intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Y học cổ truyền - Dược phẩm vậng yếu

Chia sẻ: YDS NT92 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:373

305
lượt xem
72
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dược phẩm vậng yếu nói về tác dụng các vị thuốc và cách dùng trong bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh. Tập Tài liệu này biên ra có 150 vị, đều căn cứ vào khí vị và công năng mà xếp loại theo ngũ hành, mỗi loại có 30 vị, như thế không những tiện cho việc nghiên cứu mà còn quy nạp tất cả tính vị ưa nhau vào 1 loại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Y học cổ truyền - Dược phẩm vậng yếu

  1. THƯỢNG LÃN ÔNG Y TÔNG TÂM LĨNH (QUYỂN THỨ 20 – 21) DƯỢC PHẨM VẬNG YẾU Người dịch: Lương y NHỮ HỒNG PHẤN Hiệu đính: Lương y NGUYỄN TRUNG HÒA Nhà Xuất bản Y Học Hà Nội (In lần đầu 1970) HỘI Y HỌC DÂN TỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tái bản 1985 (có sửa chữa và bổ sung) 1
  2. Tiểu dẫn Vào cửa Hiên, Kỳ mà không biết tính dược thì có khác chi đi đêm không đèn, xưa vua Thần nông chia làm ba phẩm loại gồm 365 vị, đấy là công lao của bậc thánh nhân không ngại khó khăn giúp đời rộng rãi. Tôi hạng tài hèn, xem vào sách ấy có ch ỗ ph ải hoang mang nhiều ngả, tự nghĩ nhiều mà không rõ sao bằng ít mà tinh, nhân tham khảo các sách Chân châu nang của Trương Khiết Cổ (Kim) chỉ bàn có 100 vị, sách thuốc tùy thân của Đan Khê có 72 v ị, lại thêm bớt vào (vị phụ không kể) chia làm 5 tập quy thu ộc v ới ngũ hành. Trộm nghĩ, nghề làm thuốc cũng như dùng binh, th ầy thuốc ví như ông tướng, nếu tướng không hiểu binh lính thì làm sao mà lãnh đạo binh lính, chiến thắng được giặc; thầy thuốc không biết tính dược thì lấy gì để giúp ích cho người. Nhà binh, lấy 5 phương trước, sau, phải, trái và chính giữa làm cơ chuyển cho sự chuyển vận ứng tiếp của kỳ binh và chích binh, nhà y lấy ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ có ý nghĩa găng hại, kế thừa và chế ước lẫn nhau, nhà binh lấy địch tình, lấy tình hình chiến đấu làm tư liệu nghiên cứu, nhà y lấy chứng trạng biểu lý, hư thực làm then chốt để biện chứng, cho nên người giỏi dùng binh thì ứng biến vô cùng đối với các thế: phương, viên, khúc, trực (vuông, tròn, cong, ngay), người giỏi nghề thuốc thì thi thố với bệnh tật khôn lường bằng những thuốc tính ôn, lương, hàn, nhi ệt (ấm, mát, l ạnh, nóng). Tập sách này biên ra có 150 vị, đều căn cứ vào khí vị và công năng mà xếp loại theo ngũ hành, mỗi loại có 30 vị, như th ế không những tiện cho việc nghiên cứu mà còn quy nạp tất cả tính vị ưa nhau vào 1 loại, nhan đề là “DƯỢC PHẨM VẬNG YẾU” vì thích nó ở chỗ gọn gàng, đi đâu cũng dễ mang theo, cách tìm cũng nhanh chóng, cho nên tôi cho nó là một cây vàng trong tay áo vậy. LÊ HỮU TRÁC Biệt hiệu Hải Thượng Lãn Ông 2
  3. THỂ LỆ BIÊN TẬP - Toàn tập sách này lấy dược tính trong Phùng thì cẩm nang làm cốt yếu, lại tham hợp thêm các sách Cảnh Nhạc y h ọc nh ập môn, Lôi công bào chích và Bản thảo cương mục, cuối m ỗi v ị đ ều có phụ thêm cách bào chế của các nhà để tùy ý mà chọn dùng. - Mỗi vị thuốc đều chia làm ba mục: Chủ dụng, hợp dụng và kỵ dụng để tiện tra khảo. - Mỗi vị thuốc chính thì in chữ to đậm, vị thuốc phụ thì vi ết chữ phụ và in chữ mảnh. VỀ NGŨ VỊ Tính thủy nhuận hạ, nhuận hạ thì vị mặn. Tính hỏa bốc lên, bốc lên thì vị đắng; tính mộc cong và thẳng, cong th ẳng thì v ị chua; tính kim thuận theo, thay đổi thì vị cay; tính thổ ưa trồng tr ọt, tr ồng trọt thì vị ngọt. Vị đắng chạy thẳng mà sơ tiết, vị cay chạy ngang mà tán ra, vị chua bó lại mà thu liễm, vị mặn đóng lại làm mềm chất rắn, riêng có vị ngọt thì thăng được giáng được vì vị trí c ủa thổ ở trung ương mà kiêm cả ngũ hành, vị nhạt không chạy về năm tạng ch ỉ chạy vào kinh thái dương mà lợi tiểu tiện. Sách Nội kinh nói: “ Vị nhạt là gốc của năm vị cho nên có sinh có hóa, bởi khác nhau mà hóa, tức là mộc hóa ra mộc, là mộc khắc thổ mà vị nhạt vậy”. Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa là sáu thứ khí của tr ời. Cay, ngọt, mặn, đắng, chua là năm mùi vị của đất, tính c ủa nó ôn, lương, bổ, tả, thăng, giáng. Cay ngọt = ôn, bổ, thăng; thu ộc phần dương của đất; chua, mặn, đắng = mát (lương), giáng, thuộc phần âm của đất. dương thì nổi lên, âm thì chìm xuống, cay hay tán, chua hay thu liễm, mặn hay nhuận mềm, đắng hay tả ra, ngọt hay hòa hoãn, lại nói: “vị mặn tiết vọt ra thuộc âm, vị nhạt ngấm thì thuộc dương, dương ở trên, âm ở dưới”. Hơn nữa tính của chua thuộc dương mà vị thuộc âm cho nên có vị thuốc hoàn toàn thuộc dương (thuần dương), có vị hoàn toàn thuộc âm (thuần âm), có những vị 3
  4. thuốc mà hai ba vị hoặc hai ba khí, có vị chỉ dùng khí c ủa nó, có v ị chỉ dùng vị của nó, đại để khí thuộc dương, vị thuộc âm, khí hậu như Phụ tử là dương trong dương, khí bạc như Phục linh là âm trong dương, vị hậu như Đại hoàng là âm trong âm, vị bạc như Ma hoàng là dương trong âm, vị hậu nhất định có tác d ụng b ổ, khí nặng thì nhất định có tác dụng giáng xuống, vị nhạt thì có tác d ụng tả, tính nhẹ thì có tác dụng thăng lên. Lại nữa vị ngọt là nguồn gốc của mọi loại bổ, vị đắng là nguồn gốc của mọi loại tả, cay thơm đều có tác dụng hai mặt thăng giáng, chua mặn đều có tác dụng thu liễm và giáng xuống. BA GIAI ĐOẠN CHỮA BỆNH (sơ, trung, mạt) Phép chữa bệnh lúc ban đầu (sơ) thì phải chữa mạnh, vì m ới bị bệnh tà chưa vào sâu, nên dùng thuốc thông lợi nhanh để trừ khử ngay; bệnh ở giai đoạn giữa chừng (trung) thì dùng hai loại thuốc vừa mạnh vừa hòa hoãn hỗ trợ nhau, bệnh không phải m ới m ắc, không phải lâu ngày thì phép chữa vừa phải, nghe ngóng th ời ti ết đối chứng mà gia giảm, nuôi dưỡng chính khí vừa đuổi tà kiêm c ả hai mặt. Bệnh ở thời kỳ cuối (mạt) thì phép tắc là nên khoan thai hòa hoãn, dùng thuốc có tính hòa bình để an d ưỡng khí huyết, vì bệnh đã lâu thì người hư yếu, tà khí ẩn náu, cho nên ph ải khéo điều dưỡng chính khí thì tà tự rút lui. NĂM PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH (Hòa, thủ, tòng, chiết, thuộc) 1) Hòa: Giả sử bệnh nhiệt nhẹ thời dùng thuốc mát để đi ều hòa, điều hòa không kết quả thì mới dùng phương pháp thủ. 2) Thủ: Vì thế nhiệt hơi to, phải dùng thuốc hàn để đánh lấy, đánh lấy không được thì nên dùng phép tòng. 3) Tòng: Vì thế nhiệt đã quá lắm, phải dùng thuốc ôn để 4
  5. thuận theo nó, như ý nghĩa phải kế thừa mới chế ước được. Dùng phép ôn không kết quả thì lại dùng phương pháp chiết. 4) Chiết: Bệnh đã cực nặng, phải dùng cách đón lại phải kiềm chế, kiềm chế không kết quả thì phải dùng phép hạ để đoạt, nếu cướp đoạt không khỏi thì lại dùng phương pháp thuộc. 5) Thuộc: Bệnh lâm vào xương tủy, không có phép gì để cho ra ngoài, phải tìm thuộc tính của nó để làm cho bệnh suy giảm đi. BỐN NGUYÊN NHÂN BỆNH (Ban đầu vì khí động và không vì khí động) Có bệnh thoạt đầu vì khí động ở trong có đi ều kiện gây nên bệnh, như loại tích tụ trưng hà; có bệnh thoạt đầu vì khí động mà ở ngoài có điều kiện gây nên bệnh như loại ung thư, chốc lở; có bệnh không vì khí động mà ở trong có điều kiện sinh ra bệnh nh ư loại do ăn uống không tiêu, mừng giận, tưởng nhớ; có bệnh không vì khí động mà ở ngoài có điều kiện gây nên b ệnh, như lo ại b ệnh chướng khí, vấp ngã và bị trùng thú cắn. LỤC DÂM (âm, dương, phong, vũ, hối, minh) Lục dâm là sáu thứ khí trái thường: âm, dương, phong, vũ, hối, minh. 1) Khí âm xâm phạm là bệnh hàn (âm dâm hàn tật) thể hiện sợ lạnh, đó là hàn thủy quá nhiều, phải phân biệt nông sâu để làm cho ấm lại. 2) Khí dương xâm phạm là bệnh nhiệt (dương dâm nhi ệt tật), thể hiện ghét nóng, đó là tướng hỏa quá nhiều, nên xét hư hay thực để làm cho mát đi. 3) Phong tà xâm nhập thì bệnh ở hai tay hai chân (phong dâm mạt tật), mình mẩy cứng đờ, đây là phong mộc thái quá, phải đi ều 5
  6. hòa sự nóng lạnh cho thăng bằng để chữa, thuộc dương thì nóng, nóng thời bủn rủn rã rời không thu lại được, thuộc âm thời lạnh, lạnh thời gân co xương đau. 4) Khí mưa xâm phạm thì bệnh ở phần bụng (vũ dâm phúc tật), do thấp khí mà ỉa chảy, đấy là vì thấp thổ quá nhiều, nên dùng thuốc hòa bình thấm thấp làm cho ráo và xem chừng mực nóng lạnh. 5) Khí tối tăm xâm phạm thì bệnh mê muội (hối dâm ho ặc tật), tối làm xâm phạm tinh thần rối loạn, đây là do táo kim thái quá, nên tư dưỡng bồi bổ. 6) Khí mờ mịt xâm phạm thì bệnh ở tâm (minh dâm tâm tật). Do tâm khí bị kích thích sinh điên cuồng nói nh ảm, đó là quân h ỏa thái quá, cần phải trấn tâm thu liễm. TÁM ĐIỀU TÓM TẮT (hư, thực, hàn, nhiệt, tà, chính, nội, ngoại) Tám điều chủ yếu là: 1. Hư: Thể hiện mạch tế, ngoài da lạnh, hơi thở kém, ỉa chảy, ăn uống không ngon, đấy là năm điều hư. 2. Thực: Thể hiện mạch thịnh, ngoài da nóng, bụng tr ướng đầy, đại tiểu tiện không thông, buồn bực mê m ẩm, đấy là năm điều thực. 3. Hàn: Thể hiện dương khí suy, yếu kém, tạng phủ chứa đầy khí lạnh. 4. Nhiệt: Thể hiện âm khí suy yếu, tạng phủ tích đầy những khí nóng. 5. Tà: Không phải chính bệnh do tạng phủ gây nên. 6. Chính: Không phải do ngoại tà xâm phạm. 7. Nội: Do tình dục mà bị mệnh, không phải do ngoại tà. 6
  7. 8. Ngoại: Do ngoại vật làm tổn thương, không phải do bên trong. DƯỢC LIỆU CÓ PHÂN RA: THÂN CÂY, PHẦN GỐC, PHẦN NGỌN (mầm đi lên là ngọn, phần chui xuống đất là gốc, khúc giữa là thân cây) Phàm dược liệu có phần chữa riêng của nó không nên l ẫn lộn, mọc mầm đâm lên là ngọn, khí mạch của nó đi xuống. Khúc giữa là thân cây, khí mạch của nó giữ ở phần giữa. Bệnh ở thượng tiêu thì dùng phần gốc, ở trung tiêu thì dùng thân cây, ở hạ tiêu thì dùng phần ngọn, ý nghĩa là gốc thì thăng lên, ngọn thì giáng xuống, khúc giữa thì giữ ở giữa mà không di chuyển, phàm ăn các vị thuốc mà kiêng ăn ruột c ủa nó là vì ru ột của nó có độc. THỦY CHẾ, HỎA CHẾ (phàm chế thuốc cốt ở chỗ vừa phải, bất cập thì khó công hiệu, thái quá thì hiệu lực giảm đi mà trái với vị khí). Các phương pháp: 1. Sao. Sao trên miếng ngói là giúp cho khí của nó. 2. Nung. Cho vào lửa đỏ nung cho đỏ suốt để giảm bớt tính của nó. 3. Nướng. Nướng trên than để làm biến đổi mùi vị của nó. 4. Lùi. Bọc cám mà lùi là muốn cho nó vào tỳ kinh, hoặc bọc giấy ướt mà lùi là muốn cho nó chín. 5. Hong. Hong trên cách xa lửa là làm cho ráo mà không hại đến khí vị. 7
  8. 6. Sấy. Dùng ngói để sấy mà dưới ngói không có lửa, càng làm cho nhuần thấm khí vị. 7. Sao. Sao có trộn nước là làm cho nó càng nồng đậm thêm. 8. Sao biến sắc. Sao biến sắc là sao cho nó trở thành màu đ ỏ sẫm, để làm yếu bớt tính của nó. 9. Sao vàng. Sao vàng được chính sắc vàng, để làm thêm tính của nó. 10. Sao vàng sẫm. Sao vàng sẫm để chế bớt tính mạnh của nó. 11. Giầm nước sôi hoặc rửa nước sôi. Để khử tính độc của nó. 12. Sao qua. Sao chỉ vừa ấm ráo thì thôi, là để nuôi thêm khí của nó. 13. Rưới nước: Rưới nước vào cho hơi ướt để chế bớt sự khô ráo. 14. Tẩm. Tẩm nhuận cho thuốc mềm. 15. Ngâm. Ngâm lâu trong nước làm cho thuốc ướt đều, để biến đổi tính của nó. 16. Chế với rượu. Để làm giảm bớt tính hàn, lưu hành tích trệ, để phát tán, đưa đi lên và đi ngang. Muốn cho vừa phải thì rửa qua, muốn hơn nữa thì giầm, muốn nhiều nữa thì nấu. 17. Chế với gừng. Là để phát tán, để tán hàn và bổ khí để cho thuốc chạy vào tỳ kinh, chữa mọi chứng đờm và trừ nôn ọe. 18. Chế với muối. Là để cho thuốc đi xuống, làm mềm chất rắn, giáng hỏa và làm cho thuốc chạy vào thận. 19. Chế với giấm. Là để liễm đau, làm cho thuốc chạy vào can kinh. 20. Chế với nước tiểu. Là làm bớt tính mạnh của nó và làm cho nó chạy vào tâm kinh. 8
  9. 21. Chế với nước vo gạo. Là bỏ bớt tính táo, điều hòa trung tiêu, dẫn thuốc vào tỳ kinh. 22. Chế với sữa. Là làm thấm nhuần, giúp cho khí âm và huyết. 23. Chế với mật ong: Làm hòa hoãn trung tiêu, bổ thêm cho khí, dẫn thuốc vào tỳ kinh. Có thuyết cho rằng vào tỳ vị, ý nói có thể hòa hoãn để vào tỳ kinh. 24. Chế với đất vách lâu năm. Là làm cho ráo chất thấp để bổ trung tiêu. 25. Sao với trấu, với cám. Để chế bớt tính hung dữ, không hại đến trên chẻn dừng. 26. Ngâm nước đậu đen hay nước cam thảo. Đều để giải độc. 27. Bôi sữa dê hoặc mỡ heo lên mà nướng. Là làm cho nhuận táo, cho thấm vào xương. 28. Bỏ xơ. Là để khỏi trướng đầy. 29. Bỏ tim. Là để trừ buồn phiền (ngầy ngật). Phàm bệnh ở trên đầu, mặt, đầu ngón tay, ngoài da thì thuốc sao với rượu để cho nó chạy lên; bệnh ở dưới cổ họng, trên rốn thì thuốc nên tẩm rượu, bệnh ở bộ phận dưới thì để sống mà dùng, muốn cho thuốc vừa thăng lên vừa giáng xuống thì dùng n ửa s ống nửa chín, như Đại hoàng, Tri mẫu, Hoàng bá phải chế với rượu vì sợ lạnh làm hại dày. Cốt yếu là người khỏe thì dùng thu ốc sống, người yếu thì dùng thuốc sao và thuốc sao chế phải khử hỏa đ ộc, cất đi để dùng, nếu vừa sao xong mà dùng ngay thì chính là đem hỏa giúp cho hỏa, không thể được. VÌ SAO PHẢI THÊM GỪNG VÀ TÁO VÀO THANG THUỐC? Người xưa làm thuốc mỗi thang đều phải gia khương táo 9
  10. vào, là ý nghĩa thận trọng giữ gìn vị khí, nhưng có ch ỗ nên dùng, có chỗ kiêng kỵ khác nhau. Thuốc bổ tỳ vị thì nên dùng khương táo; làm ấm trung tiêu thì nên dùng gừng khô, còn thuốc bổ khí thì chỉ dùng gừng, thuốc phát biểu thì dùng gừng sống, thuốc bổ âm nhập huyết kiêng dùng gừng, thuốc chữa bệnh hạ tiêu kiêng dùng khương táo, thuốc chữa bệnh về khí kiêng dùng gừng. CÁCH DÙNG THUỐC 1. Thuốc 1 lạng thì dùng nước 8 lạng, nấu bằng nồi đất, dùng giấy ướt bịt miệng nồi. Thuốc bổ phải sắc nhỏ lửa còn 4 phần, thuốc công bệnh phải sắc to lửa còn 8 phần, dùng giấy l ọc lấy nước trong cho uống thì chạy thấu các kinh lạc, nếu để đục mà uống thì sức thuốc không lưu hành, cho nên có câu nói: “ Thuốc thang là rửa gột đi, cũng có nghĩa là rộng khắp ”, (thang dã đằng giã) trừ bỏ bệnh dữ, vào kinh lạc. Nếu muốn đưa lên chỗ cao nhất thì nấu thuốc với rượu, muốn trừ thấp thì gia Sinh kh ương, b ổ nguyên khí gia Đại táo, tán phong hàn gia hành tăm, tr ừ b ệnh ở chẻn dừng thì thêm mật, muốn khỏi đau thì thêm giấm. Những thang thuốc bổ thì tập trung bã vài thang lại n ấu lên mà uống cũng hay, còn thuốc phát tán hay thuốc công hạ thì chỉ dùng nước đầu là hay, không cần sắc nước thứ nhì. 2. Thuốc rượu nên thái nhỏ đựng vào túi lụa và cho vào bầu rượu đậy kín, nấu kỹ rồi chôn xuống đất để tiết hết hỏa độc, bã thuốc còn lại thì phơi khô giã nhỏ để rượu khác vào nấu lên cũng tốt, sáng tối đều uống luôn sẽ chạy khắp các kinh lạc, ch ớ nên uống say vì tổn đến nguyên khí, hễ uống hơi ngà ngà thì vừa. 3. Trong thang thuốc có dùng những vị Mang tiêu, Di đường (kẹo mạch nha) hoặc A giao thì đợi thuốc tới lọc bỏ bã r ồi hãy cho vào, lại nấu sôi lên vài ba dạo cho tan hết rồi uống. 4. Trong thang thuốc có gia thêm rượu, giấm, đồng tiện ho ặc Trúc lịch, khương trấp thì cũng đợi sắc thuốc tới, lọc bỏ bã rồi mới cho các thứ ấy vào. 10
  11. 5. Trong thang thuốc có dùng Trầm hương, Nhũ hương, M ộc hương, Một dược và tất cả các vị thuốc thơm bốc khác thì phải nghiền thật nhỏ, chờ khi thuốc tới, rót lấy một chén nước thuốc, cho bột vào hòa đều uống trước, nhiên hậu mới cho uống hết chén thuốc. 6. Thuốc hoàn thông lợi đại tiện (xổ) hoặc có Ba đậu, Mang tiêu, Đại hoàng thì phải dùng sáp ong làm áo bọc ngoài, đ ể khi uống vào có thể lướt qua chẻn dừng mà đi thẳng đến hạ tiêu, không hại đến tỳ vị, nếu người khỏe mạnh, nguyên khí dồi dào thì không phải câu chấp như vậy. Thuốc nấu cao thì phân lạng phải nhiều, n ước n ấu phải lâu, bã thuốc phải nấu vài lần, vắt lấy nước đặc trộn lộn mà n ấu thành cao, mùi vị đậm mà dược lực mạnh, bồi bổ vững chắc, cho nên có câu: “Cao nghĩa là keo” (Cao giả giao dã). 7. Thuốc hoàn thuốc tán có vị phải tán riêng, có v ị ph ải tán chung, tùy theo từng vị thuốc ôn nhuận như những lo ại Thiên môn, Mạch môn, Địa hoàng (Sinh, Thục địa), phải lấy dôi ra vài phân, thái mỏng phơi khô, giã riêng, nếu gặp lúc mưa dầm thì phải sấy than cho khô để nguội mới giã, những loại Ba đậu, Hạnh nhân, Hồ ma là những vị có dầu, phải giã trước cho nát bét như bùn m ới cho vào thuốc bột cùng giã, dùng lụa thưa mà rây, tán nghĩa là tan ra, để chữa những bệnh cấp tính, không để lưu trú lâu lại được, chỉ trừ bỏ tích trệ trong dạ dày và tạng phủ, không đi theo kinh l ạc; hoàn có nghĩa là trì hoãn, để chữa những bệnh mãn tính, như ch ữa ở thượng tiêu thì có thể hoàn với nước, với bánh trưng hoặc hoàn với hồ lỏng, viên to bằng hạt gạo để dễ tan; chữa ở trung tiêu thì làm hoàn với bột mỳ, hay nước cơm, viên to bằng hạt đậu xanh để cho chậm tan; chữa ở hạ tiêu thì viên to bằng hạt ngô đồng, ho ặc v ới rượu hoặc với giấm mà làm hoàn để cho chạy tan xuống ho ặc thu liễm lại, muốn khử thấp đờm thì quấy hồ với nước gừng, muốn tiêu tích thực thì dùng Thần khúc hoặc dùng Hoài sơn khuấy hồ làm hoàn, muốn cho sáp trệ lại thì luyện mật làm hoàn để chậm tan mà khí đi theo kinh lạc, muốn giữ vững khí vị của thuốc thì phải viên với sáp ong để cho thuốc lướt qua chẻn dừng mới có hi ệu 11
  12. quả. 8. Thuốc viên thường nói to bằng hạt mè, to bằng ba h ạt mè nhỏ; to bằng hạt đậu nhỏ là to bằng ba hạt mè lớn, b ằng hạt đ ậu lớn là gấp ba hạt đậu nhỏ, bằng hạt ngô đồng là bằng hai hạt đ ậu lớn, bằng viên đạn tức là to bằng 40 hạt ngô đồng. CÁCH TÀNG TRỮ THUỐC Phàm tàng trữ thuốc phải phòng ngừa thường xuyên, hễ thấy mưa lâu ngày thì phải đốt lửa để hong luôn, gặp lúc nắng tạnh thì phải đem phơi phóng, loại to thì treo trên giá, loại bé có dầu thì để trong lọ. Nhân sâm nên để chung với Tế tân, Băng phiến phải để chung với cỏ bấc, Xạ hương nên gói bằng da rắn, Hàn the đ ể v ới đậu xanh, Sinh khương phải vùi vào cát, Hoài sơn vùi trong tro khô, Trầm hương, Đàn hương tính rất mạnh, dùng giấy gói phải hai lần, nước ươm tơ và nước tuyết tháng chạp là thuốc rất tinh diệu phải chôn dưới đất thật lâu, cách thức còn nhiều, theo từng loại mà suy ra. 12
  13. DƯỢC PHẨM VẬNG YẾU QUYỂN THƯỢNG (Gồm bộ Hỏa và bộ Mộc) BỘ HỎA (Gồm có: Nhục quế, Phụ tử, Viễn chí, Đinh hương, Hồi hương, Xạ hương, Nhũ hương, Một dược, Đào nhân, Hồng hoa, Huyền hồ sách, Bồ hoàng, Ngũ linh chi, Đồng ti ện, Tê giác, Hoàng liên, Hoàng cầm, Sơn chi tử, Đại thanh, Ngô thù du, Liên kiều, Kim Ngân hoa, Thiên hoa phấn, Th ạch cao, Mao căn, Xuyên sơn giáp, Nam tinh, Địa du, Ngưu hoàng, Hổ phách, Đăng tâm). 1. NHỤC QUẾ (Phụ: Quan quế, Quế chi, Quế tâm) Nhục là chỗ gần gốc, rất dày, để chữa bệnh ở hạ tiêu. Quan tức là phần ở giữa, dày vừa, để chữa bệnh ở trung tiêu. Chi tức là chỗ đầu cành nhỏ, để chữa bệnh ở thượng tiêu, đó là căn cứ vào lẽ trời thì dùng phần trên, đất thì vào phần dưới). Khí vị: quế có khí thơm, vị ngọt cay, tính nóng, có hơi đ ộc, hoàn toàn là dương dược, vào hai kinh can và thận, k ỵ l ửa, k ỵ hành sống và Xích thạch chi. Chủ dụng: Cứu được khí nguyên dương đã lạnh lâu ngày, giúp ấm cho chứng tỳ vị hư hàn, ức chế can tà, thông lợi ph ế khí, bổ chứng ngũ lao, trị chứng thất thương, c ứng gân xương, m ạnh sinh dục, dưỡng tâm thần, thông huyết mạch, trị đau bụng, chữa chứng bôn đồn, sán khí, chấm dứt chứng hư phiền, thu li ễm chứng hư hàn, nuôi tinh tủy, ấm lưng gối, chữa tê thấp, ho đ ờm, nh ọt trong mũi, sáng mắt, điều hòa nhan sắc, tuyên thông kh ắp các kinh mạch (đạo đạt khắp nơi không úy kỵ gì, gọi là thông sử). Khí c ủa 13
  14. nó rất nồng hậu, có thể bổ sự bất túc của mệnh môn chân hỏa trong thận, thúc độc ung nhọt, đậu mùa, lại có khả năng dẫn huyết làm mủ. Dùng làm thuốc thôi sinh chỉ trong chốc lát là ki ến hi ệu, y như dùng bàn tay đẩy thai xuống. Hợp dụng: Theo sách bản thảo tuy có hơi độc, nhưng cũng tùy loại phân hóa; nếu dùng với Cầm, Liên làm sứ thì đ ộc nhỏ ấy không làm gì được; dùng với Ô đầu, Phụ tử, Ba đậu, Can tất làm sứ thì độc nhỏ ấy hóa thành độc to; gặp Nhân sâm, Mạch môn, Cam thảo thì có khả năng điều hòa tỳ vị, thêm khí mà có th ể sống lâu; gặp được Sài hồ; Sinh địa hoàng thì có khả năng điều hòa phần vinh mà ngăn được chứng mửa ói. (Chữa Kinh phong đi ỉa chảy nên dùng Ngũ linh tán để tả hỏa bên trong và rút chất thấp trong tỳ là trong bài ấy có Nhục quế để ức chế can phong đồng thời tr ợ giúp tỳ thổ. Sách Y dư lục nói: Có người đau m ắt đến ăn không đ ược, mạch can thịnh, mạch tỳ yếu, dùng thuốc mát chữa can tỳ càng yếu thêm, dùng thuốc ấm chữa tỳ thì can càng thịnh lên, ch ỉ nên dùng thuốc bình hòa bội gia Nhục quế để ức chế can khí, bổ ích tỳ khí, chữa một bệnh mà được cả hai bên. Sách truyện có nói: “ can mộc gặp quế thì khô đi” ý nghĩa là như thế. Kỵ dụng: Người dương thịnh âm hư thì kiêng dùng, sách nói: “mùa xuân mùa hè cấm dùng” là nói trong lúc bình thường, nhưng lúc cần thiết đều phải bỏ thời tiết để chiếu chứng trạng mà xử lý. Cách chế: Kỵ sấy lửa, vì mọi vị thơm tho hễ thấy lửa thì không còn công hiệu, khi dùng gọt bỏ vỏ thái nhỏ, không thì khí v ị mất hết, nếu dùng vào thuốc bổ thì nhờ nó mà c ổ vũ tính thu ốc, nên cho nấu chung với thuốc; nếu dùng vào thuốc chén để có công hành huyết chạy khắp thì chờ thuốc sắc xong mới cho vào rồi đun sôi vài dạo mà uống. Nhận xét: Các bậc hiền triết ngày xưa khi lập phương dụng dược đối với hai vị Quế, Phụ, có khi dùng cả, có khi dùng m ột v ị, chẳng nhầm lẫn chút nào, người đời nay không biết được chỗ huyền diệu ấy, cứ tùy ý mình mà dùng; không bi ết được Nhục qu ế vị ngọt cay, khí thơm mà xông bốc, thăng được giáng được, đi ngang được, đi thẳng được, vào trong được, bổ được, tả đ ược, 14
  15. thông sướng các kinh, cổ vũ khí huyết, cho nên công hi ệu của nó tuy nhanh nhưng tính của nó chuyên chú chạy và tiết ra, mà sức ôn trung cứu phần lý không thể kéo dài, không khỏi có ch ỗ ti ến cũng nhanh nhưng thoái cũng nhanh. Còn như Phụ tử khí vị r ất cay, h ơi có cả ngọt cả đắng, khí hậu vị bạc, giáng xuống nhi ều đ ưa lên ít, từ trên đi thẳng xuống, chạy mà không giữ lại, có công năng c ứu vãn phần lý, hồi phục dương khí, có sức dẫn hỏa về nguyên chỗ, có khả năng làm ấm kinh lạc, đó là chỗ sở trường c ủa nó, khác v ới tính năng của nhục quế, cay ngọt nhẹ, bốc lại có thể đi ngang ra, thấu suốt ra ngoài phần biểu, chạy khắp các kinh m ạch. Phụ tử thì về mùi vị có cả cay lẫn đắng, cho nên công năng của nó chuyên chú suốt xuống dưới, chạy vào trong để cứu vãn phần dương trong phần âm, là vị thuốc của chân âm, chân dương tiên thiên, Nhục quế thì mùi vị ngọt mà cay, cho nên đã bổ được mệnh môn lại hay chạy lên trên, suốt tới phần ngoài biểu, c ứu vãn phần d ương trong dương, lại là thuốc của phần vinh vệ khí huyết hậu thiên, cho nên muốn hoàn toàn ôn nhiều bổ mạnh cho khí của chân âm chân dương, hoặc có khi cùng dùng hai vị đó, hoặc dùng Sâm, Tru ật làm quân, Phụ tử làm tá, Bát vị hoàn Quế và Phụ tử đều cần, Sâm phụ thang, Truật phụ thang, Lý trung thang thì không dùng Nhục quế là như vậy. Nếu muốn làm ấm trung tiêu, điều hòa khí huyết, chạy khắp ra ngoài giữ vững phần biểu thì dùng thuốc bồi bổ khí huyết làm quân, mà chỉ dùng một vị Nhục quế làm tá sứ như loại Sâm, Kỳ ẩm, Thập toàn đại bổ thang, Nhân sâm dưỡng vinh thang thì không có Phụ tử là như vậy. Thế là ý nghĩa biểu lý âm dương đã rõ rệt rồi, dùng nhầm lẫn hoặc vay mượn có được đâu! Phụ: QUAN QUẾ (Có thuyết cho rằng quế tốt, cung cấp cho quan trên dùng gọi là Quan quế). Khí vị: Vị cay tính ấm, không độc, hoàn toàn là dương d ược, vào hai kinh tâm và tỳ. Chủ dụng: Chữa bệnh trúng hàn, giết ba loại trùng, thông khí huyết, lợi khớp xương, chữa đau bụng đau dạ, trừ chứng đau do gió lạnh, chủ trị chứng lao thương, bổ thêm cho trung khí, chữa đau họng, ho nghịch khó thở, vả lại Quan quế chuyên chữa trung tiêu là 15
  16. thuốc đối chứng với tất cả tâm can, thông m ạch, lợi khi ếu và đau bụng. QUẾ CHI: (Tức là cành nhỏ, lại gọi là quế mỏng (bạc quế)). Khí vị: Vị cay, tính nóng và nhẹ, có hơi độc, khí n ổi lên mà đưa lên, là dương dược, vào hai kinh tỳ và bàng quang. Chủ dụng: Vị nhạt thể nhẹ, đi lên đầu mặt, chữa chứng đau trong bụng, giải được chứng lạnh ngoài bì phu, đi ều hòa vinh v ệ cơ biểu, trị tê tay tê chân, giải tán phong hàn, không có mồ hôi thì làm cho ra mồ hôi, đã có mồ hôi thì làm cho cầm m ồ hôi, đi ngang làm thuốc dẫn kinh cho tay chân, đi thẳng làm thuốc dẫn đạo cho chứng bôn đồn. Kỵ dụng: Bệnh âm thịnh dương hư thì kiêng dùng, với bệnh thương hàn không có mồ hôi thì không được dùng lầm. Nhận xét: Khí và vị đều nhẹ, cho nên có khả năng giải biểu tán tà, các chứng thương phong thương hàn có mồ hôi thì dùng đ ể giải nhẹ biểu tà, tà hết thì mồ hôi tự hết chứ chẳng phải giữ vững phần biểu để cầm mồ hôi. Trong Bản thảo nói Quế phát hãn, mà Trọng Cảnh chữa bệnh Thương hàn lại dùng Quế vào lúc đang có mồ hôi, lại bảo rằng không có mồ hôi thì không được uống Quế chi, mồ hôi ra nhiều thì dùng Quế chi cam thảo thang, đó là dùng Quế để hãm mồ hôi, một vị thuốc có hai cách dùng là thế nào? Nghĩa là Bản thảo nói Quế cay ngọt, có khả năng thông các m ạch làm đổ mồ hôi, đấy là điều được huyết thì mồ hôi tự ra, còn Trọng Cảnh nói bệnh: Thái dương nóng không có mồ hôi là phần vinh yếu, phần vệ khỏe, âm đã hư thì dương lấn vào cho nên phải dùng Quế chi để cho đổ mồ hôi, hòa được phần vinh thì phần vệ tự lợi, tà không còn chỗ dung thân rồi mồ hôi tự ra mà gi ải đ ược, ch ứ không phải Quế chi có khả năng làm mở chân lông thớ thịt để phát hãn; mồ hôi ra nhiều mà dùng Quế chi là dùng nó để đi ều hòa vinh vệ, thời tà theo mồ hôi mà dẫn thoát, thế là mồ hôi mới hết đ ược, chứ không phải Quế chi cấm chỉ được mồ hôi. Người không thông hiểu y lý, không biết được ý tứ của cổ nhân, gặp bệnh thương hàn không có mồ hôi cứ dùng bừa Quế chi là rất sai. 16
  17. QUẾ TÂM: (gọt bỏ hết bì thô, dày, lấy phần bên trong có màu tía, rất ngọt là đúng) Khí vị: Vị ngọt tính ấm, là thuốc âm trong dương dược, công dụng bổ tâm huyết, gọi quế tâm là danh từ khen ngợi. Chủ dụng: Giết được ba loại trùng, hạ được nhau sót, chữa chứng huyết xung lên, đau bụng hậu sản, ngăn được chứng th ổ ra máu, mửa ra máu, thông kinh hành huyết, đạo trệ, có công năng b ổ âm bổ dương (dùng Quế tâm vào thuốc bổ âm thì có khả năng l ưu hành sự ngưng trệ của huyết dược để bổ thận, do vị cay thuộc phế kim, có thể sinh thủy để hành huyết là như thế), chữa chứng chân mềm nhũn cấu không biết đau và chứng trúng phong bán thân bất toại, nghiến răng, đờ lưỡi, tắt tiếng, có khả năng ôn bổ thận khí, lại chuyên chữa chứng đau vùng thượng vị và dái sưng đau (thiên trụy). *** 2. PHỤ TỬ (Mọc phụ một bên là Phụ tử, tròn to, bằng và ngay thẳng, nặng chừng một lạng trở lên thì dược lực đầy đủ, là tốt. Ô đ ầu, Trắc tử, Thiên hùng, Ô nhuế đều cùng một nơi xuất xứ mà khác tên).1 Khí vị: Khí vị rất cay, rất nóng, có hơi ngọt và đắng, có đ ộc nhiều, khí thì hậu, vị thì bạc là thuốc âm trong dương dược, giáng xuống nhiều, thăng lên ít, trong cái nổi mà có cái chìm, ch ỗ nào cũng có thể chạy đến, chủ yếu vào kinh thủ Quyết âm mệnh môn, thủ Thiếu dương tam tiêu, lại vào cả kinh túc Thái âm tỳ và túc Thiếu âm thận. Sợ Phòng phong, Cam thảo, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Đồng ti ện, Tê giác và Đậu đen. 1 Phụ tử: Thuộc họ mao lương (Ranunculaccac), loài thảo sống lâu năm, củ mẹ nó gọi là Ô đầu, mọc phụ trên củ Ô đầu gọi là Phụ tử, mọc củ bé bên cạnh củ Phụ tử gọi là Trắc tử, không mọc củ con gọi là Thiên hùng. 17
  18. Chủ dụng: Chuyên chữa chứng ngũ tạng lạnh ngấm, tay chân quyết nghịch, bụng dạ lạnh đau, tích tụ trưng hà, hàn thấp bại xụi, ho hen phong hàn, đột nhiên đi ỉa thoát dương 1 , ỉa chảy kéo dài; nghẹn, nôn ọe, ung nhọt không gom miệng, sốt rét vì đàm, nhức đầu phong, trẻ con mạn tỳ kinh, nốt đậu có sắc xám tro, dạ dày lạnh, lãi chòi lên, mửa ói, ăn vào mửa ra (phiên vị), có tác d ụng cường dương ích khí, rắn xương khỏe gân, bệnh th ương hàn âm chứng, âm độc trúng hàn khí quyết, đàm quyết 2, buồn phiền vật vã, mê muội bất tỉnh, chứng thương phong bán thân bất to ại, các chứng tê đau phong lạnh, sưng trướng, hoắc loạn vọp bẻ, xích bạch lỵ, đau đầu do thận, huyết chứng do dương hư, hết thảy những chứng trầm hàn cố lạnh đều không thể thi ếu. Phụ tử làm mạnh nguyên dương, nguyên hỏa, tán hết hàn thấp, hàn độc của ba kinh âm nếu không có Phụ tử thì cũng không làm gì nổi. Hợp dụng: Tính của Phụ tử mạnh dữ lắm, nhất định phải trọng dụng Sâm truật để điều khiển, không thì nó gây tác h ại không phải ít, không dùng chung với Can khương thì không nóng, làm vị thần cho Thục địa thì chỉ có công dẫn vào âm để ức chế hỏa, gặp Cam thảo thì tính hòa hoãn bớt, gặp Nhục qu ế thì b ổ mệnh môn, gặp Bạch truật thì chữa hàn thấp ở tỳ, gặp Can khương thì hồi dương, bổ trung khí, làm đầu cho trăm thứ thuốc chạy suốt các kinh, dẫn thuốc bổ khí để lấy lại nguyên d ương đã tan hết, dẫn thuốc bổ huyết để giúp chân âm thiếu kém, dẫn thuốc phát tán để khu trừ biểu tà, dẫn thuốc ôn lý để trừ bỏ hàn thấp ở bên trong, đó là tùy sự hợp dụng với từng vị thuốc mà có công dụng khác nhau. Lại nói: “Chế chín thì bổ mạnh” cho nên Phụ tử chế chín phối hợp với Ma hoàng là trong phát tán đã có bổ, đ ể sống dùng thời phát tán (cho nên Phụ tử phối Can khương là trong thuốc bổ có phát tán, đấy là vị sống chín có công dụng khác nhau vậy). Kỵ dụng: Âm hư sinh nội nhiệt, trong thực nhiệt mà ngoài 1 Thoát dương: Là âm thịnh lắm, lạnh lắm, dương khí không còn gìn giữ nữa. Khí quyết: là một trong bệnh quyết, bệnh quyết là do khí nghịch lên mà 2 âm dương mất điều hòa, nhẹ thời chân tay giá lạnh, nặng thời bất tỉnh nhân sự. 18
  19. giả hàn thì không được dùng lầm; người có mang kiêng dùng vì uống thuốc vào thì thai ra rất chóng. Cách chế: Ngâm nước đậu đen 5 ngày, gọt bỏ vỏ và cuống rốn, lấy bã gừng bao quanh ngoài, dùng cám bọc lại nung vào tro có lửa than mà nướng chín, nếu ngoài vàng trong trắng thì nhiệt tính vẫn còn, nên thái nhát mỏng để sao lại cho trong ngoài đều vàng. Một cách chế khác là dùng đồng tiện nấu lên mà tẩm đ ể giúp cho nó đi xuống. Lại một cách chế khác là nấu với Phòng phong, Cam thảo cho chín, phơi khô, sao rồi dùng. Lại cách khác là nấu với một bát đồng tiện, một bát nước Cam thảo nấu đến cạn nước làm chuẩn, đặt lên hòn ngói mới sấy khô; nếu gặp chứng th ực hàn tr ực trúng âm kinh thì để sống mà dùng. Theo ý tôi thì Ph ụ t ử b ẩm tính mạnh lắm, có khả năng chém tướng đoạt ải, thật là thánh dược để khởi tử hồi sinh. Sách học nói: “ Uống lâu thì có hại” làm cho người không hiểu biết thấy nó thì sợ, cho nên khi dùng tới nó thì nào giầm nước sôi, nào ngâm, nào lùi, nào nướng, làm sao cho nó kém yếu khí vị rồi mới dám dùng, như thế thì dược lực còn đâu để vãn hồi những bệnh sắp tuyệt; Tôi tự chế lấy để dùng, chỉ gọt bỏ vỏ và đầu nhọn, cắt làm bốn miếng nấu chung với n ước Phòng phong, Cam thảo, Đậu đen một lúc, nước c ạn thì Phụ tử chín, ph ơi khô để dùng, thế là đủ để khử độc mà công dụng của nó vẫn còn, nếu như chứng giả nhiệt thịnh thì tẩm với đồng tiện sao lên. Nhận xét: Phụ tử là thuốc cốt yếu để bổ mạnh vào nguyên dương mà trừ ba độc tà phong, hàn, thấp. Đ ơn Khê nói: “ Khí hư nhiệt lắm, gia thêm chút Phụ tử để giúp cho công hiệu của Sâm Kỳ, người béo mập có nhiều thấp cũng cứ dùng”. Sách Tập nghiệm nói: “Chứng thũng vì tích sinh ra, tích hết mà thũng lại phát, nếu lại dùng thuốc lợi thì tiểu tiện lại càng bế, phần nhiều thầy thuốc đều bó tay, vì khí ở trung tiêu đã hư không thăng giáng được, bị hàn lạnh ngăn cách, chỉ dùng Phụ tử thì tiểu tiện mới thông được ”, Ngô Thụ nói: “Bệnh thương hàn có truyền biến đến ba kinh âm và bệnh trúng hàn có ghé âm tà thì mình tuy nóng dữ mà mạch lại đi trầm, nên dùng Phụ tử; chứng đau bụng lạnh toát mạch trầm tế, môi xanh, dái thọt thì kíp dùng nó ngay vì nó có sức khởi tử hồi sinh”, người đời thường hay cho Phụ tử rất nóng, Đại hoàng rất 19
  20. lạnh, ngài ngại không dám dùng, để đến nỗi dương cực âm kiệt rồi mới dùng một cách miễn cưỡng, rốt cục chẳng làm gì được, nào có biết gặp chứng cực hàn cực nhiệt thì toàn dùng thuốc gì có sức mạnh để vãn hồi sự thế sắp nguy! Người giỏi dùng binh thì trong thiên hạ không có người binh yếu, người giỏi dùng thuốc thì trong thiên hạ không có vị nào là thuốc độc. Sách nói: “ Bệnh mãn tính mà dùng thuốc cấp cứu là làm rối đến trạng thái bình thường, bệnh cấp tính mà dùng thuốc hòa hoãn thì cứu sống không kịp”. Phụ: Ô ĐẦU (tức là củ mẹ của Phụ tử) Chủ dụng: Tính Ô đầu thưa nhẹ, công năng ôn tỳ để khu phong cho nên bệnh phong nên dùng Ô đầu, vả lại tính nó nóng d ễ chạy khắp dùng làm tá dược để thông đạt chứng trầm hàn c ố bế, ôn trung tán hàn, thời có thể muốn ôn mà kiêm b ổ, ph ải dùng Sâm truật làm quân mới bổ được. TRẮC TỬ: Củ bé mọc bên cạnh củ Phụ tử gọi là Trắc tử. Chủ dụng: Phát tán tứ chi, thông suốt ra lông da, chữa m ọi chứng chân tay tê đau vì phong thấp. THIÊN HÙNG (Củ to mà dài không có củ con gọi là Thiên hùng). Chủ dụng: Hàn thấp tê lạnh, khớp xương co quắp, khai quan lợi khiếu, không chỗ nào là không nhờ sức cay nóng xông bốc c ủa nó, công dụng ngang với vị Ô đầu. Lại có câu: “B ổ ch ứng h ư hàn nên dùng Phụ tử, giải trừ phong thấp nên dùng Thiên hùng”. Ô NHUẾ (Chia ra hai nhánh gọi là Ô nhuế) Chủ dụng: Làm cho thổ ra phong đàm, chữa chứng điên giản là vì nó có khí mạnh đi thẳng vào chỗ đau. *** 3. VIỄN CHÍ (Tên cũ là Tiểu thảo, có thể làm cho ý chí con người cao xa, 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2