intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử lý và phân chia tài sản của doanh nghiệp bị phá sản

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nền kinh tế- xã hội của nước ta ngày càng đi lên, mỗi ngày có nhiều công ty được thành lập mới, đồng thời cũng có nhiều công ty vì những lý do khác nhau mà phá sản. Theo đó, tài sản của doanh nghiệp bị phá sản sẽ được xử lý theo quy định của Luật phá sản hiện hành. Bài viết sau đây sẽ trình bày về việc xử lý và phân chia tài sản của doanh nghiệp bị phá sản theo quy định của pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử lý và phân chia tài sản của doanh nghiệp bị phá sản

  1. XỬ LÝ VÀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP BỊ PHÁ SẢN Trần Huỳnh Đức, Nguyễn Thị Tƣờng Vi, Nguyễn Minh Luân, Trần Nhật Tâm Khoa Luật, trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Nền kinh tế- xã hội của nước ta ngày càng đi lên, mỗi ngày có nhiều công ty được thành lập mới, đồng thời cũng có nhiều công ty vì những lý do khác nhau mà phá sản. Theo đó, tài sản của doanh nghiệp bị phá sản sẽ được xử lý theo quy định của Luật phá sản hiện hành. Bài viết sau đây sẽ trình bày về việc xử lý và phân chia tài sản của doanh nghiệp bị phá sản theo quy định của pháp luật. 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁ SẢN 1.1. Khái niệm pháp luật phá sản Theo hiểu biết chung nhất, pháp luật phá sản là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Pháp luật phá sản là một bộ phận cấu thành nhóm các chế định pháp luật về giải quyết hậu quả của khung pháp lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Trong hoạt động kinh tế, thương mại pháp luật về phá sản là một chế định đặc thù, tính đặc thù được biểu hiện ở chỗ trong chế định này vừa chứa đựng các quy phạm pháp luật nội dung vừa chứa đựng các quy phạm pháp luật hình thức. Những vấn đề cơ bản trong việc giải quyết phá sản như: lý do phá sản, trình tự thủ tục phá sản, quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thủ tục phục hồi, thanh lý tài sản và việc phân chia tài sản của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Từ khái niệm trên cho chúng ta thấy được tính đặc thù của pháp luật phá sản thể hiện ở chỗ: Các quy định của pháp luật phá sản vừa chứa đựng quy phạm pháp luật về nội dung vừa chứa đựng quy phạm pháp luật về hình thức Quy phạm pháp luật về nội dung: điều chỉnh quan hệ về tài sản giữa con nợ và chủ nợ, quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ đó. Khách thể của quan hệ này: là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Quy phạm pháp luật về hình thức:điều chỉnh quan hệ tố tụng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với chủ nợ, con nợ và những người có liên quan, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này. 1.2. Vai trò của Luật phá sản Là một nước mới chuyển sang nền kinh tế thị trường nên khái niệm phá sản còn rất xa lạ và mơ hồ đối với rất nhiều người, thậm chí với cả các doanh nghiệp, vì vậy, pháp luật về phá sản phải đảm bảo các mục tiêu sau: – Đảm bảo việc đòi nợ của các chủ nợ được công bằng, trật tự: + Mục đích chính của pháp luật về phá sản là thay thế cơ chế xiết nợ theo kiểu “mạnh ai nấy được” bằng một cơ chế đòi nợ tập thể công bằng và trật tự.. Như vậy, thông qua pháp luật về phá sản, các chủ nợ sẽ được tham gia vào quá trình thu hồi và phát mại tài sản của doanh nghiệp để tối đa hóa tài sản phá sản của doanh nghiệp (đảm bảo tất cả các tài sản của doanh nghiệp đều được thu 182
  2. hồi và được phát mại với giá cao nhất). Tài sản phá sản này sẽ được đem phân chia một cách công bằng cho các chủ nợ tránh tình trạng chủ nợ đến đòi nợ trước được hưởng nhiều, chủ nợ đến sau hoặc không có mối quan hệ riêng với con nợ thì không nhận được phần thanh toán của mình. – Giải phóng con nợ và tạo cho con nợ có được sự khởi đầu mới: + Việc giải quyết phá sản phải giải phóng con nợ khỏi những gánh nặng nợ nần mà họ không thể trả nợ được và trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho họ có được sự khởi đầu mới. Con nợ chỉ được giải phóng khỏi các khoản nợ khi không có hành vi gian trá trong những nguyên nhân dẫn tới việc phá sản. Cùng với chế độ TNHH, pháp luật về phá sản tạo niềm tin và sự an toàn cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường. Tuy nhiên, Luật Phá sản 2014 không miễn trừ nghĩa vụ trả nợ cho chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh sau khi có tuyên bố phá sản doanh nghiệp được xem là một chế tài quá khắt khe và thiếu hợp lý. Quy định tại điều 90 Luật Phá sản 2004 này không tạo động lực cho các nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn. – Bảo vệ quyền lợi của người lao động: + Người lao động là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất từ việc phá sản doanh nghiệp. Họ bị mất việc làm và thậm chí không nhận được các khoản lương mà doanh nghiệp mắc nợ nợ họ. Vì vậy, pháp luật về phá sản phải đảm bảo quyền yêu cầu tuyên bố phá sản của người lao động, quyền tham gia các hoạt động phục hồi và thanh lý tài sản cũng như quyền được ưu tiên thanh toán trước các chủ nợ khác. Theo quy định của pháp luật phá sản, người lao động không những có quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản mà các quy định về thứ tự ưu tiên khi phân chia giá trị còn lại của doanh nghiệp, chế độ trợ cấp, bảo hiểm thôi việc… – Góp phần bảo vệ trật tự kỷ cương trong xã hội: + Khi doanh nghiệp bị phá sản thì chủ nợ nào cũng muốn lấy được càng nhiều càng tốt tài sản còn lại của doanh nghiệp bị phá sản. Như vậy nếu không có Luật để đưa vấn đề phân chia tài sản của con nợ theo một trật tự nhất định, nhằm bảo đảm sự công bằng và khách quan mà cứ để mạnh ai người nấy lấy một cách vô tổ chức thì sẽ gây ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự, gây ra mâu thuẫn giữa chủ nợ với con nợ, giữa chủ nợ với nhau. Bằng việc giải quyết công bằng, thỏa đáng mối quan hệ về lợi ích giữa chủ nợ và con nợ và giữa các chủ nợ với nhau, pháp luật về phá sản góp phần giải quyết mâu thuẫn, hạn chế những căng thẳng có thể có giữa họ với nhau, nhờ đó đảm bảo được trật tự kỷ cương của xã hội. – Tái tổ chức lại doanh nghiệp và cơ cấu lại nền kinh tế: + Phá sản bao giờ cũng kéo theo những hậu quả về kinh tế xã hội nhất định nhưng phá sản không phải là hiện tượng hoàn toàn tiêu cực. Phá sản là một giải pháp hữu hiệu trong việc cơ cấu lại nền kinh tế, là sự đào thải tự nhiên đối với doanh nghiệp làm ăn yếu kém, góp phần duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Luật Phá sản doanh nghiệp là cơ sở pháp lý để xóa bỏ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các nhà đầu tư. 1.3. Khái niệm phá sản Khác với các văn bản luật phá sản trước đây của Việt Nam đều không đưa ra định nghĩa cho khái niệm phá sản, Luật Phá sản năm 2014 đã đưa ra một định nghĩa pháp lý về phá sản, theo đó, “Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản” theo khoản 2 điều 4 Luật Phá Sản năm 2014. Khái niệm này đã tiếp cận phá sản dưới góc độ là một quyết định của tòa án chứ không phải là quá trình ban hành ra quyết định đó (thủ tục phá sản). 183
  3. 2. XỬ LÝ VÀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Xử lý tài sản của doanh nghiệp bị phá sản – Xử lý tranh chấp tài sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản: + Trong quá trình giải quyết phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà phát sinh tranh chấp về tài sản trước khi có quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ việc phá sản phải xem xét tách phần tài sản đang tranh chấp để giải quyết bằng vụ án khác theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. + Sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án nhân dân giải quyết tranh chấp tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 114 Luật phá sản 2014 thì Tòa án nhân dân giải quyết phá sản xử lý tài sản như sau:  Trước khi có quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản có được từ bản án, quyết định có hiệu lực được nhập vào tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã  Sau khi có quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản có được từ bản án, quyết định có hiệu lực được phân chia theo quyết định tuyên bố phá sản trước đó. + Việc tách tài sản đang tranh chấp thành vụ án khác theo quy định tại khoản 1 Điều 114 được thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật phá sản 2014. + Khi doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia giải quyết tranh chấp về tài sản Khi doanh nghiệp, hợp tác xã nhận quyết định tuyên bố phá sản thì việc quản lý, xử lý tài sản là một điều quan trọng. Bởi lẽ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lúc này sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhiều chủ thể khác có liên quan. Trong trường hợp tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán đang trong tình trạng tranh chấp thì việc xử lý tranh chấp phải tuân theo quy định của pháp luật phá sản. – Xử lý trường hợp có tranh chấp tài sản trong quá trình thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản: + Quá trình thực hiện việc thanh lý tài sản theo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản mà có tranh chấp hoặc không thể thi hành được thì Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản đề nghị Tòa án nhân dân đã giải quyết vụ việc phá sản xem xét. + Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản, Tòa án nhân dân phải xem xét ra một trong các văn bản sau:  Văn bản trả lời không chấp nhận đề nghị của Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản;  Chuyển đơn đề nghị đến người có thẩm quyền để xem xét kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định của pháp luật. + Trường hợp Chấp hành viên, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia thủ tục phá sản không đồng ý với văn bản trả lời quy định tại điểm a khoản 2 Điều 115 Luật phá sản 2014 thì có quyền đề nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định của pháp luật. + Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia giải quyết tranh chấp về tài sản. – Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng và xử lý nợ xấu: 184
  4. + Tòa án nhân dân tối cao vừa ban hành Công văn 152/TANDTC-PC, ngày 19/7/2017, về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng và xử lý nợ xấu, đánh dấu một trong những bước chuyển biến đầu tiên của hệ thống tư pháp trong nỗ lực hiện thực hóa Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng vừa được quốc hội thông qua. + Tại Công văn, Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn cụ thể về cách thức xử lý tài sản đảm bảo của doanh nghiệp phá sản. Theo đó, trong trường hợp doanh nghiệp vay bị phá sản, tổ chức tín dụng (TCTD) yêu cầu Tòa án xử lý cả TSBĐ của bên thứ ba thì Tòa án từ chối và đề nghị khởi kiện tại một vụ án khác. + Tuy nhiên, khi đã có quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, TCTD tiếp tục khởi kiện yêu cầu xử lý TSBĐ của bên thứ ba nhằm thu hồi vốn thì có Toà án chấp thuận thụ lý và giải quyết, có Toà án lại không thụ lý với lý do nghĩa vụ (khoản nợ) không còn tồn tại (do doanh nghiệp không còn tồn tại và theo luật đã được xoá nợ). Điều này đã tước bỏ quyền hợp pháp và gây thiệt hại cho TCTD. – Phương thức xử lý của các Thẩm phán khi xử lý các vụ việc liên quan đến tài sản bảo đảm: Phương thức xử lý của các Thẩm phán khi xử lý các vụ việc liên quan đến TSBĐ của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản đối với chủ nợ có bảo đảm, tại Điểm 9 văn bản số 152/TANDTC-PC TANDTC đã nêu rõ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý vụ việc phá sản, các Tòa án nhân dân phải thực hiện các nội dung sau:  Một là, tạm đình chỉ việc giải quyết vụ việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động có liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là một bên đương sự. Thủ tục tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.  Hai là, tách và tạm đình chỉ giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự, hành chính liên quan đến nghĩa vụ tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là một bên đương sự. Thủ tục tách và tạm đình chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng hành chính.  Ba là, tạm đình chỉ việc xử lý tài sản bảo đảm của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán đối với các chủ nợ có bảo đảm. Trong trường hợp sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật Phá sản năm 2014 thì văn bản số 152/TANDTC-PC hướng dẫn Thẩm phán phải xem xét và xử lý như sau:  Thứ nhất, xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ nếu tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh;  Thứ hai, xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn nếu không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Trong trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Phá sản năm 2014, cụ thể: đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó. Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. 185
  5. Đồng thời, việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1, quy định cho trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều 35;Tại khoản 2 Điều 53 quy định trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều 35, Luật Phá sản năm 2014 được thực hiện như sau:  Thứ nhất, đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó;  Thứ hai, trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. – Xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX giải thể, phá sản. Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 31/2018/TT-BTC hướng dẫn việc xử lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn khi hợp tác xã (HTX), liên hiệp HTX giải thể, phá sản. Theo đó, để sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí tài sản, khi HTX giải thể, phá sản, trước tiên thực hiện bàn giao cho cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước. Trong đó ưu tiên bàn giao cho các HTX khác nằm trên địa bàn, nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn. Trường hợp không thực hiện bàn giao được thì thực hiện chuyển nhượng hoặc thanh lý tài sản cho tất cả các đối tượng có nhu cầu sử dụng; thanh lý tài sản thực hiện nếu tài sản đã hết khấu hao, lạc hậu, bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả. HTX sau khi có giấy xác nhận về việc giải thể và quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký HTX, thực hiện kiểm kê tài sản; xác định rõ nguồn gốc hình thành tài sản, tỷ lệ phần vốn hỗ trợ, vốn từ nguồn quỹ đầu tư phát triển, vốn từ khoản được tặng, vốn tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia và tỷ lệ vốn đóng góp của các thành viên HTX trên nguyên giá của tài sản. Đồng thời, tổ chức định giá tài sản không chia. Đối với những tài sản thực hiện phương thức chuyển nhượng, thanh lý tài sản bằng hình thức thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá hoặc thành lập Hội đồng định giá. Đối với tài sản không chia của HTX là quyền sử dụng đất do Nhà nước giao, cho thuê đất thì thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai. Trường hợp tài sản không còn hồ sơ, tài liệu để xác định nguồn gốc tài sản hoặc tỷ lệ từng loại nguồn vốn hình thành tài sản thì được xem như là tài sản không chia hình thành từ vốn hỗ trợ, trợ cấp của nhà nước và xử lý theo quy định điểm a, khoản 1 Điều 21 Nghị định số 193/2013/NĐ-CP. Việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật. Giá trị tài sản chuyển nhượng, thanh lý sau khi trừ chi phí chuyển nhượng, thanh lý tài sản và nộp thuế theo quy định, phần giá trị còn lại được phân chia theo tỷ lệ vốn trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước; vốn từ quỹ đầu tư phát triển; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia... Đối với trường hợp giải thể, phá sản mà vốn, tài sản của HTX không đủ để thanh toán các khoản nợ thì HTX được sử dụng khoản tiền thu được từ bàn giao, chuyển nhượng, thanh lý tài sản hình thành từ nhiều nguồn vốn nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này để thanh toán các khoản nợ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 193/2013/NĐ- CP của Chính Phủ Căn cứ pháp lý: Luật Phá Sản 2014, Thông tư 31/2018/TT-BTC, Công văn 152/TANDTC-PC 186
  6. 2.2. Phân chia tài sản của doanh nghiệp bị phá sản Chúng ta đã biết, trong quá trình giải quyết phá sản đối với một doanh nghiệp, chủ thể có quyền lợi bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chủ nợ. Cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phá sản ở Việt Nam, địa vị pháp lý của chủ nợ cũng được quan tâm và có nhiều thay đổi cho phù hợp với bối cảnh kinh tế – xã hội cũng như hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và chủ nợ. Luật Phá sản năm 2014 đã phân biệt rõ chủ nợ không có bảo đảm và chủ nợ có bảo đảm. Các chủ nợ khác nhau thì có địa vị pháp lý khác nhau trên tinh thần bảo vệ quyền lợi ích của chủ nợ có bảo đảm triệt để hơn so với các loại chủ nợ khác. Tuy nhiên, quy định về thứ tự phân chia tài sản khi tuyên bố phá sản thì Luật chưa đảm bảo quyền lợi của chủ nợ có đảm bảo. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 54 của Luật Phá sản quy định về thứ tự phân chia tài sản như sau: Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau: a. Chi phí phá sản; b. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết; c. Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; d. Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ. Áp dụng quy định nêu trên có những vấn đề bất cập, chưa đảm bảo quyền lợi của chủ nợ có đảm bảo. Cụ thế, trong thứ tự phân chia tài sản của điều luật, chúng ta có thể thấy không có quy định thứ tự cho chủ nợ có đảm bảo. Trong Luật Phá sản chỉ có quy định về xử lý khoản nợ có bảo đảm theo Điều 53, cụ thể như sau: Sau khi mở thủ tục phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề xuất Thẩm phán về việc xử lý khoản nợ có bảo đảm đã được tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 3 Điều 41 của Luật này, Thẩm phán xem xét và xử lý cụ thể như sau: a. Trường hợp tài sản bảo đảm được sử dụng để thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì việc xử lý đối với tài sản bảo đảm theo Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ; b. Trường hợp không thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm không cần thiết cho việc thực hiện thủ tục phục hồi kinh doanh thì xử lý theo thời hạn quy định trong hợp đồng đối với hợp đồng có bảo đảm đã đến hạn. Đối với hợp đồng có bảo đảm chưa đến hạn thì trước khi tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản, Tòa án nhân dân đình chỉ hợp đồng và xử lý các khoản nợ có bảo đảm. Việc xử lý khoản nợ có bảo đảm theo quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp tài sản bảo đảm có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đề nghị Thẩm phán cho xử lý ngay tài sản bảo đảm đó theo quy định tại khoản 3 Điều này. Việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này được thực hiện như sau: a. Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó; b. Trường hợp giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã. 187
  7. Nghiên cứu nội dung tại Điều 53 thì có thể thấy Luật phá sản chỉ quy định việc xử lý nợ có đảm bảo trước khi Tòa án tuyên bố phá sản. Nhưng trường hợp nợ có đảm bảo chưa được xử lý trước khi Tòa án tuyên bố phá sản thì không được quy định trong thứ tự phân chia tài sản theo Điều 54 khi Tòa án tuyên bố phá sản. Điều này gây thiệt hại đến quyền lợi của chủ nợ có đảm bảo cũng như gây lúng túng cho Tòa án khi ra quyết định tuyên bố phá sản vì không biết sắp xếp thứ tự ưu tiên cho chủ nợ đảm bảo ở hàng ưu tiên nào. Về địa vị pháp lý, chúng ta cần thống nhất với nhau một cách rõ ràng rằng, khoản nợ có đảm bảo có quyền ưu tiên thanh toán hơn so với khoản nợ không được đảm bảo. Nghiên cứu quy định tài Điều 54 của Luật Phá sản thì ngoài 3 hàng thứ tự phân chia tài sản là cần thiết, không thể chen ngang gồm có các chi phí đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ việc tuyên bố phá sản và khoản nợ liên quan đến quyền lợi của người lao động gồm có: a. Chi phí phá sản; b. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết; c. Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; Khoản nợ được đảm bảo sẽ được xếp ngay sau 3 hàng thứ tự này. Tuy nhiên, về nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước quy định tại mục d khoản 1 Điều 54 thực tế có cả tiền án phí phải nộp cho cơ quan thi hành án theo Bản án, quyết định đã có hiệu lực từ trước khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản. Về khoản tiền án phí này thì tại khoản 1 Điều 47 của Luật Thi hành án dân sự lại có quy định thứ tự cao hơn so với khoản nợ có đảm bảo. Do vậy cần tách riêng khoản án phí trong phần nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước và xếp cao hơn về thứ tự thanh toán của chủ nợ có đảm bảo cho phù hợp với Luật Thi hành án dân sự. Từ những nhận định trên, chúng tôi thấy rằng nên điều chỉnh thứ tự phân chia tài sản tại khoản 1 Điều 54 của Luật Phá sản như sau: a. Chi phí phá sản; b. Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết; c. Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; d. Đối với khoản nợ có bảo đảm được xác lập trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được thanh toán bằng tài sản bảo đảm đó; e. Án phí phải nộp theo Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành trước khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; f. Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán hết các khoản nợ theo thứ tự trên thì thì từng đối tượng cùng một hàng được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ. Đối tượng ở hàng sau chỉ được thanh toán khi các hàng trước đã được thanh toán hết mà vẫn còn tài sản. Trường hợp sau khi thanh toán hết nợ mà vẫn còn tài sản thì tài sản đó thuộc về: thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên; chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần; thành viên của Công ty hợp danh. 188
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Luật Phá Sản 2014 [2] Nghị định số 193/2013/NĐ- CP của Chính Phủ [3] Danh sách trang wed: [4] https://phaply24h.net/bai-viet/xu-ly-tranh-chap-tai-san-khi-doanh-nghiep-hop-tac-xa-co-quyet-dinh- tuyen-bo-pha-san?fbclid=IwAR3hHzvpRyyXTaG- E53cGEhMBEX8rOC_7Hv5kNpfwCmqBvlalhF3TrvWejQ [5] http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/phap-luat-kinh-doanh/xu-ly-tai-san-bao-dam-cua-doanh- nghiep-bi-pha-san- 189
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2