intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử lý ammonium trong nước thải giết mổ bằng việc sử dụng kết hợp quá trình nitrit hóa một phần anammox

Chia sẻ: NI NI | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

60
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, công nghệ nitrit hóa/anammox được sử dụng trong cùng một bể phản ứng, thử nghiệm 2 loại giá thể dính bám poly acrylic và sợi bông tắm để nghiên cứu khả năng xử lý ammonium trong nước thải giết mổ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử lý ammonium trong nước thải giết mổ bằng việc sử dụng kết hợp quá trình nitrit hóa một phần anammox

TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 105-110<br /> <br /> XỬ LÝ AMMONIUM TRONG NƯỚC THẢI GIẾT MỔ BẰNG VIỆC<br /> SỬ DỤNG KẾT HỢP QUÁ TRÌNH NITRIT HÓA MỘT PHẦN/ANAMMOX<br /> Lê Công Nhất Phương(*), Lê Thị Cẩm Huyền, Nguyễn Huỳnh Tấn Long<br /> Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)vshnd@yahoo.com<br /> TÓM TẮT: Nước thải chứa một lượng lớn nitơ chưa qua xử lý mà xả thải trực tiếp ra các nguồn nước<br /> tiếp nhận sẽ gây tác động xấu đến môi trường nước. Công nghệ dựa vào sự kết hợp quá trình nitrit hóa<br /> một phần và Anammox đang được phát triển và nghiên cứu ứng dụng để xử lý N-NH4 trong nước thải.<br /> Nghiên cứu xử lý ammonium nước thải giết mổ bằng quá trình nitrit hóa một phần/anammox trong một bể<br /> phản ứng, sử dụng giá thể poly acrylic và sợi bông tắm. Kết quả cho thấy mô hình hoạt động hiệu quả với<br /> hiệu suất xử lý đạt 92% ở tải trọng 0,04 kgN-NH4/m3.ngày và 87,8% ở tải trọng 0,14 kgN-NH4/m3.ngày.<br /> Từ khóa: Anammox, Nitrosomonas, giá thể, nitrit hóa, nước thải giết mổ.<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Các hệ thống xử lý nitơ trong nước thải cho<br /> đến nay chủ yếu dựa vào quá trình nitrat<br /> hóa/khử nitrat hóa được đánh giá là có hiệu quả<br /> và chi phí thấp. Công nghệ xử lý nitơ truyền<br /> thống này không thích hợp xử lý nước thải có<br /> nồng độ ammonium cao, đồng thời cần tiêu thụ<br /> một lượng carbon hữu cơ.<br /> Quá trình nitrat hóa (tự dưỡng hiếu khí):<br /> NH4+  NH2OH  NO2-  NO3 -.<br /> Quá trình khử nitrat (dị dưỡng thiếu khí):<br /> NO3-  NO2-  NO  N2O  N2.<br /> Sự phát hiện phản ứng anammox mở một<br /> hướng phát triển kỹ thuật xử lý nitơ mới. Quá<br /> trình này có thể sử dụng để xử lý nước sau ép<br /> <br /> bùn, nước thải công nghiệp chế biến thủy hải<br /> sản, nước thải chăn nuôi heo, nước thải các lò<br /> mổ gia súc gia cầm, nước thải chế biến thực<br /> phẩm và nước thải thuộc da... Công nghệ này đã<br /> được ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới và<br /> Việt Nam cũng được triển khai nghiên cứu ứng<br /> dụng trong những năm gần đây. Công nghệ xử<br /> lý ammonium khi ứng dụng vi khuẩn Anammox<br /> thì phải tiến hành thông qua hai bước. Bước thứ<br /> nhất, ammonium được oxy hóa một phần thành<br /> hydroxyamin hoặc nitrit với oxy là chất nhận<br /> điện tử (tự dưỡng hiếu khí). Bước thứ hai,<br /> hydroxyamin hoặc nitrit với vai trò là chất nhận<br /> điện tử sẽ phản ứng với lượng ammonium còn<br /> lại để tạo nên khí nitơ (tự dưỡng kỵ khí). Kết<br /> hợp hai quá trình này gọi là quá trình nitrit hóa<br /> một phần/anammox [3] (hình 1).<br /> <br /> NO3-<br /> <br /> NO<br /> NO2<br /> <br /> -<br /> <br /> N2O<br /> Pha khí<br /> <br /> pha lỏng<br /> NH2OH<br /> <br /> N2<br /> <br /> N2 H4<br /> <br /> Nitrat hóa<br /> Khử nitrat<br /> Cố định đạm đồng hóa<br /> Nitrit hóa<br /> <br /> Anammox<br /> Nitơ<br /> hữu cơ<br /> <br /> NH4<br /> <br /> +<br /> <br /> Hình 1. Chu trình chuyển hóa các hợp chất nitơ<br /> 105<br /> <br /> Le Cong Nhat Phuong, Le Thi Cam Huyen, Nguyen Huynh Tan Long<br /> <br /> Việc kết hợp 2 loại vi khuẩn hiếu khí, kỵ<br /> khí của quá trình nitrit hóa một phần/anammox<br /> trong cùng một bể phản ứng là một thử thách về<br /> mặt công nghệ. Trong quá trình hoạt động<br /> chung như vậy, hai nhóm vi khuẩn trên đã tạo<br /> <br /> nên một lớp bông bùn mà bên trong là những<br /> nhóm vi khuẩn kỵ khí. Ưu điểm của cách này là<br /> vừa tiết kiệm được năng lượng sục khí, vừa ít<br /> tốn mặt bằng (hình 2).<br /> <br /> Hình 2. Lớp màng sinh học trong quá trình Canon [1]<br /> Trong nghiên cứu này, công nghệ nitrit<br /> hóa/anammox được sử dụng trong cùng một bể<br /> phản ứng, thử nghiệm 2 loại giá thể dính bám<br /> poly acrylic và sợi bông tắm để nghiên cứu khả<br /> năng xử lý ammonium trong nước thải giết mổ.<br /> VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> Vật liệu<br /> Nước thải đầu vào của mô hình thí nghiệm<br /> được thu sau quá trình xử lý yếm khí của một<br /> cơ sở lò mổ có tính chất như bảng 1.<br /> Sinh khối Anammox và Nitrosomonas sử<br /> dụng 5 lít (SS = 8000 mg/L) được cung cấp từ<br /> đề tài nghiên cứu của Lê Công Nhất Phương<br /> (2008) [4].<br /> <br /> loại giá thể để vi sinh vật bám dính, sinh trưởng<br /> và phát triển là sợi poly acrylic và sợi bông tắm<br /> (hình 3).<br /> Bảng 1. Đặc trưng của nước thải giết mổ sau xử<br /> lý kỵ khí<br /> STT<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> <br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> <br /> N-NH4<br /> N-NO2<br /> N-NO3<br /> COD<br /> pH<br /> Nhiệt độ<br /> Tổng Photpho<br /> <br /> Mô hình thí nghiệm được vận hành trên hai<br /> <br /> Sợi poly acrylic<br /> <br /> Sợi bông tắm<br /> <br /> Hình 3. Giá thể sử dụng trong thí nghiệm<br /> 106<br /> <br /> Đơn<br /> vị<br /> mg/L<br /> mg/L<br /> mg/L<br /> mg/L<br /> o<br /> <br /> C<br /> mg/L<br /> <br /> Giá trị<br /> 60,4-128,4<br /> 0-0,1<br /> 0-1,1<br /> 114,4 - 201<br /> 7-8,4<br /> 28-30<br /> 0,5-5,6<br /> <br /> TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 105-110<br /> <br /> Thiết bị phản ứng có dạng hình hộp chữ<br /> nhật phía trên để hở gồm 2 ngăn: ngăn phản ứng<br /> có kích thước dài × rộng × cao tương ứng là 350<br /> × 150 × 300 mm (thể tích hữu dụng 15 lít) và<br /> <br /> ngăn lắng 150 × 100 × 300 mm (thể tích<br /> hữu dụng 4,4 lít). Tại ngăn phản ứng, giá thể<br /> được sắp đặt để tạo điều kiện cho vi khuẩn<br /> dính bám.<br /> <br /> Hình 4. Mô hình thí nghiệm<br /> Vận hành mô hình<br /> Nước thải được bơm định lượng cấp liên tục<br /> vào ngăn phản ứng. Mô hình xử lý được cấp khí<br /> thông qua bơm khí từ đáy ngăn phản ứng cung<br /> cấp oxi cho vi khuẩn hoạt động. Nước thải đầu<br /> vào sẽ đi từ đầu ngăn phản ứng ở phía đáy, di<br /> <br /> chuyển đến cuối ngăn phản ứng và chảy qua<br /> ngăn lắng từ phía trên, tiếp tục đi lên phía trên<br /> ngăn lắng và chảy qua miệng ống ra ngoài mô<br /> hình (hình 4).<br /> Nghiên cứu tiến hành các giai đoạn thí<br /> nghiệm như bảng 2.<br /> <br /> Bảng 2. Các giai đoạn thí nghiệm<br /> Giai đoạn<br /> 1<br /> <br /> Lưu lượng (L/ngày)<br /> 10 - 20 và 30<br /> <br /> Giá thể<br /> Poly acrylic<br /> <br /> 2<br /> <br /> 10<br /> <br /> Poly acrylic<br /> <br /> 3<br /> <br /> 10<br /> <br /> Sợi bông tắm<br /> <br /> Ghi chú<br /> Tăng nồng độ N-NH4<br /> nước thải vào<br /> Tăng nồng độ N-NH4<br /> nước thải vào<br /> <br /> Phương pháp phân tích<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> <br /> N-NO2 được xác định bằng phương pháp so<br /> màu sử dụng thuốc thử Griss. N-NO3 được xác<br /> định băng phương pháp so màu dựa trên phản<br /> ứng của nitrat với axit disunfophenol tạo thành<br /> nitrofenoldisunfonic trong môi trường kiềm có<br /> màu vàng đặc trưng, đo tại bước sóng 410 nm.<br /> Các chỉ tiêu khác được phân tích theo Standard<br /> methods for the examination of water and<br /> wastewater, phiên bản thứ 20 (Clescerl et al,<br /> 1999): N-NH4 (4500-NH3 F), N-NO2 , N-NO3,<br /> SS(2540 D), VSS (2540 E), độ kiềm (2320 B),<br /> COD(5220 B); COD được điều chỉnh theo chất<br /> cản trở N-NO2 (-1,1 mg/L COD cho 1 mg/L NNO2). pH và DO được đo bằng thiết bị đo cầm<br /> tay tương ứng.<br /> <br /> Hiệu quả xử lý N-NH4<br /> Quá trình vận hành mô hình thí nghiệm cho<br /> thấy có sự giảm rõ rệt nồng độ ammonium của<br /> nước thải (hình 5). Ở tải trọng 0,04 kg<br /> N-NH4/m3.ngày (lưu lượng 10 L/ngày, nồng độ<br /> N-NH4 đầu vào trung bình 61,6 mg/L), nồng độ<br /> N-NH4 sau phản ứng dao động trong khoảng<br /> 0,6-11,9 mg/L. Hiệu quả xử lý N-NH4 tăng dần<br /> từ 80,3% lên 99%, ổn định trong khoảng 96,799%. Khi tăng lưu lượng nước thải vào ngăn<br /> phản ứng gấp đôi (20 L/ngày) tương ứng tải<br /> trọng 0,08 kgN-NH4/m3.ngày; nồng độ N-NH4<br /> đầu ra và hiệu quả xử lý dao động trong khoảng<br /> 1-12,7 mg/L và 78,7-98,4%, hiệu suất xử lý<br /> trung bình 90,3%. Ở tải trọng ammonium đầu<br /> 107<br /> <br /> Le Cong Nhat Phuong, Le Thi Cam Huyen, Nguyen Huynh Tan Long<br /> <br /> vào 0,14 kgN-NH4/m3.ngày (mô hình vận hành<br /> 30 L/ngày) với N-NH4 đầu vào trung bình 70<br /> <br /> mg/L, hiệu quả xử lý dưới 90,8%, giá trị trung<br /> bình là 87,8%.<br /> <br /> Giai đoạn 1<br /> <br /> Giai đoạn 2<br /> Hình 5. Sự thay đổi nồng độ N-NH4<br /> <br /> Qua số liệu trên cho thấy, hiệu suất xử lý<br /> giảm dần khi tăng tải trọng ammonium nước<br /> thải đầu vào, tuy nhiên, về khả năng loại N-NH4<br /> thì thực tế hiệu quả xử lý tốt hơn.<br /> Trong thí nghiệm đánh giá hiệu quả xử lý<br /> của mô hình khi nồng độ N-NH4 nước thải đầu<br /> vào thay đổi, kết quả cho thấy, mô hình có sự<br /> thích nghi với sự tăng của nồng độ ammonium.<br /> Ở giai đoạn 2 này, mô hình được vận hành thay<br /> đổi ở 4 giá trị tải trọng 0,07-0,09-0,11-0,13<br /> kgN-NH4/m3 .ngày, hiệu suất loại ammonium<br /> trung bình đạt được tương ứng 86,2%-78,5%74,2%-66,8% (hiệu suất cao nhất tương ứng là<br /> 90,5%-84,5%-81,8%-72,8%). Cũng như giai<br /> <br /> đoạn 1, tuy hiệu suất loại N-NH4 giảm, nhưng<br /> thực tế, khả năng loại N-NH4 tốt hơn, các giá trị<br /> tải trọng loại trung bình N-NH4 tương ứng<br /> 0,059-0,069-0,08-0,084 kgN-NH4/m3.ngày (giá<br /> trị tải trọng loại cao nhất lần lượt 0,064-0,0760,092-0,093 kgN-NH4/m3 .ngày).<br /> Qua 2 giai đoạn thí nghiệm, kết quả cho<br /> thấy rằng, hiệu suất xử lý của mô hình cao hơn<br /> khi tăng tải trọng ammonium nước thải đầu vào<br /> bằng cách tăng lưu lượng nước thải so với cách<br /> tăng nồng độ ammonium. Điều này có thể liên<br /> quan đến sự thích nghi chậm với nồng độ NNH4 của sinh khối (bảng 3).<br /> <br /> Bảng 3. Bảng hiệu suất và tải trọng loại N-NH4 ở giai đoạn 1 và 2<br /> Tải trọng N-NH4<br /> Giai đoạn<br /> Hiệu suất (%)<br /> nước thải đầu vào<br /> (kgN-NH4/m3.ngày)<br /> 1<br /> 92<br /> 0,04<br /> 1<br /> 90,3<br /> 0,08<br /> 1<br /> 87,8<br /> 0,14<br /> 2<br /> 86,2<br /> 0,07<br /> 2<br /> 78,5<br /> 0.09<br /> 2<br /> 74,2<br /> 0,11<br /> 2<br /> 66,8<br /> 0,13<br /> Trong thí nghiệm sử dụng giá thể sợi bông<br /> tắm, khả năng loại ammonium của mô hình<br /> cũng được ghi nhận (hình 6).<br /> Tương tự giai đoạn 2, giai đoạn này mô<br /> hình vận hành với tải trọng tăng dần bằng cách<br /> 108<br /> <br /> Tải trọng loại N-NH4<br /> (kgN-NH4/m3.ngày)<br /> 0,038<br /> 0,073<br /> 0,123<br /> 0,059<br /> 0,069<br /> 0,08<br /> 0,084<br /> <br /> tăng nồng độ N-NH4 nước thải vào ngăn phản<br /> ứng: 0,04-0,07-0,09-0,11 kgN-NH4/m3.ngày, kết<br /> quả đạt được hiệu suất loại ammonium trung<br /> bình tương ứng là 88%-80,6%-76,4%-72,5% và<br /> tải trọng loại trung bình lần lượt là 0,036-0,055-<br /> <br /> TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 105-110<br /> <br /> 0,066-0,078 kgN-NH4/m3.ngày.<br /> Trong giai đoạn thí nghiệm 2 và 3, kết quả<br /> cho thấy, hiệu quả xử lý của mô hình sử dụng<br /> giá thể sợi polyacrylic tốt hơn giá thể sợi bông<br /> tắm (hiệu suất xử lý 86,2% so với 80,6% ở tải<br /> trọng 0,07 kgN-NH4/m3.ngày). Trong thí<br /> nghiệm cũng ghi nhận sự dính bám của sinh<br /> khối vi khuẩn vào mạng lưới sợi polyacrylic,<br /> trong khi đó giá thể sợi bông tắm không có sự<br /> <br /> dính bám mà chỉ tập trung thành từng lớp dày<br /> nằm trong các lớp giá thể.<br /> Trong các giai đoạn thí nghiệm, một lượng<br /> nhỏ N-NO2 (0,1-0,5 mg/L) sinh ra sau quá trình<br /> xử lý được ghi nhận. Trong khi đó, lượng N-NO3<br /> sinh ra nhiều, tỉ số giữa N-NH4 tiêu thụ/N-NO3<br /> sinh ra ở 3 giai đoạn thí nghiệm lần lượt là 1-0,44;<br /> 1-0,3 và 1-0,3. Nồng độ DO trong ngăn phản ứng<br /> ghi nhận được có giá trị DO < 0,5 mg/L.<br /> <br /> Hình 6. Sự thay đổi nồng độ N-NH4 ở giai đoạn thí nghiệm 3<br /> Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả xử lý NNH4 của mô hình đạt 87,8-92% ở tải trọng 0,040,14 kgN-NH4/m3.ngày. Một kết quả nghiên cứu<br /> cùng công nghệ xử lý với nghiên cứu này sử<br /> dụng nước thải giết mổ của Reginatto (2005) [5]<br /> cũng đạt hiệu quả xử lý đến 95% ở tải trọng<br /> <br /> 0,033-0,067 kgN-NH4/m3.ngày. Ở Việt Nam,<br /> một nghiên cứu quá trình nitrit hóa - anammox<br /> xử lý nước thải chăn nuôi cũng đạt hiệu quả xử<br /> lý N-NH4 cao 80-95% ở tải trọng 0,17-0,33<br /> kgN-NH4/m3 .ngày (bảng 4).<br /> <br /> Bảng 4. Tải trọng và hiệu suất xử lý N-NH4 của một số nghiên cứu<br /> Quá trình<br /> Nitrit hóa - Anammox<br /> Nitrit hóa - Anammox<br /> Nitrit hóa - Anammox<br /> (SBR)<br /> Nitrit hóa - Anammox<br /> <br /> Nước thải<br /> Nước thải<br /> giết mổ<br /> Nước thải<br /> giết mổ<br /> Nước thải<br /> chăn nuôi<br /> Nước thải<br /> chăn nuôi<br /> <br /> Tải trọng<br /> kgN-NH4/m3.ngày<br /> <br /> Hiệu suất<br /> (%)<br /> <br /> Tác giả<br /> <br /> 0,04-0,14<br /> <br /> 87,8-92<br /> <br /> Nghiên cứu này<br /> <br /> 0,033-0,067<br /> <br /> 40-95<br /> <br /> V. Reginatto et al.<br /> [5]<br /> <br /> 0,054-0,108<br /> <br /> 95<br /> <br /> E.Choi et al. [2]<br /> <br /> 0,17-0,33<br /> <br /> 80-95<br /> <br /> Phương [4]<br /> <br /> 109<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2