intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử lý ảnh trong công nghiệp nhu cầu thách thức và giải pháp

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

41
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mạng nơron tế bào CNN (Cellular Nonlinear/neural Network) được các nhà bác học Mỹ Leon O.Chua và L.Yang giới thiệu năm 1988 và sau đó năm 1992 là máy tính vạn năng tương tự logic CNN UM [5, 6, 7] đã mở ra một lối thoát cho bài toán xử lý ảnh thời gian thực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử lý ảnh trong công nghiệp nhu cầu thách thức và giải pháp

T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 2/N¨m 2008<br /> <br /> XỬ LÝ ẢNH TRONG CÔNG NGHIỆP NHU CẦU, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP<br /> Phạm Đức Long (Khoa Công nghệ thông tin - ĐH Thái Nguyên)Phạm Thượng Cát (Viện Công nghệ thông tin - Viện KH&CN Việt Nam)<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Quan sát là một trong những phương thức thu thập thông tin quan trọng. 79% thông tin<br /> con người thu thập được qua thị giác đều bắt nguồn từ ảnh [3]. Các hình ảnh được truyền tới bộ<br /> não, được xử lý tại đây, rồi sau đó các chỉ thị của não sẽ gây ra các phản ứng tương ứng của cơ<br /> thể. Nhưng những năng lực tự nhiên của con người không phải là vô hạn. Trong rất nhiều<br /> trường hợp khả năng bắt ảnh của mắt người, khả năng xử lý của não người không đáp ứng được<br /> các yêu cầu quan sát - Đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nơi mà tốc độ của các<br /> dây chuyền sản xuất cực kỳ nhanh, thời gian tồn tại sự kiện vô cùng nhỏ, số lượng đối tượng<br /> quan sát, thông tin cần xử lý vô cùng lớn. Con người với sức sáng tạo không ngừng đã tạo ra<br /> được nhiều công cụ có khả năng hỗ trợ, khắc phục được các năng lực hạn chế của bản thân. Các<br /> camera độ nhạy cao cùng với các máy tính số mạnh đã tạo ra các hệ thống quan sát có khả năng<br /> thay thế con người trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên vẫn còn quá nhiều khoảng trống trong<br /> bức tranh xử lý ảnh bằng máy tính trong công nghiệp. Do sử dụng các máy tính số hoạt động<br /> theo nguyên lý xử lý lệnh tuần tự làm công cụ thực hiện nên mặc dù các chuyên gia xử lý ảnh đã<br /> cố gắng cải tiến, hoàn thiện các thuật toán thu và xử lý ảnh nhưng với nhiều nhu cầu như thu và<br /> xử lý ảnh trong những thời gian cỡ micro giây, tốc độ bắt ảnh và xử lý vài trăm hình trên giây<br /> (fps), xử lý ảnh thời gian thực từ nhiều nguồn ảnh tới cùng một lúc... thì phương pháp xử lý ảnh<br /> truyền thống đã không đáp ứng được. Việc tăng tốc độ xử lý của các bộ vi xử lý cũng không<br /> phải là vô hạn do các hạn chế về cấu trúc vật lý của vật liệu bán dẫn.<br /> Mạng nơron tế bào CNN (Cellular Nonlinear/neural Network) được các nhà bác học Mỹ<br /> Leon O.Chua và L.Yang giới thiệu năm 1988 và sau đó năm 1992 là máy tính vạn năng tương tự<br /> logic CNN UM [5, 6, 7] đã mở ra một lối thoát cho bài toán xử lý ảnh thời gian thực. Với kiến<br /> trúc mạng nơron tế bào, xử lý song song với hàng chục nghìn CPU (sản phNm thương mại hiện<br /> nay là ACE16k với 16.384 CPU và Q-Eye với 25.344 CPU trong một chip), lập trình được từ<br /> các máy tính số sử dụng hệ điều hành thông dụng như Windows 2000, XP khả năng bắt ảnh và<br /> xử lý của các thiết bị ứng dụng công nghệ CNN đã đạt tới 10.000 fps; trong nhiều trường hợp đã<br /> đạt đến 50.000-70.000 fps.<br /> 2. Nhu cầu xử lý ảnh trong công nghiệp<br /> Ngày nay sản xuất công nghiệp đã đạt tới trình độ tự động hoá cao, tốc độ sản xuất của<br /> dây chuyền rất lớn. Thực tế này dẫn tới là nếu có sai lệch trong quá trình sản xuất thì chỉ trong<br /> những khoảng thời gian rất ngắn đã có ngay hàng loạt lớn số lượng sản phNm phế phNm. Do đó<br /> mọi khâu từ kiểm tra giám sát đến điều chỉnh đều phải đáp ứng rất nhanh; đặc biệt là khâu kiểm<br /> tra phát hiện. Nhu cầu xử lý ảnh trong công nghiệp hiện nay càng ngày càng lớn chủ yếu gồm:<br /> đo, kiểm tra, phân loại, hiển thị. Các hệ thống xử lý ảnh công nghiệp này ngoài yêu cầu chính<br /> xác còn cần phải đảm bảo yêu cầu về thời gian thực (real-time).<br /> 121<br /> <br /> T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 2/N¨m 2008<br /> <br /> 3. Xử lý ảnh bằng máy tính hệ lệnh tuần tự<br /> Xử lý ảnh bằng máy tính hệ lệnh tuần tự đã đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh<br /> vực của thực tiễn: Các chương trình nhận dạng mặt người, nhận dạng vân tay trong điều tra<br /> hình sự. Các chương trình xử lý ảnh vệ tinh, kiểm soát giao thông. Xử lý ảnh chụp cắt lớp,<br /> chuNn đoán tế bào trong y học. Các chương trình nhận dạng chữ viết...đã đem lại nhiều ứng<br /> dụng tiện ích cho con người. Việc nghiên cứu các phương pháp xử lý ảnh, cải tiến các thuật<br /> toán xử lý trên máy tính hệ lệnh tuần tự vẫn được được tiếp tục nhằm đáp ứng các nhu cầu<br /> của thực tế. Tuy nhiên việc xử lý đã gặp phải các ngưỡng, các giới hạn khó có thể vượt qua<br /> như đã nói ở phần đầu bài viết. Vì sao vậy? Ta hãy xem xét quá trình xử lý ảnh bằng phương<br /> pháp truyền thống:<br /> Các ảnh đưa vào máy tính để xử lý là các ảnh đã được số hoá. Chúng có thể là ảnh nhị<br /> phân (chỉ có 2 mức đen/trắng) hoặc ảnh mức xám (đen trắng có nhiều mức) hoặc ảnh màu (tổng<br /> hợp từ 3 màu cơ bản: đỏ, xanh, lục). Các ảnh được lưu trữ dưới dạng các ma trận có kích cỡ<br /> khác nhau. Khi xử lý ảnh tuỳ theo yêu cầu các giá trị ảnh sẽ bị biến đổi với các phép tính toán<br /> khác nhau. Việc thao tác được thực hiện lần lượt từng bit một. Ảnh càng lớn, thao tác càng phức<br /> tạp số lượng phép tính thực hiện yêu cầu càng lớn dẫn đến thời gian xử lý càng dài. Một ví dụ<br /> thực hiện hình thái học erosion & dilation ảnh nhị phân như sau:<br /> <br /> Hình 1 Thực hiện erosion và dilation ảnh nhị phân<br /> <br /> Ta có một ảnh P như hình 1. Thực hiện phép erosion và dilation ảnh bằng cách tuỳ theo<br /> yêu cầu xử lý tạo ra các tập phần tử có cấu trúc (mặt nạ), sau đó rê mặt nạ đi khắp ảnh và tính<br /> giá trị điểm ảnh bởi các điểm lân cận với motip của mặt nạ. Các phép thực hiện có thể là hội,<br /> tuyển hoặc liên hợp [3, 4]. Chẳng hạn Dilation: Rê mặt nạ S đi khắp ảnh và tại mỗi điểm kiểm<br /> tra nếu bít có giá trị 1 thì thực hiện phép tuyển với bit mặt nạ quanh điểm ảnh đó. Kết quả được<br /> D(P,S) Theo cách này khối lượng tính toán rất lớn: Với ảnh P như trên có 28 bit cần kiểm tra 28<br /> lần, tại mỗi vị trí cần thực hiện 9 lần phép tuyển.Với các thao tác lọc, dò biên, trích chọn đặc<br /> tính... số lượng tính toán cũng vô cùng lớn.<br /> 3. Công nghệ CNN và hệ thống thu ảnh - xử lý song song<br /> Công nghệ CNN [5,6] được xây dựng trên tư tưởng chung là sử dụng một mảng đơn giản<br /> các tế bào nối liền nhau cục bộ để xây dựng một hệ thống xử lý tín hiệu analog đồ sộ. Đặc điểm<br /> mấu chốt của mạng nơron là xử lý song song không đồng bộ, thời gian liên tục. Mô hình của<br /> một mạng nơron 2 chiều gồm 16 cell như hình 2.<br /> 122<br /> <br /> T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 2/N¨m 2008<br /> <br /> Hình 2. Mạng nơron tế bào<br /> <br /> Khối mạch cơ bản của CNN được gọi là cell. Nó chứa các phần tử mạch tuyến tính và<br /> không tuyến tính. Đó là các tụ điện, điện trở, nguồn dòng, nguồn dòng được điều khiển bằng điện<br /> áp. Mỗi một cell trong CNN chỉ nối tới các cell láng giềng của cell đó. Các cell liền kề có thể ảnh<br /> hưởng trực tiếp đến mối cell khác. Các cell không nối trực tiếp với nhau có thể tác động cell khác<br /> gián tiếp bởi sự lan truyền động học của CNN [5]. Phương trình trạng thái của CNN tiêu chuNn<br /> Trong đó z=I được gọi là ngưỡng của cell Cij . A(ij;kl) và B(ij;kl) được gọi là các toán tử<br /> <br /> C<br /> <br /> dvxij (t )<br /> dt<br /> <br /> =−<br /> <br /> 1<br /> vxij (t ) + ∑ A(i, j; k , l )v ykl (t ) + ∑ B(i, j; k , l )vukl + I<br /> Rx<br /> C ( k ,l )∈Nr (i , j )<br /> C ( k ,l )∈Nr (i , j )<br /> <br /> hồi tiếp và điều khiển. Với r=1 chúng là các ma trận 3 x 3. Trong một cell, động học là cố định.<br /> Bộ ba thông số (A, B, z) định nghĩa tác động của lớp CNN. Chúng được gọi là tập mẫu hay còn<br /> gọi là gien. Do có kiến trúc là một mảng các bộ xử lý (mỗi cell là một bộ xử lý) nên CNN rất<br /> thích hợp cho xử lý ảnh [6].<br /> Khi mới được phát minh các CNN chỉ có thể thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tuỳ theo tập<br /> gien của nó. Để việc sử dụng linh hoạt, mềm dẻo và linh hoạt hơn người ta đã nghĩ tới chuyện<br /> thay đổi các tập gien. Kiến trúc máy tính vạn năng tương tự logic CNN UM (CNN Universal<br /> Machine) ra đời (1992) [7]. Từ đây các gien có thể thay đổi tuỳ theo yêu cầu của phép xử lý.<br /> Việc đưa bộ gien vào CNN UM được thực hiện thông qua máy tính số thông thường.<br /> Tiến xa hơn nữa, để tạo ra các thiết bị chuyên dùng xử lý ảnh có công suất mạnh người<br /> ta đã tích hợp các mảng sensor thu ảnh vào thiết bị CNN. Luồng tín hiệu ảnh từ các sensor được<br /> đưa thẳng tới đầu vào của chip CNN. Quá trình động học diễn ra với những thời gian vô cùng<br /> ngắn (5µs hoặc nhỏ hơn [5]). Tuỳ theo tập gien nạp vào theo những yêu cầu khác nhau của xử lý<br /> ảnh mà tín hiệu đầu ra của các cell - tập hợp thành ảnh đã được xử lý khác nhau. Một số những<br /> đại diện cho loại thiết bị này là thiết bị Bi-i V2 (và gần đây là Bi-i V301). Đây là những thiết bị<br /> camera thông minh sử dụng chip ACE16k. Bộ xử lý này được cấu thành từ một ma trận 128 x<br /> 128 tế bào xử lý. Trong CNN các tế bào CNN nhiều lớp kết hợp với các sensor có cấu trúc<br /> tương tự như cấu trúc sinh học của mắt người. Con chip gồm 16.384 bộ xử lý tế bào làm việc<br /> song song. Toàn bộ quá trình hoạt động, tính toán của con chip cung cấp khả năng xử lý hình<br /> ảnh kích thước 128 x 128 lên đến 10.000fps bao gồm cả vào ra. Cấu tạo Bi-i như trong hình 3.<br /> 123<br /> <br /> T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 1(45) Tập 2/N¨m 2008<br /> <br /> Thiết bị có cấu tạo nhỏ gọn (154x182x58, trọng lượng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2