intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ý kiến ngắn về dạy tiếng Việt ở các lớp mầm non

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ cơ sở khoa học của phương pháp sư phạm, bài viết đề xuất cách thức dạy tiếng Việt ở các lớp mầm non là cần dạy từng tiếng từng câu có ý nghĩa đối với trẻ, cho trẻ đọc ngay lên thành tiếng chớ không học cách đánh vần, rồi từ ý thích của các cháu muốn viết tiếng vừa học, giáo viên phân tích cho các cháu rõ cấu tạo của mỗi tiếng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ý kiến ngắn về dạy tiếng Việt ở các lớp mầm non

  1. Ý KIẾN NGẮN VỀ TÔN THẤT LÔI Nhà nghiên cứu, TP DẠY TIẾNG VIỆT Ở HCM CÁC LỚP MẦM NON TÓM TẮT Từ cơ sở khoa học của phƣơng pháp sƣ phạm, bài viết đề xuất cách thức dạy tiếng Việt ở các lớp mầm non là cần dạy từng tiếng từng câu có ý nghĩa đối với trẻ, cho trẻ đọc ngay lên thành tiếng chớ không học cách đánh vần, rồi từ ý thích của các cháu muốn viết tiếng vừa học, giáo viên phân tích cho các cháu rõ cấu tạo của mỗi tiếng. Từ khóa: dạy tiếng Việt, trƣờng mầm non ABSTRACT Some Opinions about Teaching Vietnamese Langugage in Nursery Schools Based on scientifiic foundations of teaching methodologies, this article suggests some ways of teaching Vietnamese language in nursery schools. We need teach young children each of meaningful syllables, each of meaningful sentences; ask them to read loudly. There is no need to teach them spelling. From the children‟s preferences to write syllables that they have learned, teachers analyse the structure of each syllable. Key words: teaching Vietnamese language, nursery schools 1. Về phƣơng pháp sƣ phạm ứng dụng, thiết tƣởng chúng ta dễ dàng đồng ý rằng bài dạy phải đi: - Từ dễ đến khó; - Từ đơn đến kép; - Từ cái biết đến cái chƣa biết; - Từ cụ thể đến trừu tƣợng. Rồi từ đó mới đi: 628
  2. - Từ tổng quát đến phân tích để học các chữ cái, học vần. Quan trọng là phải theo đúng Tâm lý giáo dục đối với trẻ. 2. Cụ thể là, cần dạy từng tiếng từng câu có ý nghĩa đối với trẻ, cho trẻ đọc ngay lên thành tiếng chớ không học cách đánh vần, rồi từ ý thích của các cháu muốn viết tiếng vừa học, giáo viên phân tích cho các cháu rõ tiếng đó gồm những chữ cái nào. Ví dụ cô giáo giới thiệu tên của bé là ti sau đó cô phân tích cho các cháu rõ tiếng ti gồm có hai chữ t và i ghép lại, chứ không bắt đầu dạy chữ t và i là những tiếng vô nghĩa đối với trẻ để rồi mới đi đến học chữ ti. Nhƣ thế, phải tập cho trẻ đọc ngay lên thành tiếng, mà không cho đánh vần. Phƣơng pháp này thật ra không có gì mới lạ vì từ năm 1930 đến sau Cách mạng tháng Tám các Tráng sinh Hƣớng đạo đã dùng trong phong trào Truyền bá quốc ngữ dạy cho đồng bào ta từ trẻ nhỏ đến các vị lão niên chỉ trong hai tháng là biết đọc, biết viết tiếng Việt. Ở Âu châu các nhà nghiên cứu giáo dục đều thấy phƣơng pháp đánh vần là vô nghĩa đối với trẻ, nên các trƣờng học đã bỏ phƣơng pháp này từ thế kỷ 17. Họ dạy từng tiếng từng câu ngay từ bài học đầu tiên. Từ những tiếng thƣờng dùng rồi đến những câu dễ dần dần đến các câu khó. Con cháu chúng ta học tiếng Anh, tiếng Pháp cũng theo phƣơng pháp đó mà có cháu nào viết chính tả sai đâu. Các nƣớc tiên tiến đã cải cách giáo dục qua 4 thế kỷ rồi. Tại sao chúng ta không dạy từng tiếng từng câu nhƣ các nƣớc tiên tiến để khi học hết chữ cái là học sinh 5 tuổi của ngành Mầm non đã biết chữ rồi, khỏi lãng phí mất một năm và cách học cũng nhẹ nhàng, hấp dẫn, hứng thú, hợp với tâm lý giáo dục của trẻ! Trẻ con 5 tuổi hiện nay khôn nhiều rồi không phải nhƣ trẻ 5 tuổi của vài chục năm trƣớc. Phụ lục: DÙNG BẢNG NỈ ĐỂ DẠY TIẾNG VIỆT GIÁO ÁN Bài 1: Học tiếng ti (tên của bé gái) và tiếng tí (tên của bé trai). Từ đó phân tích học các chữ i, t, dấu sắc. I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức Trẻ đọc đƣợc và viết đƣợc tên của bé: tí. Từ đó phân tích để các cháu biết cách cấu tạo chữ ti gồm chữ cái t và chữ cái i ghép lại. Phân biệt đƣợc chữ t và chữ i có gì giống nhau, có gì khác nhau. 629
  3. Tập viết chữ t và chữ i trên bảng con, trên vở. Giúp trẻ đọc và viết đƣợc tên của bạn tí. Biết phân biệt chỗ khác nhau giữa chữ ti và chữ tí (dấu sắc). * Kỹ năng Giáo viên khéo léo gắn hình và chữ trên bảng nỉ. Cho các cháu tình nguyện bắt chƣớc cô gắn hình và chữ lên bảng nỉ. Tập cho một số cháu còn rụt rè tập gắn hình và chữ lên bảng nỉ. Giúp các cháu viết chữ đều và đẹp. * Thái độ Tập các cháu tích cực tham gia vào mọi hoạt động. II. Chuẩn bị * Đối với cô Bảng nỉ, hình các bé ti và tí, các tiếng, các chữ sẽ gắn lên khi dạy. Tập gắn cho khéo tay khi gắn hình lên bảng nỉ. Biết cách hƣớng dẫn cho các cháu cách gắn hình vào bảng nỉ, nhất là các cháu còn nhút nhát, rụt rè. Cho trò chơi tìm những chữ vừa học. Sắp học sinh ngồi nửa vòng tròn khi học tiếng học chữ. Cho học sinh ngồi vào bàn khi tập viết. Chia học sinh thành hai đội khi chơi. * Đối với trẻ Chuẩn bị sẵn: bảng con, phấn, vở viết và bút. Biết cùng nhóm đƣa ghế lên ngồi thành nửa vòng tròn khi học ở bảng nỉ và đƣa ghế về lại chỗ khi tập viết. Tích cực tham gia học tập. * Nội dung tích hợp Cho tiếng reo ti, tí. Cô chia lớp thành hai nhóm: nhóm Ti và nhóm Tí. Khi cô đƣa tay về phía nhóm Ti thì tất cả đồng thanh hô to Ti và kéo dài nhƣ tiếng chiêng rung. Khi cô đƣa tay về phía nhóm Tí thì tất cả đồng thanh hô to Tí nhƣng không kéo dài. Khi 630
  4. cô đƣa cả hai tay lên thì cả hai nhóm A lên một tiếng thật to. Cô cho tập thử rồi tùy theo tài khéo léo của cô mà cho lớp đánh 3 hồi chiêng trống. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Cô giáo gắn vào bảng nỉ ảnh một em bé gái và giới thiệu: “Đây là trò Ti. Tên của em bé này là Ti”. Gắn vào dƣới ảnh tiếng ti. Cho các cháu đọc đồng thanh ba lần ti. Các cháu đọc đồng thanh theo nhịp thƣớc của cô. Cô cho một vài cháu đọc ti. Các cháu đƣợc cô gọi đứng dậy đọc to ti. Cô hỏi: “Các cháu có muốn biết cách viết Học sinh trả lời có. tên em bé này không?”. Cô phân tích cho các cháu thấy tên ti gồm có hai chữ: chữ t và chữ i. Cô giải thích: “Muốn viết phải viết chữ t trƣớc rồi mới viết tiếp chữ i.” Cô đố các cháu: “Chữ t và chữ i có cái gì Học sinh trả lời: “Đều có cái móc giống giống nhau?” nhau.” Nếu học sinh không nhận ra cô đƣa cho các cháu xem và hỏi: “Có giống cái này - t móc dài, i móc ngắn. không? Hai móc đó có gì khác nhau? Móc dài muốn thành chữ t phải thêm gì? Móc - Thêm dấu ngang. ngắn muốn thành chữ i phải thêm gì?”. - Thêm dấu chấm trên đầu. Các cháu đọc theo cô: i, t hai móc giống Học sinh đọc đồng thanh theo cô giáo ba nhau/ i ngắn có chấm, t dài có ngang. lần. Cô cho các cháu đem ghế trở về bàn để tập viết. Cô hƣớng dẫn cách viết trên bảng lớn. Học sinh tập viết trên bảng con. 631
  5. Cô giáo và cô phụ tá đi từng bàn chỉ dẫn và lựa những bảng viết đẹp biểu dƣơng cho cả lớp xem. Cô giáo gắn vào bảng nỉ ảnh của một em Học sinh đƣa ghế trở lại nửa vòng tròn. bé trai và giới thiệu. Đây là trò Tí. Tên của Học sinh ngồi lại nửa vòng tròn. em này là Tí. Gắn vào dƣới ảnh tiếng tí. - Cô cho các cháu đọc đồng thanh 3 lần. Học sinh đọc đồng thanh thật lớn theo nhịp thƣớc của cô 3 lần tiếng tí. Cho một vài cháu đọc lại, chú ý đến các Cô chỉ cháu nào thì cháu đó đứng lên đọc cháu rụt rè. lớn tiếng tí Cô hỏi các cháu: “Tên em bé gái có gì Tên em bé trai có thêm dấu trên chữ i; dấu khác tên em bé trai?” đó gọi là dấu sắc. Trò chơi: Tìm ra những chữ đã học Học sinh đƣợc chia thành hai nhóm. Cô giáo dùng hai bảng nỉ; mỗi bảng đƣợc gắn 24 hình ảnh đủ loại trong đó có 5 chữ t và 5 chữ i đã học. Cách chơi: Theo lệnh còi của cô, hai cháu Sau khi nghe cô giảng học sinh bắt đầu đầu nhóm chạy lên bảng nỉ của phe mình chơi khi nghe tiếng còi lệnh của cô. lấy ra một tiếng đã học để vào rá của phe mình xong chạy về đập vào tay em thứ hai; em này chạy vội lên bảng nỉ lấy ra một chữ đã học và làm nhƣ em trƣớc. Đội nào lấy đúng và xong trƣớc là thắng cuộc. Học sinh thu dọn đồ đạc, bài học chấm dứt. GIÁO ÁN Bài 2: Học các câu ti có cò, tí cò cò. Từ đó phân tích học các chữ c, o, dấu huyền. I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức 632
  6. Trẻ đọc đƣợc hai câu ngắn: ti có cò, tí cò cò. Từ đó phân tích để trẻ thấy câu có bốn tiếng: ti, tí, có và cò. Ti và tí đã học rồi; có và cò chƣa học. Cô phân tích cho trẻ rõ hai tiếng sau đều do chữ c ghép với chữ o và giúp trẻ thấy đƣợc có và cò giống nhau và khác nhau chỗ nào. Tập viết chữ c và chữ o trên bảng con, trên vở. Biết cách viết dấu sắc và dấu huyền và cách ghi các dấu đó trên các tiếng. * Kỹ năng Giáo viên khéo léo gắn hình và chữ trên bảng nỉ. Cho các cháu tình nguyện bắt chƣớc cô gắn hình và chữ lên bảng nỉ. Tập cho một số cháu còn rụt rè tập gắn hình và chữ lên bảng nỉ. Giúp các cháu viết chữ đều và đẹp. Tập các cháu đọc từng tiếng dứt khoát, chớ không đọc theo lối đánh vần. * Thái độ Tập các cháu tích cực tham gia vào mọi hoạt động. II. Chuẩn bị * Đối với giáo viên Bảng nỉ, hình bé Tí, câu ti có cò, các tiếng cò, có, các chữ c, o, dấu sắc, dấu huyền, để gắn lên bảng nỉ. Tập gắn cho khéo tay khi gắn hình hay chữ lên bảng nỉ. Biết cách hƣớng dẫn cho các cháu cách gắn hình và chữ lên bảng nỉ, nhất là các cháu còn nhút nhát, rụt rè. Cho học sinh ngồi vào bàn khi tập viết. Cho trò chơi quan sát trên bảng nỉ: trò chơi thêm vào. Sắp học sinh ngồi nửa vòng tròn khi cô dạy trên bảng nỉ, ngồi ở bàn khi tập viết và ngồi lại nửa vòng tròn khi tham dự trò chơi. * Đối với học sinh Chuẩn bị sẵn: bảng con, phấn, bút, vở để tập viết. Biết cùng nhóm đƣa ghế lên ngồi thành nửa vòng tròn khi học ở bảng nỉ và đƣa ghế về lại chỗ khi tập viết. 633
  7. Khi ngồi dự học hoặc dự trò chơi phải đem theo bảng con và phấn. Tích cực tham gia học tập. * Nội dung tích hợp - Âm nhạc: Tập hát bài Cò lả Con cò, cò bay lả, lả bay la Bay qua, là qua ruộng lúa Bay về, là về đồng sâu Tình tính tang, tang tính tình Dân làng rằng, dân làng ơi Nào có biết, biết cho chăng Nào có biết, biết cho chăng III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Cô giáo gắn hình bé Ti lên bảng nỉ. Học sinh quan sát theo dõi việc cô làm. Và giới thiệu: “Đây là bé Ti.” tiếp theo Học sinh lắng nghe. gắn ảnh con cò bên cạnh Ti và nói Ti có cò. Cô đọc ba lần thật rõ Ti có cò. Cô cho cả lớp đọc đồng thanh ba lần theo Cả lớp đọc đồng thanh theo nhịp thƣớc nhịp thƣớc của cô. của cô. Cô hỏi: “Trong câu ti có cò, tiếng nào đã Học sinh trả lời: tiếng ti. học rồi?” (Nếu học sinh không trả lời đƣợc cô chỉ từng tiếng để hỏi) Cô lấy tiếng ti ra. Bây giờ còn hai tiếng cò Học sinh theo dõi. và có chƣa học. Cô hỏi: “Hai tiếng này có cái gì giống nhau?” Cô phân tích để học sinh rõ cả hai tiếng Học sinh theo dõi. đều viết chữ c ghép với chữ o. 634
  8. Cô vừa chỉ vào từng tiếng vừa đọc rõ từng Học sinh đọc theo cô. tiếng cò, có và chỉ dẫn cách viết và đọc Học sinh dùng tay viết trên không theo cô. chữ c và chữ o trên bảng lớn. Cô hỏi: “Hai tiếng có và cò có gì khác Học sinh trả lời: “Cái dấu trên đầu khác nhau?” (Nếu các em chậm hiểu, cô chỉ vào nhau.” các dấu để giúp các cháu dễ tìm ra câu trả lời) Cô hỏi: “Khác nhƣ thế nào?” (Cô vẽ lớn Học sinh theo dõi. trên bảng để chỉ dẫn). “Dấu trên tiếng có đã học chƣa?” “Dấu trên tiếng cò gọi là dấu huyền.” Cô đƣa hình của bé Tí đứng co một chân Học sinh theo dõi. lên, cô kêu một em bé trai lên cô bảo: “Cháu co một chân lên nhƣ bé Tí. Cháu để chân co và nhảy đi vài bƣớc, đó là cháu cò cò”. Cô cho các cháu đọc đồng thanh 3 lần: tí Học sinh đọc đồng thanh theo cô. cò cò. Cô cho các cháu trở về bàn để tập viết. * Viết trên bảng con: Học sinh tập viết trên bảng con. Cô hƣớng dẫn cách viết trên bảng lớn. Cô giáo và cô phụ tá đi từng bàn chỉ dẫn và lựa những bảng viết đẹp biểu dƣơng cho cả lớp xem. Viết vào vở: cô giáo và cô phụ tá đi từng Học sinh tập viết vào vở. bàn chỉ dẫn. 635
  9. Cô cho học sinh ngồi lại nửa vòng tròn để Học sinh theo dõi cô chỉ dẫn. chơi trò chơi quan sát: Thêm vào. * Tổ chức trò chơi: Cô gắn lên bảng nỉ 3 con bƣớm, 3 cái hoa, 3 trái đào và 11 chữ đã học xong. Cô lấy tấm vải hoặc tấm bảng che lại. Cô cho học sinh tập họp thành nửa vòng tròn. Cô giải thích cách chơi: Cô gắn trên bảng Học sinh nào có kết quả đúng thì đƣa bảng nỉ: 3 cái hoa, 3 con bƣớm, 3 trái đào, 3 chữ lên. t, 3 chữ i, 3 chữ c và 2 chữ o. Các cháu đƣợc quan sát 5 phút, xong các cháu sẽ quay lƣng lại. Cô sẽ gắn thêm vào một hình nữa; các cháu phải tìm ra đƣợc hình đó và ghi vào bảng. Cô chỉ 3 cháu ở 3 góc đƣa xem kết quả. Cô biểu dƣơng cháu ghi đúng và bảo ai ghi đúng nhƣ vậy thì đƣa bảng lên. Cô thay đổi một số hình và cho các cháu chơi hai ba lần tiếp theo. * Tập bài hát: Cả lớp đồng thanh lặp lại từng câu hát Cô hát từng câu, cho học sinh lặp lại từng theo cô. câu hát vài ba lần rồi hát tiếp câu thứ hai dần dần cho đến hết bài. Học sinh thu dọn đồ đạc, bài học chấm dứt. GIÁO ÁN Bài 3: Học các câu tí có cờ, có ô tô, ti có cá to. Từ đó phân tích để hoc chữ ô, ơ, a. I. Mục đích yêu cầu * Kiến thức Trẻ đọc đƣợc câu tí có cờ, có ô tô, ti có cá to. Từ đó phân tích để trẻ biết tiếng nào đã học rồi (tí, có, ti có), tiếng nào chƣa học (cờ, ô tô, cá to). 636
  10. Phân tích để trẻ biết cách viết tiếng ô tô. Chữ ô gần giống chữ nào đã học? Chữ ô khác chữ o cái gì? Chữ ơ gần giống chữ o và chữ ô cái gì? Khác hai chữ o và ô cái gì? Tiếng cá gồm chữ nào đã học? (chữ c). Phần nào chƣa học? (tiếng á) Phân tích tiếng á để trẻ biết á do chữ a thêm dấu sắc. Chữ a khác chữ o cái gì? (móc câu bên mình) Tập viết chữ ô, chữ ơ, tiếng cờ, tiếng ô tô, chữ a, tiếng cá, tiếng to. * Kỹ năng Giáo viên khéo léo gắn hình và chữ trên bảng nỉ. Cho các cháu tình nguyện bắt chƣớc cô gắn hình và chữ lên bảng nỉ. Tập cho một số cháu còn rụt rè, nhút nhát tập gắn hình và chữ lên bảng nỉ. Giúp các cháu viết chữ đều và đẹp. Tập các cháu đọc từng tiếng dứt khoát, chứ không đọc theo lối đánh vần. * Thái độ Tập các cháu tích cực tham gia mọi hoạt động. II. Chuẩn bị * Đối với giáo viên Bảng nỉ, hình trò Tí, hình vẽ lá cờ Việt Nam để gắn lên bảng nỉ, một lá cờ bằng vải, ảnh xe ô tô, hoặc một xe ô tô nhỏ, hình vẽ con cá, câu tí có cờ, có ô tô, ti có cá to, tiếng cờ, tiếng ô tô, tiếng cá, to, chữ t, chữ i, chữ ơ, chữ ô, chữ c, a, dấu sắc, chữ t, chữ o để gắn lên bảng nỉ. Tập gắn cho khéo tay khi gắn hình hay chữ lên bảng nỉ. Biết cách hƣớng dẫn cho các cháu cách gắn hình và chữ lên bảng nỉ nhất là các cháu còn rụt rè, nhút nhát. Tập trung học sinh thành nửa vòng tròn hoặc chữ u khi ngồi học trƣớc bảng nỉ và trở về bàn khi tập viết. Chuẩn bị các phụ kiện để cho trò chơi quan sát trên bảng nỉ: Trò chơi thay đổi vật. * Đối với học sinh: Chuẩn bị sẵn: bảng con, phấn, bút, vở để tập viết. 637
  11. Xem kỹ các bài học trƣớc để nhớ kỹ những tiếng đã học. Biết cùng nhóm đƣa ghế lên ngồi thành nửa vòng tròn khi học trƣớc bảng nỉ và đƣa ghế về lại chỗ khi tập viết. Khi ngồi dự học hoặc dự trò chơi phải đem theo bảng con và phấn. Học sinh phải tích cực tham gia học tập. * Nội dung tích hợp - Âm nhạc: Tập múa bài Cò lả đã tập hát lần trƣớc. Học sinh đứng thành vòng tròn hai tay giang ngang, đứng tại chỗ vừa hát vừa vỗ cánh câu đầu (Con cò bay lả bay la). Qua câu 2 (Bay qua là qua ruộng lúa), học sinh vừa vỗ cánh vừa đi về phía tay phải. Câu 3 (Bay về là về đồng quê), học sinh quay trở lại đi về phía tay trái vừa đi vừa vỗ cánh vừa hát. Câu 4, học sinh dừng lại vừa hát vừa vỗ tay (Tình tính tang, tang tính tình). Câu 5 và 6, học sinh vừa hát vừa úp tay vào và lật tay ra (Dân làng rằng, dân làng ơi, nào có biết cho chăng!). III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Cô giáo gắn hình trò Tí lên bảng nỉ. Cô Các cháu nói: “Ở bài đầu tiên: tên em bé hỏi: “Các cháu có nhớ đã học tên trò Tí ở gái là Ti, tên em bé trai là Tí”. bài nào?”. Cô gắn tiếng tí dƣới hình Tí. Cô đƣa ra hình lá cờ đỏ sao vàng và hỏi Các cháu có thể nói: “Cờ nƣớc ta” hoặc các cháu có biết đây là cờ gì. “Cờ Tổ quốc”. Cô gắn lá cờ lên bảng nỉ và gắn tiếng cờ ở dƣới. Cô đƣa ra hình một xe ô tô và hỏi: “Các Các cháu nói: “Xe ô tô”. cháu có biết hình gì đây không?” (Nếu có cháu nói: “Xe điện”, cô sẽ nói: “Ngƣời ta thƣờng gọi là xe ô tô”.) 638
  12. Cô gắn hình ô tô lên bảng nỉ và gắn tiếng ô Học sinh trả lời: “Rồi. Ở bài 2”. tô ở dƣới. Cô gắn thêm tiếng có ở giữa. Cô hỏi: “Tiếng này đã học chƣa?”. Cô đọc thật rõ: tí có cờ, có ô tô 3 lần. Học sinh lắng nghe. Cô cho cả lớp đọc đồng thanh 3 lần. Cả lớp đọc đồng thanh 3 lần. Cô chỉ định một số cháu đọc. Cô phân tích Cháu nào đƣợc gọi tên đứng lên đọc. để các cháu thấy chữ o, ô, ơ giống nhau chỗ nào và khác nhau chỗ nào. Cô đọc: O tròn nhƣ quả trứng gà / Ô thì Cả lớp đọc theo cô. đội nón, ơ là thêm râu. Để thay đổi không khí cô cho cả lớp hát Học sinh vừa vỗ tay vừa hát theo cô. bài Cò lả 3 lần. Cô đƣa ra hình của bé Ti và hỏi: “Các Học sinh trả lời: “Tên Ti”. cháu nhớ thử em bé này tên gì?”. Cô gắn dƣới hình tiếng ti. Cô cho học sinh Học sinh đọc 3 lần theo tiếng thƣớc gõ của đọc lại 3 lần. cô. Cô đƣa cho học sinh xem hình con cá to và Học sinh trả lời: “Con cá”. hỏi: “Các cháu có biết đây là con gì không?”. Cô gắn hình cá vào bảng nỉ, dƣới gắn tiếng Học sinh chăm chú theo dõi. cá to, ở giữa cô gắn thêm tiếng có. Cô đọc thật rõ và chậm cho học sinh nghe Học sinh theo dõi. 3 lần: ti có cá to. Cô cho cả lớp đọc đồng thanh 3 lần. Cả lớp đọc đồng thanh theo. Cô chỉ định một số cháu đọc và cố gắng Học sinh đọc theo tiếng thƣớc gõ của cô. giúp trẻ đọc thật đúng theo tiếng thƣớc gõ của cô. Cô phân tích các tiếng mới cá to để học Học sinh theo dõi để cố gắng trả lời khi cô 639
  13. sinh biết đọc. Cô viết chữ a, dấu sắc, chữ a hỏi. thêm dấu sắc thành tiếng á. Phân tích để các cháu biết cách viết chữ a: Trƣớc tiên viết chữ o, sau thêm móc câu vào. Phân tích tiếng to là do chữ t kết hợp với chữ o. Cô viết vào bảng lớn cho học sinh thấy. Cô cho cả lớp đọc theo cô: O a hai chữ Cả lớp đọc đồng thanh theo cô khác nhau / Chữ a khác bởi móc câu bên mình. * Tập viết: Học sinh theo dõi. - Viết trên không: Cô viết chữ trên bảng, phân tích để các cháu biết viết nét nào trƣớc, nét nào sau. Cô giảng giải cách viết trên không, cho Học sinh đƣa tay lên không vừa làm vừa học sinh làm theo hai ba lần. nói cách viết theo lời giảng của cô. - Viết trên bảng con: Học sinh viết thử trên bảng con những chữ Cô cho các cháu đƣa ghế về bàn để tập những tiếng cô chọn. viết trên bảng con và trên vở. Cô cho các cháu viết thử vào bảng con từng chữ, từng tiếng. Cô giáo và cô phụ tá đi từng bàn để hƣớng Theo lệnh cô học sinh đồng loạt đƣa bảng dẫn. Học sinh viết xong mỗi tiếng, cô cho lên. đƣa bảng lên để kiểm soát. Cô sửa nếu học sinh viết sai. Cô cho cả lớp viết thi. Cô giáo và cô phụ tá đi từng bàn lựa Toàn lớp vỗ tay khi mỗi cháu đƣợc biểu những bảng viết đẹp đƣa lên cho học sinh dƣơng. xem để biểu dƣơng và khen thƣởng. Cô phát bảng cháu ngoan. - Viết trên vở: Học sinh tập viết vào vở. Học sinh về nhà Cô cho học sinh viết thử vào vở. Cô giáo tập viết thêm. và cô phụ tá đi từng bàn chỉ dẫn. (Nếu có điều kiện, nên có vở mẫu cho học sinh tập 640
  14. đồ và tập viết). * Trò chơi: Học sinh theo dõi để nhớ các các vật cô giáo gắn lên. Trò chơi quan sát: Thay đổi vật Cách tổ chức chơi: Cô cho học sinh ngồi lại thành nửa vòng tròn. Cô vừa nói tên vừa gắn 20 hình và chữ lên bảng nỉ. Cô giải thích cách chơi: Cô sẽ lấy ra một hình hoặc một chữ và thay vào một hình hay chữ mới. Học sinh quan sát trong 5 phút, xong quay lƣng lại và nhắm mắt. Nghe tiếng còi học sinh quay lại tìm cho ra vật lấy đi và vật đƣợc thay vào. Các cháu có thể ghi chữ hoặc vẽ hình lên bảng của mình để đƣa lên cho cô xem. (Cô ghi lại tên những cháu ghi đúng để xem những lần sau mức quan sát của các cháu có tiến bộ không!). * Tập múa bài Cò lả: Học sinh múa theo cô. Cô vừa hát vừa múa từng câu cho học sinh Cả lớp đi thành vòng tròn múa theo cô. lặp lại, mỗi câu múa hai ba lần, câu này đến câu khác cho đến hết bài. Khi học sinh đã thành thục, cô cho múa cả bài. Học sinh thu dọn đồ đạc, bài học chấm dứt. 641
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2