intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xu hướng mua sắm trực tuyến trong thời kì chuyển đổi số của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xu hướng mua sắm trực tuyến trong thời kì chuyển đổi số của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm cải thiện thêm những trải nghiệm mua sắm trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP HCM. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, khảo sát, phân tích, tổng hợp thống kê. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xu hướng mua sắm trực tuyến trong thời kì chuyển đổi số của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

  1. XU HƯỚNG MUA SẮM TRỰC TUYẾN TRONG THỜI KÌ CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phạm Văn Trí*, Nguyễn Thị Như Ý, Nguyễn Thị Nam Phương, Huỳnh Thị Diệu Hiền, Lê Thị Thúy Hằng Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: PGS. TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Ngày nay, mua sắm trực tuyến đang dần trở thành xu hướng trong giới trẻ nói chung đặc biệt là sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP HCM nói riêng. Hình thức mua sắm này cho sinh viên một trải nghiệm mua sắm vô cùng tiện lợi. giới trẻ ngày càng bắt đầu hình thành thói quen mua sắn trực tuyến thay vì mua sắm truyền thống. Tuy nhiên, tiện lợi là vậy nhưng hình thức mua sắm này vẫn còn nhiền bất cập cần phải được khắc phục. Trên cở khảo sát về các yéu tố tác động đến xu hướng mua sắm trực tuyến trong sinh viên, bài viết đề suất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm cải thiện thêm những trải nghiệm mua sắm trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP HCM. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, khảo sát, phân tích, tổng hợp thống kê. Từ khóa: Mua sắm trực tuyến; Chuyển đổi số; Sinh viên 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Xu hướng mua sắm trực tuyến trong thời kỳ chuyển đổi số của người dân Việt Nam đang có xu hướng tăng dần. Theo báo cáo thị trường của Cimigo, số lượng người mua hàng trực tuyến tại Việt Nam đã tăng gấp đôi trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018. Điều này được thúc đẩy bởi sự phát triển của nền tảng thương mại điện tử và các dịch vụ liên quan, cùng với sự phổ biến của các thiết bị di động và internet. Tuy nhiên, vẫn còn một số thách thức và hạn chế đối với việc mua sắm trực tuyến tại Việt Nam, bao gồm: thiếu niềm tin vào chất lượng sản phẩm, vấn đề về bảo mật thông tin, khó khăn trong việc xử lý khiếu nại và trả hàng, cùng với sự thiếu hụt về thông tin sản phẩm và giá cả. Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến đang dần trở thành một xu hướng trên toàn thế giới nói chung và sinh viên tại Trường Đại học Công nghệ TPHCM nói riêng. Bài viết này nghiên cứu xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Công nghệ TPHCM trong thời kì chuyển đổi số. Bài viết sử dụng phương pháp khảo sát bảng hỏi để phân tích xu hướng mua hàng trực tuyến của khách hàng, từ đó đề xuất các giải pháp giúp cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Khái niệm về hành vi mua sắm trực tuyến Mua sắm trực tuyến là hoạt động mua hàng thông qua internet hoặc các nền tảng thương mại điện tử khác. Người tiêu dùng có thể truy cập vào các trang web bán hàng, chọn sản phẩm, thực hiện thanh toán 2
  2. và nhận hàng tại địa chỉ của mình. Mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, mang lại nhiều lợi ích về mặt tiện lợi, tốc độ và đa dạng sản phẩm cho người tiêu dùng (Li & Zang, 2002). 2.2 Đặc điểm của hành vi mua sắm trực tuyến Quá trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng là khá giống nhau giữa mua hàng truyền thống và mua hàng trực tuyến. Do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và internet đã ảnh hưởng sâu sắc và làm thay đổi các quy tắc hiện tại của thế giới kinh doanh nói chung và hành vi mua sắm của người tiêu dùng nói riêng. (Kumar, Dr. và Ujwala Dange (2012)) cho rằng Tiện lợi (1), sự đa dạng (2) và chi phí (3) cũng là các yếu tố quan trọng khác, tuy nhiên, độ ưu tiên của chúng không bằng với độ tin cậy (4) và an toàn (5). 2.3 Xu hướng mua sắm trực tuyến Năm 2015, thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam mới chỉ đạt 5 tỷ USD, tăng 23% so với năm trước thì đến năm 2018, con số này đã đạt mức 8,06 tỷ USD (tăng 30% so với năm 2017). Sang năm 2019, thương mại điện tử Việt Nam chính thức vượt mốc 10 tỷ USD, đạt 11,8 tỷ USD vào năm 2020, tiếp tục tăng lên 13,7 tỷ USD vào năm 2021 (Phan Anh, 2022). Thêm vào đó, với sự tác động của đại dịch Covid-19 là một bước ngoặt tác động rất lớn với hành vi mua sắm của khách hàng. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi để thu thập số liệu. Để thu thập dữ phục vụ nghiên cứu, chúng tôi đã thiết kế sẵn bảng câu hỏi khảo sát với nội dung xoay quanh xu hướng mua sắm trực tuyến của sinh viên Trường Đại học Công Nghệ TPHCM. Thời gian tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu sơ cấp từ tháng 01/2023 đến tháng 03/2023. Thu về được số lượng phản hồi hợp lệ là 201/250 phản hồi, chiếm 80,4%. Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế với các câu hỏi theo dạng thang đo 5 Lirket. Phần mềm Microsoft Excel được sử dụng để phân tích KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. Bảng 1: Thang đo được sử dụng và tiêu chuển kết luận với các mục câu hỏi định tính Thang đo Mức độ đánh giá Khoảng đo 5 Rất đồng ý 4.20 - 5 4 Đồng ý 3.40 – 4,19 3 Trung lập 2,60 – 3,39 2 Không đồng ý 1,80 – 2,59 1 Rất không đồng ý 1,0 – 1,79 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3
  3. Bảng 2: Các yếu tố tác động đến xu hướng mua sắm trực tuyến của SV Trường ĐH Công nghệ TP. HCM Trả lời Hoàn Giá trị Hoàn toàn Không Đồng Mô tả đánh STT Nội dung Không ý toàn trung không đồng ý đồng ý ý giá kiến đồng ý bình 1 2 3 4 5 1 Giá thành rẻ hơn 6 6 24 104 90 4,76 Rất đồng ý 2 Giao hàng nhanh 15 7 58 33 88 3,86 Đồng ý 3 Đa dạng các mặt hàng 0 3 30 124 44 4,04 Đồng ý 4 Thanh toán an toàn 1 16 6 45 133 4,46 Rất đồng ý 5 Sự tin tưởng 2 10 22 78 89 4,20 Rất đồng ý Điểm trung bình 4,26 Rất đồng ý Bảng 1 cho thấy các yếu tố tác động đến xu hướng mua sắm trực tuyến đều được các bạn sinh viên đánh giá cao. Các yếu tố 1,4,5 được mô tả ở mức “rất đồng ý” với giá trị trung bình là 4.76; 4.46; 4.2. Yếu tố giá thành rẻ hơn được đánh giá cao nhất với giá trị trung bình là 4.76 và yếu tố giao hành nhanh được đánh giá thấp nhất với giá trị trung bình là 3.86. Các yếu tố tác động đến xu hướng mua sắm của SV Trường Đại học Công nghê TP HCM nhận được giá trị trung bình ở mức trả lời câu hỏi 4.26/ Qua đó có thể thấy các yếu tố trên có tác động cực kì nhiều đối với xu hướng mua sắm trực tuyến là rất cao. Bảng 3: Tần suất mua hành trực tuyến của SV STT Tần suất mua hàng Số lượng Tỷ lệ 1 Không mua hàng trực tuyến 28 13,9% 2 Mua từ 1 – 2 lần/ Tháng 46 22,9% 3 Mua từ 3 - 5 lần/Tháng 101 50,2% 4 Mua từ 6 lần trở lên/Tháng 26 13,0% Tổng 201 100% Về hành vi với mua sắm trực truyến, kết quả khảo sát được thể hiện qua bảng 3. Số lượng sinh viên mua sắm trực tuyến từ 3-5 lần/tháng là 101 sinh viên chiếm 50,2%. trong đó vẫn còn có tỷ lệ Sv không mua sắm trực tuyến vẫn còn cao. Tuy nhiên có thể thấy rằng hơn 86% sinh viên trong số lực phiếu khảo sát thu về được đã có hàng vi mua sắm trực tuyến thậm chí là thường xuyên. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4
  4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU đã chỉ ra, người dân có xu hướng mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới kênh bán hàng trực tuyến vì đây là một trong số các kênh tiêu thụ sẽ trở nên phổ biến trong tương lai. Tuy nhiên, để kênh này phát huy hiệu quả, các doanh nghiệp cần quan tâm tới các yếu tố để giúp cho khách hàng yên tâm khi mua hàng trực tuyến. Từ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU này một số gợi ý quản lý đưa ra như sau: Thứ nhất, về yếu tố giao vận. Các cửa hàng nên cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Khách hàng muốn nhận hàng của mình trong thời gian ngắn nhất có thể, vì vậy việc cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng sẽ giúp tăng sự hài lòng của khách hàng, cung cấp tính năng theo dõi đơn hàng cho khách hàng để họ có thể kiểm tra trạng thái của đơn hàng của mình và biết được khi nào sản phẩm sẽ được giao đến địa chỉ của mình. Tính năng này giúp khách hàng cảm thấy an tâm và tự tin hơn khi mua sắm trực tuyến. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ, các cửa hàng cần hợp tác với các nhà vận chuyển chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Các cửa hàng nên chọn các đối tác vận chuyển có tiêu chuẩn cao về an toàn và chất lượng dịch vụ để đảm bảo sản phẩm được giao đến khách hàng một cách an toàn và đúng thời giao. Trả hàng dễ dàng tạo sự thoải mái cho khách hàng, các cửa hàng nên cung cấp tính năng trả hàng dễ dàng và thuận tiện. Khách hàng có thể đổi hoặc trả lại sản phẩm nếu sản phẩm không phù hợp hoặc không đáp ứng được nhu cầu của họ. Tính năng này giúp tăng sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng. Chi phí giao hàng là một yếu tố quan trọng khi khách hàng quyết định mua sắm trực tuyến. Các cửa hàng nên cung cấp các lựa chọn giao hàng với giá cả phù hợp để thu hút khách hàng. Nếu chi phí giao hàng quá cao, khách hàng có thể tìm kiếm các cửa hàng khác để mua sắm. Thứ hai là đa dạng hóa các loại sản phẩm, các cửa hàng nên cung cấp đa dạng các loại sản phẩm để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Điều này có thể bao gồm đa dạng về kích thước, màu sắc, kiểu dáng, thương hiệu, chất liệu, giá cả, v.v Các cửa hàng trực tuyến có thể hợp tác với các đối tác cung cấp để mở rộng đa dạng các mặt hàng. Điều này giúp các cửa hàng trở nên đa dạng hơn về sản phẩm và giúp khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. nên phân loại sản phẩm một cách hợp lý để khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm mình cần. Các cửa hàng có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm, bộ lọc sản phẩm để giúp khách hàng tìm thấy sản phẩm một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tóm lại, yếu tố đa dạng các mặt hàng là một yếu tố rất quan trọng trong thương mại điện tử. Các cửa hàng nên đầu tư và tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm chất lượng, đa dạng và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng để thu hút khách hàng và tạo ra sự khác biệt trên thị trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Li & Zang (2002), Consumer Online Shopping Attitudes and Behavior: An Assessment of Research. 2. Phan Anh (2022), Thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 ước đạt 16,4 tỷ USD. Tạp chí VNEconomy. 3. Kumar, Dr, and Ujwala Dange (2012), A Study of Factors Affecting Online Buying Behavior: A Conceptual Model. 4. Kỷ yếu hội thảo quốc tế “thương mại và phân phối“ lần thứ 4 năm 2023, online shopping trends of customers after COVID-19 pandemics and solutions for bussinesses in Thai Nguyen province. 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2