiệp, ngay cả khi doanh nghiệp được vay với lãi suất thấp hoặc được trợ cấp. 596
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Nguồn:Báo cáo điều tra NLCT công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam2013 Hình 3: Cải tiến công nghệ so với mua công nghệ mới Nguồn vốn cho cải tiến công nghệ cũng rất khó khăn, trông cậy chủ yếu vào nguồn vốn của chủ sở hữu, chiếm đến 75,32% và vốn tín dụng 23,22%. Trong khi đó nguồn vốn đầu tư mạo hiểm và ngân sách nhà nước gần như không đáng kể. Những khó khăn trong việc huy động vốn đã cản trở doanh nghiệp mua những công nghệ phù hợp, buộc họ phải đầu tư cho cải tiến công nghệ. Nguồn:Báo cáo điều tra NLCT công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam2013 Hình 4: Huy động vốn cho cải tiến công nghệ Tỷ lệ đổi mới tổ chức và marketing trong doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá thấp, thể hiện qua chất lượng nguồn nhân lực, văn hóa ĐMST, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực cho ĐMST: Trong số hơn 50% doanh nghiệp khảo sát, tỷ lệ nhân viên làm việc có liên quan đến đổi mới sáng tạo chỉ chiếm 6-10% tổng số nhân viên. Về mức độ sáng tạo của nhân viên: 56% doanh nghiệp đánh giá khả năng sáng tạo của nhân viên là yếu; 72% doanh nghiệp được khảo sát chưa có chính sách nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo. Trong mẫu khảo sát 583 doanh nghiệp do Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân thực hiện năm 2013, chỉ có 15/583 doanh nghiệp đã khen thưởng nhân viên có sáng kiến trong 3 năm qua và 174/583 doanh nghiệp từng có khóa đào tạo về ĐMST. 597
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Văn hóa ĐMST: Hơn 50% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ dùng thứ cho những sai lầm và thất bại trong ĐMST nhưng bên cạnh đó 65% cho rằng doanh nghiệp chưa tạo thuận lợi cho ĐMST (Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân, 2013). Năng lực cạnh tranh: Đối với cạnh tranh trong nước, có 78% doanh nghiệp có một số đối thủ nội địa và 36% phải đối mặt với hơn 10 đối thủ cạnh tranh. Có sự khác biệt về cạnh tranh trong nước và cạnh tranh trong xuất khẩu. Có 40% doanh nghiệp xuất khẩu không có đối thủ cạnh tranh đáng kể và 8% doanh nghiệp có trên 10 đối thủ cạnh tranh. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp xuất khẩu đang hoạt động trong phân ngách thị trường ít chịu áp lực cạnh tranh hơn so với thị trường trong nước (Phùng Xuân Nhạ và Lê Quân, 2013). Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian vừa qua nhận được nhiều phản hồi tích cực Điều tra NLCT công nghệ cấp doanh nghiệp từ năm 2013 cho thấy những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ là tài chính và tín dụng mà còn là hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực và năng lực công nghệ của doanh nghiệp. Đánh giá về tác động tới doanh nghiệp về các nhóm giải pháp được đưa ra trong Nghị quyết 35/NQ-CPcủa Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 nhằm tạo dựng môi trường thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp và ĐMST: có khoảng 75% các doanh nghiệp đánh giá các giải pháp này có tác động “Tương đối tích cực”, “Tích cực” và “Rất tích cực”. Vẫn còn khoảng 25% doanh nghiệp chưa nhận thấy tác động của những giải pháp này. Bảng 5: Tác động của chính sách hỗ trợ doanh nghiệp Đơn vị: % Rất tích cực Tích cực Tương đối tích cực Chưa rõ Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam- Khảo sát động thái DN VN 2016 Nhìn chung, qua nghiên cứu xu hướng ĐMST trong doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian vừa qua thấy rằng, các doanh nghiệp tiến hành hoạt động R&D hầu hết chỉ cải tiến công nghệ sẵn có. Các doanh nghiệp thường nỗ lực sản xuất các sản phẩm cũ một cách hiệu quả hơn, hướng tới đạt chất lượng cao hơn, thay vì mở rộng sang các ngành mới. Đặc biệt, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc huy động vốn đã cản trở doanh nghiệp mua những công nghệ phù hợp, buộc họ phải tự đầu tư cho cải tiến công nghệ bằng nguồn vốn tự có. Hiện chưa có nhiều chế độ khuyến khích nguồn nhân lực phát huy ĐMST trong doanh nghiệp mặc dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và ĐMST và công nghệ trong thời gian qua. 2.3. M t số hàm ý chính sách thúc đẩy ĐMST trong xu hướng phát triển do nh nghiệp đến năm 2020 598
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 2.3.1. Những xu hướng mới trong phát triển doanh nghiệp hiện nay Xu hướng khởi nghiệp sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo (hay còn gọi là startup) đang là xu hướng phát triển của khởi nghiệp trên thế giới trong thời đại công nghệ, thông tin hiện nay. Đây là quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ và mô hình kinh doanh mới nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có khả năng tăng trưởng nhanh. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy khởi nghiệp sáng tạo không chỉ được hình thành từ các công ty non trẻ độc lập mà nó còn hình thành từ trong lòng chính những doanh nghiệp lớn. Tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên thế giới đang nằm chủ yếu trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT). 41 Xu hướng ĐMST: ĐMST chính là quá trình biến các ý tưởng thành giá trị được chấp nhận trên thương trường. Có rất nhiều ý tưởng dường như rất hay nhưng khi đưa ra thị trường thành sản phẩm, dịch vụ, giải pháp thì không được chấp nhận. Đó một phần là lý do vì sao tỷ lệ thất bại của những thay đổi luôn cao. Do vậy, nếu coi năng lực ĐMST là cốt tử đối với doanh nghiệp thì việc nhận thức đúng và tìm hướng thay đổi tích cực (chính là ĐMST) sẽ là động lực giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Xu hướng liên kết kinh doanh: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa ngày càng càng sâu sắc hơn, cạnh tranh diễn ra không chỉ giữa bản thân các công ty, mà còn giữa các chuỗi liên kết, việc xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết cung ứng trong sản xuất, kinh doanh và thương mại quốc tế ngày càng trở nên phổ biến và có ý nghĩa quan trọng giúp giảm sự bất cân đối về thông tin, giảm chi phí giao dịch, đáp ứng sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng, tối đa hóa lợi nhuận. Xu hướng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp: Trên thế giới, ngành nông nghiệp cũng đang đứng trước bước ngoặt quan trọng khi nền khoa học, công nghệ được áp dụng nhằm tăng năng suất một cách nhanh chóng. Doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tăng sức cạnh tranh từ việc áp dụng công nghệ, khoa học để tạo các giống cây trồng, vật nuôi có những tính chất ưu việt cho hiệu quả, năng suất cao hoặc có khả năng chống chịu cao đối với điều kiện ngoại cảnh, góp phần đẩy mạnh năng suất và chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đổi mới cách thức sản xuất và tổ chức chuỗi cung ứng đến người tiêu dùng, nhiều hoạt động đã được tự động hóa một cách chi tiết và chính xác; việc bảo quản, chế biến và phân phối sản phẩm nông nghiệp cũng được áp dụng công nghệ. 2.3.2. Hàm ý chính sách thúc đẩy ĐMST của doanh nghiệp việt nam đến năm 2020 Từ những thực trạng xu hướng phát triển của doanh nghiệp trên thế giới về khởi nghiệp sáng tạo, ĐMST, liên kết kinh doanh và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp hiện nay và trên cơ sở phân tích một số khó khăn và cản trở hoạt động ĐMST trong doanh nghiệp thời gian vừa qua, chúng tôi đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực ĐMST cho doanh nghiệp như sau: Chính sách tạo m i trường thuận lợi cho ĐMST của doanh nghiệp: 41 Xem “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, truy cập ngày 7/8/2017, website: dost.danang.gov.vn/documents/.../f75a7d0d-5143-4549-b7ac-ddc94889b1cb. Theo khảo sát 50.000 người tại 44 quốc gia của công ty nghiên cứu thị trường GfK được công bố vào tháng 12/2015, có đến 71% số người được khảo sát tai Việt Nam có một thái độ tích cực đối với việc khởi nghiệp kinh doanh, 89% số người được hỏi có mong muốn bắt đầu kinh doanh riêng và 75% nghĩ rằng bắt đầu kinh doanh là khả thi. Khát khao đổi mới sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp ở Việt Nam cao thứ 7 thế giới, chỉ sau Đan Mạch, Nam Phi, Thái Lan, Anh, Trung Quốc và Ấn Độ nhưng làm thế nào để biến khát khao đó thành hiện thực, biến đổi mới sáng tạo trở thành văn hóa ở Việt Nam là một thách thức rất lớn. 599
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Ổn định kinh tế vĩ mô để hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phát triển: Trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay, trước hết doanh nghiệp cần có được sự ổn định và phát triển kinh tế vĩ mô. Đồng thời doanh nghiệp cần có được các cơ chế, chính sách tạo điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh lành mạnh, hỗ trợ hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đòi hỏi vai trò can thiệp của nhà nước phải mạnh hơn nữa. Các cơ chế chính sách và biện pháp phải được các Bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, đó là: (i) Chống lạm phát và bảo đảm tỷ giá đồng Việt Nam với ngoại tệ mạnh khác một cách hợp lý để bảo đảm cho sản xuất trong nước và xuất khẩu được thuận lợi; (ii) Tạo môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng và hỗ trợ cho có điều kiện phát triển, tham gia vào chuỗi giá trị trong hệ thống sản xuất, kinh doanh trong nước và nước ngoài Xây dựng chính sách phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ĐMST, nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp sáng tạo: Để bảo đảm kiến thức cho sinh viên đại học, cao đẳng theo kịp những tiến bộ khoa học, công nghệ và quản lý mới nhất trên thế giới.Nâng cao trình độ của giáo viên giảng dạy trên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; có chế độ kiểm tra trình độ giáo viên theo định kỳ; có quy định bắt buộc về trang thiết bị đào tạo theo yêu cầu giảng dạy. Yêu cầu bắt buộc có một số khóa học về tinh thần doanh nghiệp và tổ chức cho các doanh nhân giảng dạy và truyền đạt các bài học thực tiễn về thành công, thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thành lập các cơ sở hỗ trợ giáo viên, sinh viên trong việc thương mại hóa kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp; xây dựng và triển khai cơ chế giáo viên có một khoản kinh phí nhất định trong các đề tài, dự án nghiên cứu để tuyển sinh viên nghiên cứu theo yêu cầu. Hình thành các cơ sở và tổ chức hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp; xây dựng cơ chế chính sách kiểm tra, sát hạch bắt buộc về cập nhật kiến thức nâng cao trình độ của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp thành lập hoặc liên kết với cơ sở đào tạo, bỗi dưỡng kiến thức và dạy nghề. Chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực công nghệ của doanh nghiệp: Hướng dẫn thực thi các quỹ phát triển KHCN của doanh nghiệp, xây dựng chính sách hỗ trợ đặc biệt cho doanh nghiệp khi trích lập quỹ phát triển KHCN; Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, đẩy mạnh hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, bổ sung chức năng đầu tư ĐMST theo trọng tâm; Đẩy mạnh thực thi và hỗ trợ sở hữu trí tuệ, khai thác sáng chế; Xây dựng hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp ĐMST. Chính sách hình thành và phát triển văn hóa hỗ trợ ĐMST trong toàn xã hội: Hoàn thiện thể chế bảo đảm con người được tự do, dân chủ và bình đẳng; đề cao lòng tự hào dân tộc trong sản xuất, kinh doanh; có các biện pháp đủ mạnh để phòng, chống và răn đe với tệ nan tham nhũng, tạo niềm tin cho nhân dân và doanh nghiệp đối với sự tương lai của đất nước; cải cách mạnh mẽ nền hành chính nhà nước, minh bạch, công khai trong các hoạt động điều hành của các cấp chính quyền. Xây dựng văn hóa tôn trọng sở hữu trí tuệ; dần hình thành thói quen trong xã hội không sử dụng hàng giả, hàng nhái; nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về giá trị đem lại cho xã hội trong hoạt động ĐMST. Mọi hỗ trợ của Nhà nước cho doanh nghiệp ĐMST đều phải xem xét đến tiêu chí đem lại giá trị cho xã hội, cộng đồng. Tôn vinh doanh tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thành tích xuất xắc trong ĐMST; tổ chức các hoạt động và các cuộc thi ĐMST trong các trường, các ngành; tổ chức các hoạt động trao đổi về ĐMST giữa các cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp và giới khoa học về ĐMST. 600
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG Hình thành các liên kết doanh nghiệp, trường học, viện nghiên cứu về ĐMST trong từng lĩnh vực, ngành nghề chuyên sâu; tạo điều kiện cho sinh viên đang học tập tham gia các hoạt động đổi mới sáng tạo cùng doanh nghiệp. Chính sách n i tại từ phía doanh nghiệp: Chủ động xây dựng tầm nhìn và chiến lược rõ ràng, lộ trình phát triển sản phẩm, dịch vụ mới kèm theo công nghệ;tìm các giải pháp nâng cao năng lực sáng tạo của ban điều hành; Coi trọng trình độ và kỹ năng của nguồn nhân lực, cơ chế chính sách thu hút, duy trì và nâng cao trình độ, kỹ năng của nguồn nhân lực, bảo đảm cơ cấu nhân lực phù hợp với chức năng và nhiệm vụ, có năng lực cập nhật tri thức và kỹ năng cho nhiệm vụ mới, huy động được đội ngũ chuyên gia tư vấn trình độ chuyên môn cao; Chủ động khắc phục, đầu tư hạ tầng cơ sở vật chất của doanh nghiệp: vị trí, đất đai, nhà xưởng, thiết bị sản xuất và kinh doanh, văn phòng, điện, nước, giao thông nội bộ, môi trường lao động; Hạ tầng kỹ thuật của doanh nghiệp: trang thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ, đặc biệt là cơ sở hỗ trợ cho nghiên cứu và phát triển công nghệ bao gồm phòng thí nghiệm, phòng đo kiểm, cơ sở chế tạo thử nghiệm; Hạ tầng thông tin: Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm cả phần cứng và phần mềm, về nội dung thông tin dưới dạng ấn phẩm và điện tử bao gồm: thông tin về thị trường, kinh doanh, công nghệ, sở hữu trí tuệ, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; Xây dựng nguồn tài chính và cơ chế tài chính của doanh nghiệp lành mạnh; Tổ chức và cơ chế thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ trong tất cả các khâu từ sản xuất, kinh doanh và marketing; Xây dựng văn hóa của doanh nghiệp tạo ra sự gắn kết các thành viên, cởi mở, mạnh dạn và quyết tâm nêu ra và hiện thực hóa ý tưởng mới. 3. KẾT LUẬN Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV trong quá trình thực hiện ĐMST đã gặp phải rất nhiều khó khăn trực tiếp hoặc gián tiếp vì một số nguyên nhân như các cơ chế, chính sách và biện pháp đó còn lẻ tẻ, chưa đồng bộ và chưa được thực hiện một cách hệ thống, bên cạnh năng lực nội tại của doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. Thông qua nghiên cứu thực trạng xu hướng ĐMST của doanh nghiệp ở trên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra một số hàm ý chính sách tạo môi trường thuận lợi cho ĐMST của doanh nghiệp và chính sách nội tại từ phía doanh nghiệp nhằm thúc đẩy ĐMST của doanh nghiệp Việt nam đến năm 2020 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Christensen C.M. & Raynor M.E. (2003), Giải pháp cho đổi mới sáng tạo (Hoàng Ngọc Bích dịch), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2012. 2. Phạm Thế Dũng (2012), Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu hoàn thiện các chỉ tiêu thống kê đổi mới công nghệ của doanh nghiệp”, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ. 3. Giáp Văn Dương (2014), Nhìn Đổi mới sáng tạo từ Hàn Quốc và Singapore, Tạp chí Tia sáng, http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=112&News=7495&CategoryID=43> 4. Lê Xuân Định, Cao Minh Kiểm, Lê Thị Khánh Vân, Đào Mạnh Thắng, Đặng Bảo Hà, Nguyễn Mạnh Quân, Phạm Văn Hùng, Phùng Anh Tiến và Tào Hương Lan (2014), Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2013, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2014. 601
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 5. Nguyễn Thị Minh Hạnh (2009), Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở “Nghiên cứu vai trò của hoạt động R&D nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN. 6. Vũ Quốc Huy (2013), Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng phương án điều tra thống kê đổi mới công nghệ của doanh nghiệp”, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ. 7. Nguyễn Võ Hưng, Nguyễn Thị Phương Mai, Bùi Tố Tâm, Trần Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Hà Thị Quỳnh Trang và Nguyễn Thanh Tùng (2013), Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Vai trò của Nhà nước trong việc hình thành và phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia của Việt Nam”, Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN. 8. Phùng Xuân Nhạ & Lê Quân (2013), Đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại Học Quốc gia Hà Nội số 29, 2014. 9. Senor D. & Singer S. (2013), Quốc gia khởi nghiệp - Câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel (Trí Vương dịch), Nhà xuất bản thế giới, Hà Nội, 2013. 10. Skarzunski P. & Gibson R. (2007), Đổi mới từ cốt lõi (Bùi Thu Trang dịch), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2012. 11. Báo cáo của đại diện IDG Ventures Vietnam tại Hội thảo “Ươm tạo Doanh nghiệp KH&CN trong các trường đại học, viện nghiên cứu, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam” do Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, tổ chức ngày 06/8/2013 tại Hà Nội. 12.Báo cáo của đại diện Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ, tại Hội nghị “Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ” do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức ngày 09/11/2013 tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 13. Báo cáo của Phó Giáo sư. TS. Jane Liu, Giám đốc trung tâm ươm tạo, Đại học Triều Dương, Đài Loan (Trung Quốc) tại Hội thảo “Chính sách phát triển cơ sở ươm tạo doanh nghiệp KH&CN tại các trường đại học: bài học kinh nghiệm quốc tế” tổ chức ngày 01/8/2014 tại Hà Nội. 14. Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ. 2012. Đề tài “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp hỗ trợ tài chính trong hoạt động ươm tạo các doanh nghiệp khoa học công nghệ”. 15. Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ. 2013. Đề án “Thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng Silicon tại Việt Nam”. 16. Doanh nghiệp nhỏ góp phần mở rộng nền kinh tế Hoa Kỳ như thế nào - Tạp chí điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 1/2006. 17. Các bài viết đăng trên Website Chính phủ, Bộ, Ngành, một số luận án tiến sỹ và một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. 18. Báo cáo Việt Nam 2035, ba nền kinh tế châu Á trên dự kiến đóng góp trên 40% tăng trưởng GDP toàn cầu từ 2014 đến 2035, và tổng đóng góp cho GDP thế giới tăng từ 22% năm 2014 lên 29% năm 2035. 19. Báo cáo điều tra NLCT công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam năm 2013,2015. 20. Bloomberg Rankings - Most innovative in the world 2014: Countries, www.bloomberg.com/rank, http://images.businessweek.com/bloomberg/pdfs/most_innovative_countries_2014_011714.p df>. 602
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 21. Vũ Xuân Nguyệt Hồng & Hoàng Văn Cường (2010), Restructuring technological innovation activies in Vietnam, Ministry of Planning and Investment, Hanoi, . 22. OECD Reviews of Innovation Policy: Science, Technology and Innovation in Viet Nam 2012, OECD, The World Bank, OECD Publishing, 2013. 23. Wikipedia, . INNOVATION TREND OF VIETNAMESE ENTERPRISES VISION TO 2020 The 4th Industrial Revolution (4.0) with the development trend of new technologies, high technology, with the emergence of many innovative enterprises, innovation and business linkages was and doing fundamentally changing the way production and trade in the world. Meanwhile, the current state of innovation trend of Vietnamese enterprises is still limited, aggregate data from individual surveys show that enterprises conducting research and development activities almost exclusively technically available instead of expanding into new industries. In particular, enterprises that have difficulties in mobilizing capital have prevented enterprises from purchasing appropriate technologies, forcing them to invest themselves in technological improvements by scanty capital. In recent years, although the Government has made many policies to support businesses in general and innovation and technology in particular, but objective of the policy is still lacking and weak, hard to go into the life of the business. From that point of view, we have put forward some policy implications to improve the capacity for business innovation, vision to 2020. KEY WORD: Startup, Business, Innovation, High technology, R&D, Technology improvements 603
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2